Các Chủ Đề

Sunday, July 28, 2013

Tưởng niệm Thích Quảng Đức với thái độ đạo đức giả

Việc tưởng niệm 50 năm vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức được tổ chức long trọng tại nhiều nơi ở Việt Nam vào năm 2013. Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài gòn để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Cho đến 2013 thì đã 50 năm. Những người đứng ra tổ chức các lễ tưởng niệm này thành tâm thiện chí đến mức nào?


Lý do Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là vì phong trào Phật tử nổi lên tranh đấu lúc đó cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm thiên vị cho Công giáo, bạc đãi Phật Giáo . Việc gây ra sự bất bình của Phật Tử là chính quyền cấm treo cờ Phật giáo nhân ngày lễ Phật Đản năm 1963. Vụ này làm nhiều Phật tử và tu sĩ xuống đường biểu tình sự căng thẳng dâng cao và đưa đến việc Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu .

Nếu nói là chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo, kỳ thị tôn giáo thì vào thời đó Phật giáo vẫn có quyền có tổ chức riêng, độc lập với chính quyền . Công Giáo thì dĩ nhiên là có Giáo Hội trực thuộc Tòa Thánh Vatican . Còn các tôn giáo khác, cũng như Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo đều có tổ chức riêng của mình .

So với cách đối xử với tôn giáo ngày nay của Đảng Cộng Sản Việt Nam là không cho bất cứ tổ chức tôn giáo nào được độc lập thì chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn còn là có tự do hơn, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hơn . 

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam thì điều đầu tiên chính quyền cộng sản làm là ra lệnh giải tán tất cả mọi tổ chức tại miền Nam. Không phải chỉ các tổ chức chính trị mới bị giải tán mà tất cả mọi tổ chức tôn giáo, dù là thuần túy tôn giáo, cũng phải giải tán, ngay cả tổ chức Hướng Đạo là dạy cho người trẻ cách sinh hoạt tập thể, chỉ chuyên tổ chức các buổi du ngoạn, cắm trại, không dính đến chính trị cũng bị giải tán. Các chùa chiền phải cho các sư công an vào nắm. Đó là cách thiết lập chế độ độc tài toàn trị vi chế độ độc tài toàn trị không cho phép dân được có bất cứ tổ chức nào.

Với chính sách này nhiều tu sĩ, Công Giáo có, Phật Giáo có, Cao Đài, Hòa Hảo cũng có, tất cả đều phản đối. Nhiều người bị bắt bớ đánh đập, bị bỏ tù, có người bị đem xử bắn. Vào thời đó, báo chí tư nhân không có nên các vụ đàn áp tôn giáo, sách nhiễu chùa chiền chỉ do người dân biết chuyện truyền miệng nhau nghe. Người dân kể tại chùa Dược Sư, mười hai người, vừa ni cô vừa sư, đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp, khống chế tôn giáo của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Báo chí nhà nước tất nhiên chẳng bao giờ đăng tin này. Các phóng viên ngoại quốc nếu được cho vào Việt Nam thì đi đâu cũng có người của chính quyền đi kèm thì họ cũng không được biết đến chuyện này. Vào thời Ngô Đình Diệm, phóng viên ngoại quốc được tự do đi săn tin, khi thấy có chuyện gì họ tự do gửi về cho tòa báo ở nước họ. Vì thế vụ Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu được dư luận thế giới biết đến và lên án chế độ Ngô Đình Diệm. Còn vụ mười hai tăng ni tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ thì ngay cả người Việt sống trong nước còn không biết thì người ở nước khác cũng chẳng hay biết gì về chuyện này mặc dù chính sách đàn áp tôn giáo của chế độ cộng sản còn triệt để và tàn bạo hơn chế độ Ngô Đình Diệm rất nhiều.

Nếu nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đề cao sự tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức thì nhà nước cũng phải tổ chức lễ tưởng niệm mười hai tăng ni đã tự thiêu tại chùa Dược Sư vì họ cũng là vị pháp vong thân, cũng là chống lại sự đàn áp tôn giáo.

Nếu làm lễ tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu thì nhà nước cũng phải làm lễ tưởng niệm hàng trăn, hàng ngàn tu sĩ của tất cả các tôn giáo khác tại Việt Nam như Công Giáo, Cao Đài Hòa Hảo, Tin Lành .... đã bị chế độ bắt bớ giam cầm và chết ở trong các trại tù rải rác khắp nước.

Nếu chỉ tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức trong khi lờ đi nhiều tu sĩ khác cũng tranh đấu cho tự do tôn giáo mà hy sinh thì nhà nước chỉ làm việc tưởng niệm với thái độ đạo đức giả. Gọi là đạo đức giả vì chỉ giả vờ thương xót một người tranh đấu cho tôn giáo khi chống lại kẻ thù của mình, là chế độ Ngô Đình Diệm, còn bao nhiêu người chết dưới tay mình vì tranh đấu cho tự do tôn giáo thì lờ đi.

Hành động đạo đức giả như vậy, chế độ Cộng Sản Việt Nam không bao giờ đáng được gọi chế độ Đức Trị như có người tưởng khi họ đòi chế độ hiện nay phải bỏ lối Đức Trị mà theo lối Pháp Trị. Một chế độ Đức Trị khi đã đề cao một đức tính thì bất cứ ai có đức tính đó đều được khen ngợi và đề cao, không phân biệt giai cấp, không phân biệt phe phái, không phân biệt biên giới quốc gia, không phân biệt chủng tộc .

Thí dụ, Nho Giáo đề cao lòng trung quân, ái quốc, tức là trung thành với vua và yêu nước thì vua Trần khi nhìn thấy đầu Toa Đô, tướng của Mông Cổ, dâng lên đã khen ngợi Toa Đô qua câu nói: "Làm tôi thì phải như người này". Cái đức trung quân ái quốc dù là người nước nào làm thì cũng vẫn đáng được đề cao. Sự đề cao đức đó không phân biệt biên giới quốc gia .

Một thí dụ khác, trong truyện Tam Quốc, Tào Tháo khen Quan Vân Trường là trung thành với chủ khi Quan Vân Trường bỏ Tào Tháo mà tìm về với Lưu Bị . Đó là lòng trung quân được khen ngợi không phân biệt phe phái.

Người Cộng Sản có thể biện hộ là đạo đức của họ là đạo đức cách mạng, mang tính giai cấp, không phải là thứ đạo đức đánh đồng mọi người như nhau của các chế độ cũ. Đó là quan niệm của Lê Nin đưa ra. Nhưng thái độ cái gì có lợi cho đảng mình thì dù là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đều làm được cả trong khi nếu người khác cũng làm các việc đó thì lại lên án thì đó không đáng gọi là đạo đức cách mạng mà là đạo đức giả.

Các buổi tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức một cách long trọng do chính quyền CSVN tổ chức bề ngoài có vẻ như là hoạt động tôn giáo sôi nổi nhưng xét kỹ thì thấy đó là dấu hiệu Phật Giáo đang trải qua cơn pháp nạn. Phật Giáo gặp pháp nạn vì lễ Phật Giáo thì lại do những kẻ vô thần, không hề tin tưởng vào tôn giáo tổ chức và độc quyền tổ chức không cho các tín đồ Phật Giáo thuần túy được tổ chức. Phật Giáo gặp cơn pháp nạn vì Phật Giáo bị dùng bạo lực mà phải ghép với XHCN là chủ thuyết chính trị. Phật Giáo một tôn giáo đã có hàng ngàn năm bị ghép với XHCN là chủ nghĩa CS, một thứ chủ nghĩa chỉ mới hiện diện hơn trăm năm đã lộ ra nhiều khuyết điểm, nông cạn, sai lầm. Đem chân lý Phật Giáo ghép với thứ lý thuyết chính trị sai lầm là đại nạn cho Phật Giáo.

Việc làm lễ rầm rộ tưởng niệm vụ Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu nhưng các viên chức chính quyền lại nhét thêm cái gọi là độc lập dân tộc và XHCN vào vụ tự thiêu này. Đó là trộn lẫn tôn giáo và chính trị.

Trong các đặc điểm của chế độ phát xít thì trộn lẫn tôn giáo vào chính trị là một đặc điểm.

“Trộn lẫn tôn giáo và chính trị . Dùng các tôn giáo được đông đảo quần chúng theo làm công cụ để thuyết phục dân chấp nhận sự chính đáng của chính quyền trong việc nắm quyền lực”

Chế độ phát xít của tướng Franco ở Tây Ban Nha thì trộn lẫn Thiên Chúa Giáo vào chính trị. Chế độ độc tài của Gaddafi thì trộn lẫn Hồi Giáo với chính trị. Chế độ độc tài Miến Điện thì trộn lẫn Phật Giáo với chính trị. Tất cả các chế độ lợi dụng tôn giáo đó ngày nay không còn tồn tại mà các tôn giáo bị lợi dụng đó thì lại vẫn sống mãi.

Trước đây, khi chế độ Liên Xô còn tồn tại thì đảng CSVN theo đuổi chính sách tiêu diệt tôn giáo có hệ thống và lâu dài. Sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ, đảng CSVN thấy không còn hy vọng tiêu diệt được tôn giáo nên cho tôn giáo được tồn tại, đồng thời bỏ tiền vào tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để củng cố quyền lực của đảng CSVN.

Qua những lời tuyên bố của các cán bộ CS gắn liền vụ tự thiêu với việc CS đánh Mỹ và XHCN thì có thể thấy là đảng CSVN là kẻ đem chính trị vào tôn giáo. Việc đem chính trị vào tôn giáo thấy rõ qua khẩu hiệu “Phật Pháp, Dân Tộc, XHCN”. Trên hành động thì lại càng thấy rõ qua việc gài sư công an vào chùa, giải tán các giáo hội, thành lập các giáo hội quốc doanh với đảng viên nắm các giáo hội quốc doanh.

Những tu sĩ tranh đấu để đòi đảng CSVN đừng đem chính trị vào tôn giáo thì lại bị chính quyền CS nói họ là đem chính trị vào tôn giáo. Chuyện ngược đời là kẻ đem chính trị vào tôn giáo thì lại đi lên án những người tranh đấu đòi đừng đem chính trị vào tôn giáo là những kẻ đem chính trị vào tôn giáo.


Minh Đức

 Tưởng niệm vụ Hòa Thượng Thích Quảng Độ tư thiêu tại Hà Nội . Bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đóng trò làm ra vẻ thương tiếc


 Tưởng niệm vụ Hòa Thượng Thích Quảng Độ tư thiêu tại Hà Nội . Bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đóng trò làm ra vẻ thương tiếc


Tưởng niệm vụ Hòa Thượng Thích Quảng Độ tư thiêu tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Bộ mặt đạo đức giả của những kẻ đóng trò làm ra vẻ thương tiếc 


Một số vụ tự thiêu phản đối chính quyền đàn áp tôn giáo dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam

Vụ 12 tăng ni tự thiêu tại chùa Dược Sư, Cần Thơ, 1975


Vụ án 12 Tăng Ni Thiền viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ tự thiêu cùng lúc năm 1975 để tố cáo cộng sản đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:

Vụ tự thiêu tại Thiền Viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ 1975 là ngòi nỗ đầu tiên làm bùng lên cao trào Pháp Nạn cộng sản, từ đó lại lan rộng ra khắp nơi. Thiền viện Dược Sư thuộc Ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ; nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 Km, trên quốc lộ Cần Thơ – Sóc Trăng. Diễn biến vụ án

1975, ngày 02 tháng 11 (ngày 29 tháng 9 Ất Mão) xẩy ra vụ tự thiêu cùng lúc của 12 vị Tăng Ni ở Thiền Viện Dược Sư để phản đối cộng sản đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất. 12 vị đó là những Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất – Thánh Tử Đạo – Chi Giác linh:

Đại đức Thích Huệ Hiền (Phạm Văn Có), 30 tuổi, trụ trì Thiền viện Dược sư.

Sa di Thích Minh Thạnh (Trần Văn Sang), 20 tuổi

Sa di Thích Minh Hiển (Phạm Văn Anh), 17 tuổi.

Thích Nữ Diệu Phước (Nguyễn Thị Tiếp), 58 tuổi.

Thích Nữ Diệu Định (Lê Thị Thiền), 54 tuổi.

Thích Nữ Diệu Tánh (Lê Thị Tâm), 34 tuổi.

Thích Nữ Diệu Hạnh (Nguyễn Thị Đạo), 23 tuổi.

Thích Nữ Diệu Trường (Dương thị Mỹ Lệ), 23 tuổi.

Thích Nữ Diệu Thiền (Phạm Thị Nương), 22 tuổi.

Thích Nữ Diệu Tốt (Trần Thị Phương), 17 tuổi.

Thích Nữ Diệu Xuân (Lê Thị Thu), 15 tuổi.

Thích Nữ Diệu Nghiêm (Lê Thị Út), 14 tuổi.

Bản tuyên bố để lại, 12 vị Tăng Ni nêu rõ: “chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn chánh pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới Tăng sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú”…

Đối với đệ tử của Chùa Dược Sư, Đại Đức Huệ Hiền căn dặn: “chúng ta không nên vì cái thân vị kỷ này, không nên nuối tiếc nó, không nên khóc lóc vì nó. Trái lại, chúng ta phải tự hãnh diện là đã sử dụng nó đúng mức, sử dụng nó cho công lý, cho tự do… Nên nhớ không ai cứu ta bằng ta tự cứu ta, không ai giải thoát ta bằng ta tự giải thoát ta”.

Đối với nhà cầm quyền cộng sản, Đại Đức Huệ Hiền đại diện toàn thể Tăng Ni tự thiêu, nêu lên nguyện vọng 6 điểm rồi kết luận rằng: “chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo… Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân”.

Vụ tự thiếu bị đàn áp dã man, mọi dấu vết bị xóa sạch. “Sau khi mười hai tăng ni tự thiêu, cán bộ địa phương kéo mười hai cái xác ra để bên lề đường cho những người qua lại được thấy, sau đó hai ngày họ phun xăng vào đốt rồi tất cả phần còn lại của mười hai xác chết được dồn vào hai cái quan tài và họ đưa đi chôn ở đâu, không ai biết”. Sau đó không lâu “Thiền Viện Dược Sư bị san bằng”. Khu đất Thiền Viện được thay bằng khu vườn trồng chuối, với những cây chuối mới toan cao trên 1m và chỉ sau vài đám mưa đầu mùa là nơi đây trở thành khu vườn chuối xanh tươi hoàn toàn xa lạ ngay với cả tín đồ Phật tử địa phương.

Do bị khủng bố gắt gao, cho nên hơn 1 năm sau (1975-11-02 đến 12-1976), vụ tự thiêu Thiền viện Dược Sư mới được Phật giáo đồ tỉnh Cần Thơ chính thức báo cáo về Viện Hóa Đạo. Sau đó Trung ương, GHPGVNTN gửi văn thư khiếu nại với nhà nước cộng sản, yêu cầu điều tra sự việc. Viện Hóa Đạo ra Văn thư số 0316 VHĐ/VT/VT gởi Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, nội dung trình bày nguyện vọng 5 điểm như sau:

1. (chính quyền) chỉ thị cho cán bộ hạ tầng triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của toàn dân đã được Mặt Trận và chính phủ cách mạng bảo đảm bằng minh văn.

2. Xử lý thích đáng những người có trách nhiệm đã gây ra sự kiện bi thảm tại thiền viện Dược Sư.

3. Xin phóng thích những người bị bắt khi họ về thăm Thiền Viện Dược Sư.

4. Xin giải tỏa và trả lại ngôi Thiền Viện Dược Sư.

5. Tìm biện pháp hữu hiệu ngăn chận không để cho những trường hợp tương tự tái diễn.

Văn thư kháng cáo nhà nước bằng nhiều cách được gởi đến Quốc tế nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt nam, các cơ quan nầy lên tiếng can thiệp mạnh mẽ. Cho nên nhà nước buộc lòng phải giải quyết vụ án và âm mưu XHCN đánh phá Phật giáo tiếp tục diễn ra.

Tư liệu Vụ án Thiền viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ được bí mật chuyền ra hải ngoại, vụ nầy gây nên cao trào Quốc tế chống đối nhà nước XHCN mạnh mẽ; Do áp lực Quốc tế nhân quyền, nhà nước dở trò Âm mưu hợp thức hoá vụ án nầy. Mặc dù trước đó (30-04-1975 đến tháng 12-1976) GHPGVNTN đã có 62 văn thư Kháng Cáo nhà nước XHCNVN về đàn áp Phật giáo mà GH chưa bao giờ được hồi đáp. Tháng 12-1976 Ông Mai Chí Thọ, Giám Đốc sở công an Thành Phố Sài Gòn (đương nhiệm Giám đốc công an Thành phố 1975-1976), đến chùa Ấn Quang yêu cầu các sư Phật giáo Thống nhất đi Cần Thơ “điều tra vụ án”. “Bấy giờ Thượng tọa Trí Tịnh [ hiện là đệ nhị chủ tịch hội đồng trị sự PG quốc doanh- 2007] đề nghị rằng sự việc xẩy ra đã hơn một năm rồi, thôi, xin bỏ qua ! Nhưng cố Thượng tọa Thiện Minh, Thượng tọa Huyền Quang và TT Quảng Độ phản đối đề nghị ấy và yêu cầu Viện Hóa Đạo cử người đi điều tra, Viện liền cử Đại Đức Hộ Giác và TT Quảng Độ đại diện Viện đi điều tra, nhưng sau Đ.Đ. Hộ Giác bận việc khác nên chỉ có Thầy Quảng Độ đi”.

Cuộc họp diễn ra tại cơ quan tỉnh Cần Thơ (trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh).

Thượng tọa Thích Quảng Độ yêu cầu được về tận nơi Thiền viện Dược Sư thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ để “xem xét hiện trường”. Nhưng nhà nước bảo: “về đó không an ninh”. Thượng tọa Quảng Độ bảo rằng: “bây giờ chính quyền cách mạng làm chủ cả nước còn ai làm gì nữa mà không an ninh? Diễn biến cuộc họp hết sức căng thẳng, trong phòng họp, công an “đầu gấu” “có một người to béo vạm vỡ, lúc nào cũng nhìn Thầy Quảng Độ trừng trừng với nét mặt hầm hầm dữ tợn, đằng đằng sát khí như muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Tiếp sau đó, giấy tờ ghi chép, băng thu âm của phái đoàn Viện Hóa Đạo đều bị tịch thu, bản thân Thầy Quảng Độ bị đe dọa.

Để kết thúc vụ án, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra nhà nước đưa ra Biên bản [soạn sẳn] với nội dung:

- Huệ Hiền trước đây làm chỉ điểm cho CIA, Mỹ nguỵ

- Huệ Hiền đã dâm ô, hủ hoá với mấy ni cô, sợ việc đổ bể nên y đã tự tử và đốt chùa

Kết luận trên đây hoàn toàn trái ngược với bức thư tuyệt mệnh của Đại đức Thích Huệ Hiền đề ngày 29 tháng chín, Ất mão (ngày 02/11/1975). Để vạch trần sự thâm độc của nhà nước, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm tu sĩ, vu vạ thành viên tôn giáo, Thầy Quảng Độ trong buổi họp đã đọc lại đầy đủ Bức Thư Tuyệt Mạng của Đại đức Thích Huệ Hiền.

Bức Thư Tuyệt mạng được công bố khiến cho âm mưu nhà nước vụ vạ cho Phật giáo bị vô hiệu hóa. Để hợp pháp hóa việc đàn áp Phật Giáo, qua vụ án nầy, chính quyền đã áp lực Thượng tọa Thích Quảng Độ, Viện Hóa Đạo phải ký vào biên bản soạn sẳn . Thầy Thích Quảng Độ cho biết: “Họ giữ tôi lại thêm một ngày một đêm để làm áp lực buộc tôi phải kí, họ định dùng tôi để hợp thức hóa cho những điều dối trá của họ, nhưng tôi đã kiên quyết từ chối. Sau cùng họ thấy không lung lạc được nên đành phải đưa tôi về chùa Ần Quang. Phó chủ nhiệm UB thanh tra nhà nước, Huỳnh Châu Sổ là ai? Cần phải nêu rõ trách nhiệm của ông về vụ án ra trước tòa án Quốc tế.

Nhìn lại diễn biến chung quanh vụ án 12 Tăng ni tự thiêu nói trên, qua đó:

1. Thi thể 12 Tăng ni: Đại đức Thích Huệ Hiền v.v… (phần cháy chưa hết) bị đem ra bỏ bên lề đường phơi nắng 2 ngày trời theo kiểu khủng bố với mọi người. Sau đó họ đem thi thể, tro tàn vùi chôn nơi đâu, không ai được biết.

2. Mọi dấu vết ngôi Thiền viện Dược Sư đều bị xóa sạch và thay vào đó là một vườn chuối mới được mọc lên.

3. Sau vụ án, thân nhân, tín đồ vãng lai thăm viếng, tìm hiểu đều bị bắt giữ.

4. Băng từ ghi âm cuộc họp vụ án của Thầy Quảng Độ đã bị nhà nước tịch thu với lý do: “bí mật quốc gia”.

Nhân đây cũng xin nói thêm, Thích Trí Tịnh quê quán làng Cái Tàu Thượng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Xuất thân Tổ đình Kim Huê, Sa Đéc. Chùa Kim Huê, Sa Đéc là “địa chỉ đỏ” của Kháng chiến “có tiền án” vun chứa cộng sản hoạt động nội thành đánh phá thị xã Sa Đéc. Thích Trí Tịnh thuộc loại “máu Vẹm” từ lâu đời.

- Sau cái gọi là ngày Giải phóng, đến 1-05-1975, nhà nước tổ chức mừng chiến thắng thì trên hàng ghế danh dự của lễ đài trước Dinh Độc lập thì nhà nhà xem tivi lúc bấy giờ đều thấy Thầy Trí tịnh Ngồi chểm chệ trên đó rồi.

- Thích Trí Tịnh “mách nước” với nhà nước XHCN “giết rắn phải đập đầu nó” để mượn tay XHCN đưa lưu đày 2 Thầy Huyền Quang với Quảng Độ vào năm 1982.

- Trong “Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sãn có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim” thì Thích Trí Tịnh đứng hàng thứ 3 trong danh sách triệu phú nầy.

http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=104017

- “Thích Trí Tịnh, người mà sự nghiệp dịch kinh không xóa hết tội “dẫm đạp lên “bạn đồng thuyền” để mình bước lên đài danh vọng. Trước thềm diễn ra Đại hội GHPGVN kỳ 4 (Giáo hội quốc doanh) Thích Trí Tịnh “cò kè” nhân sự nọ kia. Nhà nước ta bèn chơi cái trò “cả vú lấp miệng em”, bày ra cái màn “trúng số độc đắc” mà Thầy Trí Tịnh là người được giải. Theo đó, từ trên trời rơi xuống, Thầy có ngay cái xe du lịch 4 chỗ ngồi láng cón, thuộc loại Đại Gia làm cho Thầy đổi đời một cách tốc hành một khi ngồi vào cái “phương tiện đi lại” mới cáo cạnh ấy. “Nào, đến 420 triệu đấy nhé”. Vào thời điểm của những năm 1995-96 thì chiếc xe ấy trị giá trên dưới 100 cây vàng đấy Phật – Bồ Tát ạ. Đó là cái chuyện của trần gian, của Thành Ủy, chứ với người còn trong chốn ngục tù cộng sản, với những người tù lương thức, với những con người có dòng máu Nhân Quyền, Dân Chủ đấu tranh cho Đạo Pháp và Dân Tộc; cho Con Đường Sống của Giáo Hội thì cái chuyện bao cấp xe cộ kia, đó là cái chuyện “bí mật quốc gia” không được tiết lộ đâu…


http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/03/31/v%E1%BB%A5-an-12-tang-ni-thi%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87n-d%C6%B0%E1%BB%A3c-s%C6%B0-t%E1%BB%89nh-c%E1%BA%A7n-th%C6%A1-t%E1%BB%B1-thieu-cung-luc-nam-1975-d%E1%BB%83-t%E1%BB%91-cao-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-da/


Một bản tin khác về việc 12 tăng ni tại chùa Dược Sư, Cần Thơ tự thiêu:

 Ngày 2-11-1975

Ðại Ðức Thích Huệ Hiền, và tất cả tăng ni trong chùa tổng cộng 12 vị, tại chùa Dược Sư Cần Thơ, đã tự thiêu tập thể nhằm phản đối sự đàn áp của chế độ CSVN. Trong bản tuyên bố để lại, 12 vị tăng ni này nêu rõ:" Chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa tại địa phương cũng như toàn quốc .... Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho người mê muội vô ý thức .... Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, thiết tha kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo... Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân"

Phật tử Nguyễn Ngọc Dũng tự thiêu ở chùa Linh Mụ (chùa Thiên Mụ), Huế, 1993

Ngày 21-5-1993

Phật tử Nguyễn Ngọc Dũng, khoảng 50 tuổi, lúc 9 giờ sáng ngày 21-5-1993, đã đến trước bảo tháp Cố Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu (trong khuôn viên chùa Linh Mụ), phát nguyện tự thiêu cúng dường Chánh Pháp. Ông để lại nhiều bức thư giải thích lý do tự thiêu nhưng công an đã tức thì tịch thu tài liệu tại hiện trường và cướp xác người này đem đi cùng tất cả xách tay, giấy tờ, và ảnh chụp được của du khách chung quanh. Sau đó, dài phát thanh Huế loan tin rằng: "Một thanh niên nghiện ngập, mắc bệnh Sida (Aids), quá thất vọng việc đời nên chết bỏng vì tự thiêu". Chùa Linh Mụ thiết lập bàn vong trước bảo tháp với dòng ghi:"Một Phật tử đã vị pháp thiêu thân 9 giờ sáng ngày 22-5-1993" nhưng công an đến dẹp bàn thờ vong này.


 Tháp Phước Duyên tại chùa Linh Mụ, nơi phật tử Nguyễn Ngọc Dũng tự thiêu


Đại Đức Thích Huệ Thâu tự thiêu tại Vĩnh Long, 1995

Ngày 28-5-1995

Ðại Ðức Thích Huệ Thâu tự thiêu pháp danh Thiện Tâm, tục danh Lê Văn Hoàn, sinh năm 1946, là Trú Trì Tịnh Xá Ngọc Phật, xã Ba Càng, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Sau khi cử hành lễ Phật Ðản, vào ngày 25-5-1994, Ðại Ðức Thích Huệ Thâu và Phật tử đến Ủy Ban Nhân Dân phản đối nhà cầm quyền không giải quyết và trả lời những yêu sách gửi lên trước đó. Ngày 26-5-1994 Ủy Ban Nhân Dân ra lệnh Ðại Ðức Thích Huệ Thâu phải phá hủy ngơi tịnh xá và cấm sinh hoạt mê tín. Trưa 28-5-1994 tìm một chỗ vắng gần ruộng, châm lử tự thiêu cúng dường Chánh Pháp. Gia đình Ðại Ðức cho biết là chết rồi, Ðại Ðức vẫn còn ngồi trong tư thế kiết già, chấp tau niệm Phâ.t. Nhà cầm quyền đã tịch thu thỉnh nguyện thư và một số tài liệu giao cho đệ tử.


Bà Nguyễn Thị Thu tự thiêu tại Hưng Phú, Cần Thơ, 2001

Ngày 9-3-2001

Bà Nguyễn Thị Thu, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tự thiêu tại xã Hưng Phú, Cần Thơ để phản đối việc chính quyền đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo .

Di ảnh cụ bà Nguyễn Thị Thu



Lễ tống biệt cụ bà Nguyễn Thị Thu trước khi bà tự thiêu


Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Hồ Tấn Anh tự thiêu ở Quảng Nam, 2001

Ngày 2- 9-2001

9- Huynh Trưởng cấp Tín Hạnh Minh Hồ Tấn Anh sinh ngày 1 tháng 12, năm 1940 tại xã Duy Thành, Quận Duy Xuyên, tĩnh Quang Nam. Anh sống độc thân với bà mẹ gìa và nuôi dưỡng 5 đứa cháu bà con. Anh sinh sống bằng nghề làm ruộng tay lấm chân bùn.

Suốt đời anh phục vụ cho GHPGVNTN và TC GDPTVN. Trước sự bức hiếp của nhà nước CSVN đối với Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung sau năm 1975, HTr. Ho Tan Anh không ngừng đấu tranh vận động đồng bào Quảng namÐDà nẵng đứg lên phản đối sự đàn áp bằng công an trị của CSVN. Anh đã viết tất cả 249 lá thư phản đối và trình bày sự bất công đối với PG gửi đến các cơ quan từ Quảng nam đến Hà nội.

Sau biến cố ngày 7 tháng 6, 2001, Quảng nam Ðà nẵng là nơi bị đàn áp khốc liệt nhất. Các HTr. GDPT Hồ Tấn Anh, Võ van Sáu, Huỳnh Chương, Nguyễn quang Ca, Nguyễn Cam... đã bị bắt đi học tập liên miên. Trong các buổi học tập nầy công an kết án các HTr. và GHPGVNTN như những chiếc búa bổ lên đầu họ Công an ra lịnh họ không được theo GHPGVNTN và thách thức họ tự thiêụ Vì qúa uất ức không thể chịu đựng được sự áp, khủng bố qúa độ của công an CS địa phương nên quý HTr. quyết định đi đến con đường cuối cùng. Ðó là tự đốt nhục thân của mình để thắp lên ngọn đuốc tự do và để đánh thức lương tâm bạo quyền Hà nội cũng như các cơ quan nhân quyền thế giới.

Di ảnh của Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Hồ Tấn Anh


Anh Nguyễn Tỷ, Huynh Trưỡng Gia Ðình Phật Tử vị Pháp thiêu thân tại Huế, 2002

Ngày 3-5-2002

Nhân dịp nhà cầm quyền mời gọI du khách tham dự một lễ hội tại Huế, một số người địa phương đã tìm cách lên tiếng về sự đàn áp tôn giáo dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Có ít nhất hai người đã tìm cách tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền. Một người đã thiệt mạng và một người đã bị bắt trước khi thực hiện ý định tự thiêu. Theo các nguồn tin từ thành phố Huế và được chuyển đến hải ngoại bằng Internet. Vào ngày 3 tháng 5 vừa qua ông Nguyễn Tỷ 40 tuổi đã tự thiêu tại cầu Nguyễn Hoàng tức là Cầu Mớị Các nguồn tin cho biết ông Nguyễn Tỷ đã mặc đồng phục của Gia Ðình Phật Tử và trong lúc tự thiêu thì ông đã cầm một tấm bảng với hàng chữ như sau: “Ðả Ðảo Chính Quyền Cọng Sản Ðàn Áp Tôn Giáo.” Ông đã từ trần trước mắt nhiều du khách, kể cả những người ngoại quốc. Ðến ngày 9 tháng 5 thì một người đàn ông khác đã toan tính tự thiêu. Bản tin cho biết người đàn ông này đã bước ra từ một thánh thất Cao Ðài tại Ngã Năm Huế. Người đàn ông đã đi bộ đến một bùng binh đối diện sở công an Huế. Vì người của ông ta nồng nặc mùi xăng tẩm ướt quần áo, công an đã phát giác và ngăn chặn kịp thời vụ tự thiêu này. Bản tin không cho biết tên của người thứ nhì. Trong vụ tự thiêu thứ nhất thì nhà cầm quyền đã loan tin rằng ông Nguyễn Tỷ là người mắc bệnh tâm thần. Tuy thế, đối với các Phật tử tại Huế thì đây chỉ là lời tuyên truyền quen thuộc của nhà cầm quyền, và các Phật tử địa phương sẽ tổ chức lễ cầu siêu dành cho ông Tỷ nhân dịp lễ Phật Ðản sắp tới đây.



Thư Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gửi thư cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong một bức thư mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ gửi Đức Đạt Lai Đạt Ma năm 2012, Hòa Thượng Thích Quảng Độ viết từ ngày 30-4-1975 cho đến nay (2012) đã có 22 Phật tử tự thiêu để phản đối chế độ CSVN đàn áp tôn giáo. Một chế độ gây ra 22 vụ tự thiêu của Phật tử lại đi tưởng niệm vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Vì Hòa Thượng Thích Quảng Đức phản đối chế độ Ngô Đình Diệm nên CSVN bày trò tưởng niệm rồi gán ghép vào đó là phản đối chế độ làm tay sai cho Mỹ. Những kẻ bất nhân làm chết bao nhiêu người bày trò thương tiếc rỏ nước mắt cá sấu. Đạo đức của CSVN như vậy thảo nào bao nhiêu người kêu là ngày nay đạo đức bị băng hoại.

RFA
2012-02-17

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ gửi thư cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày hôm qua (16-2-2012) để chia sẻ nỗi đau thương và bày tỏ sự hậu thuẫn cuộc đấu tranh của người dân Tây Tạng.

Trong lá thư lén gửi ra từ Thanh Minh Thiền Viện là nơi Ngài đang bị giam lỏng, Hòa Thượng Thích Quảng Độ viết rằng sự kiện có tới 20 tu sĩ nam nữ tự thiêu để phản đối chính sách của Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng là tiếng chuông được gióng lên để cả thế giới phải đặc biệt quan tâm đến sự sống còn của dân tộc Tây Tạng, và gọi tình cảnh hiện nay “là một thách thức cho toàn thể nhân loại”.

Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhắc lại lời tu sĩ Lama Sobha để lại trước khi tự thiêu rằng ông “rời bỏ thân xác như sự cúng dường, để xua đuổi bóng tối, và giải thoát sự đau khổ cho mọi chúng sinh”.

Ngài cũng nói đến trường hợp của Việt Nam, cho biết kể từ ngày 30 tháng Tư 1975 đến nay đã có 22 vụ tự thiêu xảy ra để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và công bằng xã hội, trong đó có vụ tự thiêu tập thể của 12 Tăng Ni tại Chùa Dược Sư, Cần Thơ hôm mùng 2 tháng 11 năm 1975.

No comments:

Post a Comment