Các Chủ Đề

Friday, December 2, 2016

WP: “Tin giả” của Nga đã ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ

Các chuyên gia cho rằng nỗ lực tuyên truyền của Nga đã giúp lan truyền “tin giả” trong kỳ bầu cử.

Cơn bão lụt “tin giả” (fake news) trong mùa bầu cử này đã được một chiến dịch tuyên truyền của Nga hỗ trợ bằng cách tạo ra và lan truyền những bài báo sai lệch trên mạng với mục đích gây hại cho ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, giúp cho ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump, và làm mất lòng tin vào hệ thống dân chủ của Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu độc lập theo dõi những hoạt động này cho biết.

Bộ máy tuyên truyền ngày càng tinh vi của Nga – gồm hàng ngàn “máy ma” (botnet), những đội dư luận viên (troll) được trả lương, và hệ thống các trang mạng hay những tài khoản xã hội truyền thông, đã lập lại và làm dậy lên tiếng nói của những trang mạng cực hữu trên internet khi những trang này trình bày Clinton như là một tội phạm đang che dấu vấn đề sức khoẻ nguy cập và đang chuẩn bị giao quyền điều khiển quốc gia lại cho một nhóm nhỏ mờ ám gồm những nhà tài chánh toàn cầu. Nỗ lực (bôi nhọ) này cũng tìm cách làm cho những căng thẳng quốc tế càng thêm tệ hại, và khêu dậy nỗi lo sợ về sự thù nghịch với một nước Nga có vũ khí hạt nhân.

Hai nhóm những nhà nghiên cứu độc lập đã tìm thấy rằng Nga khai thác những mặt bằng công nghệ do Mỹ tạo ra để tấn công nền dân chủ Mỹ vào một thời điểm nhạy cảm đặc biệt, trong lúc một ứng viên nổi dậy lợi dụng hàng loạt bất bình (từ dân chúng) để chiếm lấy toà Bạch Ốc. Các chiến thuật tinh vi của Nga đã phá rối những nỗ lực của Facebook và Google khi hai công ty này hứa hẹn sẽ ra tay dẹp tan những “tin giả” sau khi nhận được nhiều tố cáo về vấn đề này.

Không thể biết được chiến dịch (phá rối) của Nga có tạo ra hậu quả rõ rệt giúp Trump thắng cử hay không, nhưng những nhà nghiên cứu cho nó là một phần của một chiến lược hữu hiệu rộng rãi để gieo rắc nghi ngờ lẫn nhau trong nền dân chủ và giữa những nhà lãnh đạo nước này. Các chiến thuật bao gồm xâm nhập vào các máy điện toán của những viên chức phụ trách bầu cử tại một số các tiểu bang và công bố hàng nghìn email làm cho Clionton mất mặt trong những tháng cuối của chiến dịch tranh cử của bà.

Clint Watts, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, người đã từng theo dõi hoạt động tuyên truyền của Nga từ năm 2014 cùng với hai người khác, cho biết: “Về cơ bản, họ muốn làm suy tổn lòng tin vào chính quyền Mỹ hay những vấn đề đáng quan tâm của chính quyền. Đây là phương cách hành động cơ bản của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Tuy nhiên , trước đây thì việc này khó làm hơn vì chưa có truyền thông xã hội.

Bài báo cáo của Watts về hoạt động này, với sự cộng tác của Andrew Weisburg and J. M. Berger, đã ra mắt tháng này trên tờ báo mạng chuyên về an ninh quốc gia “War on the Rocks” dưới tên “Phá đễu giúp cho Trump: Nga đang phá hoại nền dân chủ của chúng ta như thế nào”. Một nhóm khác mang tên PropOrNot, gồm những nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại, có kiến thức quân sự và công nghệ, không theo phe đảng chính trị, đã dự định ra mắt nghiên cứu của mình vào ngày thứ sáu, trình bày (cho công chúng) thấy mức độ xâm nhập và sự hữu hiệu của những chiến dịch tuyên truyền của Nga.

Những nhà nghiên cứu dùng những công cụ phân tích internet để lần ra gốc gác của nhiều tin nhắn tweets và truy ra mối liên hệ giữa các tài khoản truyền thông xã hội chuyên đều đặn đưa ra những thông điệp đồng bộ với nhau. Khi cố gắng nhận diện những mật mã của các trang web này, thỉnh thoảng họ thấy được chúng là của cùng một chủ. Trong vài trường hợp khác, người ta bắt gặp những đoạn câu hay nguyên cả câu được các trang mạng hay các tài khoản truyền thông xã hội dùng chính xác y hệt nhau, đưa ra liên tục thật nhanh, cho ta thấy chúng ở trong cùng hệ thống hay được điều khiển bởi một thực thể duy nhất.

Bài báo cáo theo dõi của nhóm PropOrNot được chia sẻ với báo Washington Post trước khi cho ra mắt công chúng, đã nhận diện hơn 200 trang mạng chuyên tuyên truyền cho Nga trong mùa bầu cử, với số lượng độc giả không dưới 15 triệu. Trên Facebook, PropOrNot ước tính rằng những câu chuyện được cài đặt hay quảng bá bởi chiến dịch tung tin thất thiệt này đã được xem 213 triệu lần.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có những tay chơi trong phòng khuếch âm này chính là mộtphần của chiến dịch tuyên truyền (Nga), còn nhiều tay khác chỉ là những “kẻ ngu ngơ có ích”, danh từ dùng trong chiến tranh lạnh để chỉ những người hay những cơ sở vô tình hỗ trợ cho những nỗ lực của bộ máy tuyên truyền Xô Viết.

Cả hai nhóm nghiên cứu đều cho biết chiến dịch của Nga trong mùa bầu cử này hoạt động bằng cách khai thác sự đam mê của thế giới mạng đối với những đề tài lùm xùm, gây ngạc nhiên và cảm xúc mạnh, và kết hợp với thuyết âm mưu đang phổ biến để cho biết những lực lượng bí mật đang khuynh đảo sự kiện trên thế giới như thế nào.

Các nhà nghiên cứu cho biết một số các câu chuyện này xuất xứ từ RT (Russia Today) và Sputnik, họ là những cơ quan thông tin được nhà nước Nga đài thọ, tuy bắt chước phong cách và giọng văn của những cơ quan thông tin độc lập, nhưng thỉnh thoảng lại chêm vào những câu chuyện không có thật hay sai lệch trong các bài báo của mình. Trong một những trường hợp khác, RT, Sputnik, và những trang mạng Nga khác dùng những tài khoản truyền thông xã hội để khuếch đại những câu chuyện sai lệch đang được lan truyền trên mạng, khiến cho những công thức phân tích tin tức nghĩ rằng đó là những đề tài đang được chú ý, và làm cho các tổ chức thông tin chính qui của Mỹ cũng mang về phổ biến theo.

Tốc độ làm việc và kết nối những nỗ lực này thật nhanh nên đã giúp cho những tin tức giả được Nga dấy lên cạnh tranh cướp mất độc giả từ những cơ quan thông tín truyền thống. Chẳng hạn như, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng những tweets đầu tiên và có tính rúng động cao về việc Clinton ngã bệnh trong buổi lệ tưởng niệm ngày 9 tháng 11 tại New York là do máy ma và những dư luận viên của Nga tạo ra. (Bà được chữa bệnh sưng phổi và đã tiếp tục tranh cử trở lại vài ngày sau đó.)

Trước sự kiện này đã có những câu chuyện sai lệch khác vào tháng 8 về vấn đề sức khoẻ (được giả đoán là không được tốt) của Clinton. Tờ Daily Beast đã vạch trần tính sai lệch của một bài báo được nhiều người đọc. Bài của Daily Beast đã được nhắc đến trong 1700 tài khoản Facebook, và được đọc trên mạng trên 30 nghìn lần. Tuy nhiên , các nhà nghiên cứu thấy rằng phiên bản được truyên truyền Nga dùng đã đến 90 nghìn tài khoản Facebook và được đọc trên 8 triệu lần. Các nhà nghiên cứu nói rằng bài báo nêu lên sự thật của tờ Daily Beast chỉ làm được việc tương đương với “lên tiếng hét để át giọng cơn bão” của câu chuyện dỏm đang được Nga chống lưng.

Bộ máy tuyên truyền (Nga) cũng giúp đưa lên câu chuyện là những người đi biểu tình chống Trump đã được trả hàng nghìn đô la, dù rằng lời kết tội này lúc đầu chỉ được một người tự phong cho mình là nhà châm biếm lan truyền, và sau đó được ban vận động bầu cử của Trump liên tục lập lại trước công chúng. Các nhà nghiên cứu của cả hai nhóm đã truy nguồn một số các câu chuyện sai lệch khác nhau, như chuyện đảo chính tại căn cứ không quân Incirlik tại Thổ nhĩ Kỳ, và những câu chuyện về việc Mỹ sẽ tạo một cuộc tấn công quân sự rồi sau đó vu vạ cho Nga: các câu chuyện này đều xuất xứ từ nỗ lực tuyên truyền của Nga.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trong những tuần cuối của cuộc tranh cử đã xuất hiện nhiều tin đồn về sai sót trong thủ tục bầu cử và kiểm phiếu, gian lận trong bầu cử, và cơ nguy sẽ có bạo loạn nếu Clinton thắng cử.

Giám đốc điều hành của PropOrNot đã cho biết, trong điều kiện không tiết lộ danh tính để tránh bị làm mục tiêu cho các hacker Nga, rằng: “Cách bộ máy tuyên truyền (Nga) hỗ trợ Trump cũng tương đương với trường hợp chi tiền thật nhiều để mua phút trên truyền thông. Nó giống như Nga đã lập một ủy ban vận động bầu cử Super PAC cho Trump vậy. Nó đã làm được việc đấy.”

Ông (giám đốc điều hành) và các nhà nghiên cứu khác tỏ mối quan ngại rằng chính quyền Mỹ không có đủ công cụ để phát hiện và đánh bại tổ chức tuyên truyền (của Nga). Họ cũng bày tỏ hy vọng rằng công trình nghiên cứu của họ, trình ra chi tiết về sức mạnh của bộ máy tuyên truyền của Nga, sẽ làm dấy lên phản ứng lại từ chính quyền (Mỹ).

Michael A. McFaul, nguyên đại sứ tại Nga, cho biết ông sửng sốt bởi việc Sputnik ủng hộ Trump lộ rõ ra mặt trong thời gian tranh cử, dùng ngay cả dấu hiệu #Crooked Hillary mà Trump đã dùng.

McFaul cho biết rằng bộ máy tuyên truyền của Nga thông thường nhắm vào làm suy yếu đối thủ và những kẻ chỉ trích họ. Sự thắng trận của Trump, mặc dù được báo là được Putin và đồng minh ăn mừng tại Moscow, còn có một lợi ích không được dự đoán là đã tiếp tay khơi dậy sự chia rẽ tại Mỹ. McFaul, ngày nay là giám đốc của Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại đại học Stanford, nói: “Họ không cố gắng thắng trong cuộc tranh luận. Họ chỉ làm cho mọi việc xem có vẻ tương đối. Nó tạo ra sự nghi ngờ.”

Điện Kremlin đã nhiều lần chối bỏ là đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hay hack tài khoản của các viên chức phụ trách bầu cử. Dmitry Poskov , người phát ngôn cho Putin, đã nói rằng: “Đây là một câu chuyện vớ vẩn” khi các viên chức Mỹ kết tội Nga đã xâm nhập vào máy điện toán của Ủy ban quốc gia đảng Dân Chủ  và các tổ chức chính trị khác vào tháng trước,

Trong một email gửi đi ngày thứ sáu, RT đã phủ nhận các điều phát hiện của các nhà nghiên cứu, cho rằng họ không hề giữ vai trò nào trong việc tạo ra hay khuếch đại những tin giả liên quan đến bầu cử Mỹ. Anna Belkina, giám đốc giao tiếp cho biết: “Bài báo về tin giả được xây dựng trên những cáo buộc giả tạo và không chứng cớ, thật là vớ vẩn. RT cực lực bác bỏ tất cả và bất cứ cáo buộc hay ám chỉ nào rằng cơ quan chúng tôi đã làm ra, chỉ một tin giả thôi, liên quan đến bầu cử Mỹ.

Những phát hiện về cung cách hoạt động của bộ máy tuyên truyền Nga cho biết là họ phần nhiều dùng những nghiên cứu trước đó của Rand Corp và khoa Quan hệ quốc tế Elliott của trường đại học George Washington.

Robert Ottung, giáo sư nghiên cứu Nga tại đại học GWU, cho biết: “Họ dùng những công nghệ và giá trị của chúng ta để gieo rắc nghi ngờ. Nó đã bắt đầu phá hệ thống dân chủ của ta.”

Báo cáo Rand gọi nỗ lực tuyên truyền của Nga là “ống vòi rồng phun ra toàn chuyện dối trá” vì nó nhanh cấp kỳ, mạnh mẽ, và liên tục. Bài viết của Rand đã truy nguồn thế hệ tuyên truyền trên mạng hiện tại bắt đầu từ chuyện xâm lược xứ láng giềng Georgia năm 2008, khi ấy Nga đã tìm cách làm nhòa phê phán quốc tế đối với việc xâm lấn bằng cách đưa ra những cách giải thích theo cách nhìn khác trên mạng.

Những nhà nghiên cứu cho biết cũng những chiến lược này đã giúp Nga ảnh hưởng đến ý kiến quốc tế đối với việc sáp nhập Crimea năm 2014 và vào việc can thiệp quân sự tại Syria năm vừa rồi. Ban điều hành tuyên truyền Nga cũng hoạt động để quảng bá cho Brexit, tách Anh ra khỏi cộng đồng Âu châu.

Vài nhà nghiên cứu còn nhận định rằng một thời khắc quan trọng khác nữa xảy ra năm 2011 khi đảng của tổng thống Nga Vladimir Putin bị cáo buộc đã gian lận bầu cử, gây ra phản đối (trong dân chúng Nga), và Putin đã kết tội họ bị xách động bởi chính quyền Obama và ngoại trưỏng Mỹ lúc bấy giờ là bà Clinton.

Putin, một cựu sĩ quan KGB, trong một cuộc viếng thăm RT (tên trước đó là Russia Today) vào năm 2013, đã tuyên bố rằng ý muốn của ông là bẻ gẫy sự độc quyền của giống Anglo Saxon trong “dòng chảy truyền thông  toàn cầu.”

Susan Zhemukhob, một cựu phóng viên Nga, hiện đang nghiên cứu tại đại học GWU, cho biết: “Đối với họ, họ xem đó là một cuộc chiến thật sự, một chiến tranh ý thức hệ. Trong đầu họ, họ cho rằng họ chỉ làm những gì mà Tây phương đã làm với nước Nga.”

RT phát thanh tin tức thế giới bằng nhiều thứ tiếng, nhưng việc họ làm hiệu quả nhất là đến với độc giả Mỹ qua mạng.

Theo báo cáo của trường GWU trong tháng này thì chương trình YouTube tiếng Anh hàng đầu của RT được tung ra năm 2007, hiện nay đã có 1.85 triệu người đăng ký và đã được 1.8 tỷ lượt xem, khiến cho nó được xem nhiều hơn cả chương trình YouTube của CCN.

Mặc dù được xem là công cụ tuyên truyền, nhưng mạng Nga này đã gây được lòng tin đối với người Mỹ thủ cựu. Tháng 9 vừa rồi Trump đã ngồi cho RT phỏng vấn. Tướng về hưu Michael T. Flynn, người vừa được Trump đề cử làm cố vấn an ninh quốc gia, đã sang Nga năm rồi để dự một dạ tiệc do cơ quan RT bảo trợ. Sau đó ông so sánh RT với CNN.

Những nội dung tin tức của các trang mạng Nga đã tạo nhiều đề tài cho những trang mạng Mỹ chuyên đưa lên những thông điệp cực hữu. Một nhân viên hợp đồng cho Next News Network, một trong những trang mạng này, cho biết ông đã được Gary S. Franchi Jr., người sáng lập trang mạng, ra chỉ thị cho ông kết hợp những tin tức từ những nguồn truyền thống như Associated Press và Los Angeles Times với những tin từ RT, Sputnik và các trang mạng khác chuyên cung cấp những tin tức (có khuynh hướng) nổ bùng trên mạng.

Dyan Bermeo cho biết lúc trước ông giúp Next News Network kết hợp các bài viết và mời khách đến nói chuyện, nhưng sau thì rời cơ quan này vì bất đồng ý kiến về tiền lương và quan ngại rằng “tin giả” đã lấn chiếm “tin thật”. Ông cho biết: “Độc giả thường có khuynh hướng truyền bá tin giả (hơn tin thật), và tin giả tạo ra nhiều lợi nhận hơn”.

Theo công ty phân tích Turbular Labs, chỉ trong vòng 90 ngày qua, một thời gian bao gồm cả những tuần kết thúc chiến dịch tranh cử, ngày bầu cử, và hậu quả sau đó, khán giả YouTube của Net News Network đã tăng vọt từ vài trăm ngàn mỗi ngày sang vài triệu. Chỉ trong tháng 10, videos của Next News Network được xem 56 triệu lần.

Franchi viết trong một email rằng Next News Network vừa tìm “một viễn cảnh toàn cầu” vừa cung cấp lời bình nhắm đến khán giả Mỹ, nhất là về hoạt động quân sự của Nga. Ông cho biết: “Hiểu biết mối nguy của chiến tranh toàn cầu là bước đầu để ngăn ngừa nó, và chúng tôi tin rằng tin tức do chúng tôi trình bày đã giúp ngăn ngừa kịch bản chiến tranh thế giới thứ 3.”

Gordon Thúy lược dịch

Bài gốc trên Washington post

Đính chính: Phiên bản ấn hành trước đây đã thông báo sai lầm là cơ quan truyền thông RT đã sử dụng dấu “#CrookedHillary” do ứng cử viên Trump đưa ra. Thật ra thì có một cơ quan truyền thông khác của Nga là Sputnik đã dung dấu này, nhưng RT thì không.



Cua Times: Đây là bài viết trên Washington Post do chị TM giúp lược dịch. Cảm ơn chị nhiều nhiều.

Về bài viết này, tôi đọc qua trên Washington Post thấy nhiều tin do Nga tung ra có tác dụng với bạn đọc ở DC. Họ đọc fake news và tin đó là thật.


PS. Chủ blog đang đi chơi vùng phía Tây hoang dã, ít có thời gian cho bài vở. Bài này cũng không biên tập. Mong bạn đọc thông cảm.


No comments:

Post a Comment