Các Chủ Đề

Monday, May 18, 2015

Bức cung, mớm cung


Bức cung, mớm cung là gì? Bức cung và mớm cung khác nhau ra sao?


Bức cung, cũng gọi là ép cung, có nghĩa là ép buộc phải khai giống như là điều tra viên muốn. Cách thức ép cuộc có thể là quát tháo, mắng chửi làm cho bị can bị mất tinh thần sợ quá phải ký vào bản khai đã làm sẵn của công an. Có thể là đánh đập làm cho bị can đau đớn. Điều tra viên cũng có thể dọa bị can là nếu không chịu khai theo lời của công an thì sẽ bắt người thân của bị can để trừng phạt họ về tội gì đó. Nói tóm lại là có rất nhiều cách để ép buộc bị can phải chấp nhận khai giống như là điều tra viên muốn.

Mớm cung, hay dụ cung là dùng cách mềm mỏng hơn, dụ dỗ bị can khai theo cách mà điều tra viên muốn, nếu ký tên vào bản khai thì sẽ được án nhẹ hơn như được khoan hồng, cho về sớm, hay được cho thăm nuôi... Nhưng thực tế có khi trong bản khai phải ký vào có thể có tội nặng hơn mà bị can vì đọc không hiểu nên không biết.


Một phụ nữ bị còng tay vào cửa sổ và bị công an nắm tóc dúi đầu, đạp lên vai

Anh công an đè đầu bà này xuống trong khi tay bà ta vẫn bị còng vào cửa sổ


Một thí dụ của bức cung:

Bà Lê Thị Phương Anh kể lại như sau:

“Họ thẩm vấn tôi suốt hai tháng liên tục từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối, buổi trưa họ cho nghỉ một chút. Thời gian bị giam trong trại giam B5 đối với Phương Anh rất kinh khủng, bị khủng hoảng tinh thần, nó ép cung mình, nó ép mình ký, đánh đập mình, tra hỏi mình."

Trong khi lấy lời khai, Phương Anh mà không chịu khai thì có một người đàn ông tên là Nam mặc thường phục xông vào đánh Phương Anh, ông ta dùng tay đánh, cầm đầu mình dụi xuống bàn làm việc liên tục, lấy tay tát vào mặt mình liên tục, còn chửi bới, lăng mạ Phương Anh là kẻ phản động. Trong quá trình lấy cung, họ thường xưng mày tao với mình, mày là con phản động, con đĩ… nhục mạ mình ghê gớm lắm.

Phương Anh có ghi bản tự khai nhưng họ không đồng ý, mà họ ép Phương Anh phải ký vào các lời khai cũng như các biên bản do họ bịa đặt.

Một thí dụ khác về bức cung:

 Theo lời kể của anh Nguyễn Thanh Chấn – nạn nhân của án oan 10 năm:

"Khi mới bị bắt, lúc nào tôi cũng kêu oan. Nhưng, chẳng ai tin tôi cả. Buồn nhất là vợ tôi, em đồng hao tôi cũng hỏi vặn: "Sao anh lại làm những chuyện như thế?".

"Có cán bộ điều tra vừa hỏi, vừa cầm dao, lăm lăm đe dọa. Có người còn cầm búa giơ lên dọa nếu không khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3-4 buồng. Trong hơn 1 tuần không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng, không còn muốn phản kháng nữa.

Vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng còn bị tên này đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát", ông Chấn uất nghẹn kể

Hơn 1 tuần kể từ khi bị bắt với những lần lấy cung như thế, không đêm nào chợp mắt, cuối cùng, ông Chấn đã nhận cái tội giết chị Nguyễn Thị Hoan.


 Một thí dụ khác về bức cung:

 Ngày 25/1/2014, 7 người bị bắt trước đó được "giải oan" với quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan chức năng.

Tiếp đó, các anh Đỡ, Phách, Sóc tố cáo bị điều tra viên dùng nhục hình, ép nhận tội. Cơ quan điều tra VKSND Tối cao vào cuộc, xác định, đêm 13/7/2013, tại phòng làm việc của Đội hướng dẫn điều tra án xâm phạm sở hữu, Triệu Tuấn Hưng (Đội phó) đã dùng còng treo một tay anh Đỡ vào khung cửa sổ, chỉ để hai đầu bàn chân chạm sàn nhà.

Hưng đánh, thúc đầu gối thúc vào bụng Đỡ, bắt thừa nhận có tham gia giết ông Dũng. Một tiếng sau, Quân (Đội trưởng) vào phòng tiếp tục treo tay còn lại của anh Đỡ, vừa đánh vừa ép khai nhận sát hại nạn nhân.

Với anh Phách, VKSND Tối cao xác định, khi được trích xuất từ trại tạm giam về trụ sở PC45 đã bị Hưng dùng khoá số 8 treo cao hai tay lên khung cửa sắt và đánh. Hưng còn dùng khăn lau bàn gói cục nước đá đặt vào bộ phận sinh dục của Phách, ép nhận tội. Do không chịu được đòn, Phách phải nghe theo.


Một thí dụ về dụ cung:

Phương Anh kiên quyết không ký thì họ hứa rằng sẽ cho Phương Anh gặp mẹ và các con của mình nếu như đồng ý ký. Phương Anh bị khủng hoảng quá nên phải ký vào những gì họ muốn.”





Hỏi cung trái pháp luật 

Câu hỏi:

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp là gần đây đọc báo nhiều thấy người ta nói trong quá trình tạm giam là hay bị đánh đập. Tôi muốn hỏi luật sư làm thế nào trong quá trình tạm giam bảo vệ được quyền lợi của mình, không bị đánh đập ép cung mớm cung. Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Mớm cung, dụ cung,ép cung, nhục hình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là vi phạm pháp luật.

Luật nghiêm cấm những hành động này thể hiện qua Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

“Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”.

Để bảo vệ cho mình thì bị can,bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa theo Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo:

“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Do đó những bản cung có sự tham gia của người  bào chữa, như luật sư, kiểm sát viên cho bị can trong giai đoạn điều tra sẽ khắc phục được tình trạng này và đảm bảo sự vô tư khách quan trong quá trình điều tra.Vì vậy cần mời luật sư bào chữa cho mình.Do luật sư có quyền tham gia hỏi cung bị can trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra nên việc có mặt luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6190

 Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc dùng nhục hình, nếu xảy ra việc mớm cung, dụ cung, ép cung, những hành vi này, tuỳ theo mức độ vi phạm, nhẹ là kỷ luật, nặng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự có các điều (Điều 298: Tội dùng nhục hình; Điều 299: Tội bức cung) để xử lý những người tiến hành tố tụng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6190 để được giải đáp.

Định nghĩa Bức Cung, Mớm Cung, Dụ Cung

Bức cung là cách dùng cử chỉ, lời nói đe dọa, khủng bố uy hiếp tinh thần bị can một cách thô bạo hoặc dùng lời lẽ ngụy biện truy văn, dồn ép bị can phải khai theo ý muốn chủ quan, thiếu căn cứ của Điều tra viên.

Mớm cung là hành động gián tiếp hay trực tiếp gợi để bị can khai ra sự việc theo suy luận chủ quan của Điều tra viên khi sự việc đó chưa rõ, chưa có căn cứ xác nhận có liên quan đến bị can hay không, bị can có biết về sự việc đó hay không nhưng Điều tra viên vẫn tìm mọi cách làm cho bị can biết để bị can khai theo.

Dụ cung là dùng lời nói hưa hẹn sai quy định của pháp luật hoặc dung lợi ích vật chất, tinh thần để dụ dỗ, lừa phỉnh nhằm làm cho bị can khai theo ý muốn chủ quan của điều tra viên.

Nhục hình là hình thức đối xử tàn nhẫn bằng cách tra tấn , đánh đập, hành hạ làm cho bị can đau đớn về thể xác, tinh thần buộc bị can khai nhận theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên.





Tội dùng nhục hình trong pháp luật hình sự
Cập nhật 18/04/2015 08:40

Dùng nhục hình là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác gây tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự đối với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác.

* Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

Điều 298. Tội dùng nhục hình

1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

* Cấu thành tội phạm:

- Chủ thể: Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, bao gồm những người có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án.

- Hành vi khách quan:

Người phạm tội có hành vi dùng nhục hình. Xét về nội dung, hành vi dùng nhục hình là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác, xúc phạm đến nhân phẩm danh dự của người khác.

Xét về hình thức, những hành vi này được người thực hiện sử dụng như một hình phạt để trừng phạt người dùng nhục hình.

- Yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy chỉ thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

* Hình phạt:

Điều 298 quy định ba khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Khung tăng nặng thứ nhất: Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khung tăng nặng thứ 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Trân trọng!

CV Trần Thị Thu Cúc - Công ty Luật Minh Gia

https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-hinh-su/toi-dung-nhuc-hinh-trong-phap-luat-hinh-su.aspx

Công Ty Luật Minh Gia: Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật Hình sự 1900 6169

 
Tư vấn về tội bức cung
Cập nhật 18/04/2015 08:42

Tội bức cung là hành vi sử dụng các thủ đoạn trái pháp luật của người tiến hành điều tra, truy tố, xét xử buộc người bị thẩm vấn khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.

Trách nhiệm điều tra của cơ quan tố tụng như thế nào?

* Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Điều 299.  Tội bức cung

1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ  nhất định từ một năm đến năm năm.

* Cấu thành tội phạm:

- Chủ thể:Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

- Hành vi khách quan và hậu quả:

+ Hành vi của tội này là hành vi cưỡng ép người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật. Người bị thẩm vấn ở đây có thể là bị can, bị cáo hoặc người làm chứng hoặc người bị hại. Người phạm tội đã dùng những thủ đoạn khác nhau tác động đến ý chí của những người này để buộc họ phải khai không đúng với sự thật và trái với ý muốn của họ.

+ Hậu quả của hành vi nói trên đó là dẫn tới người bị thẩm vấn đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là hậu quả xử sai một cách nghiêm trọng (oan hoặc bỏ lọt, xử phạt quá nặng hoặc xử phạt quá nhẹ…) hoặc có thể bắt giam người sai…

- Yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

* Hình phạt:

Có 3 khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Khung tăng nặng thứ nhất là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung bắt buộc cho tội này là cấm đảm nhiệm chức vụ.

Trân trọng!

CV Trần Thị Thu Cúc - Công ty Luật Minh Gia

5 comments:

  1. Biết cả rồi... nếu có lựu đạn thì ném bỏ mẹ nó đi, đọc những cái này uất lắm

    ReplyDelete
  2. gặp bọn này các bác phải xác định bật lại rồi chết luôn,,, hoặc ỉa ra rồi bốc cứt ném vào mặt chúng nó rồi cắn lưỡi tự vẫn thôi... mà nếu có trí trả thù thì khi nào thoát được thì đến tận nhà chúng nó mà báo thù vì bọn nó tởm hơn súc vật, nói nó không hiểu đâu.

    ReplyDelete
  3. aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

    ReplyDelete
  4. Đọc mà vãi cả... linh hồn.
    Thật ra đã tạm giam (ký 2 lệnh tổng là 4 , sau 2 lệnh vẫn chưa ra ngô khoai thì thêm 1 lệnh nữa là 6 tháng) thì có tới 180 ngày để từ từ mần mà, đâu cần dùng vũ lực. Cứ 2h gọi dậy hỏi cung tới 6 giờ, trưa 11h tới 1h chiều, khoảng tháng là ra hết. Nghiên cứu đặt ghế, bàn, màu sắc trấn áp tâm lý nữa (chắc học hết rồi) thì khó chạy, vì tâm lý người bị giam nó hoang mang lắm.
    mmanghoang, bức cung, mớm cung chắc là để... chạy chỉ tiêu hoặc vô cảm, thành ra cứ giục làm cái gì không biết.

    Mấy chú này vừa ngu vừa kém lại vừa ác.

    ReplyDelete
  5. Cảm ơn về bài viết của bạn. Bạn xem thêm tổ chức chứng nhận KNA CERT




    ReplyDelete