Các Chủ Đề

Sunday, June 23, 2013

Việt - Trung ký 10 văn kiện hợp tác

Tập đoàn Cộng Sản Việt Nam đi với tập đoàn Cộng Sản Trung Quốc vì cả hai cùng thuộc vào loại người dùng bạo lực để có được quyền lực. Cộng Sản theo trường phái sử dụng bạo lực là loại người có bản chất bạo lực, nhân thời thế có chủ nghĩa Cộng Sản lưu truyền nên dùng chủ nghĩa Cộng Sản lôi cuốn quần chúng xông vào chỗ chết để xây lâu đài quyền lực cho mình. 


Chủ nghĩa Cộng Sản ngày nay đã mất sức quyến rũ của nó vì thực tế chứng minh là nó sai nhưng hai tập đoàn bạo lực vẫn dựa vào nhau để bảo vệ quyền lực của phe nhóm mình. Điều đó nói lên là chính lòng tham quyền lực là động cơ thúc đẩy những người Cộng Sản lao vào con đường bắn giết chứ không phải là lòng yêu thương giai cấp lao động. Việc Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà tập đoàn Cộng Sản Việt Nam vẫn dựa vào tập đoàn Cộng Sản Trung Quốc để bảo vệ quyền lực của mình chứng minh là động cơ mà những người Cộng Sản lao vào con đường chính trị bạo lực là lòng tham quyền lực chứ không phải là lòng yêu nước. Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm!

Ở đây là nói về loại người Cộng Sản theo trường phái bạo lực không phải là loại người Cộng Sản chấp nhận sinh hoạt dân chủ tìm cách lên nắm chính quyền bằng cách tham gia chế độ đa đảng như ở các nước dân chủ. Người Cộng Sản tại Tây Âu chấp nhận chế độ đa đảng, tham gia bầu cử và chấp nhận qui luật khi nào mình được nhiều phiếu của dân bầu thì đảng mình có nhiều đại biểu trong quốc hội hơn. Khi nào đảng mình có số đại biểu quốc hội chiếm đa số thì đảng mình trở thành đảng cầm quyền, đem chủ thuyết chính trị của mình ra áp dụng.

Để có được đa số phiếu bầu, một đảng phải thuyết phục được người dân là chương trình của mình hành động có lý. Còn dùng bạo lực để cướp chính quyền thì dùng một số chiêu bài mà quần chúng ưa thích để lôi cuốn một số người đủ đông rồi dùng bạo lực bắt đa số quần chúng phải khuất phục. Tùy theo thời thế mà chiêu bài có thể thay đổi. Khi dân bị ngoại bang đô hộ đang khao khát được độc lập thì dùng chiêu bài "độc lập dân tộc", khi dân có mặc cảm là bị lạc hậu so với nước khác thì dùng chiêu bài "điện khí hóa", "công nghiệp hóa", khi xã hội có nhiều nông dân nghèo không có ruộng thì dùng chiêu bài "người cày có ruộng".

Tuy cả hai trường hợp dùng bầu cử và dùng bạo lực đều phải thuyết phục quần chúng nhưng trường hợp dùng bầu cử thì người ra ứng cử phải đưa ra chương trình sát với cương lĩnh chính trị của đảng mình. Còn trong trường hợp dùng bạo lực thì có thể dùng bất cứ chiêu bài nào, ngay cả các chiêu bài đi ngược với cương lĩnh chính trị của mình, miễn sao nói cho quần chúng tin và lôi cuốn được một số người dám dùng bạo lực thì đảng mình sẽ sức mạnh mà cưỡng bách đa số quần chúng phải chấp nhận sự cai trị của mình. Khi có được quyền lực, nắm công an, quân đội trong tay thì cấm dân bàn về các điều vô lý trong các chiêu bài mà mình đang dùng hoặc đã dùng để bảo vệ sự chính đáng (giả mạo) của việc mình cầm quyền.

Trong khi đó, trong khung cảnh sinh hoạt đa đảng và dùng bầu cử để cạnh tranh, thì vì có tự do ngôn luận nên đảng nào tung ra chương trình lừa dối, đi ngược với cương lĩnh chính trị của mình cốt để hốt được phiếu bầu cho nhiều thì không sớm thì muộn, quần chúng cũng nhìn thấy sự lừa dối mà đi bầu cho đảng khác trong kỳ bầu cử sắp tới.





Việt - Trung ký 10 văn kiện hợp tác

BBC _ 15:05 GMT - thứ tư, 19 tháng 6, 2013
Hôm 19/6, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh.

Đáng chú ý, hai nước sẽ thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói thỏa thuận phù hợp với hiệp định song phương về phân định vịnh Bắc Bộ.

Hiệp định này mới gia hạn lần thứ tư, kéo dài đến năm 2016.

Bộ nông nghiệp hai nước lần đầu tiên sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển.

Ngoài ra còn có thỏa thuận hợp tác giữa hai bộ quốc phòng, và xây dựng trung tâm văn hóa tại hai nước.

Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và còn có một hiệp định cho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla.

Hai bên còn ký chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Sang trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc có dàn lãnh đạo mới.

Giới quan sát cho rằng hai chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương mại và an ninh ở Biển Đông.

Những ngày gần đây, truyền thông hai bên đăng nhiều tin bài ca ngợi ý nghĩa của chuyến đi, mà giới chức nói là "nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc; đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại".

Trong một động thái đáng chú ý, quan chức cao cấp của cả hai bên đều đồng loạt trả lời phỏng vấn về chuyến đi này trên các kênh chính thống, cho thấy nguyện vọng chứng minh ngược lại một số cáo buộc rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang 'có vấn đề' vì mâu thuẫn biển đảo.

Mới nhất, chính Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí Trung Quốc trước thềm chuyến đi của mình.
'Trước sau như một'

Trong phỏng vấn thực hiện hôm thứ Ba 18/6, ông Sang khằng định: "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc".

Tuy nhiên, ông đề cập tới các thách thức mới đặt trước quan hệ Việt-Trung ngày nay, và nhấn mạnh: "Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển".

Gần đây Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều cuộc va chạm trên Biển Đông. Tuy chưa xảy ra xung đột vũ trang, nhưng rõ ràng an ninh và ổn định đã trở nên quan tâm hàng đầu.

Cả hai bên đều thừa nhận rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề mâu thuẫn lớn duy nhất còn tồn tại giữa hai bên.

Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về an ninh châu Á, nói với BBC từ Singapore rằng ở thời điểm hiện tại, "triển vọng có được một giải pháp chính trị hay pháp lý đối với tranh chấp Biển Đông là rất yếu ớt vì thiếu ý chí chính trị của tất cả các bên".

"Bởi vậy trọng tâm của tiến trình này sẽ là giảm thiểu căng thẳng thông qua các cơ chế quản lý xung đột."

Ông Storey dự đoán Việt Nam và Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục căng thằ̉ng xung quanh vấn đề Biển Đông, các nguồn lợi trong khu vực này, và do vậy các vụ va chạm vẫn sẽ tiếp diễn.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói ông hy vọng "sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước".

Ông Sang cũng bày tỏ nguyện vọng hai bên cùng giữ lập trường "đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá".

Ông nói: "Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân".
Giữ thăng bằng

Tiến sỹ Storey cảnh báo rằng lãnh đạo Việt Nam, nhất là Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến đi này, sẽ phải đối mặt với áp lực phải giữ hòa khí với Trung Quốc trong khi tỏ ra thấu hiểu và tôn trọng chính những điều mà ông Sang gọi là "tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc" nói trên.

Dư luận trong nước đã nhiều lần chỉ trích ban lãnh đạo Hà Nội là quá "nhu nhược" trước các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Biên giới Việt Nam Trung Quốc

Việt Nam đang phải tìm cách thăng bằng quan hệ với Trung Quốc

Ông Storey nói với BBC: "Để giữ thăng bằng, chính phủ Việt Nam đang theo đuổi cùng lúc 5 chiến lược: đàm phán ngoại giao song phương với Trung Quốc; ủng hộ các nỗ lực của Asean trong việc thực thi Tuyên bố chung về Biển Đông (DoC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC); quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực; hiện đại hóa không quân-hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và xây dựng quan hệ thân cận với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể đối trọng lại quyền lực đang lên của Trung Quốc".

Thực tế Việt Nam đã hoan nghênh hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, cũng như chính sách chuyển hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Washington.

Giới chuyên gia nói trong chuyến thăm lần này, ông Trương Tấn Sang sẽ tìm hiểu quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hồi đầu tháng ở California.

Ông Sang sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh.

Vào cuối chuyến thăm, đoàn của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm Quảng Đông trước khi quay trở lại Việt Nam.

Chặng cuối của chuyến thăm sẽ tập trung vào chủ đề kinh tế.

Thương mại Việt-Trung bị đánh giá là chưa xứng với tiềm năng. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thương mại hai chiều đạt 18,9 tỷ đôla, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê của phía Trung Quốc.

Cùng giai đoạn này, thương mại hai chiều của Trung Quốc với Singapore là 30,7 tỷ và với Malaysia là 43,1 tỷ, các con số lớn hơn nhiều.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, từ đầu năm tới cuối tháng Năm đã lên hơn 11 tỷ đôla.

Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định ông Trương Tấn Sang sẽ phải làm một bài toán vô cùng khó khăn, là đề cập chuyện biển đảo trong khi vẫn phải kêu gọi trợ giúp và đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế.

Hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 60 tỷ đôla vào năm 2015.


Cập nhật: 15:05 GMT - thứ tư, 19 tháng 6, 2013

No comments:

Post a Comment