Otto von Bismarck (1862 - 1890)
Đức là nước đầu tiên có chương trình trợ cấp cho người già vào năm 1889. Chương trình này được soạn và ban hành bởi thủ tướng Đức lúc đó là Otto von Bismarck (1862 – 1890). Ý kiến trợ cấp cho người già phát xuất từ Hoàng Đế Đức William Đệ Nhất. Hoàng Đế Đức đã viết thư ra lệnh cho Quốc Hội Đức trong đó có đoạn:
“Những người vì già cả hoặc tàn tật mà không làm việc được có lý do vững chắc để đòi hỏi sự săn sóc của nhà nước”.
Động cơ khiến thủ tướng Bismarck đưa ra chương trình bảo hiểm xã hội vừa là để chăm sóc sức khỏe cho công nhân để kinh tế nước Đức có thể hoạt động với công xuất tối đa vừa là để những người xã hội cấp tiến không có cớ mà đòi hỏi thay đổi theo đường lối xã hội. Mặc dù lập trường hiển nhiên là thiên hữu nhưng Bismarck đáng được gọi là một nhà xã hội vì đã đưa ra các chương trình an sinh xã hội. Bảy mươi năm sau đó, tổng Thống Mỹ Rosevelt trong một cuộc tranh luận về nước Đức đã nói về việc làm của Bismarck như sau: “Gọi là chủ nghĩa xã hội hay là cái gì thì tùy ý quí vị muốn, nhưng đối với tôi thì như nhau cả”.
Nước Đức cũng đề ra chương trình hưu trí và trợ cấp cho người tàn tật. Mọi người đều bị bắt buộc phải tham gia các chương trình này với sự đóng góp tiền bạc từ chủ nhân, nhân viên và chính phủ. Cùng với chương trình trợ cấp cho công nhân bị tai nạn vào năm 1884 và chương trình bảo hiểm khi bị bệnh tật được đưa ra một năm trước đó, nước Đức đã có một hệ thống an sinh xã hội tương đối hừu hiệu để bảo đảm thu nhập của công nhân dựa trên các nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Sau này, Đức thêm chương trình trợ cấp thất nghiệp vào năm 1927 khiến cho Đức có hệ thống an sinh xã hội đầy đủ.
No comments:
Post a Comment