Wednesday, January 20, 2016

Sự thật về vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945)

Ngày 3/9 tới đây, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ II bằng lễ diễu binh với quy mô lớn. Chính quyền Trung Quốc muốn nhân dịp này để đề cao vai trò “dựng nước” thời kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dù nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ ra đời vào năm 1949, sau nội chiến với Quốc dân Đảng. Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn cho là họ có “vai trò quyết định” giành chiến thắng trong cuộc chiến Trung – Nhật, góp phần vào việc kết thúc Thế chiến thứ II. Sự thực có đúng như vậy không?

Năm ngoái, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cập Bình, có bài phát biểu chỉ trích Nhật Bản và tuyên bố chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có vai trò lịch sử trong việc bảo vệ đất nước. Đồng thời tờ Nhân dân Nhật báo, một công cụ phát ngôn chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố rằng “ngày 3 tháng 9 là ngày kỷ niệm chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản. Vào ngày này 70 năm trước, Nhật Bản và các nước đồng minh đã đầu hàng trước chiến thắng của chúng ta. Là một người Trung Quốc, chúng ta cần phải ghi nhớ sự kiện lịch sử này!”. Nhân dân Nhật báo cũng rêu rao rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là lực lượng chủ yếu tại Trung Quốc trong cuộc chiến chống Nhật. Tờ báo này cho biết nguyên nhân thắng lợi của cộng sản Trung Quốc: “đơn giản bởi vì đây (quân Đảng Cộng sản Trung Quốc) là quân đội của nhân dân …”



Trong lịch sử, vào năm 1936, 2 đảng phái chính tại Trung Quốc lúc bấy giờ là Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập Mặt trận đoàn kết kháng Nhật, tập trung lực lượng đánh đuổi quân Nhật xâm lăng. Nhưng kể từ sau khi giành chính quyền đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn chỉ trích Quốc dân Đảng chỉ “giả vờ” kháng Nhật, đồng thời họ luôn tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc mới là lực lượng chính giúp Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật. Tuy nhiên, số liệu lịch sử lại cho thấy trong cuộc chiến này, quân đội Quốc dân Đảng đã mất 206 vị tướng, trong khi Hồng quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ hy sinh 2 tướng. Đồng thời, quân đội của Quốc Dân Đảng có hơn 1,3 triệu binh sỹ thiệt mạng, hơn 1,7 triệu quân bị thương và 422.479 lính tử vong vì bệnh tật. Tổng số thương vong của quân đội Quốc Dân Đảng là 3,65 triệu người.

 
“Những trận đánh mở đầu của Cuộc chiến Trung- Nhật lần thứ hai ở phía Nam Trung Quốc là những trận đánh lớn nhất, và Quốc Dân Đảng phải chiến đấu một mình … Đây là xu hướng của toàn bộ cuộc chiến.”

(The initial battles of the second Sino-Japanese War in southern China were the largest ones, and the KMT fought them alone... This would be the trend of the entire war)

Ông trích dẫn bài viết của hai học giả cho rằng, trong giai đoạn từ 1937 đến 1945, có 23 trận đánh mà Nhật Bản và Quốc dân Đảng đã điều động ít nhất một quân đoàn tham gia. Các tài liệu đã chứng minh “Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là lực lượng chủ lực trong bất kỳ trận chiến nào”. Theo ông Keck, “Lần duy nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia, họ gửi chỉ 1.000 đến 1.500 người, và chỉ là một chi đội bảo vệ một bên sườn”. Ông Keck còn cho biết:

Trong số 1.117 cuộc giao chiến lớn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ĐCSTQ chỉ đánh một trận. Trong tổng số 40.000 trận chiến lớn nhỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ĐCSTQ chỉ đánh 200 trận, tức là chỉ tham gia 0,5% số trận đánh.

(There were 1,117 significant engagements on a scale smaller than a regular battle, but the CCP fought in only one. Of the approximately 40,000 skirmishes, just 200 were fought by the CCP, or 0.5 percent.”)

Chu Ân Lai – Thủ tướng của Trung Quốc lúc bấy giờ – mô tả chi tiết vai trò không đáng kể của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản trong một báo cáo bí mật gửi cho Joseph Stalin vào tháng Giêng năm 1940. Tài liệu, trích dẫn bởi ông Keck trên báo The Diplomat, nêu rõ:

Tính đến mùa hè năm 1939, hơn một triệu quân Trung Quốc đã chết khi chiến đấu với Nhật Bản. Trong số đó, chỉ có 3% là lực lượng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

(...over a million Chinese had died fighting the Japanese through the summer of 1939. He further admitted that only 3 percent of those were CCP forces.)

Theo báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, gần đây còn có thêm thông tin về việc Hoa Kỳ đã tận mắt chứng kiến thỏa thuận đầu hàng của Nhật Bản trước Quốc dân Đảng tại Trung Quốc. Thông tin này được biết khi những thành viên cuối cùng của Trung đoàn Thủy quân số 4 China Marines của Hoa Kỳ tổ chức một cuộc họp ở Charleston, bang South Carolina, vào tháng 9 năm 2014. Những binh lính Hoa Kỳ trong trung đoàn China Marines đã đóng quân tại Trung Quốc trước và sau khi Thế chiến II kết thúc, do đó họ đã chứng kiến việc Nhật Bản đầu hàng Trung Quốc.

Tháng 8 năm 1945, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thay mặt Quốc dân Đảng Trung Quốc cùng các sĩ quan Nhật Bản tham gia ký kết thỏa thuận, trong đó phía Nhật Bản đồng ý đầu hàng Trung Quốc và kết thúc Thế Chiến thứ II (Nguồn: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ – U.S. Marine Corps)

Ông Li Yuanhua, cựu Giáo sư trường Đại học Capital Normal University nói:

”Cho dù Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền như thế nào thì họ cũng không thể có bằng chứng về cuộc chiến thực sự của họ với quân Nhật trên các chiến trường chính. Sự thực là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tranh thủ thời cơ để tích lũy sức mạnh quân đội nhằm chiếm đoạt quyền lực, trong lúc Quốc dân Đảng đang nỗ lực chiến đấu chống Nhật.”

Ông Sun Wenguang, Giáo sư nghỉ hưu của Đại học Sơn Đông, cho biết: “Dư luận Trung Quốc nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ sử dụng 1 phần 10 sức của họ để chống Nhật, 2 phần 10 để đánh Quốc Dân Đảng và 7 phần 10 sức để tự phát triển lực lượng trong chiến tranh.”

Ông Sun Wenguang bình luận rằng quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ có 10 ngàn binh lính khi bắt đầu nổ ra chiến tranh với Nhật Bản. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc, quân số của họ đã tăng lên 1 triệu lính. Ngay sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá vỡ Liên minh “Mặt trận đoàn kết Quốc – Cộng” để bắt đầu cuộc chiến với quân đội Quốc dân đảng – đội quân đã mệt mỏi sau khi đánh thắng Nhật – do đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành được quyền lực.

Theo NTDTV, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã 7 lần “khen ngợi” cuộc xâm chiếm của Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là vào tháng 9/1972, trong lúc đi thăm Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka đã đưa ra lời xin lỗi của Nhật Bản về cuộc chiến. Lúc đó, Mao Trạch Đông trả lời ngay: “Tôi đánh giá cao quân đội Nhật Bản vì đã giáo dục người Trung Quốc” và thậm chí còn nói: “Nếu không có sự giúp đỡ của Nhật Bản, chúng tôi sẽ không bao giờ giành được chính quyền.” Theo bài viết trong Ấn phẩm của Đại học Cambridge (Cambridge University Press) vào năm 1996, “Các chính sách của Mao cho phép Nhật Bản hủy diệt lực lượng Quốc dân Đảng và qua đó tăng cường sức mạnh của phe cộng sản, và theo lời vị bác sĩ riêng của Mao thì “Mao chịu ơn Nhật Bản, vì nhờ đó phe cộng sản chiến thắng trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng’”.


Chuyến thăm ngoại giao giữa Thủ tướng nhật Tanaka Kakuei cùng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai năm 1972. Mao chịu ơn Nhật Bản vì chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến (Nguồn: japan.china.org.cn)

Như vậy ai mới là lực lượng chiến đấu và giành chiến thắng trước quân Nhật năm 1945? Và ai là người cố gắng bóp méo lịch sử trong suốt 70 năm qua? Theo thời gian, lịch sử đang càng ngày càng sáng tỏ.

01/09/2015

Dương Lương tổng hợp

https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/su-that-ve-vai-tro-cua-dang-cong-san-trung-quoc-trong-chien-tranh-trung-nhat-1937-1945.html

No comments:

Post a Comment