Các Chủ Đề

Monday, September 7, 2015

Trí Thức Miền Nam Theo Mặt Trận Giải Phóng

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (giữa) và luật sư Trịnh Đình Thảo (bên phải)
Nhớ lại cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, Việt Minh không bao giờ tự nhận mình là cộng sản. Trong suốt đoạn đường chiến đấu 9 năm đó (1945-1954), Việt Minh tạo ra “chính nghĩa giai đoạn”, để tập họp mọi tầng lớp dân chúng ủng hộ và hy sinh cho quyền lợi của đảng họ. Sắp tới chiến thắng, họ trở mặt: gạt tất cả mọi thành phần trí thức, tiểu tư sản, địa chủ ra ngoài cuộc kháng chiến. Chiến thắng rồi, những thành phần ấy trở thành kẻ thù, chỉ trừ giai cấp vô sản. 

Trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, không có một trí thức nào ở miền Nam ủng hộ cộng sản. Biết rõ như vậy, nên Việt Cộng phải ngụy tạo một chiêu bài mới: Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để lừa dối đồng bào, dư luận cả trong lẫn ngoài nước. Việt Cộng cưỡng ép một số thân hào nhân sĩ tiêu cực, đối lập, những trí thức bất mãn với chính quyền quốc gia, trốn ra bưng, rồi gắn cho họ cái chức ủy viên trung ương MTGPMN để họ tiến hành cuộc chiến tranh du kích, phá hoại. Lúc đó, họ gọi là “chiến tranh giải phóng” và đảng cộng sản được gọi là “đảng cách mạng”, giấu kín tông tích để mọi người hiểu lầm rằng “MTGPMN là tổ chức không phải cộng sản”. Cái gian hùng và lừa bịp của Việt Cộng khiến nhiều trí thức ngây thơ, cả tin, lầm lạc mà trót theo họ. Sự thật, cái nhãn của MTGPMN là cộng sản. Chiếm được miền Nam rồi, MT và cái chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam trở thành cộng sản một cách trơ trẽn.

Trong “chiến tranh chống Mỹ”, MT nhiều lần phong chức cho người nầy người nọ, dù khéo léo đến đâu, cũng chỉ tạo ra một tấm bình phong che chắn những thủ đoạn bất chính, những hành động tàn bạo, phi nghĩa. Người CS luôn luôn có tâm địa lắt léo, miệng lưỡi tráo trở. Chỉ tội nghiệp các phần tử trí thức miền Nam vì tin họ mà phải chịu làm bù nhìn, làm người tù bị giam lỏng ở mật khu để hưởng sự biệt đãi, mặc tình cho cán bộ CS tiếp tục dùng mưu gian mẹo vặt chiếm cho được miền Nam trù phú…

Trong cuộc chiến tranh quốc Cộng 1954-1975, các chính phủ VNCH phải luôn luôn vất vả đối phó với các phong trào phản chiến, đòi “hòa bình” tại hậu phương. Họ chiến đấu như người võ sĩ bị trói tay. Ngoài một thiểu số tu sĩ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo bị VC tuyên truyền, liên miên làm áp lực, còn sinh viên, các trí thức thân Cộng, đối lập, bất mãn, nhưng chưa hiểu MTGPMN là CS, tập họp thành một lực lượng chống đối, làm cho tình thế mỗi ngày trở nên nguy ngập, tiềm lực chiến đấu của quân đội suy yếu. Trong môi trường đó, người bạn đồng minh chiến đấu Mỹ lại can thiệp vào nội bộ chúng ta, cưỡng bách chính quyền quốc gia nhập cảng thứ tự do quá trớn của Mỹ, tạo ra sự sơ hở, kẻ thù lợi dụng xâm nhập, lũng đoạn hàng ngũ, tuyên truyền, phá hoại. Đất nước đang lâm chiến một mất một còn với CS, lẽ ra tất cả mọi người không phân biệt, tôn giáo, đảng phái… phải tập họp thành một sức mạnh chung để chiến thắng, thì lại vô tình tiếp tay cho địch, làm đồng minh cho họ. Chính quyền quốc gia miền Nam sụp đổ do nhiều nguyên nhân, trong đó các phong trào phản chiến của các giới đã “đóng góp” công lao làm “ung thối” chế độ mà họ đang sống, đang hưởng những tiện nghi và phúc lợi. Lúc đó, báo chí miền Nam gọi những người nầy là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” cũng không sai lắm. Chúng tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng phải nhìn nhận những đoàn thể, tổ chức tôn giáo, sinh viên cũng có người tốt kẻ xấu. Chính vì ngây thơ tưởng rằng MTGPMN không phải là CS, nên nhiều người đã ủng hộ họ, để rồi sau năm 1975, phải bỏ tất cả sản nghiệp bôn đào ra ngoại quốc một cách tức tưởi. Bài học ấy còn sờ sờ, nhưng người quốc gia hay quên và dễ tha thứ…

Trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, CS không có một người nào đủ uy tín để lôi kéo những phần tử trí thức, thân hào nhân sĩ miền Nam theo họ, CS “mượn đầu heo nấu cháo”, cưỡng bức một số trí thức tên tuổi ở miền Nam theo họ làm bình phong, rồi tuyên truyền lừa bịp, lợi dụng tên tuổi các trí thức ấy, lập mặt trận nầy, liên minh kia… thực chất chỉ là những tổ chức hữu danh vô thực, những con bù nhìn. Sách lược lừa bịp của VC trước sau như một, không bao giờ thay đổi. “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng VC không bao giờ hết lừa bịp”. 

Chiếm được miền Nam rồi, các trí thức trong MT, trong chính phủ lâm thời bị thay thế, giải thể, để những tên CS lưu manh, thất học thay thế. Lúc chưa chiếm được miền Nam, họ mời mọc, quyến rũ, ép uổng để trí thức tham gia. Các ông Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (nguyện Thượng Hội Đồng Quốc Gia), Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Kiết, các giáo sư Nguyễn Văn Chì, bà Nguyễn Đình Chi … ra rìa hoặc giữ những chức vụ hàm, trang điểm cho Mặt Trận Tổ Quốc.

Trong bài “Số phận trí thức trong hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh” (1945-1954), chúng tôi quên, không nhắc đến một trí thức khác, cũng rất nổi tiếng, quê ở Bến Tre, du học bên Pháp về, tốt nghiệp ngành sinh vật học. Tuy khả năng chuyên môn của ông không liên quan gì tới kháng chiến chống Pháp như kỹ sư Vũ Quý Hân về Bắc, nhưng vì lòng yêu nước bồng bột, nên sau khi nghe ông Hồ và phái đoàn thuyết trình về hiện tình “hiện nay nước nhà đã độc lập”, ông sẵn sàng về “xây dựng quê hương”. Người đó là giáo sư Dương Hữu Thời. Tôi không rõ giáo sư Dương Hữu Thời có liên hệ ruột thịt họ hàng gì với giáo sư Dương Minh Thới, thân phụ của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa hay không.

Mấy tháng cuối năm 1946, Dương Hữu Thời về tới Saigon. Tình hình chiến sự mỗi ngày một gia tăng, còn kháng chiến quân liên tiếp thất bại, rút lui xa đô thành, làm cho giáo sư Dương Hữu Thời thất vọng. Tuy nhiên, giáo sư Thời là con người thầm lặng, ít lâu sau được “móc” ra bưng chiến đấu. Gặp các cấp chỉ huy kháng chiến, Dương Hữu Thời kể lại quá trình được đào tạo chuyên môn về sinh vật học của mình, nhưng mọi người hờ hững vì không biết ứng dụng tài năng ấy vào việc gì trong lúc chiến tranh. Tuy nhiên, nhờ chịu khó, ông mò mẫm tự coi sách chế tạo võ khí, đạn dược và trở thành một Trần Đại Nghĩa thứ hai ở khu 8, tuy không có một điều sáng tạo hay phát minh nào đáng kể. Từ đó, trong kháng chiến, giáo sư sinh vật học Dương Hữu Thời được gọi là kỹ sư Phương Thanh vì ông có giúp sửa chữa súng, chế tạo đạn. Năm 1954, Dương Hữu Thời tập kết ra Bắc, được bổ vào làm giáo sư trường đại học tổng hợp Hà Nội. Ông âm thầm làm việc, tận tụy giảng dạy, tự học tiếng Nga để nghiên cứu thêm sách Nga, cập nhật hóa kiến thức chuyên môn. Có người từng học với giáo sư Dương Hữu Thời kể lại: “Tuy là một nhà khoa học tận tụy với sinh viên, đóng góp nhiều công sức cho đất nước nầy, nhưng sự đãi ngộ của nhà nước dành cho ông rất đạm bạc, muộn màng. Ông như đứa con ghẻ, con rơi của chế độ, đầy nghi kỵ và mặc cảm về hàng ngũ trí thúc do tư bản đào tạo. Trong cuộc sống gian khổ của một công chức hạng trung, lẽ ra phải được đãi ngộ xứng đáng vì công lao to lớn, thế mà nhà nước lại bỏ rơi ông. Dù vậy, giáo sư luôn luôn làm việc cật lực, có lúc làm hiệu phó trường đại học, để đóng góp vào sự phát triển của đất nước lẽ ra phải có, nhưng đất nước càng ngày càng kiệt quệ, khánh tận, nghèo đói thêm. Nhiều lần ông kín đáo tâm sự với vài sinh viên thân tín. Cũng theo dư luận trong giới sinh viên, giáo sư Dương Hữu Thời là người rất xứng đáng phong danh hiệu “hàm giáo sư, phó tiến sĩ, nhà giáo nhân dân …” tuy nhiên những chữ xa xỉ ấy không đến được với ông.

Giáo sư Dương Hữu Thời âm thầm, tận tụy đóng góp tài năng của mình trong các lãnh vực khoa học, nhưng đời ông là cả một sự gian khổ, bất hạnh và bị lãng quên.

Đó cũng là số phận chung của những người trí thức trót theo phụng sự cho chế độ CS, phải tuyệt đối phục tùng, tận tụy và được hưởng sự… bạc đãi của họ.

Nói về những động lực khiến một số trí thức miền Nam theo MTGP thì có nhiều nguyên do khác nhau. Tuy nhiên, lý do chính và quan trọng hơn hết là tất cả đều tin rằng MTGPMN không phải là một tổ chức của CS. Theo họ, MTGPMN tập họp những thành phần quốc gia yêu nước, bất mãn chế độ hiện tại, muốn dấn thân tranh đấu cho nước nhà độc lập hòa bình, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các cường quốc tư bản. Một lý do thầm kín khác là trong mỗi con người trí thức ấy, đều bộc lộ một tham vọng chính trị vô bờ “muốn làm lãnh tụ”. Với họ, việc nầy thường bộc lộ qua việc cả hai vợ chồng đều trốn ra mật khu. Mong muốn chồng làm lớn luôn luôn thôi thúc các bà xúi chồng cùng tham gia MTGPMN để tìm địa vị. Chẳng hạn như trường hợp vợ chồng giáo sư Trần Kim Bảng – Vân Trang, vợ chồng bác sĩ Phùng Văn Cung, vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo.

Sinh ra trong một gia đình đại trí thức, giàu có, gia sản cá nhân và bên vợ ông Thảo là những gia đình đại phú gia. Bà Thảo, nhũ danh Ngô Thị Phú, thuộc gia đình danh giá lớn, giàu có ở Sóc Trăng, thuộc dòng dõi hội đồng Ngô Phong Điều mà khắp miền Nam ai cũng nghe danh. Với thành phần giai cấp, gia sản như vậy, chắc chắn ông Thảo không bao giờ muốn theo VC. Lúc mới ra bưng, trong một lần họp mặt với các trí thức Saigon trốn ra, chính bà Thảo tuyên bố một câu giựt mình. Quí vị có biết bà Thảo nói gì không? Trong một bữa ăn do bà Thảo đãi, có bơ, sữa, phó mát, nho và vài món nổi tiếng của Pháp do chính con bà, đang học ở Thụy Sĩ gởi qua tiếp tế bằng máy bay, qua ngã Phnom Penh. Giữa bữa ăn thịnh soạn, đông đủ các trí thức Saigon mới trốn ra mật khu, bà Thảo nói:

- Thôi đừng nói tới CS tôi nghe, tôi sợ quá! Hồi ở dưới xứ tôi (Sóc Trăng), ai nghe nhắc tới CS cũng kinh hồn, vì hồi CS dậy (tức Nam Kỳ khởi nghĩa 1941), họ bắt người mổ bụng dồn trấu…

Nữ sĩ Vân Trang, vợ giáo sư Trần Kim Bảng nói:

- Gặp phản ứng của “bà cả” rồi! 

Trong khi Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát cũng mỉm cười cho vui lòng bà Thảo. Ông Võ Ngọc Thành, công chức cao cấp trong chính phủ VNCH mới trốn vô bưng cũng phụ họa thêm:

- Làm gì thì làm, không bao giờ tôi theo VC. 

(Tiết lộ của một ủy viên trung ương MTGPMN). 

Các trí thức miền Nam ngây thơ, tin vào sự tuyên truyền của CS mà bị họ lợi dụng. Khi đã trốn ra bưng, họ bị kèm kẹp, không bao giờ có dịp “hồi chánh”. 

Chúng tôi muốn kể lại vài trường hợp điển hình.

Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1982)

Là một trí thức lớn của miền Nam, sinh trong một gia đình danh giá, giàu có tại miền Bắc. Ông Thảo là người thứ ba trong số 4 anh chị em đều đỗ đạt. 

- Anh cả Trịnh Đình Huyến, tốt nghiệp ngành canh nông (trường Công Chánh Hà Nội), ông được bổ nhiệm làm đốc công thủy lợi nhiều nơi tại Nam kỳ, có lúc ông sống ở Giá Rai, Bạc Liêu. Chính tại nơi đây, nhà văn Nguyễn Hiến Lê đi công tác thủy lợi, được quen biết với ông và trở thành con rể ông Huyến. 

- Con thứ hai cũng tốt nghiệp trường Công Chánh ra, làm công chức cho Pháp. 

- Ông Trịnh Đình Thảo, tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa tại Pháp rất sớm, hồi hương về Nam kỳ năm 1929, hành nghề luật sư tại tòa Thượng Thẩm Saigon đến năm 1945. Trong thời gian ấy, nhiều lần ông bênh vực cho các nhà ái quốc Việt Nam bị Pháp bắt, đưa ra xét xử. Năm 1945, ông Thảo tham gia chánh phủ độc lập đầu tiên do cụ Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Sau khi Việt Minh cướp chánh quyền, ông Thảo vẫn sống ở Saigon bằng nghề luật sư cho đến năm 1954, tên ông xuất hiện trong “phong trào hòa bình” cùng với một nhóm các trí thức khác như các ông Lưu Văn Lang, Michel Văn Vĩ, dược sĩ Trần Kim Quan, Từ Bá Đước, Phạm Huy Thông, Nguyễn Thị Lựu…

Ông Thảo có một người em gái, được gả cho một luật sư ở Hà Nội. 

Ngày 10/8/1954, phong trào hòa bình chính thức ra tuyên ngôn: ngừng bắn vĩnh viễn; trao trả tù binh; thực hiện tự do dân chủ… 

Ông bà Thảo có một ngôi nhà lớn như dinh tham biện tại Thông Tây Hội, Gò Vấp. Năm 1963, VC cho người móc nối luật sư Trịnh Đình Thảo (có lẽ là bà luật sư Ngô Bá Thành) cùng một số trí thức đối lập, bất mãn với chính quyền quốc gia, chống chế độ Ngô Đình Diệm về việc để Mỹ đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, can thiệp vào nội bộ. Cán bộ trí vận MTGPMN luôn luôn tìm cách đưa chỉ thị, giao nhiệm vụ cho ông ta để lôi cuốn thêm các phần tử bất mãn khác, lập thành một nhóm làm áp lực, tranh đấu công khai chống chính quyền. Đầu năm 1965, tại tư gia ở Thông Tây Hội, Gò Vấp, luật sư Thảo tổ chức một buổi họp dưới hình thức ăn tiệc, đưa ra thăm dò ý kiến các trí thức đã được mời tới, nhưng chưa nói rõ công tác. Trong lần họp ấy, các trí thức đồng ý lập Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết theo chủ trương của MTGPMN đề ra. Sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân thất bại (1968), MTGPMN bây giờ hết ăn khách, VC lập thêm một tổ chức mới qui tụ các trí thức, nhân sĩ tên tuổi của miền Nam lấy tên Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam. Muốn vậy, họ phải tìm cách mời các trí thức tên tuổi ấy ra bưng: đi đêm có ngày gặp ma. Các trí thức bất mãn, chống chế độ, thậm thụt giao thiệp với VC đã thấu tới tai chánh quyền quốc gia. Nhiều vị bị mời điều tra, hỏi cung, hoặc tạm giam, thẩm vấn. Với chứng cớ đầy đủ, dễ gì họ chối được. Các trí thức bị chính quyền quốc gia thẩm vấn hay tạm giam. gồm các ông kỹ sư Hồ Văn Bửu, luật sư Nguyễn Long, luật sư Ngô Bá Thành (tức Phạm Thị Thanh Vân, con gái bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến, nguyên Tổng Ủy Trưởng Di Cư), luật sư Trịnh Đình Thảo… VC cho người liên lạc, hối thúc các vị ấy “cứ ra bưng, vô vùng giải phóng để được bảo vệ”. 

Trong thế “chẳng đặng đừng”, ông Thảo được du kích tới nhà, khiêng đi vào một đêm tối, sau khi đưa ông ra khỏi Sàigòn an toàn.

Trường hợp này cũng giống như việc hòa thượng Thích Đôn Hậu. Trong khi tấn công Huế (1968), Việt Cộng “mời” ông lên núi “họp”. Ngài không đi, chúng cho bộ đội thay phiên võng ngài lên núi. (lời giáo sư Lê Văn Hão)

Khi chiến trường miền Nam sôi động, MTGPMN liền gởi các trí thức miền Nam ra Hà Nội, trọ tại nhà khách Trung Ương đảng. Trong lúc gặp nhau đủ mặt, luật sư Trịnh Đình Thảo đã lên tâm sự với giáo sư Lê Văn Hảo rằng: 

- Bọn mình chỉ là những hình nộm. Người ta sai làm gì thì làm nấy, chớ chẳng có chút quyền hành gì cả…Lần đó, luật sư Thảo gặp các bà Nguyễn Đình Chi, giáo sư Lê Văn Giáp, ông Nguyễn Đóa, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (một trong “3 ông hòa bình”), Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thúc Tuân (em ông Nguyễn Thúc Hào (?).. . 

* Lâm Văn Tết (1896 – 1982):

Là một trí thức, nhân sĩ có uy tín lớn trong hàng trí thức miền Nam, Lâm Văn Tết xuất thân trong một gia đình đại điền chủ tại Bạc Liêu, từng làm trong sở Công Chánh Pháp nhiều thập niên. Từ năm 1943, Lâm Văn Tết bắt đầu hoạt động chống Pháp có khuynh hướng thân Nhựt, rồi lại ủng hộ Việt Minh kháng chiến. Sau đó ông theo Việt Minh một thời gian ngắn, thấy rõ VM không thật tâm yêu nước, chỉ lợi dụng xương máu người dân để họ phục vụ cho quyền lợi của CS, thì bỏ về thành. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Lâm Văn Tết bất mãn khi thấy người Mỹ càng ngày càng can thiệp vào nội tình VN. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Lâm Văn Tết được mời làm hội viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia (giống như Thượng Viện, nhưng không do dân bầu). Ông được cử làm Phó Chủ Tịch đủ biết uy tín của ông ra sao. Từ năm 1965, cán bộ trí vận móc nối, ông Tết bày tỏ tích cực thái độ chống đối và bất mãn của ông trước việc Mỹ xua quân ồ ạt vào miền Nam. Chiến tranh mỗi ngày một leo thang, Mỹ đưa quân thêm vào, làm cho miền Nam mất chính nghĩa. Từ đó, VC tuyên truyền “đánh Mỹ cứu nước”. Sau Tết Mậu Thân (1968), cụ Lâm Văn Tết được móc nối trốn vô mật khu R, để được “bảo vệ”. Cũng như Trịnh Đình Thảo, ông vì già, sức yếu, đã 72 tuổi, nên được du kích khiêng bằng võng vô khu. Sáu năm sống trong rừng, cụ Tết chỉ làm có mỗi một công việc “cho MTGPMN” “mượn cái tên” để tuyên truyền, phỉnh gạt mọi người. Hàng ngày cụ uống trà, đọc sách báo, học chính trị (mỗi tuần 2 buổi) về đường lối, chính sách và “thế tất thắng” của MTGP. Khi chính phủ lâm thời CHMNVN được thành lập, cụ được gởi ra nước ngoài để tuyên truyền, rồi được qua Đông Đức chữa bịnh … Tại mật khu R, VC “gắn” cho cụ nhiều chức vụ rất kêu, nhưng hữu danh vô thực với mục đích lợi dụng tên tuổi cụ để lôi cuốn đồng bào và trí thức ngây thơ như: Phó Chủ tịch Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình. Đến tháng 6 năm 1969, cụ được “gia phong” chức mới để ngồi chơi xơi nước là Ủy Viên Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ, do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Kể cả ông Nguyễn Hữu Thọ lẫn cụ và các ủy viên trong Hội Đồng cố vấn đều bị VC cố vấn, chớ các cụ cố vấn được ai. Nói cách khác, cụ bị cố vấn thì đúng hơn. 

“Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình”, “Hội đồng cố vấn chính phủ”, cũng như nhiều tổ chức khác do VC lập nên, chỉ là những tổ chức chính trị, lừa bịp thế gian, chớ không phải “tổ chức chính quyền”, vậy các trí thức theo VC chỉ là những tấm bình phong che chắn cho những việc làm gian ác của họ.. Tuy vậy, nhiều người chưa rõ CS, cho rằng các trí thức miền Nam theo MTGP đều “làm lớn lắm”.

Nói đến trường hợp các ông chồng trí thức theo VC, bị các bà vợ giựt dây, muốn cho chồng “được làm lớn”, chúng tôi xin kể lại trường hợp bác sĩ Phùng Văn Cung và vợ chồng giáo sư Trần Kim Bảng – Vân Trang.

Bác sĩ Phùng Văn Cung cùng với vợ thoát ly theo VC từ ngày VC mới chuẩn bị thành lập MTGP. Xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, chào đời tại Chợ Lớn và gia đình bên vợ Lê Thoại Chi cũng thuộc hàng giàu lớn, trí thức, nhiều người học cao, đỗ đạt, vô “dân Tây”, bác sĩ Phùng Văn Cung không phải là mẫu người dấn thân, ham hoạt động chính trị. Một người em bà con của bà Phùng có bí danh là Ba Trà, người trực tiếp ra vô Sàigòn Chợ Lớn như ăn cơm bữa. Chính Ba Trà là người móc nối nhiều trí thức bất mãn, đối lập với chính quyền quốc gia từ năm 1957.

Theo lời ông Trương Như Tảng, Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam cho biết: “Nguồn tin của tình báo Mỹ hiểu lầm rằng bác sĩ Phùng Văn Cung là người chủ trương khủng bố.”

Sự thật ông chỉ thuộc thành phần bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm. Trước khi thoát ly, trốn ra mật khu vào đầu năm 1960, bác sĩ Cung phục vụ nhiều năm trong các bịnh viện lục tỉnh. Sau đó ông đổi về là giám đốc một bịnh viện ở Sàigòn. Theo một vài người có quen biết với bác sĩ Phùng Văn Cung thì bác sĩ Cung là người thích hưởng nhàn, tính tình hiền lành. Những ngày cuối tuần rỗi rảnh, ông thường đến nhà, hoặc mời các đồng nghiệp, bạn bè tới nhà đánh bài tứ sắc. Về quan điểm chính trị, bác sĩ Cung là người chủ trương hòa giải hơn cứng rắn, ít thích nghi với cuộc sống kham khổ. Lúc sống trong mật khu, các bạn bè bác sĩ Cung cũng đều cho rằng những điều nhận xét trên là đúng. Nhiều thành viên của bác sĩ Cung như dược sĩ Hồ Thu, Trần Bửu Kiếm … đều có cảm tưởng rằng bác sĩ Phùng Văn Cung không thể làm người cách mạng được. Trái lại vợ ông là một người đàn bà nhiều tham vọng, Lê Thoại Chi hoạt động tích cực, lấn lướt và chế ngự ông chồng hiền lành trước mặt bạn bè. Bà Phùng Văn Cung là người có ý chí mạnh mẽ. Tôi được nghe một ủy viên trung ương MTGP quen biết với vợ chồng bác sĩ Phùng Văn Cung xác nhận:

Bác sĩ Phùng Văn Cung ra Hà Nội được Hồ Chủ Tịch đón tiếp

Chính bà Phùng Văn Cung đã thúc đẩy chồng tham gia hoạt động chính trị, trốn ra mật khu theo MTGP từ lúc chuẩn bị thành lập và họ không ngờ rằng MTGP chỉ là chiêu bài do CS miền Bắc dựng lên để có chính nghĩa xâm lăng, chiếm trọn miền Nam. Khi tìm các thành viên để lập chiêu bài MTGP, các cán bộ CS đã tìm hiểu, phân tích uy tín, thái độ chính trị của một số trí thức, nhân sĩ thân Cộng. Vai trò chủ tịch MTGPMN chính VC đã thảo luận trước, không cần tiếp xúc hay hỏi ý kiến của đương sự, rồi “bắt cóc họ”, đưa ra mật khu phong chức hàm. Khi đã chọn xong, họ mời các vị ấy đi họp, rồi bắt cóc luôn vô rừng. Trong một bài trước, chúng tôi có nhắc đến việc VC bí mật lựa chọn người đóng vai chủ tịch MTGPMN giữa các trí thức, nhân sĩ được dân chúng nghe danh, biết tên như dược sĩ Trần Kim Quan, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giám đốc nhà băng Michel Văn Vĩ … sau cùng họ chọn luật sư Nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang bị chính quyền quốc gia giam lỏng tại Cũng Sơn, tỉnh Phú Yên. Sau đó họ tổ chức bắt cóc Nguyễn Hữu Thọ, gọi là “giải thoát” Thọ, rồi đem giấu tại một nơi nằm trong rừng sâu, giữa biên giới Nam Kỳ, Miên, Lào, gọi là vùng “Trois frontiers”, đợi ngày thành lập MTGPMN (20-12-60) bầu ông Thọ vào chức chủ tịch. Tuy nhiên, vào ngày đó, ông Thọ về căn cứ MTGP không kịp, nghĩa là không có mặt. Mặt trận đã không có quyền gì, thì chức chủ tịch cũng chỉ là … hàm mà thôi. Tất cả mọi thành viên trong mặt trận này cũng được lựa chọn từ trước, không hỏi qua ý kiến đương sự. Theo chỉ thị từ Hà Nội, VC dàn cảnh để tổ chức lập “MTGPMN”. Họ mời các trí thức, nhân sĩ “đi họp” rồi dẫn đi luôn vô rừng. 

Trở lại việc bà Cung là người tích cực, lấn lướt quyền chồng … Trong cái gọi là “Đại hội mừng công” dỏm, tổ chức tại mật khu năm 1964 có một chuyện lừa bịp do chính người được lãnh mề đay, cờ lưu niệm và nhận miếng vải có thêu mấy chữ MTGP để lưu niệm. Người đó là anh Dương Đình Lôi, người Tân An, tập kết ra Bắc, làm thiếu tá huấn luyện viên trường dạy pháo binh ở Sơn Tây, mới xâm nhập miền Nam, chẳng biết ất giáp gì cả.

Nguyên lúc đó là năm 1964, sân bay Biên Hòa bị VC pháo kích, làm hư hại nhẹ 2 chiếc phản lực cơ Skyraiders. Liền sau đó, phi cơ trực thăng vọt lên, phát hiện chỗ đặt súng pháo kích nhờ đốm lửa phát ra, liền xạ kích, hạ sát tất cả mấy tên du kích đó, trong ấy có Huỳnh Thành Đồng làm “tổ trưởng đoàn 69″. 

Tuy vậy, độ một tháng sau, để tuyên truyền lừa bịp, MTGP tổ chức “đại hội mừng công” tại mật khu, trước sự hiện diện của một số trí thức mới trốn ra, các ủy viên trung ương của Mặt trận. Sau lúc Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn chào mừng, ca ngợi công trạng láo khoét, tới phiên các chiến sĩ có công lên nhận huy chương. Ông Dương Đình Lôi được gọi lên khán đài, và biết rằng “bị đóng kịch”, phải giả vờ đóng trọn vai người chiến sĩ thi đua, anh dũng lập công. Huỳnh Tấn Phát bước lên khán đài tặng ông Lôi “Huy chương kháng chiến hạng 3″. Tới phiên tặng lá cờ kỷ niệm, thì đến bác sĩ Phùng Văn Cung phó chủ tịch bước lên khán đài, nhưng bà Cung nhanh chân, giành lên khán đài trước. Bà ôm hôn thắm thiết “chiến sĩ thi đua lập công Dương Đình Lôi”, rồi mới trao cờ kỷ niệm. 

Anh Lôi kể: 

- Bà Phùng Văn Cung già ngắt, phấn son thơm phức, nhưng da mặt đã nhăn!

Trong “đại hội mừng công này”, lần đầu tiên có đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bí danh Sáu Vi xuất hiện. Ông từ Hà Nội mới vô R bằng phi cơ qua ngả Phnom Penh để nắm tất cả quyền hành. Ông bà Phùng Văn Cung có gởi một đứa con gái ra Hà Nội học tập, vì để nó học trong Nam “sẽ hư con người”.

Theo ông Lê Tùng Minh, giáo sư Đại Học Tổng Hợp, quê ở Sóc Trăng, tập kết ra Bắc cho biết:

- Cô gái con ông bà Phùng Văn Cung khi ra Bắc được gởi theo học lớp y tá, thay vì bác sĩ như bà Cung muốn. Nhớ lại hồi năm 1960, khi cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bất thành, một số sĩ quan VNCH, trốn lên Cam Bốt rồi được VC móc nối, trốn vô mật khu, theo VC. Trong số đó có đại úy Phan Lạc Tuyên, thiếu úy Thái Trần Trọng Nghĩa, bút hiệu Thủy Thủ. Phan Lạc Tuyên được MTGP gởi ra Hà Nội làm “tùy viên văn hóa” cho MT, bên cạnh chính phủ HCM. Cô gái con ông bà Cung lấy ông Phan Lạc Tuyên, ăn ở với nhau có một đứa con. Sau năm 1975, ông Tuyên trở về Nam, thôi hẳn người vợ đó. Gia đình ông Tuyên trước năm 1960 cũng đã đổ vỡ. Ông về Sàigon ăn ở với người em dâu, (?) là vợ của người em, bị đi học tập cải tạo.

Cũng trong lần “đại hội mừng công” nầy, bà Nguyễn Thị Định được Nguyễn Chí Thanh (Sáu Vi) phong chức “Tư lệnh phó các lực lượng võ trang miền Nam”.

Sau đó, Sáu Vi có một buổi họp với một số trí thức Saigon mới ra, và nói một câu dằn mặt, làm cho mọi người thất vọng:

- Quý vị ra đây là để “phục vụ cách mạng”, chớ không phải để được hưởng sự biệt đãi của cách mạng. 

Nên nhớ, hồi đó, họ chưa dùng các chữ “phục vụ đảng” mà chỉ nói “phục vụ cách mạng”. Ai hiểu sao thì hiểu. mấy chữ “đảng CS” còn giấu kín như bưng.

Chúng tôi muốn kể thêm một trường hợp khác về việc “mời họp”, rồi cưỡng ép ra mật khu tham gia MTGPMN với chức vụ “ủy viên trung ương” mà họ “gắn” cho. Người đó là ông giáo Nguyễn Văn Ngỡi, quê tại Tam Bình, là một chức sắc trong đạo Cao Đài. Ông Ngỡi là một người hiền lành, có lúc ăn chay trường, được phụ huynh và các học sinh kính trọng. Ông Ngỡi có một người con trai tập kết, tên Nguyễn Hồng Quang. Quang được du học bên Bulgaria và đậu kỹ sư, nhưng lúc về nước, được bổ làm nhân viên sứ quán VC tại Algeria. Biết rõ ông Ngỡi có liên lạc với người con tập kết, VC cho người móc nối, phổ biến tin tức miền Bắc. Họ đã nhắm “chức sắc đạo Cao Đài” của ông Ngỡi, nên vào một đêm tối giữa năm 1960, du kích tới nhà ông ở Tam Bình “mời đi họp”, rồi cưỡng bách, dẫn ông đi theo họ luôn. Khi thành lập MTGPMN, ông Ngỡi được phong chức “ủy viên trung ương”. Nhiều người ủy viên trung ương MTGPMN đều ở trong trường hợp đó. (Tôi được nghe chính người con trai của ông là Nguyễn Hồng Quang kể). Cho tới nay, nhiều trí thức miền Nam, trót nghe lời tuyên truyền đường mật của VC, rồi bị họ quyến rũ, thoát ly gia đình, trốn ra mật khu. Tới nơi, những vị nầy được phong các chức vụ nghe rất kêu mà hữu danh vô thực. Tới nơi, họ chỉ ngồi chơi xơi nước, biết mình bị lừa, nhưng rất ít người thoát được sự kềm kẹp của họ để trở về. Sau này, nhiều vị cũng thú nhận lầm lỗi của mình là tưởng rằng MTGPMN là tổ chức của những người quốc gia yêu nước, muốn đuổi Mỹ, để đòi chủ quyền và độc lập dân tộc. Lúc mới thành lập MT này, họ công bố chủ truong “độc lập dân tộc, hòa bình và trung lập”, không bao giờ để lộ “cái đuôi CS”. Vì lẽ đó, nhiều nhà trí thức, các chủ đồn điền, các cơ sở làm ăn lớn, nhưng không hiểu rõ thực chất của MTGPMN chỉ là công cụ của CS miền Bắc, nên đã bị họ đánh lừa, rồi lợi dụng. Chúng tôi muốn nói đến trường hợp các ông Trịnh Đình Thảo, bác sĩ Phùng Văn Cung, dược sĩ Hồ Thu, kỹ sư Cao Văn Bổn, kỹ sư Tô Văn Cang.

Trong kháng chiến chống Pháp, buổi đầu (1945-1950), mặt trận Việt Minh đã lừa bịp được các trí thức bằng cách đặt ra hai đảng Dân Chủ và Xã Hội để lôi cuốn những thành phần nói trên. Trong quá trình kháng chiến, CS luôn ngụy trang, che giấu mục tiêu thật sự của họ. Cán bộ, đảng viên CS núp trong bóng tối để chỉ huy. Tùy thời gian, họ dựng lên những chiêu bài khác nhau, mới nhìn người nào cũng thấy họ có chính nghĩa. Đó là “cái chính nghĩa giai đoạn”. Khi nào tình thế thuận lợi, họ trở mặt ngay. Khi CS Trung Quốc chiếm Hoa Lục, nối liền các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa thì ông Hồ theo lịnh của Mao Trạch Đông, tái lập đảng CS mà ông đã giả bộ tự giải tán tháng 11 năm 1945, rồi lập đảng Lao Động vô sản. Nước VN là một bộ phận của cách mạng vô sản toàn thế giới và sẽ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa CS. 

Sau hiệp định Genève, CS có âm mưu chiếm miền Nam bằng võ lực, nên gài cán bộ ở lại để phát động cuộc chiến tranh du kích, và cho cán bộ trí vận móc nối với những người kháng chiến cũ để mở đầu phong trào “tranh đấu chính trị trong quần chúng”. Những người đóng vai trò cán bộ trí vận, móc nối với các trí thức miền Nam là ai? Đó là Tạ Bá Tòng, Ba Trà (Trần Văn Paul), Tư Đen… 

Nhiều trí thức đối lập, sẵn sàng theo Mặt Trận để chống lại chính phủ quốc gia, vô tình họ trở thành những kẻ nối giáo cho giặc mà báo chí miền Nam trước đây gọi những thành phần đó là “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”. 

Trong số những trí thức, khoa bảng miền Nam theo CS có một số người tham vọng quyền lực như luật sư Trịnh Đình Thảo, có nhà riêng như dinh tham biện, nằm trong một vườn xoài rộng lớn, mát mẻ; giáo sư Nguyễn Văn Kiết, từng làm lớn trong Bộ Giáo Dục, được cấp tư gia, có công xa đưa đón; ông bà Phùng Văn Cung … chắc chắn không muốn theo CS để rồi tất cả tài sản bị tịch thu …! Họ là những người thuộc giai cấp thượng lưu xã hội, hưởng mọi sự ưu đãi, không bị áp bức, bốc lột thì làm sao theo CS được, nếu không hiểu lầm rằng MTGPMN là của những người quốc gia yêu nước? Nguyên nhân đó cũng là lý do thầm kín, chẳng hạn như các ông nhắm vào chức thủ tướng, bộ trưởng sau này? 

Về trường hợp vợ chồng giáo sư Trần Kim Bảng cũng là những người ngây thơ, tin rằng MTGP không phải là CS. Khi họ thành lập “chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN” (cũng là chiêu bài mới), bà Vân Trang, vợ giáo sư Bảng có hỏi: 

- Tại sao nước ta là nước nông nghiệp, lại không có bộ Canh Nông? 

Rõ ràng bà tưởng cái chính phủ ấy thực sự có quyền hành! Nó chỉ là công cụ của CS miền Bắc, để có tư thế tham dự hòa đàm tại Paris. 

Ông Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vừa là nhà văn, nhà giáo và nhà cách mạng ôn hòa. Ông Thiên Giang là thân phụ của giáo sư địa chất Trần Kim Thạch, dạy tại trường Đại Học Khoa Học Sàigòn. Trần Kim Bảng là người sinh quán tại Quảng Nam, học hết cao đẳng tiểu học Pháp (tức trung học đệ nhất cấp), hoạt động trong nhóm CS đệ tứ như các ông Hồ Hữu Tường, Trần Văn Thạch … là kẻ thù không đội trời chung với CS đệ tam, tức phe ông Hồ. Tuy nhiên thời kỳ sau này, CS đệ tam vẫn lợi dụng họ mà không giết như hồi kháng chiến chống Pháp … Có lúc ông Bảng bị Pháp bắt giam tại Lao Bảo (Quảng Trị). 

Từ năm 1949-1952, Trần Kim Bảng sống tại Sàigòn, viết báo, cộng tác với các tờ báo có khuynh hướng xã hội. Trong thời gian đó, ông tiếp tục làm giáo sư địa tại một số tư thục ở Sàigòn. Bà vợ ông, người ta chỉ biết bút hiệu Vân Trang, họ Đào (?), con một gia đình điền chủ ở miền Tây. Ông Trần Kim Bảng có một người em gái, cũng có khiếu văn chương, thường làm thơ, bút hiệu là Hợp Phố. 

Trong thập niên 1950, bà Vân Trang vừa là nhà văn chuyên viết các truyện ngắn về phụ nữ trung lưu, tiểu tư sản ở thôn quê miền Nam khá có tiếng tăm. Nữ sĩ Vân Trang là con gái út của gia đình có 4 người con gái, đều thông minh, học giỏi, có tài viết văn, làm thơ và đàn ca … 

- Người chị cả là vợ của học giả Hồ Hữu Tường, quê ở Thường Thạnh, Cái Răng, Cần Thơ hoạt động trong nhóm đệ tứ, nổi tiếng là lý thuyết gia của nhóm. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông Tường là người đệ tứ duy nhứt còn sống sót, thoát khỏi những đợt thanh trừng của phe ông Hồ. Từ năm 1949, ông Tường, cùng với các ông Trịnh Khánh Vàng, Trần Văn Ân, Lê Văn Ngọ, Jean Baptise Đồng ... đều làm cố vấn cho Bảy Viễn. Năm 1955, ông Tường bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt, kêu án tử hình và đày ở Côn Đảo. Sau khi nhà Ngô bị đảo chánh, ông Tường được trả tự do. Sau đó ông ứng cử dân biểu quốc hội và đắc cử. Sau năm 1975, ông bị VC bắt cải tạo và chết trong tù ở Hàm Tân. 

- Người chị thứ hai được biết đến qua mấy chữ “Bà Tân Sinh” vì bà có nhà sách “Tân Sinh” ở đường Đinh Tiên Hoàng, Dakao. Có lúc bà Vân Trang đứng trông coi nhà sách phụ với chị. Chồng bà Tân Sinh, cũng là nhà văn, có viết quyển truyện ngắn “Nọc Nạn” kể lại biến cố lớn ở Nam Kỳ năm 1928, trong đó cường hào ác bá (ông chủ H. với Mã Ngân) cấu kết với nhau, cướp đất của nông dân trực tiếp đứng ra khai khẩn, nhưng không biết thủ tục giấy tờ xin hợp thức hóa. 

- Người kế là nữ sĩ Mộng Trung, đa tài, biết đàn ca, viết văn, làm thơ, là vợ của giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê … Cả hai vợ chồng ông Trần Kim Bảng đều hoạt động chính trị, và bà Vân Trang có nhiều tham vọng, muốn chồng giữ chức vụ quan trọng. Hai vợ chồng thoát ly gia đình, trốn ra mật khu vào năm 1968. Tuy nhiên, trong MTGPMN cũng như cái gọi là “chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”, cả hai ông bà đều không được “gắn” một chức vụ nào cả, trong khi đó, bác sĩ Phùng Văn Cung làm Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ. 

Ghi chú của MGT:

( 4 chi em:    Chị cả:    vợ  học giả Hồ Hữu Tường

Chị thứ hai:    Bà Vân Sinh, vợ ông chủ nhà sách Vân Sinh trên đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Cao.

Chị kế:    Nữ sĩ Mộng Thu, vợ giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê, tại Pháp

Cô út:    Nữ sĩ Vân Trang, vợ ông Trần Kim Bảng (MTGPMN).
   
Cán Bộ Trí Vận Móc Nối Các Nhà Trí Thức Miền Nam Như Thế Nào?

Trước hết, cán bộ trí vận nhắm vào thành phần kháng chiến cũ, có liên hệ ít nhiều với Việt Minh từ sau năm 1945. Phần lớn những người này đều có cảm tình với MTGPMN. Những cán bộ trí vận (vận động trí thức) mà chúng tôi được biết là Tạ Bá Tòng, Tư Đen, (Nguyễn Thanh Phong) Ba Trà (Trần Văn Paul …) 

Trước hết chúng tôi xin kể về trường hợp cán bộ trí vận Ba Trà. Ba Trà còn có tên là Trần Văn Danh hay Paul, em ruột của bà Phùng Văn Cung, người sinh trưởng tại Chợ Lớn. Trà theo học chương trình Pháp nhưng dở dang ở bậc đại học, rồi bỏ theo kháng chiến. Tôi xin mượn lời của một ủy viên “Mặt Trận Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ và Hòa Bình” kể lại những hoạt động của Trà: 

“Tôi làm cho … tại đồn điền cao su Lai Khê, cách quận Bến Cát chừng 4km. Chỗ này vắng vẻ, ban đêm VC thường lén về đòi tiền, thu thuế và tuyên truyền “cách mạng”. Tôi bị họ đến hăm dọa, đòi tiền nhiều lần, và tuyên truyền về đường lối, chính sách của cách mạng. Có lúc tôi đấu lý với chúng, nhưng không thể nào dứt khoát cự tuyệt được … Tôi “ủng hộ cách mạng” nhiều lần, mỗi lần một số tiền tượng trưng. Quen mùi thấy bùi, cứ cách vài ba đêm, chúng cử người tới diễn trò cũ: đòi tiền yêu cầu ủng hộ và tuyên truyền rỉ tai.
“Chừng vài tháng sau tôi mới cảm thấy mình dại vì đùa với lửa. Tôi đã đấu lý và làm cho chúng bực bội, hậm hực bỏ đi. Tôi nghĩ trước sau gì tôi cũng bị VC trả thù. Nếu tôi tiếp xúc thường xuyên và ủng hộ cách mạng bằng tiền nhiều lần, trước sau gì, chính quyền quốc gia cũng phát giác, hoặc nghi ngờ, làm khó dễ, khiến tôi thấy cuộc sống bị đe dọa từ nhiều phía. Trong một dịp tình cờ, người bạn tôi, anh kỹ sư Tô Văn Cang giới thiệu một cán bộ VC vừa mới xâm nhập Sàigòn, Gia Định. Tôi sốt sắng làm quen liền vì nghĩ rằng nó sẽ là “cái mộc” để bảo vệ tôi ở Lai Khê khỏi bị VC khủng bố. Người đó là Tư Đen (tên thật là Nguyễn Thanh Phong), từng du học ở Pháp về, không có bằng cấp gì. Sau năm 1975, có lúc hắn làm giám đốc công an thương cảng Sàigòn. Qua sự gặp gỡ với Tư Đen, tôi được quen thêm một cán bộ khác có bí danh Ba Trà. 

Lúc đó Ba Trà cũng là cán bộ trí vận, hoạt động như thế nào tôi không rõ. Mỗi lần y ghé thăm tôi, nhờ tôi chở đi chỗ này chỗ nọ. Tôi như một người tài xế cho y. Có lần y bắt tôi chở tới gần một địa điểm rồi xuống xe, đi một mình đến chỗ mà y muốn sau khi thấy xe tôi chạy khuất. Một lần tôi đi công chuyện ở Dầu Tiếng, Ba Trà xin quá giang về Núi Cậu … Nhưng khi đến Dầu Tiếng, không thấy người đi đón ở điểm hẹn, nên y phải trở về Sàigòn … Sau này tôi mới biết y đi đổi dollars ra tiền Việt Nam Cộng Hòa, để đem về mật khu. 

Sau nầy tôi mới biết núi Cậu là mật khu của Ủy Ban MTGPMN khu Sàigòn – Gia Định do khu ủy thường trực là Trần Bạch Đằng nắm giữ. Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, bí danh Tư Ánh (tên con gái ông ta). Trong đợt tổng công kích vào Tết Mậu Thân năm 1968, Trần Bạch Đằng làm phó bí thư đảng ủy tiền phương 2, còn bí thứ là Võ Văn Kiệt. Vợ của Trần Bạch Đằng là Nguyễn Thị Chơn (thường được gọi là Dì Năm Chơn), có lúc bị chính quyền quốc gia bắt giam. Trần Bạch Đằng phải tìm cách trao đổi tù binh với Mỹ để cứu bà Chơn. Khi chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra đời, bà Chơn được cử làm thứ trường Bộ Tư Pháp. Năm 1969 bà Chơn có tham gia phái đoàn dự hội nghị Paris. 

Có một lần Ba Trà biểu tôi chở đi Dầu Tiếng để đón một ông lớn. Khi tới suối ông Hùng, còn cách Dầu Tiếng 10km, gặp du kích chận xe lại. Nhìn mặt, họ biết Ba Trà là người của họ, và bảo tôi trở đầu xe. Lúc đó Trần Bạch Đằng mới xuất hiện, lên xe cùng với Ba Trà trở về Sàigòn. Sau này tôi mới biết Trần Bạch Đằng là thường vụ khu ủy Sàigòn – Gia Định. Trần Bạch Đằng có nhà trọ ở đường Phan Kế Bính, và mua một chiếc xe du lịch Simca 1000, do người nhà là Nguyễn Hải Thọ đứng tên và làm tài xế. Nguyễn Hải Thọ là em vợ của người anh ruột bà Nguyễn Văn Thiệu (bà Mai Anh), giáo sư Pháp Văn ở trường trung học Tân Hiệp (Bến Tranh) tỉnh Định Tường. Hiện nay Thọ làm giám đốc công ty cung ứng xuất khẩu ở Sàigòn (1990). 

Trong thời gian giao thiệp với Ba Trà, có lần anh ta nhờ tôi đem tờ tạp chí của VC tựa “Trí Thức Mới” phổ biến trong giới trí thức ở Sàigòn, đặc biệt là đem tới nhà hai ông: Dương Minh Thới, thân phụ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, và Nguyễn Xuân Bái, thân phụ của Nguyễn Xuân Oánh. Tôi nhận mấy tạp chí đem về nhà, nhưng rồi vì lo sợ, đã đốt sạch, không giao và không phổ biến cho ai cả. Tuy nhiên tôi cũng báo cáo với Ba Trà tôi đã tiếp xúc với hai ông trí thức kể trên, và đã cho hai ông biết đường lối sắp tới của MTGPMN sẽ tấn công để cướp chính quyền, để đưa toàn thể miền Nam được độc lập, hòa bình và trung lập như hội nghị Nhân Dân Đông Dương chủ trương theo ý kiến của Tổng Thống De Gaulle. Tôi cũng bịa ra rằng cả hai nhà trí thức ấy rất hài lòng và ước mong cán bộ MTGPMN cứ đến thăm người trí thức ở thương cảng Sàigòn để giới trí thức miền Nam không còn sợ MTGP là CS nữa. Tất nhiên, những điều tôi báo cáo láo với Ba Trà, được anh ta trình về mật khu, về cục R. Vì vậy, sau này Ba Trà được lịnh kết nạp tôi làm cán bộ trí vận của MTGPMN khu Sàigòn – Gia Định, nhưng chỉ là cán bộ trên danh nghĩa, chớ không có giấy tờ gì chứng minh cả. 

Cũng từ đó, tôi tưởng rằng mình có thể yên tâm đi làm việc ở các đồn điền cao su hẻo lánh. Nếu bị VC bắt, chắc chắn tôi sẽ được thả liền và không còn nguy hiểm nữa. Tôi ngây thơ tin tưởng như vậy. Sự thật cả hai ông trí thức kể trên đều là những nhà tư sản, giàu có, chưa chắc gì họ sẵn sàng tin và theo MTGP. Tôi thâm thụt đi lại với Ba Trà trong gần 3 năm. Có những dịp tôi được gặp Vương Văn Lễ, Trần Văn Kiểu, Lê Thị Riêng và Đổ Thị Duy Liên … 

Đi đêm có ngày gặp ma. Ngày 28 tháng 4 năm 1967, ông bạn kỹ sư Tô Văn Cang điện thoại cho tôi: 

- Đừng run nghe! Đây là tin giật gân! “Ba Trà đã bị bắt rồi”, nhưng anh cũng cố trấn an tôi bằng cách nói thêm: 

- Anh Ba Trà có 30 tuổi đảng, sẽ giữ khí tiết và không tiết lộ bí mật. Đừng sợ! 

Phía VC, khi hay tin Ba Trà bị bắt, cho người nhắn tin Tô Văn Cang hãy ra vùng giải phóng ngay để được bảo vệ. Tuy nhiên, anh Cang không đi. Ngày 30 tháng 4 năm 67, vào lúc 3 giờ sáng, cảnh sát quận 3 đô thành bao vây nhà kỹ sư Cang và lục soát. Vì có chuẩn bị trước, anh Cang trốn trên trần nhà, nên thoát khỏi, chỉ có bà vợ bị bắt mà thôi. 

Trường hợp của tôi bị bắt cũng tương tợ. Tôi bị giam giữ tại bót Ngô Quyền, đường An Bình, Chợ Lớn. Vào chỗ tạm giam, tôi còn gặp một số đông người quen biết thì vững bụng là Ba Trà đã khai hết, nên không ai bị đánh đập gì cả và còn hy vọng được chính quyền quốc gia khoan hồng! Sau đó, tôi hỏi vài người quen về trường hợp Ba Trà bị bắt. Thực ra, Ba Trà bị theo dõi từ mấy tháng trước. Khi Ba Trà từ nhà kỹ sư Cao Văn Bổn đi ra, công an chính quyền VNCH xác nhận đúng là VC, chận y lại, rồi bắt đưa lên xe. Tới nơi hỏi cung, Ba Trà thú nhận y là cán bộ trí vận, không chối cãi hay giữ bí mật như mọi người lầm tưởng. Cuối cùng, chính quyền quốc gia cho Ba Trà tự chọn lựa: 

- Một là hợp tác với chính quyền quốc gia.
- Hai là chịu tra tấn.
- Ba là chịu thủ tiêu. 

Sau một hồi suy nghĩ, Ba Trà đầu hàng, và viết bảng tự khai sự thật 100% với chính quyền quốc gia. Ba Trà phải để hai ngày ròng rã viết lại các hoạt động của y và sự liên hệ của các cán bộ trí vận CS nào liên lạc với các trí thức nào ở Sàigòn, Chợ Lớn, Gia Định. Có một điều là Ba Trà thổi phồng sự thật về địa vị và chức vụ của y cho quan trọng hơn: khai tùm lum, khiến nhiều người chỉ mới tiếp xúc, chưa hoạt động cũng bị bắt như: Trương Như Tảng, giám đốc công ty đường Việt Nam, ông Đinh Xáng, chủ tịch một ngân hàng, Cao Thị Quế tự Đức Anh … Ba Trà cộng tác đắc lực với chính quyền quốc gia, nên công an VNCH còn bắt được bà Nguyễn Thị Chơn là vợ của Trần Bạch Đằng, hai khu ủy viên Sàigòn, Gia Định là Trần Văn Kiểu và Lê Thị Riêng. Hai người này không chịu đầu hàng và bị đưa đem bắn trong đêm đầu tiên của cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968). Sau khi chiếm được miền Nam, VC lấy tên bà Lê Thị Riêng đặt cho con đường Tôn Thọ Tường, chỗ bán phụ tùng xe đạp và xe Honda trong Chợ Lớn. 

Những việc không có liên hệ với y thì Ba Trà không khai như việc tôi và bà Ngô Bá Thành đi thăm các thượng tọa tại chùa Ấn Quang, đi gặp Linh Mục Hoàng Quỳnh. Tất nhiên những lời khai của Ba Trà về tôi thì tôi phải nhận, còn việc tiếp xúc với giáo sư Dương Minh Thới và ông Nguyễn Xuân Bái (mà tôi báo cáo láo) thì phải đối chất với hai ông ấy khi hai ông bị mời tới Tổng Nha CSQG. Đồng thời tôi phải làm giấy xác nhận là tôi đã “báo cáo láo” với Ba Trà, thì hai ông này mới không bị chính quyền quốc gia làm khó dễ. 

Dù sao tôi cũng đã tiếp tay, hoạt động cho VC với bằng chứng cụ thể, nên tôi bị giam trong phòng tối 9 tháng và 3 tháng tại Câu Lưu xá Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Dưới thời đệ nhứt Cộng Hòa (1955-1963) những trí thức hoạt động cho VC có bằng chứng cụ thể, có thể bị kết án 15 năm tù và bị đày đi Côn Đảo như trường hợp chị dược sĩ Phạm Thị Yến, vợ anh Trần Bửu Kiếm, và giáo sư Nguyễn Văn Chì năm 1960. Chị Yến được ân xá dưới thời cụ Trần Văn Hương. Chị có đến thăm cụ và sau đó được cắp phương tiện đi Phnom Penh đoàn tụ với chồng. Riêng kỹ sư Tô Văn Cang sau đó chính vợ đã khai thật vì bị dọa tịch thu tài sản, nên cũng bị bắt. Cang bị phạt nặng hơn tôi, nhưng cũng được tha cùng một lúc với tôi.” 

Giáo Sư Hứa Hoành 

Đăng trên Phụ Nữ Diễn Đàn, số 164, năm 1997


GS. Dương Hữu Thời - Người thầy, nhà khoa học, người kỹ sư mang bí danh "Phương Thanh"

Giáo sư Dương Hữu Thời


Phương ngôn Tây có câu "Cái áo không làm nên ông thầy tu". Quả vậy, học hàm, học vị và chức danh là những tiêu chí quan trọng cho các nhà khoa học, cho các thầy giáo ở các trường đại học nhưng không phải luôn luôn là như thế. Tôi nhớ lại ở lễ tang GS. Hoàng Xuân Nhị các học trò của ông không dám đính danh hiệu Nhà giáo ưu tú của ông dưới ảnh chân dung nơi bàn thờ ông. Lý do ông phải hơn danh hiệu mà ông có. Cũng vậy, tôi cũng còn nhớ lời phát biểu của GS. Ngụy Như Kontum trong buổi ông nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân rằng ông không vui vì có những người khác trước đó phải xứng đáng với danh hiệu này nhưng đã không được. Chuyện cũ. Tôi biết Tạ Quang Bửu không có các học vị cao, nhưng ông quả là nhà bác học, thầy của nhiều thế hệ các thầy, các nhà khoa học, nhiều viện sĩ, bác học khác của nước ta, người ta cũng chỉ gọi ông là GS. Tạ Quang Bửu.

Dương Hữu Thời cũng là trường hợp tương tự. Khi tôi viết Lời giới thiệu cho cuốn sách "Cơ sở sinh thái học" của người thầy đã khuất của chúng tôi với dòng đầu tiên: "GS. Dương Hữu Thời..." thì có người nhắc tôi là thầy Thời chưa phải là giáo sư... Tôi biết thế nhưng tôi vẫn viết trang trọng "GS. Dương Hữu Thời sinh ngày 10.5.1912 tại xã Tân Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre...". Có sao đâu vì trong lòng chúng tôi, những học trò của ông, chúng tôi kính phong ông là giáo sư đấy - giáo sư của chúng tôi. Vì "đó là... nhà sinh học bậc thầy của hầu hết tất cả chúng tôi - những giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ Sinh học đang sống và làm việc trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc".

Thật vậy, một số lượng lớn các học trò của thầy đã giữ nhiều cương vị chủ chốt trong các ngành sinh học, nông lâm nghiệp và nhiều ngành khác ở các trường đại học, viện nghiên cứu hay các cơ quan quản lý trong khắp cả nước đều là học trò của thầy. Tuy thế hiểu về thầy có lẽ cũng không có nhiều người, vì lẽ thầy khiêm tốn, ít khi nói về mình.

*

Sài Gòn, đất Nam Kỳ tự trị dưới thời thực dân Pháp, người ta những tưởng ở mảnh đất này tự do hơn các miền Trung Kỳ hay Bắc Kỳ. Nhưng anh thanh niên Nam Bộ, quê ở Bến Tre ấy, Dương Hữu Thời lại cảm thấy bức xúc về tự do trên mảnh đất quê hương mình. Anh thấy bao nhiêu người trước anh, học hành kiếm được mảnh bằng nào đó rồi chung quy cũng chỉ kiếm sống trong một công sở nào đấy, an tâm làm công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp mà thôi. Anh cảm thấy sống như thế chán lắm. Nhưng tự do như thế nào với người thanh niên đầy nhiệt huyết ấy, có lẽ người thanh niên ấy cũng chưa đến độ hiểu tự do của mình phải trong tự do của cả dân tộc. Người ta kể rằng anh thích cuộc sống được tự do "bay nhảy" thoả thích.

Năm 1930, anh muốn sang Pháp du học nhưng không đủ điều kiện. Tuy gia đình khá giả nhưng cũng không đủ chu cấp cho anh du học nước ngoài. Do vậy anh Thời cùng mấy người bạn lớn tuổi hơn mượn danh nghĩa "đi du lịch" để xuất ngoại học tập. Sang đến Pháp anh đã phải cố gắng rất nhiều. Tự thân anh phải lao động để kiếm sống nơi đất khách quê người và với sự giúp đỡ của bạn bè anh đã vượt qua được để theo kịp các bạn.

Sau 8 năm sống vất vả, miệt mài học tập cuối cùng, năm 1938, anh đã tốt nghiệp Đại học Khoa học với 5 chứng chỉ Thực vật học, Động vật học, Sinh lý học, Hoá học đại cương và Địa chất học trong khi chỉ cần 3 chứng chỉ là đủ để được làm một chân phụ tá ở Trường Đại học Marseille. Ban đầu anh chỉ là điều chế viên ở Bộ môn Sinh lý học của trường đại học, sau đó được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư phụ trách thực tập của nhà trường.

Làm việc và học tập, anh chuẩn bị thi nhận bằng thạc sĩ, nhưng rồi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (1939) việc học hành trở nên dở dang. Anh phải đợi đến năm 1942, nhưng kỳ thi không được mở lại. Chiến tranh, Chính phủ Pétain hạ lệnh không cho dân thuộc địa được làm công chức ở Pháp. Anh xin về Đông Dương để giảng dạy ở Trường Cao đẳng Hà Nội. Không may, anh lại mắc kẹt ở châu Phi và trong một thời gian dài, tại đây anh đã có được một số công trình nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Pháp ở Tây Phi với chức danh Giám đốc. Thời gian đó, có người Pháp muốn rủ anh vào một tổ chức chính trị nhưng anh đã từ chối và chỉ mải miết nghiên cứu chuyên môn vì anh còn lạ gì cái chính trị của những kẻ thống trị mình!

Năm 1946, anh trở về nước trong niềm hào hứng sau bao năm xa cách. Sài Gòn! Lại vẫn Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, một Sài Gòn hoa lệ nhưng vẫn là một Sài Gòn thuộc Pháp, một Sài Gòn bị tạm chiếm. Một sự thực oái oăm, đau lòng đối với anh - người thanh niên rất hăm hở khi trở về quê hương. Đó là việc gặp lại "mấy thằng bạn" người Pháp cùng học với mình ngày nào, học kém hơn mình mà giờ đây nhảy lên đầu lên cổ mình, làm chủ mình!

Tự do! Cả nước đang đứng lên đấu tranh để giành tự do cho dân tộc. Tiếng gọi của cuộc kháng chiến cứu nước đã thúc giục người trí thức Dương Hữu Thời đến với cách mạng. Năm 1947 Dương Hữu Thời sau một thời gian ở Sài Gòn về Bến Tre quê anh theo kháng chiến trong ngành quân giới và tại đây anh giữ các chức vụ như Vụ trưởng Vụ quân giới Khu VIII, Quản đốc liên xưởng quân giới khu VII, khu VIII và khu IX, Trưởng ban chuyên môn Phòng quân giới miền Tây Nam Bộ. Cho mãi đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, năm 1954 anh tập kết ra Bắc trở lại với nghề nghiệp chuyên môn của mình.

Tháng 11.1954, thầy Thời về dạy các môn học về Thực vật học tại Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Điều làm cho các sinh viên thời đó ngạc nhiên là đã nhiều lần giờ giảng của thầy phải dừng lại để thầy tiếp các anh bộ đội bên Bộ Quốc phòng đến làm việc với thầy. Các anh bộ đội gọi thầy là kỹ sư Phương Thanh và nói chuyện, trao đổi và xin ý kiến thầy toàn những chuyện súng đạn, bom mìn. GS. Nguyễn Lân Dũng là một trong số những học trò đầu tiên của thầy khi đó có kể lại rằng: khi nhóm sinh viên tò mò hỏi thăm các anh bộ đội về thầy thì đến lượt các anh lại ngạc nhiên tại sao Phương Thanh, kỹ sư quân giới nổi tiếng sáng tạo vũ khí ở miền Tây Nam Bộ lại dạy Sinh học ở trường đại học? GS. Nguyễn Lân Dũng kể: Hoá ra hồi đó khi lên chiến khu, đi kháng chiến thầy Thời đã kể lại quá trình học tập và nghiên cứu của mình tưởng mong được đem những kiến thức đã học tập được của mình có thể giúp ích được gì trực tiếp cho đất nước. Nhưng những người nghe đều hờ hững đón nhận vì người ta không biết sử dụng được gì về những chuyên môn Sinh học của thầy trong hoàn cảnh lửa bỏng nước sôi này? Thế là rõ! Thầy quyết định dùng vốn ngoại ngữ của mình để nghiên cứu một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và xa lạ. Đó là súng đạn và bom mìn. Và noi gương Trần Đại Nghĩa, Dương Hữu Thời đã trở thành một Trần Đại Nghĩa của miền Tây Nam Bộ với bí danh Kỹ sư Phương Thanh.

Sau 8 - 9 năm du học bên trời Tây, 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ ấy đã tôi luyện người thanh niên Nam Bộ Dương Hữu Thời thành một đảng viên cộng sản. Trong những năm tháng đầu xây dựng ngành Sinh học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thì công đầu thuộc về thầy và thầy Đào Văn Tiến (giáo sư chuyên ngành Động vật học). Đồng thời thầy cũng đã đảm đương những công việc chung khác như Phó chủ nhiệm Khoa Hoá - Sinh học (GS. Nguyễn Hoán là Chủ nhiệm), Phó chủ nhiệm Khoa Khoa học Tự nhiên (GS. Lê Văn Thiêm là Chủ nhiệm), Chủ nhiệm Khoa Sinh học và là Phó hiệu trưởng nhà trường (GS. Ngụy Như Kontum là Hiệu trưởng). Thời bình cũng như thời chiến, thầy Thời là người luôn gương mẫu, tiên phong trong mọi công việc.

Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Bến Tre, nhưng cả cuộc đời thầy Dương Hữu Thời là những ngày phấn đấu đầy gian khổ - gian khổ trong những năm tháng học tập trên đất Pháp, trong công việc ở châu Phi, gian khổ với những năm kháng chiến với nghiên cứu chế tạo A.T, bazôka, bom mìn... Ngày hoà bình lập lại, thầy vẫn kiên trì phấn đấu trong công việc hàng ngày dù đó là giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay công việc quản lý. Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ khá phức tạp, ấy thế mà tôi không hiểu thầy học bao giờ mà mới từ chiến khu về, tập kết ra Bắc, trở lại trường đại học chưa lâu thầy đã dùng sách tiếng Nga làm tài liệu giảng dạy cho chúng tôi. Điều đó chứng tỏ ngoài năng khiếu ra thì còn phải là một sự lao động tự học kiên trì mới có được. Thời kỳ đầu của các trường đại học nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn trước hết là thiếu chuyên gia. Vì vậy, công việc của thầy lại càng nặng nhọc hơn. Tiếp cận với cái mới, thầy đã hướng cho nhiều sinh viên đi sâu vào các hướng khác nhau trong học tập và nghiên cứu thực vật. Điều đó đã được thực tế ngày nay chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Ý thức khoa học phục vụ thực tiễn đời sống, sản xuất và chiến đấu luôn luôn thường trực trong con người thầy. Thầy đã hướng các học trò của thầy theo phương châm đó. Niềm đam mê của thầy là nghiên cứu tài nguyên sinh học nước nhà. Bận rộn với công việc giảng dạy, công việc của khoa, của trường nhưng thầy vẫn bố trí giờ cho các chuyến du khảo thực địa. Ai biết được rằng Vườn Quốc gia Cúc Phương ngày nay đã được phát hiện hơn 45 năm trước đây cũng là có sự đóng góp của thầy Dương Hữu Thời. Tôi nhớ, Cúc Phương hồi đó hoang vu lắm. Chúng tôi theo thầy phải lội bộ tới 20 cây số mới vào đến cửa rừng. Vào rừng thì nguy cơ đụng đầu với gấu ngựa, gấu chó làm cho bọn trẻ chúng tôi sợ hãi và chính thầy là tấm gương đem lại lòng can đảm cho chúng tôi.

Hoài bão đem khoa học phục vụ cuộc sống, thầy Dương Hữu Thời đã ghi dấu trên các đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Cạn), Phú Bình (Thái Nguyên) rồi Đồng Giao, Hà Trung (Thanh Hoá) để tìm cây làm thức ăn cho gia súc. Những kết quả nghiên cứu của thầy đã được trình bày ở nhiều hội nghị khoa học và in thành sách. Thầy cũng đã đề ra phương pháp tuyển chọn những cây cỏ hoang dại trồng làm thức ăn gia súc. Thầy say mê nghiên cứu và hướng các học trò vào nghiên cứu tài nguyên sinh vật của đất nước. Sinh môi và cây thuốc hoang dại là đề tài được thầy quan tâm nhiều cùng với các mơ ước quê hương đổi mới với hệ thống lớn các hệ sinh thái có năng suất cao của đồng bằng sông Cửu Long, đẩy mạnh sức sản xuất các hệ sinh thái Minh Hải, đưa nhanh ruộng đất miền Tây Nam Bộ lên làm hai, ba vụ lúa thường trực trong ý thức nhà khoa học Dương Hữu Thời.

Cuối những năm 60 của thế kỷ trước - cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở miền Nam nước ta ở vào giai đoạn cực kỳ khốc liệt. Quán triệt phương châm khoa học phục vụ sản xuất và chiến đấu, kỹ sư Phương Thanh - Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Dương Hữu Thời đã cử một đoàn cán bộ của Khoa cùng với các cán bộ của Uỷ ban Khoa học Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay) biệt phái sang quân đội làm nhiệm vụ tìm kiếm những cây hoang dại ăn được cho bộ đội tác chiến và thương binh, bệnh binh ở chiến trường. Chúng tôi có 6 người(1) đều là học trò của thầy cùng với các chiến sĩ bên Cục Quân nhu với ba lô, quân trang, vũ khí, mũ tai bèo với niềm tin chiến thắng đã đi bộ, hành quân vượt Trường Sơn vào các chiến trường 559, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ. Chính những thử thách của những năm tháng ở chiến trường đã góp phần tôi luyện chúng tôi, để chúng tôi có được quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng hơn.

Nhớ về một người thầy lịch lãm, tây học, với nụ cười hiền hoà, tính tình khiêm tốn, giản dị, trầm tĩnh, ít nói về mình nhưng cũng dễ cởi mở, dễ hoà nhập và tiếp nhận cái mới nhanh, luôn quan tâm đến người khác và với ý thức học hỏi, vượt khó vươn lên được các thế hệ học trò quý mến. Lắng nghe và ghi chép là đức tính ít có ở những người có lứa tuổi và chức vụ như thầy. Ghi chép để phản hồi, để góp ý kiến cho người khác là một tính cách rất quý của nhà sư phạm Dương Hữu Thời. GS. Nguyễn Lân Dũng là người hay viết thư, viết báo. Có ai biết được rằng những bài báo của Nguyễn Lân Dũng được độc giả Dương Hữu Thời đọc rồi lại viết thư cho tác giả, những lá thư dài vạch ra những điều cần bổ sung và gợi ý những hướng mới, những điều cần phát triển. Nguyễn Lân Dũng là người thường viết thư cho thầy và cho đến những ngày gần cuối đời của thầy, anh vẫn đều đặn nhận được thư, những lời khuyên dặn của thầy. Thật là một người thầy tâm huyết với học trò của mình!

Những năm tháng cuối đời, thầy Dương Hữu Thời vẫn chiến đấu với bệnh tật để tổng kết những việc còn dở dang. Cuốn "Cơ sở Sinh thái học" là công trình cuối cùng của thầy trên giường bệnh. Nhiều bản thảo khác còn bỏ dở và ở giờ phút lâm chung người ta còn tìm thấy trên bàn làm việc của thầy những trang viết dở dang về lịch sử ngành quân giới miền Tây Nam Bộ.

Con người không phải là thuỷ tinh hay pha lê. Thầy Thời cũng có tâm sự. Tôi có lỗi hay không khi viết về người đã khuất, lại là người thầy mình kính trọng? Cách đây 10 năm, tháng 9.1996 khi chúng tôi kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Dương Phương Dung, con gái út (đã mất) của thầy đã viết thư cho tôi, có đoạn: "Có một đêm đầu năm 1989 tức là năm ba cháu mất, ba cháu đã ngồi nói chuyện với cháu tới 12 giờ đêm..., Ba cháu nói lại toàn bộ cuộc đời của mình, cho cháu coi cuốn sổ ghi tổng kết các công trình nghiên cứu... Sau khi kể rất nhiều, cuối cùng ba cháu nói:... Cả cuộc đời ba đi theo cách mạng, cống hiến hết sức mình cho khoa học. Ba luôn phấn đấu vượt lên chính bản thân mình, ba không một chút ân hận nào khi nghĩ lại toàn bộ cuộc đời của mình. Ba chỉ buồn và tiếc là cuộc đời ba gặp phải nhiều điều không may và...". Phải chăng điều không may đó đã là nguồn bức xúc để cho người học trò của thầy, nay đã là giáo sư, khi GS. Lân Dũng thốt lên sau khi dự đám tang của thầy và rằng trong cáo phó chỉ vẻn vẹn có học vị "Kỹ sư Phương Thanh". Có lẽ chúng ta cũng nhất trí với GS. Nguyễn Lân Dũng rằng: "Những tấm huân chương để trước linh cữu thầy chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã ghi nhận công ơn của thầy" và "đông đảo các thế hệ học trò đưa tiễn thầy với niềm tiếc thương vô hạn là những bó hoa đẹp nhất đưa thầy tới cõi vĩnh hằng".

Và các học trò của thầy, nhớ thầy, viết về thầy.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của chúng ta trước đây, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, kế tục truyền thống của Đại học Đông Dương đã có 100 năm phát triển. Thầy là người tiếp thu cái mới rất nhanh, thầy sẽ hài lòng về những gì thầy để lại cho các học trò của mình xây dựng một Khoa Sinh học lớn mạnh, khang trang trong Đại học Quốc gia Hà Nội không thua kém gì ai. Khi viết những dòng này, trong số hàng ngàn, hàng vạn gương mặt của Đại học Quốc gia Hà Nội tôi không biết những ai sẽ có trong số 100 tiêu biểu, nhưng chắc chắn rằng chọn Dương Hữu Thời như là một sự đánh giá công bằng và phần nào có thể xoá đi những gì còn ưu tư của thầy trước đây.

Bây giờ, thầy có thể mỉm cười nhìn các thế hệ kế tiếp xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội vững mạnh và thầy cứ yên tâm cùng nhà văn Đoàn Giỏi để tiếp tục trò chuyện về "đất rừng phương Nam, về cá bống mú, đước Cà Mau" với anh Năm Giỏi, nhà sinh học nghiệp dư tài năng.

Thay lời kết

Cháu Phương Dung yêu quý. Trong thư viết cho chú cách đây đã 10 năm cháu đã kể "có lẽ cháu là người hiểu ba cháu hơn cả"... rằng ba cháu là người không bao giờ phàn nàn gì cho bản thân, nhưng khi nghe ba cháu nói cháu đã bị ám ảnh, áy náy, khổ tâm mãi về những điều ba cháu nói cuối cùng. Và hôm nay để cháu khỏi bận tâm thêm nữa, những gì cháu đã "lén má cháu" gửi ra cho chú (vì má cháu đã "Tao cấm mày..." mà), chú đã cố cho mọi người hiểu được phần nào về ba cháu. Chị Phương Xuân của cháu cũng có viết cho chú nói rằng lúc ba cháu nghỉ hưu, dưỡng bệnh, cháu thường được ba cho xem các bản thảo và "em Dung đọc và góp ý". Cháu có một người cha thật là tuyệt vời! Cháu hãy thanh thản yên nghỉ cùng người cha kính yêu, lại được tâm tình với ba về những chuyện ngày nào trên đất Bắc, về sinh môi và nguồn tài nguyên cây thuốc nước ta. Trong lòng các chú thì ba cháu mãi mãi vẫn là một giáo sư thật sự, một thầy giáo ưu tú đúng nghĩa, một nhà khoa học chân chính và trên tất cả là một cựu chiến binh, người chiến sĩ, một "anh bộ đội cụ Hồ"!

Nguyễn Bá [100 Years-VietNam National University,HaNoi]

No comments:

Post a Comment