Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ phi đạn ở Romania có nghĩa là hỏa tiễn phóng từ phía Đông sang sẽ bị bắn chận từ Romania. Romania không nằm sát Nga mà cách Moldova, Ukraine rồi mới đến Nga nhưng cũng là rất gần với Nga. Tuy Mỹ không nói là hệ thống phòng thủ phi đạn này để nhắm vào Nga nhưng mặc nhiên là các hỏa tiễn bắn từ Nga sang các nước trong khối NATO đều bị bắn chặn.
Trước đây, vào thời tổng thống George Bush, Mỹ định đặt ra đa tại Ba Lan cho hệ thống phòng thủ phi đạn đã bị Nga phản đối. Lúc đó Putin phản ứng bằng cách tuyên bố rằng Nga sẽ chĩa các phi đạn tầm trung bình sang các nước Tây Âu. Vào năm 2008, khi ông Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ, bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã sang Moscow với cái nút đỏ có ghi chữ Reset bằng tiếng Nga, và chụp hình bà ta ấn nút Reset với ngoại trưởng Nga. Điều này mang ý nghĩa là chính phủ mới của Mỹ sẽ đối xử tốt với Nga, xin Nga bỏ qua những gì xấu do chính phủ George Bush làm trước đó. Nhưng sau đó chính sách của Nga đối với Mỹ vẫn không thay đổi, Nga vẫn có thái độ đối đầu, thù địch với Mỹ. Những năm sau này, trong các hội nghị quốc tế, các phóng viên đã chụp hình tổng thống Mỹ Obama có vẻ lạnh nhạt với ông Putin thấy rõ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Larov và ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton với nút Reset |
Việc Nga can thiệp vào Ukraine, sáp nhập Crimea, khiến cho thái độ thù địch giữa Nga và Mỳ gia tăng. Việc đặt hệ thống phòng thủ phi đạn ngay sát nước Nga, cho thấy phản ứng của Mỹ và khối NATO đối với ý định ông Putin tiến hành kế hoạch sáp các nước láng giềng vào Nga. D
Putin nuôi mộng phục hồi lại Nga như thời Liên Bang Xô Viết bằng cách sáp nhập lại các nước Cộng Hòa cũ của Liên Bang Xô Viết vào Nga. Cùng lúc với việc ngăn không cho Ukraine gia nhập Liên Âu, Nga còn tuyên bố việc tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết của các nước vùng Ban Tích là Estonia, Latvia, Lithuania là bất hợp pháp. Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó Nga sẽ bắt các nước này sáp nhập trở lại vào Nga.
Dưới thời ông Obama cầm quyền, tuy không tuyên bố nhiều nhưng ông đã bỏ kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn với sự hợp tác giữa Mỳ, Ba Lan và Cộng Hòa Tiệp mà thay vào đó bằng hệ thống phòng thủ phi đạn với Mỹ và toàn thể các nước NATO, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với nhiều hệ thống bắn chặn dùng các kỹ thuật khác nhau được đan vào nhau, trong đó có cả các tàu ngoài biển cũng tham gia trong việc bắn chặn. Điều đó có nghĩa là hệ thống phòng thủ phi đạn với nhiều nước tham gia hơn và hình thành một mạng lưới ngăn chặn kín hơn. Việc kích hoạt trung tâm điều khiển tại Romania chỉ là giai đoạn đầu.
Dưới thời ông Obama cầm quyền, tuy không tuyên bố nhiều nhưng ông đã bỏ kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn với sự hợp tác giữa Mỳ, Ba Lan và Cộng Hòa Tiệp mà thay vào đó bằng hệ thống phòng thủ phi đạn với Mỹ và toàn thể các nước NATO, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với nhiều hệ thống bắn chặn dùng các kỹ thuật khác nhau được đan vào nhau, trong đó có cả các tàu ngoài biển cũng tham gia trong việc bắn chặn. Điều đó có nghĩa là hệ thống phòng thủ phi đạn với nhiều nước tham gia hơn và hình thành một mạng lưới ngăn chặn kín hơn. Việc kích hoạt trung tâm điều khiển tại Romania chỉ là giai đoạn đầu.
Hệ thống phòng thủ phi đạn do tổng thống Mỹ George Bush đề nghị |
Ông Vladiamir Putin nuôi mộng làm giống như Stalin trước đây. Khi Stalin lên cầm quyền, trong các thập niên 1920, 1930 và 1940, Stalin đã sáp nhập các nước xưa kia bị Nga Hoàng đánh chiếm vào Liên Bang Xô Viết gọi đó là các nước Cộng Hòa. Trong thời gian Nga xảy ra nội chiến khi đảng Cộng Sản Nga lên cầm quyền, một số nước trước đây bị Nga Hoàng đánh chiếm đã lợi dụng lúc chính quyền Nga bận tay trong nước mà tách ra, tuyên bố độc lập. Stalin bắt các nước này quay trở lại Nga.
Trong thời gian Liên Bang Xô Viết bị khủng hoảng về kinh tế, chính trị, một số nước Cộng Hòa đã tách ra tuyên bố độc lập. Nay Putin nghĩ rằng để khôi phục thời huy hoàng của Liên Bang Xô Viết thì phải bắt các nước trước đây tách ra phải quay trở lại Nga.
Nhưng thời đầu thế kỷ 20, Stalin làm việc đó thì các nước Châu Âu để mặc kệ, vì lúc đó các nước vẫn còn nghĩ rằng việc nước nào để nước đó lo. Ngày nay, ông Putin làm như Stalin thì bị các nước Tây Âu ngăn cản. Mỹ cũng không để cho ông Putin làm việc này. Bà thủ tướng Đức Angela Merkel, sau khi sang Nga gặp và nói chuyện với ông Putin vào năm 2014, lúc vụ Ukraine xảy ra, khi trở về Đức đã tuyên bố rằng ông Putin có vẻ như đang sống trong một thế giới nào khác. Ông Putin vẫn sống trong thế giới thời thế kỷ 18, 19 hoặc đầu thế kỷ 20.
Việc ông Putin đe dọa sẽ chĩa hỏa tiễn sang Tây Âu để trả đũa cho việc Mỹ đặt dàn ra đa tại Ba Lan cho thấy ông Putin đã dùng chiến thuật đe dọa của Liên Xô thời thập niên 1970. Vào thời này, khi Liên Xô tuyên bố chế tạo loại hỏa tiễn tầm trung bình và đặt chúng chĩa vào Tây Âu đã làm cho người dân Tây Âu lo sợ. Nhiều cuộc biểu tình chống chạy đua vũ trang đã xảy ra tại Tây Âu. Người dân Tây Âu không bắt được chính phủ Liên Xô ngưng sản xuất vũ khí thì họ đòi chính phủ của nước họ phải ngưng chạy đua vũ trang để Liên Xô đừng chạy đua vũ trang nữa. Nhưng vào thập niên 2000, lời tuyên bố của Putin không gây rúng động cho Tây Âu như thời xưa. Ông Putin vẫn sống trong thập niên 1970, dùng những sự hiểu biết của ông ta vào thời đó để vạch ra chính sách ngoại giao cho Nga thời nay.
Việc các nước NATO được nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng thủ phi đạn có nghĩa là các hỏa tiễn mà Nga bắn sang các nước này thì bị chận lại, còn khi Mỹ bắn hỏa tiễn sang Nga thì Nga không thể chận được . Đó là điều bất lợi cho Nga thấy rõ. Nếu muốn làm cho tương quan lực lượng hai bên ngang nhau trở lại Nga phải phát triển hệ thống phòng thủ phi đạn cho mình. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay thì xem ra Nga không đủ sức bỏ tiền ra để nghiên cứu và phát triển hệ thống phòng thủ phi đạn. Việc phát triển phi cơ tàng hình và chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tại Nga đang bị chậm lại vì thiếu ngân sách. Mỹ lại có hướng phát triển mới sau kỹ thuật tàng hình là loại vũ khí không có người điều khiển. Các công ty Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí này đang là mục tiêu hàng đầu mà Nga và Trung Quốc tìm cách xâm nhập vào hệ thống computer để ăn cắp kỹ thuật. Cuộc chạy đua vũ khí vẫn tiếp diễn mà chỉ có nước nào có nền kinh tế mạnh mới đủ sức gia nhập cuộc đua. Muốn có quốc phòng mạnh phải có kinh tế mạnh trước đã.
Minh Đức
Mỹ, NATO kích hoạt hệ thống phòng thủ phi đạn ở Romania
12.05.2016
Hoa Kỳ hôm nay kích hoạt một địa điểm đặt phi đạn phòng thủ trị giá 800 triệu đô la tại miền Nam Romania, một động thái khiến Nga tức giận.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bucharest hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Frank Rose nhấn mạnh ‘Cả Mỹ lẫn NATO đã nêu rõ là hệ thống này không nhằm và cũng không thể làm phương hại khả năng nghênh cản chiến lược của Nga.
Nga nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng hệ thống phi đạn quốc phòng của Mỹ và NATO nhắm trực tiếp vào Nga và đe dọa khả năng nghênh cản hạt nhân chiến lược của Moscow, nhưng không nên thêm thắt vào sự thật.’
Thay vào đó, ông Rose nhắc tới Iran như là một mối đe dọa đang bị nhắm mục tiêu.
Ông nói ‘Iran vẫn phát triển, thử nghiệm và triển khai các khả năng phi đạn đạn đạo, ngày càng mở rộng tầm bắn và độ chính xác.’
Đô đốc Vladimir Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng nhà nước Nga, cho rằng địa điểm đặt hệ thống phi đạn phòng thủ vừa kể là một mối đe dọa cho Nga.
Ông Komoyedov, cựu chỉ huy hạm đội Hắc Hải của Nga, nói với hãng thông tấn Interfax ‘Đây là mối đe dọa trực tiếp đối với chúng tôi. Họ đang tiến tới lằn ranh pháo thủ, hành động này không chỉ 100%, mà là 200, 300, 1000% nhắm vào Nga, không phải nhắm vào Iran, mà là nhắm vào khả năng hạt nhân của Nga.’
Công trình tại địa điểm Deveselu khởi sự từ tháng 10 năm 2013 sau quyết định sơ khởi của NATO vào năm 2010 hầu thành lập một hệ thống lá chắn phi đạn dựa trên công nghệ của Mỹ. Dự án bao gồm xây dựng các địa điểm tại Ba Lan và Romania dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020.
NATO khẳng định vai trò của hệ thống lá chắn này đơn thuần mang tính phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Nga nổi giận vì Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa trị giá 800 triệu USD
(CAO) Ngày 12-5, Mỹ đã kích hoạt lá chắn tên lửa trị giá 800 triệu USD ở Romania, mà Washington cho rằng nó nhằm bảo vệ nước này và châu Âu khỏi các quốc gia “khiêu khích”. Tuy nhiên, Nga tỏ ra rất tức giận và cho rằng đây là động thái nhằm vô hiệu hoá kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Tại căn cứ không quân Deveselu, các quan chức cấp cao Mỹ và NATO tuyên bố đưa vào hoạt động hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo, có khả năng bắn hạ tên lửa từ các nước như Iran. "Tên lửa Iran có thể vươn tới nhiều nước Châu Âu, kể cả Romania" - Frank Rose, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về kiểm soát vũ khí nói.
Giới chức quân sự NATO, Mỹ và Romania tham gia lễ khánh thành và đưa vào hoạt động căn cứ phòng thủ của Mỹ tại Deveselu ở miền nam Romania - Ảnh: AFP
Ngày 13-5, Mỹ sẽ động thổ công trình lá chắn phòng thủ tương tự ở địa điểm cuối cùng tại Ba Lan, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Nó sẽ được bàn giao cho NATO kiểm soát vào tháng 7 tới.
"Đó là một phần của việc kiềm chế chính trị và quân sự đối với Nga. Những quyết định của NATO chỉ làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã khó khăn" - Hãng tin Interfax dẫn lời ông Andrey Kelin, quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Nga.
Quan hệ giữa Nga và NATO tiếp tục đóng băng trước việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Châu Âu
Điện Kremlin luôn cho rằng mục đích của lá chắn tên lửa Châu Âu là nhằm vô hiệu hoá kho vũ khí hạt nhân của Nga. trong khi đó Washington luôn một mực bác bỏ điều này. "Chúng tôi không can thiệp vào bất cứ điều gì được coi là có khả năng gây bất ổn" - ông Douglas Lute, đặc phái viên Mỹ tại NATO cho biết.
Nga trước đó đã tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa tại Châu Âu.
http://congan.com.vn/quoc-te/quan-su/nga-noi-gian-vi-my-kich-hoat-la-chan-ten-lua-tri-gia-800-trieu-usd_19377.html
1. Phi đạn bắn lên từ một nước nào đó
2. Đài ra đa cảnh báo sớm tại Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) nhận ra và gửi tín hiệu về Mỹ
3. Ra đa băng X với độ phân giải cao đặt dưới đất theo dõi phi đạn và phân biệt đâu là phi đạn thật, đâu là đầu đạn giả .
4. Hỏa tiễn bắn chặn được phóng lên từ Romania. (Được đưa vào hoạt động năm 2016)
5. Nếu hỏa tiễn phóng từ Romania không chặn được thì hỏa tiễn từ Ba Lan (Poland) sẽ được phóng lên (Sẽ được đưa vào hoạt động năm 2018). Đầu đạn diệt phi đạn bỏ qua các đầu đạn giả và các mảnh vụn và chỉ nhắm vào phi đạn thật mà thôi
6. Đầu đạn diệt phi đạn gắn tầm ngắm vào phi đạn để tiến tới phá hủy .
Ngoài ra còn có bốn chiến hạm có khả năng bắn chặn phi đạn luôn tuần tiều trên biển Địa Trung Hải, đặt căn cứ tại Tây Ban Nha (Spain) cũng nằm trong hệ thống phòng thủ phi đạn.
Sơ đồ lá chắn phi đạn của NATO
1. Phi đạn bắn lên từ một nước nào đó
2. Đài ra đa cảnh báo sớm tại Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) nhận ra và gửi tín hiệu về Mỹ
3. Ra đa băng X với độ phân giải cao đặt dưới đất theo dõi phi đạn và phân biệt đâu là phi đạn thật, đâu là đầu đạn giả .
4. Hỏa tiễn bắn chặn được phóng lên từ Romania. (Được đưa vào hoạt động năm 2016)
5. Nếu hỏa tiễn phóng từ Romania không chặn được thì hỏa tiễn từ Ba Lan (Poland) sẽ được phóng lên (Sẽ được đưa vào hoạt động năm 2018). Đầu đạn diệt phi đạn bỏ qua các đầu đạn giả và các mảnh vụn và chỉ nhắm vào phi đạn thật mà thôi
6. Đầu đạn diệt phi đạn gắn tầm ngắm vào phi đạn để tiến tới phá hủy .
Ngoài ra còn có bốn chiến hạm có khả năng bắn chặn phi đạn luôn tuần tiều trên biển Địa Trung Hải, đặt căn cứ tại Tây Ban Nha (Spain) cũng nằm trong hệ thống phòng thủ phi đạn.
No comments:
Post a Comment