Saturday, July 23, 2011

Súng của bộ binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam




Súng lục K-54 (TT-33), Liên Xô chế tạo


Cỡ đạn : 7.62x25mm TT
Nặng : 910 g
Dài : 116 mm
Băng đạn : 8 viên

Tokarev TT là súng lục đã được phát triển như là kết quả của những cuộc thử nghiệm liên tục được tổ chức bởi Hồng quân giữa và cuối những năm 1920. Hồng quân cần một súng lục mới bán tự động hiện đại để thay thế khẩu Nagant M1895 đã quá cũ.Một trong những khẩu súng lục phổ biến nhất mua ở nước ngoài thập niên 1920 là Mauser C96 nổi tiếng và Hồng quân thực sự thích chuẩn mực đạn 7.63mm mạnh mẽ của mình và chọn cho tương lai của mình một khẩu súng lục thiết kế trong nước. Hồng quân lựa chọn và kiểm tra một số súng ngắn của các nhà thiết kế khác nhau và vào năm 1930 cuối cùng đã chọn được những thiết kế của nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga, Fedor Tokarev.Trong thời gian 1930 - 1932 Hồng quân mua hàng nghìn khẩu súng lục mới để tìm hiểu cách tiết kế và cải tiến nó thành súng của mình.Kết quả là vào năm 1933 súng lục Tokarev đã được hoàn thành và tiến hành sản xuất năm 1934. Súng ngắn này đã được sản xuất với số lượng tăng lên trước WWII. Trước ngày 22 tháng 7 năm 1941, khoảng 600 000 khẩu TT-33 đã được chuyển giao cho Hồng quân. Súng ngắn trong thời gian chiến tranh đã được thực hiện với số lượng ngày càng tăng. Năm 1946 TT đã được chỉnh sửa để cắt giảm chi phí sản xuất, và sản xuất TT-33 ở Liên Xô cuối cùng đã chấm dứt vào khoảng năm 1952, với việc chuyển sang sử dụng súng ngắn 9mm Makarov PM hiện đại hơn. Tuy nhiên, TT-33 phục vụ trong quân đội Xô viết cũng cho đến thập niên 1960 và phục vụ cho Quân đội của Liên Xô và cảnh sát - cho đến năm 1970. Trong thời gian cuối những năm 1940 và 1950 Liên Xô cũng cung cấp cho một số đồng minh mới giấy phép sản xuất TT-33 và nó được sản xuất tại Trung Quốc, Hungary, Bắc Triều Tiên, Ba Lan, Rumani và Nam Tư. Hầu hết súng ngắn TT-33 phi quân sự của Liên Xô sản xuất cũng được sử dụng đạn 7.62mm, với một số phiên bản xuất khẩu thương mại dùng đạn 9x19mm Luger. Súng được Liên Xô cấp cho bộ đội VN trong chiến tranh chống đế quốc.

Súng lục K-54 (Type 54), Trung Quốc chế tạo

Cỡ đạn : 7.62x25mm TT
Nặng : 910 g
Dài : 116 mm
Băng đạn : 8 viên


Súng lục K-59 (PM, PMM), Liên Xô chế tạo


Cỡ đạn : 9x18mm PM; 9x18mm improved (PMM)
Dài : 161mm (165mm PMM)
Nặng : 730g (760g PMM)
Chiều dài nòng : 93,5 mm
Băng đạn : 8 viên (12 viên PMM)

Súng ngắn Makarov hay còn được gọi là PM (Pistolet Makarova, tiếng Nga: Пистолет Макарова) ở phương Tây , K-59 ở Trung Quốc hay Việt Nam là một loại súng ngắn bán tự động do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940, sử dụng loại đạn 9×18mm Makarov. Makarov có uy lực vừa phải , tốc độ bắn nhanh , nhỏ gọn , dễ sử dụng.

Đây là súng ngắn tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô trong thời kỳ 1951-1991 và còn là súng ngắn tiêu chuẩn của nhiều quân đội các nước xã hội chủ nghĩa cũ . Nó được sản xuất tại Liên Xô, Bulgaria, Đông Đức và Trung Quốc. Súng được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, nó được bán và sử dụng nhiều tại Hoa Kỳ.

Súng tiểu liên K-56 (Type 56), Trung Quốc chế tạo




Súng tiểu liên AK-47, Liên Xô chế tạo



Cỡ đạn : 7.62x39mm.
Dài : 870mm.
Chiều dài nòng : 415mm.
Băng đạn : 30 viên.
Thước ngắm : 800m.
Nặng (không đạn) : 4300g (3140g AKM).
Nặng (có đạn) : 4876
Tầm bắn hiệu quả :400m.
Tốc độ bắn : 600 phát/ph.

AK-47 là một trong những súng máy thông dụng của thế kỷ 20, được thiết kế bởi Mikhail Timofeevich Kalashnikov. Tên súng là viết tắt của "Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947" (tiếng Nga: Автомат Калашникова образца 1947 года). Theo phân loại của khối Xã hội chủ nghĩa, AK-47 thuộc loại tiểu liên, họ súng máy. Theo phân loại của NATO, AK-47 thuộc loại súng trường tấn công, cũng thuộc họ súng máy (machine gun).

Cho đến thời điểm hiện tại, AK-47 và các phiên bản của nó là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn bởi trên 50 quân đội, rất nhiều các lực lượng vũ trang, du kích khác từ khắp mọi nơi trên thế giới. Chi phí thấp, độ tin cậy, và hiệu quả rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới, dù tầm bắn hiệu quả nhất của nó trong khoảng 300 đến 400m, tối đa chỉ đến 600m.

Với những ảnh hưởng của mình, AK-47 đã được gọi là một biểu tượng trong quân sự, một thứ vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh.



Đoạn video dưới đây cho thấy súng AK-47 hoạt động ra sao.




Súng tiểu liên AKM, Liên Xô chế tạo

Loại: Súng trường tấn công ( Assault Rifle)
Nước chế tạo: Liên Xô.
Trọng lượng: 3,1 kg (AKM),3,8 kg (AKML),3,3 kg (AKMS),3,77 kg (AKMSN).
Chiều dài: 880 mm (AKM, AKML), 902 mm báng mở / 655 mm báng gập (AKMS)
Cỡ nòng: 415 mm
Đạn: 7,62x39mm
Cơ cấu hoạt động: Trích khí xung, khóa nòng then xoay
Tốc độ bắn: 600 viên/phút (lý thuyết)
Sơ tốc: 715 m/s
Tầm bắn hiệu quả :300-400 m
Tầm bắn xa nhất: 2500 m (góc bắn 40-45o)
Cơ cấu nạp: Hộp đạn 30 viên magazine.
Ngắm bắn: Thước ngắm kiểu AK, đầu ngắm có vòng bảo vệ, đường ngắm từ rãnh đến đầu ngắm dài 378 mm.

Chi tiết:

AKM (tên đầy đủ là Avtomat Kalashnikova Modernizirovannyj)(tiếng Nga: Автомат Калашникова модернизированный) là súng trường tiến công được cải tiến từ phiên bản cũ là AK-47 vào thập niên 1950. Được trang bị cho Hồng Quân vào năm 1959, AKM được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi sự chính xác, hỏa lực mạnh, độ tin cậy cao, độ bền và thiết kế đơn giản của nó. Tại Liên Xô cũ và Nga AKM được sản xuất tại các xưởng quân khí Tula và Izhevsk. Súng được chính thức sử dụng trong quân đội Liên Xô vào cuối năm 1970, thay thế cho AK-47. Hiện nay AKM vẫn còn được sử dụng tại Nga và nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới.

Tuy là loại súng kiểu cũ nhưng AKM chưa bao giờ bị loại khỏi quân ngũ, và vẫn được cất giữ trong các kho quân giới của quân đội Nganhiều đơn vị vẫn được trang bị loại AKM của những năm 1960. Một vài đơn vị đặc biệt của Nga (hầu hết là cảnh sát và lực lượng đặc biệt) , tham chiến trực tiếp tại Chechnya, đều sử dụng AKM, và vẫn được bộ đội VN sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Súng tiểu liên AKS-74U, Liên Xô chế tạo

 Loại: Súng trường tấn công
Nứơc chế tạo: Liên Xô
Trọng lượng: 2.71kg
Chiều dài :735mm
Cỡ đạn: 5,45 x39 mm
Sơ tốc: 650-735 vòng / phút
Tầm bắn xa nhất: 400 m

AKS-74U là loại súng trường tấn công được Liên Xô sản xuất vào cuối thập niên 70 dựa theo mẫu súng cũ là AKS-74. AKS-74U có kiểu dáng báng gấp và nòng ngắn để giảm chiều dài nhưng vẫn giữ được uy lực như một khẩu tiểu liên, vì thế nó được coi là một thứ vũ khí cá nhân lợi hại khi tấn công tầm gần để bảo vệ máy bay hoặc xe tăng của lục quân, đặc biệt nó còn cực kì lợi hại hơn nữa khi được trang bị cho lực lượng đặc biệt.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Ukraina với súng AKS-74U.

Đây là khẩu súng có tốc độ bắn nhanh khủng khiếp nhưng lại có độ giật cao và lượng đạn dàn trải. Không hiệu quả ở tầm xa nhưng rất ít khẩu súng nào trong có thể đọ được với AKS-74U ở cự li gần. AKS-74U được sử dụng phổ biến bởi vì tính chất tiện lợi của nó, có thể sử dụng nó từ trong xe bắn ra hoặc giấu trong quần áo. Ngày nay, người ta còn gắn thêm giá đỡ và đèn cho súng dùng để bắn cố định khi vào ban đêm như khẩu AKS-74UN. Tuy nhiên AKS-74U không gắn được lưỡi lê do đặc điểm nòng ngắn và loa che lửa đặc biệt của nó.

Súng trường CKC (SKS, Type 56), Liên Xô, Trung Quốc chế tạo



Cỡ đạn : 7.62×39 mm
Dài : 1022 mm
Chiều dài nòng : 520 mm
Nặng (không đạn) : 3860g
Hộp đạn :10 viên.
Tốc độ đạn ra khỏi nòng: 735 m/s
Hệ thống nạp đạn: nạp đạn từng viên
Tầm bắn hiệu quả: 200 đến 400m
Tầm hoạt động tối đa (lý thuyết): 1.000m (1km)

CKC (viết tắt của "Самозарядный карабин системы Симонова" trong tiếng Nga, nghĩa là Súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov) là loại súng trường bắn đạn cỡ 7,62x39 mm (chung cỡ đạn với súng AK-47 và RPD). CKC được Sergei Gavrilovich Simonov (1894 - 1986), người Liên Xô, thiết kế ra và từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, súng CKC vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước.

CKC là loại súng lên đạn tự động sử dụng nguyên tắc trích khí từ phát bắn trước nên được gọi là súng trường tự động (gần giống với súng Grand M1 của Hoa Kỳ). Khi xạ thủ bắn phát đầu tiên, viên đạn đi qua nòng súng kèm khí đẩy của thuốc phóng, sẽ có một bộ phận trích khí sử dụng khí thuốc đẩy lùi bệ khóa nòng giúp đưa viên đạn thứ 2 lên nòng và thực hiện phát bắn tiếp theo.

Súng CKC khá dễ sử dụng. Hộp tiếp đạn của có 10 viên đạn loại 7,62 mm. Hệ thống nạp đạn của CKC thuộc dạng nạp đạn từng viên. Với súng CKC mẫu mới thì có hộp tiếp đạn tách rời giống với hộp tiếp đạn của AK-47. Viên đạn được bắn đi triệt để nên đạn đạo chính xác hơn so với AK47, cho phép tiêu diệt mục tiêu hiệu quả với tầm bắn từ 100-1000m.

CKC có thể được gắn lưỡi lê để đánh giáp lá cà. Súng bắn được trong mọi điều kiện khắc nghiệt của môi trường (lạnh giá, sa mạc, dưới nước, ...). Súng cũng có thể trang bị ống nhắm quang học tăng tầm hoạt động và độ chính xác của súng

Nhược điểm của CKC là việc dùng băng đạn hộp dẫn đến hạn chế số lượng đạn mang theo và thời điểm nạp đạn rất lâu do nhét từng viên vào. Thêm vào đó, súng dài và nặng gây cản trở trong lúc hành quân , gây nhiều bất tiện.

Năm 1956, Trung Quốc bắt đầu sản xuất loại súng K56 dựa theo mẫu CKC.



Súng tiểu liên PPSH-41, Liên Xô chế tạo



Súng tiểu liên PPS-43, Liên Xô chế tạo



Súng tiểu liên PM-63, Ba Lan chế tạo



Cỡ đạn : 9x18mm Makarov PM
Nặng (không đạn) : 1600g.
Nặng (lắp băng 25 viên) : 2000g.
Dài (báng gập/mở): 333 / 583 mm
Chiều dài nòng : 152 mm
Tốc độ bắn : 650 phát/phút.
Băng đạn : 15 hoặc 25 viên.
Tầm bắn hiệu quả : 100-150m.

Súng tiểu liên Uzi, Do Thái chế tạo



Cỡ đạn : 9x19mm Luger/Para
Nặng : 3700g.
Dài (báng gập/mở) : 470 / 650mm.
Chiều dài nòng : 400mm.
Tốc độ bắn : 600 phát/phút.
Băng đạn : 25 hoặc 32 viên.
Tầm bắn hiệu quả : 200m.

Súng tiểu liên PP-19 Bizon, Liên Xô chế tạo



Cỡ đạn : 9x18mm PM/PMM; 7,62x25mm Tokarev; 9x19mm Luger/Parabellum
Nặng (không đạn) : 2100g.
Dài (báng gập/mở) : 425 / 660 mm
Tốc độ bắn : 600 – 700 phát/phút.
Băng đạn : 64 viên ( 9 mm); 45 viên (7.62mm).
Tầm bắn hiệu quả : 100-200m tùy thuộc loại đạn.


Súng bắn tỉa SVD, Liên Xô chế tạo



Cỡ đạn : 7.62x54mm Rimmed
Băng đạn :10 viên.
Nặng (không đạn) : 4310g kể cả kính ngắm.
Dài : 1225 mm
Chiều dài nòng : 620 mm
Tốc độ bắn tối đa : 30 viên/phút.
Tốc độ bắn khi ngắm : 3-5 viên/phút.
Tầm bắn tối đa : 3.000m.
Tầm bắn hiệu quả : 600m với đạn thường; 1300m với đạn 7N1.

Súng đại liên DShK, Liên Xô chế tạo



Cỡ nòng: 12,7x109mm
Nặng: 34kg thân súng, 157 kg nếu tính cả khiên và xe kéo
Dài: 1625 mm
Dài nòng: 1070mm
Băng đạn: 50 viên
Tốc độ bắn : 600 phát/phút
Sơ tốc đầu đạn : 850m/s

Súng trung liên DP, Liên Xô chế tạo



Súng đại liên SG-43, Liên Xô & Trung Quốc chế tạo




Súng trung liên RPD, Liên Xô & Trung Quốc chế tạo



Cỡ đạn : 7,62×39 mm
Nặng (không đạn) : 7400g cả giá 2 chân.
Dài : 1037 mm
Chiều dài nòng : 520 mm
Hộp đạn : 100 viên.
Tốc độ bắn : 650 phát/phút.
Tôc độ bắn chiến đấu: 150 phát/phút
Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 100-1000m

mục tiêu người nằm: 365m
mục tiêu người chạy: 540m
bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m


Trung liên RPD là loại súng máy có thể nạp băng đạn đã từng được Liên Xô và Trung Quốc sản xuất.

Tên gọi của súng là viết tắt của Ручной Пулемет Дегтярева (Ruchnoy Pulemyot Degtyareva) (súng máy loại nhẹ Degtyarev).

http://www.guns.ru/gallery/firearms/rpd.jpg


Nó được thiết kế vào năm 1944 và là súng máy tổ đội tiêu chuẩn (Squad automatic weapon) của Hồng Quân Liên Xô từ đầu những năm 50 đến cuối những năm 60, khi mà nó được thay thế bới trung liên RPK (một số ý kiến cho rằng việc thay đổi này là không thích hợp). Dù vậy, RPD vẫn còn được bảo quản trong các kho vũ khí của Liên Xô, và xuất khẩu rộng rãi sang các nước thân Liên Xô và các tổ chức khác trên toàn thế giới. Nó cũng được sao chép ở nhiều nước, điển hình là Trung Quốc với Type 56 LMG.

Súng trung liên RPK, Liên Xô chế tạo


Cỡ đạn : 7,62×39 mm
Nặng : 5000g cả giá 2 chân.
Dài : 1040 mm
Chiều dài nòng : 591 mm
Băng đạn : 40 viên hoặc 75 viên.
Tốc độ bắn : 600 phát/phút.

Súng đại liên PK, Liên Xô chế tạo



Cỡ đạn :7,62x54mm.
Nặng : 8990g.
Dài : 1173 mm.
Chiều dài nòng : 658 mm
Hộp đạn : 100, 200 hoặc 250 viên.
Tốc độ bắn : 650 phát/phút.
Tốc độ bắn chiến đấu : 250 phát/phút.

Súng chống tăng B-40 (RPG-2), Liên Xô; Trung Quốc chế tạo


Cỡ nòng : 40 mm; đạn : 82mm.
Dài : 650 mm
Nặng (có đạn/không đạn) : 2830g/4670g.
Tầm bắn hiệu quả : 100-150m.
Khả năng xuyên thép : 200 mm
Loại đạn : PG-2 HEAT, đạn nổ mảnh chống bộ binh do VN tự sản xuất.

RPG-2 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B40. Loại súng này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam, sau đó dần dần thay bằng đời sau RPG-7 (hay phiên bản B41 của Việt Nam).

Trong tiếng Nga súng này có tên là ручной противотанковый гранатомёт, viết tắt là RPG-2 (РПГ-2), có nghĩa là "phóng lựu chống tăng phản lực". Phương tây thường dùng thuật ngữ anti tank rocket launcher (có nghĩa là "súng phóng rốc két /tên lửa chống tăng") cho súng này, tuy rằng ở B40 phần "tên lửa" rất yếu, chỉ là cái ngòi.

Trên Internet thường có một vài điểm nhầm lẫn về phiên bản do Việt Nam sản xuất. Vì các trang Wikipedia và các trang web khác dịch lẫn của nhau nên đã dẫn đến lan truyền của các sự sai lầm sau đây:

1. Súng có ký hiệu là B-40. Thực chất, tên tiếng Việt của súng này là "bazooka 40 mm" nên được viết tắt là B40. Gọi là "bazooka" vì cùng loại với loại súng chống tăng tự chế rất nổi tiếng trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nguyên mẫu khẩu súng trong Chiến tranh Đông Dương là 2 khẩu bazooka 1944 của Mỹ mà OSS gửi cho Việt Minh.
2. Việt Nam có hai phiên bản là B-40 và B-50. Vì B40 có thể bắn phiên bản đạn PG-2 của Trung Quốc có tên "Kiểu 50"' (hay "kiểu đạn 1950", một cách đặt tên vũ khí thông dụng), cùng với những bí mật của chiến tranh, nên đã tạo ra những mập mờ mà nhiều cơ quan tình báo lớn cũng tin rằng có một phiên bản B-50 thật sự.

RPG-2 được phát triển ở Nga sau Thế chiến thứ hai. Trước và trong chiến tranh, kỹ thuật của người Nga không chế được những súng chống tăng vác vai nhỏ gọn hiệu quả. Trước chiến tranh, người Nga phát triển hai loại vũ khí phản lực, một là giàn tên lửa bắn đạn trái phá BM-13 Katyusha nổi tiếng, hai là Model 1935 76 mm DRP, sau này trở thành các súng lớn chống tăng không giật, ngoài ra có lựu đạn lõm chống tăng. Nhưng kiểu súng chống tăng cá nhân lại không có.

Kinh nghiệm chiến trường cho thấy các Panzerfaust của Đức rất đắc dụng. Người Nga dựa vào mẫu một loại vũ khí phổ biến của Đức là Panzerfaust 44 để chế lại với tên mới là RPG. Phiên bản RPG-1 tồn tại rất ngắn, gần như giống hệt Panzerfaust 44. RPG-2 bắt đầu được trang bị năm 1949.

Súng này vào Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa quân đội sau 1954. Nó nhanh chóng tỏ ưu thế trước khẩu Bazooka kiểu 1944 cũ do Mỹ tự chế, được chấp nhận trang bị với tên B40. Khẩu súng được tôn trọng phần vì nó sẽ thừa kế kinh nghiệm đối phó với hỏa lực mạnh của địch bằng đánh gần, nối tiếp của Bazooka.
RPG-2 được thiết kế năm 1947, dến năm 1949 thì trang bị rộng rãi trong Quân đội Liên Xô, đến năm 1959 thì dừng trang bị, thay bởi RPG-7. RPG-2 được sử dụng và chế tạo rất rộng rãi, không thể tính hết được những nước đã sản xuất lậu hay có văn bằng, giống hệt hay hơi khác, cũng không thể tính được số lượng sản xuất vì súng rất dễ chế tạo. Súng được trang bị chính thức trong tất cả các nước dùng vũ khí Liên Xô trước đây. Ở một vài nước đến nay vẫn trang bị. Ở Việt Nam, súng này được trang bị với số lượng rất lớn trong thập niên 1960, thông thường, mỗi tiểu đội có một khẩu. Đến cuối Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam dùng chủ yếu súng B41. Triều Tiên, Trung Quốc là những nước đầu tiên dùng RPG-2 trong chiến tranh, sau đó đến Việt Nam, Cuba, Ai Cập, Syria. Sau này, súng này tham gia vào rất nhiều cuộc chiến tranh và xung đột ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Tuy nhiên, chưa bao giờ tham chiến ở Liên Xô, quê hương của nó.

Trong thời Chiến tranh Việt Nam, súng B40 có mặt trong thời kỳ khó khăn nhất, thập niên 1960. Ngày đó, nó là khẩu súng chủ lực để diệt xe cộ, công sự. Những chiến thắng đầu tiên tại Ấp Bắc, Vạn Tường[1][2] đã thể hiện tính năng của súng: khẩu súng của đội quân nghèo, mang nhẹ, ít lực lượng... đánh thắng địch đông và nhiều xe pháo.

Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn nhiều súng B40 và B41 do Việt Nam sản xuất.
B40 chỉ là một ống mỏng nhẹ dài nhẵn đường kính trong 40 mm. Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn. Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang. Đạn B40 gồm 2 phần, đầu đạn và liều phóng. Trước khi lắp đạn vào súng phải lắp liều phóng vào đạn. Phần cổ đạn có đinh dể định vị, khi lắp đặt đinh vao vết lõm miệng nòng súng. Súng bắn bằng tư thế vác vai, một tay nắm nòng súng, một tay nắm tay cầm. Tầm bắn 150 mét, nhiều người cho rằng bắn mục tiêu di động chỉ 100 mét, nhưng trên thực tế, súng bắn rất chính xác, một phần do tên lửa chưa đóng góp nhiều vào chuyển động của đạn.
Sơ đồ đạn PG-2
Đạn PzF 44 Lanz
Đạn PG-2 vừa lấy ra khỏi hộp, ống liều chưa lắp, các cánh ổn định buộc bằng một cái vòng
Tập tin:Danxoevopzf2-44-3.jpg
Đạn PzF 44 Lanz xòe cánh đuôi lúc bay

Đầu đạn xuyên giáp kiểu liều nổ lõm góc mở rộng, kiểu này nay ít dùng vì sức xuyên so với giáp hiện nay yếu. Nhưng thời Chiến tranh Việt Nam đây là kiểu đầu lõm hiệu quả, sức xuyên ít giảm theo góc chạm, tăng xác suất diệt mục tiêu. Loại đầu đạn này có góc lõm lớn, hội tụ sóng xung kích vào tiêu điểm ở tâm trục dầu đạn. Người ta lót một tấm kim loại nặng ở mặt lõm, tấm này gọi là tấm tích năng lượng, nó tăng tốc độ đến vài km/s xuyên qua giáp, ở B40 làm bằng đồng, sức xuyên 180 mm thép cán. Súng chỉ bắn một loại đạn xuyên PG-2 (PG là đầu nổ chống tăng). Một phần nhờ kiểu góc mở rộng này mà B40 lập rất nhiều chiến công, nó cùng với B41, ĐKZ-82 mm, ĐKZ-73 mm tạo thành nhóm súng diệt nhiều xe cộ nhất sau Thế chiến thứ hai.

Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ.
[sửa] Lắp đạn và liều

Liều bọc trong ống giấy chống ẩm. Tiếng nổ danh vì B40 sử dụng thuật phóng đơn giản của các Panzerfaust, sử dụng thuốc nổ đen cháy nhanh, áp suất và tốc độ dòng khí tăng rất nhanh. Sau khi lắp liều vào đầu đạn, vuốt các cánh đàn hồi cho cuộn quanh ống đuôi, nhét đạn vào súng, quay cho đúng vị trí đinh khớp, đến đây đạn nằm chặt trong súng. Ban đầu, dạn có sẵn một đai quấn các cánh đuôi, đai này tự động trượt về trước đầu đạn khi nhồi đạn vào súng, không phải thực hiện động tác vuốt cánh đuôi. Khi quay đầu đạn trong nòng phải quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ngược lại các cánh đuôi giãn ra rất chặt.

Sau khi bắn, 6 cánh ổn định đàn hồi xòe ra.
[sửa] Ngòi nổ

Đạn có một ngòi quán tính. Ngòi đập nổ hạt nổ, kích nổ trạm truyền nổ RDX rồi kích nổ liều chính.

Ngòi nổ đầu đạn B40 có thanh trụ nặng dài, bình thường khóa ở vị trí an toàn. Khi bắn, gia tốc lớn tiến về trước của đầu đạn làm thanh trụ phá khóa an toàn lùi về sau, chuyển sang chế độ sẵn sàng. Khi đập vào mục tiêu đạn bị hãm lại, thanh trụ tiến về trước đập nổ hạt nổ.



Súng chống tăng B-41 (RPG-7), Liên Xô & Trung Quốc chế tạo


Cỡ nòng : 40 mm; đạn : 40 và 70 – 105mm tùy loại.
Dài : 650 mm
Nặng (không đạn) : 6300g cả kính ngắm.
Tầm bắn hiệu quả : 200-500m tùy loại đạn.
Khả năng xuyên thép : 260mm trở lên, tùy loại đạn.

RPG-7 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B41. Gọi là B41 vì súng là đời sau của B40 (hay bazooka 40 mm), dù cho cỡ nòng của B41 vẫn là 40 mm.

Trong tiếng Nga súng này có tên là ручной противотанковый гранатомёт, viết tắt là RPG-7 (РПГ-7), có nghĩa là "súng phóng lựu chống tăng xách tay" (nhưng một số người lại cho đó là viết tắt của реактивный противотанковый гранатомёт, tức "súng phóng lựu chống tăng phản lực"). Thuật ngữ quân sự trong tiếng Anh là anti tank rocket launcher (có nghĩa là "súng phóng tên lửa chống tăng"), tuy nhiên, B40 dùng kỹ thuật tên lửa rất ít, chỉ đến B41 thì kỹ thuật này mới đóng vai trò lớn trong đẩy đạn.

B41 được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam từ đầu thập niên 1970. Phiên bản của Liên Xô sử dụng trong thời này còn được gọi là RPG-7V do sử dụng đạn PG-7V. RPG-7V ban đầu trang bị cho tổ chiến đấu AT-3 của Liên Xô.

RPG-7 được đưa vào trang bị năm 1959, sau đó, năm 1961 phiên bản đạn PG-7V được dùng phổ biến. B41 là khẩu súng RPG thành công nhất trong số các súng chống tăng cá nhân.

Cho đến khi nó được thay thế ở Liên Xô vào thập niên 198x thì không một xe tăng nào của NATO chống lại được nó, kể cả các xe tăng hạng nặng[cần dẫn nguồn]. Loại xe tăng duy nhất lúc đó có một vài điểm chống đã được B41 là các xe tăng hạng nặng Is-3 đến Is-10 của Liên Xô, sau này hậu duệ của chúng là các xe tăng chiến đấu chủ lực.

Các xe tăng phổ biến của Mỹ hiện nay như M1A1, M1A2 chỉ đỡ được đạn B41 thường PG-7V ở một vài điểm trên mặt trước, chưa tính đến đạn hạng nặng 105mm PG-7VR[cần dẫn nguồn]. Còn hai sườn và phía sau thì thậm chí đạn B41 bị kích nổ sớm cũng làm bục. Trước đây, Đức thiết kế cho Mỹ xe MBT-70 khá tốt, với các thiết bị bố trí khéo léo thành giáp hộp chống đỡ B-41 khá hiệu quả. Nhưng giá thành đắt và Mỹ thiết kế lại thành M1, thay giáp đúc bằng giáp hàn và bỏ các giáp hộp phụ đi. Phần chống đỡ B41 khá tốt của M1 là xích với giáp riềm dầy 70mm, mặc dù xe không bị cháy ngay nhưng đứt xích đứng yên rất dẽ bị bắn tiếp.

Leopard-2 các phiên bản A4 trở lên đều có các giáp hộp phía trước rất tốt. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm sơ hở, ví dụ hai sườn sau tháp pháo, sau xe...

Giáp hộp được thiết kế cho xe tăng Liên Xô từ T-64, nó cũng không dùng giáp hộp rỗng mà điền đầy khoảng trống bằng vật liệu composite đặc biệt, gồm nhựa và thép. Tuy nhiên, T-64 khá nhẹ. T-72 có các góc nghiêng tốt, giáp dầy... và sau này lắp thêm các phương tiện khác như ERA, APS nên chống đỡ đạn B41 tốt. Kết quả được thể hiện rõ trong các chiến tranh Afghan và Chechnya, rất ít xe thế hệ T-72 hoặc T-80 cháy, kể cả khi quân Chechnya bắn cấp tập. Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân Nga thua rút lui, thiệt hại 62 xe tăng các loại, nhưng chỉ một chiếc T-80 có ERA bị bắn hỏng khi trúng liên tiếp nhiều quả đạn, làm bong hết ERA. B41 cũng có những phiên bản đạn hạng nặng 105mm tăng sức xuyên, nhưng bù lại tầm bắn quá gần do đạn nặng hơn.

B41 là súng RPG phổ biến nhất thế giới, ít nhất 50 nước sử dụng, có mặt trong hầu hết những cuộc chiến tranh và xung đột từ khi nó ra đời. B41 cùng với B40, ĐKZ 82 mm và ĐKZ 73 mm tạo thành nhóm súng diệt nhiều xe cộ nhất sau Thế chiến thứ hai. Súng này được rất nhiều nước sản xuất, kể cả có được phép bản quyền hay không. Kể cả những nước không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa như Pakisstan, Iran, Iraq. B41 cũng có nhiều phiên bản giống hệt nhưng khác tên, cải tiến khác chút ít. Kiểu 69 của Trung Quốc không là B41 nhưng vẫn được nhầm là B41. B41 do Việt Nam sản xuất có tên B41 GIAI PHONG, vẫn còn trưng bầy ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội.



Tên lửa chống tăng B-72 (AT-3), Liên Xô chế tạo



Những thông số chính:
- Dài: 860mm.
- Đường kính: 125mm.
- Sải cánh: 393mm.
- Nặng: 10,9kg trong đó đầu đạn nặng 2,5kg HEAT.
- Tầm bắn: 500m đến 3km.
- Tốc độ: max 200m/s.
- Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.

1 comment:

  1. Cỡ nòng : 40 mm; đạn : 40 và 70 – 105mm tùy loại.
    Dài : 650 mm
    Nặng (không đạn) : 6300g cả kính ngắm.
    Tầm bắn hiệu quả : 200-500m tùy loại đạn.
    Khả năng xuyên thép : 260mm trở lên, tùy loại đạn.
    http://thanglongosc.edu.vn/

    ReplyDelete