Các Chủ Đề

Wednesday, May 26, 2010

Hòa hợp dân tộc qua góc nhìn của ông Nguyễn Cao Kỳ

Hãy thử nhìn lại người Đức họ hàn gắn với nhau như thế nào? Các đảng viên Cộng sản Đức sau khi thống nhất được xem như hoàn toàn bình đẳng với các công dân và chính trị gia Tây Đức. Như vậy việc đối xử bình đẳng với nhau, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau là điều kiện phải có để người Đức hàn gắn với nhau.


 Hòa hợp dân tộc qua góc nhìn của ông Nguyễn Cao Kỳ

 Báo Thị Trường Việt Nam phỏng vấn

LTS: Chuyến trở về Việt Nam tháng 1/2003 sau 28 năm xa cách của ông Nguyễn Cao Kỳ, nhân vật số 2 "khét tiếng" một thời của chính quyền Sài Gòn được xem là một chỉ dấu tích cực của chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đó, người ta thấy ông thường có mặt ở Việt Nam và lên tiếng ủng hộ cho hòa hợp dân tộc.

Cựu Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn bày tỏ góc nhìn riêng của mình về sự nghiệp thống nhất lòng người của dân tộc Việt:

Nhà báo: Đã 35 năm sau sự kiện 30 tháng Tư, những người ở lại và cả những người ra đi đã nói nhiều, làm nhiều việc cho mục tiêu hòa giải dân tộc, hàn gắn lòng người. Ông đánh giá thế nào những nỗ lực chúng ta đã làm?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nghe dư luận và có cảm tưởng vẫn còn có khoảng cách giữa nói và làm. Cuối năm vừa rồi, Hội nghị Việt kiều đã thu hút mấy ngàn người về dự. Trả  lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị đều bày tỏ mong muốn sớm hòa hợp. Điều đó có nghĩa mặc dù chính quyền đã cố gắng, nhưng ở đâu đó vẫn chưa thực sự tích cực.

Nhà báo: Việc tích cực hàn gắn như ông vừa đề cập, cần được hiểu thế nào?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Phải từ hai phía, nhưng cái chính vẫn phải từ phía những người trong nước. Chúng ta có thực sự muốn làm và tích cực làm hay không ...

Nói về đoàn kết toàn dân tộc tôi có cảm giác dân tộc mình mỗi lần bị đe dọa đến vận mệnh thì lại đoàn kết. Thời xưa, chống giặc ngoại xâm phương Bắc thời nay đánh Tây, đánh Mỹ là tự khắc cả dân tộc đoàn kết và chiến thắng. Nhưng khi thắng rồi không hiểu làm sao mà tình cảm lại không được như trước.

Minh Đức bình luận:

Việc đánh nhau với Tàu và với Pháp là chống xâm lăng thật, còn "đánh Mỹ" là do cách nhìn của người Cộng Sản cho rằng chỉ có chế độ cộng sản mới là chế độ đáng phải theo nên người Cộng Sản tìm cách đánh miền Nam để bắt cả nước theo Cộng Sản còn người quốc gia chống lại Cộng sản là vì cho rằng chủ nghĩa Cộng Sản sai lầm. Nói rằng toàn thể dân tộc đoàn kết chống Mỹ là sai vì chỉ có người Cộng Sản muốn chống Mỹ do cách nhìn vấn đề của họ mà thôi. Nếu có người Việt Nam nào ủng hộ Cộng Sản là vì họ tin vào cách tuyên truyền của Cộng Sản là Mỹ xâm lược. Còn trên thực tế nếu người Cộng Sản chấp nhận kinh tế thị trường ngay từ 1954 và mở cửa miền Bắc cho Mỹ vào đầu tư buôn bán thì người Cộng Sản đã không xem Mỹ là kẻ thù. Nhưng ngay cả bây giờ, dù là theo kinh tế thị trường thì cũng vẫn có người Cộng Sản vẫn xem Mỹ là kẻ thù, chỉ lợi dụng Mỹ để xuất cảng hàng hóa đem lại ngoại tệ và làm giàu cho bản thân mà thôi.

Nhà báo: Chẳng phải Nhà nước đã có rất nhiều những động thái tích cực đó sao? Quyết định dân sự hóa Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ là một minh chứng rõ rệt cho thấy thiện chí của những người trong nước. Và còn có chính sách cho bà con Việt kiều về nước mua nhà hay chương trình gặp gỡ Việt kiều hàng năm...?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Tôi cho rằng đó là những động thái tích cực. Chẳng hạn như để có được quyết định dân sự hóa nghĩa trang cũng phải mất nhiều năm trời. Ngay khi trở về quê hương tôi cũng đã đề cập chuyện ứng xử với nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ với các vị lãnh đạo của Việt Nam...

Tôi còn nêu ý tưởng tổ chức đại lễ cầu siêu chung cho những người tử trận không phân biệt bên này hay bên kia, làm thật trang trọng mỗi năm và thông báo rộng rãi cho bà con đang sống trong cũng như ngoài nước biết. Nếu trong số những người về dự, có cả một số cựu chiến binh từng ở bên kia chiến tuyến thì không gì hay bằng.

Thử hỏi có người dân Việt Nam yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước không? Có ai muốn rằng người Việt giữ mãi hận thù với nhau không?

Trong một cuộc gặp ông Võ Văn Kiệt, tôi đề nghị làm một tượng đài chung cho tất cả những người đã chết trong chiến tranh. Nơi đặt bức tượng này có thể là Quảng Trị chẳng hạn. Một khi chưa làm được điều này với  người đã chết,  tức là vẫn chưa vượt qua được rào cản khoảng cách.

Theo tôi chỉ khi nào vượt qua được suy nghĩ hẹp hòi thì chúng ta sẽ làm được. Khi ấy vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao khác. Tự khắc lòng người xích lại với nhau và sẽ không còn phải mất nhiều thời gian bàn chuyện hàn gắn hay hòa giải nữa.

Nhà báo: Ông suy nghĩ như thế nào về việc Nhà nước quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ?

Tôi đã ghé thăm nghĩa trang này trước đây còn hoang vắng nhưng giờ đây đã sạch sẽ quang đãng rồi, mọi người được ra vào tự do. Ở đó vẫn còn giữ được 16 ngàn ngôi mộ tử sĩ.

Lịch sử là lịch sử, ngày 30/4 giờ là một sự kiện lịch sử. Việc ứng xử không còn hận thù với những người từng đứng phía bên kia chiến tuyến như thế nào được bên ngoài quan sát để đánh giá cách hành xử văn minh hay không. Cho dù bên này hay bên kia, chết là hết, còn hận thù chi nữa, họ cần được coi sóc chu đáo.

Nhà báo: Ông có thừa nhận một thực tế là chúng ta có thể xóa bỏ hận thù để bắt tay làm bạn với những nước đã từng xâm chiếm chúng ta, vậy mà việc hàn gắn người Việt với người Việt với nhau xem ra lại mất nhiều thời gian hơn thế?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này: muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.

Minh Đức bình luận:

Hãy thử nhìn lại người Đức họ hàn gắn với nhau như thế nào? Các đảng viên Cộng sản Đức sau khi thống nhất được xem như hoàn toàn bình đẳng với các công dân và chính trị gia Tây Đức. Như vậy việc đối xử bình đẳng với nhau, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau là điều kiện phải có để người Đức hàn gắn với nhau.

Còn tại Việt Nam, ngay từ khi Cộng Sản xuất hiện vào thập niên 1930, 1940 đã xem các tổ chức khác là kẻ thù phải bị tiêu diệt. Ngay từ đầu, chủ nghĩa Cộng sản và sách lược của Lenin đã là làm cách nào cho đảng Cộng Sản phải độc chiếm quyền lực. Đảng Cộng Sản có thể hợp tác với các đảng quốc gia khác trong việc đánh đổ thế lực nào đang nắm quyền rồi sau đó, đảng Cộng Sản sẽ thanh toán tất cả các đảng quốc gia khác để đảng Cộng Sản nắm toàn bộ quyền lực. Chính phương cách hành động này đã gây ra chia rẽ trong dân tộc. Chia rẽ là vì chính đảng Cộng Sản có óc chia rẽ, xem các đảng phái nào không theo mình là kẻ thù . Còn những người Cộng Sản Đức khi họ chấp nhận thống nhất, họ đã từ bỏ ý định là xem các đảng phái quốc gia Đức là kẻ thù phải dùng vũ lực mà tiêu diệt mà họ xem chính đảng xã hội mà họ mới lập ra và các đảng phái khác của Đức đều có quyền ngang nhau từ việc phát biểu ý kiến đến cơ hội để ra cầm quyền. Các sự khác biệt về ý kiến vẫn có nhưng để người dân dùng lá phiếu quyết định xem đảng nào được cầm quyền.

Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay cũng vẫn duy trì chủ thuyết và đường lối Mác Lê, nghĩa là vẫn không chấp nhận cho người dân Việt có quyền lập đảng, có quyền phát biểu ý kiến khác với đảng Cộng Sản. Đường lối này của đảng Cộng Sản không bao giờ đem lại sự hàn gắn hay hòa hợp hòa giải vì một nhóm người tự cho là đứng lên trên cả dân tộc, bắt dân tộc phải phục tùng nghe lời thì chỉ có thể dùng vũ lực mà bắt mọi người phải phục tùng, phải im lặng. Nếu có nói hòa hợp hòa giải thì chỉ là giả dối để lừa một số người đừng chống lại việc đảng Cộng Sản dùng vũ lực để bảo vệ địa vị, quyền lực của mình.

Giả sử bây giờ Hitler và đảng Đức Quốc Xã vẫn con cai trị nước Đức thì những người Cộng Sản Đức chẳng thể nào chấp nhận hòa hợp hòa giải với đảng Đức Quốc Xã vì chính sách cai trị của đảng Đức Quốc Xã là chỉ có mình đảng Đức Quốc Xã là được cầm quyền mà thôi còn toàn thể dân Đức và cả những người Cộng Sản Đức đều không có quyền lập đảng, không có quyền ra ứng cử vào chính quyền. Những người Cộng Sản Đức thấy rằng hòa hợp dân tộc với đảng Đức Quốc Xã có nghĩa là mình phải từ bỏ quyền được hoạt động chính trị, quyền được phát biểu tư tưởng của mình.



Nhà báo: Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hòa giải với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ.

Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ.

Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau.



Minh Đức bình luận:

Nói là xúm tay vào làm nên bao gồm cả việc những người cộng tác với người Cộng Sản cũng có quyền đưa ra đường lối và ảnh hưởng đến quyết định chọn đường lối, và cũng bao gồm toàn dân Việt Nam cũng có quyền ngang với người Cộng Sản trong việc đưa ra đường lối. Nếu có sự khác biệt ý kiến thì dùng cách bầu cử với mọi ý kiến đều được bình đẳng nêu ra và để cho toàn dân lựa chọn. Nếu chỉ xúm tay vào làm rồi chỉ có đảng viên Cộng Sản được quyền bàn bạc kín, lấy quyết định rồi bắt mọi người khác phải theo thì sẽ xảy ra chuyện là có người thấy đường lối của đảng Cộng Sản có chỗ không đúng, có hại cho đất nước thì không được lên tiếng phê bình hay thay đổi mà cứ phải thi hành cái đường lối mà mình cho rằng sai, có hại cho đất nước. Hóa ra là mình lại đi tiếp tay làm hại cho đất nước. Như thế thì chỉ là toàn thể dân tộc làm tay sai cho một thiểu số người, không phải đúng nghĩa "xúm tay vào làm".

Nhà báo: Theo ông, 35 năm có quá dài cho việc hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người?

Ông Nguyễn Cao Kỳ: Để tìm được sự đồng thuận trong những vấn đề nhạy cảm như vậy thường không mấy dễ dàng. Tuy nhiên cứ đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu thì ta sẽ biết phải làm thế nào tốt nhất. Việt Nam bây giờ đã là một rồi. Đứng trước tương lai của đất nước, chúng ta phải sớm xóa bỏ hận thù và đoàn kết lại. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã khiến cả triệu người ở cả hai bên chiến tuyến hy sinh, thì đó là một chuỗi oán thù chồng chất, không phải chỉ ở một phía. Chỉ có hòa hợp dân tộc mới giải quyết được vấn đề.

Minh Đức bình luận:

Đưa ra vấn đề hòa hợp dân tộc là đặt vấn đề sai vì vẫn chỉ nhìn vào quá khứ tranh chấp Quốc Cộng để mà giải quyết cho người quốc gia đừng chống lại Cộng Sản nữa. Vấn đề chính là tìm phương cách không gây ra thù hận giữa người Cộng Sản và những người dân Việt sống từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Phương cách đó là đảng Cộng Sản phải từ bỏ đường lối dùng vũ lực để bảo vệ quyền lực của mình. Người Cộng Sản phải đối xử một cách bình đẳng với những người dân Việt khác. Xem những người dân Việt khác cũng có quyền chính trị, quyền phát biểu, quyền lập hội, lập đảng ngang với người Cộng Sản. Đó là phương cách chẳng những xóa bỏ hận thù giữa người quốc gia và người Cộng Sản mà còn xóa bỏ hận thù giữa những người Cộng Sản khác ý kiến với nhau, xóa bỏ hận thù giữa những người dân sống dưới chế độ Cộng Sản bị Cộng Sản chà đạp, đàn áp, và là cách sẽ không gây ra hận thù mới trong dân tộc.

Còn cứ tiếp tục nói như kiểu ông Nguyễn Cao Kỳ trả lời phỏng vấn thì chỉ là nói tào lao phí thì giờ của người đọc.



TTVN I Báo Thị trường Việt Nam I Theo Vietnamnet

2 comments:

  1. Nói như mi là ba sàm, tào lao, PHẢN Tổ.

    ReplyDelete
  2. Mi ko muốn ra hòa hợp tân tộc vốn đã bị chia cắt thì cút ra chỗ khác chơi chứ cái chó gì mà bù lu bù loa. Rồi cái gì Minh Đức bình luận:.... cao quý quá ha.

    ReplyDelete