Các Chủ Đề

Sunday, August 27, 2017

Cà rốt, nhân sâm của người nghèo

Sâm là món thuốc quý trong y học Ðông Phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây Phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền cho nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng.

Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Ðó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo (Lương Y Lê Tấn Ðức-Việt Nam).

Saturday, August 26, 2017

Tại sao tôi không chạy án để làm giàu? - Võ An Đôn

Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền.

Thursday, August 17, 2017

Việt Nam kỷ luật viên chức cao cấp như phạt quý tộc thời trung cổ

Bốn viên chức cao cấp mới bị kỷ luật tính từ phía trên bên trái theo chiều kim đồng hồ Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến, Võ Kim Cự. (Hình: Tuổi Trẻ)

HÀ TĨNH (NV) – Có 3 trong số 4 viên chức cao cấp được xác định là phải chịu trách nhiệm trong vụ Formosa gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư năm 2016 chỉ bị… tước “hàm” cũ.

Bắt bị cáo phải xưng tội là nguyên tắc thời Trung Cổ

Vụ án Nguyễn Văn Hóa, được xem là thành viên của dảng Việt Tân, được báo chí và cơ quan truyền thông nhà nước loan báo là đã thú nhận tội lỗi . Nhưng blogger Phạm Đoan Trang viết bài cho rằng cái lối ép bị cáo phải thú bằng cách tra tấn thì lời thú tội đó không có giá trị. Mặc dù nhà nước có đưa ra những lập luận là nghi can thú nhận tội là phù hợp với pháp luật thì cách hành xử của cơ quan an ninh thường tra tấn nghi can để bắt nghi can nhận tội làm cho các lời thú tội không còn có giá trị.

Tuesday, August 15, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh và những bí ẩn - Lữ Giang - Thông Luận

Hiện nay, các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Việt ngữ đã bàn khá nhiều về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức đưa về Hà Nội.

Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ?

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, chẳng hạn như : Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ? Với lý do quan trọng nào khiến Hà Nội phải chấp nhận những hậu quả tai hại về ngoại giao, chính trị và kinh tế do bắt cóc để đổi lấy Trịnh Xuân Thanh ? Phải chăng Hà Nội đã tính toán kỹ ?

Thursday, August 10, 2017

Nhớ học giả Hoàng Văn Chí - Nhật báo Người Việt


Ông Hoàng Văn Chí (1913 - 1988)

 Vào cuối mỗi tháng cận kề với một tháng mới, người viết bài này có thói quen lược lại cuốn “sổ sinh tử” để xem trong thời gian mấy chục ngày đang tới sẽ thuộc vào tháng nào, và tháng ấy có gì đáng nói hơn cả.

Lưu Hiểu Ba, kẻ sĩ trong thời đại mới - Nhật báo Người Việt

Ngày 13 Tháng Bảy, các nhà đấu tranh dân chủ trên thế giới cúi đầu tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Hoa đầu tiên đoạt giải thưởng Nobel Nhân Quyền cao quý. Tin Lưu Hiểu Ba mất đến trong khi Tổng Thống Donald Trump hội đàm với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, ông không hề có một tuyên bố nào về Lưu Hiểu Ba và phong trào đấu tranh nhân quyền.

Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ?

Hà Nội bị cáo buộc chi tiền lái dư luận Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông và nhân quyền, cũng như trả triệu đôla vận động các chính sách có lợi cho mình.

Một bài phân tích dài của nhà báo điều tra Greg Rushford, các tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ và ý kiến của chuyên gia dường như cho thấy điều này.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đâu phải là chống tham nhũng

Việc nhà nước Việt Nam cho đặc vụ sang Đức bắt Trịnh Xuân Thanh đem về nước bị chính phủ Đức lên án là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Đức. Có người bào chữa cho hành vi bắt Trịnh Xuân Thanh bằng cách nói rằng Trịnh Xuân Thanh là kẻ tham nhũng, chẳng lẽ lại không bắt, Đức làm việc bao che cho tham nhũng. Nhưng động cơ bắt Trịnh Xuân Thanh có thật sự là vì chống tham nhũng?

Wednesday, August 9, 2017

Nước phải có phép nước

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem từ Đức về Việt Nam đã làm dậy lên lên dư luận tại châu Âu về cách hành xử không theo luật pháp của nhà nước Việt Nam . Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, khi dự hội nghị G20 đã nói với nhà cầm quyền Đức là đề nghị dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam. Đó là cách làm theo đúng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của Đức. Nhưng chỉ một tháng sau đó, chính quyền của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Lờ đi lời yêu cầu dẫn độ trước đó. Chuyện này nói lên cách hành xử vô luậl pháp của toàn thể chế độ đang cầm quyền từ mấy chục năm nay ở Việt Nam.

Friday, August 4, 2017

Đối phó với người dối trá, hãy dùng tuyệt chiêu sau

Có câu: “Một điều nhịn chín điều lành”, có thể nhẫn được thì chắc chắn những rắc rối trong cuộc sống của bạn cũng sẽ từ từ giảm thiểu.

Trong dòng đời ngược xuôi, những người bạn gặp hàng ngày không phải ai cũng lương thiện. Có những lúc sẽ phải đối mặt với người dối trá ích kỷ.

Thursday, August 3, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh, cũng vẫn lối hành xử thời Xô Viết

Phát viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng nói với phóng viên vào chiều ngày 3-8-2017 là Trịnh Xuân Thanh tự ra đầu thú. Điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam phủ nhận cáo buộc của chính phủ Đức là Việc Nam cho người sang Đức bắt Trịnh Xuân Thanh, vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức. Cách hành xử của chính quyền CSVN cũng vẫn tiếp tục là cách hành xử của thời Xô Viết, chỉ dùng sức mạnh bất chấp luật lệ. 

Việt Nam bắt Trinh Xuân Thanh là vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức

Trịnh Xuân Thanh không tự ra đầu thú mà bị nhân viên an ninh Việt Nam bắt ở Berlin, Đức, rồi đem về Việt Nam. Việc làm này vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức. Đức đòi Việt Nam phải đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức vì Trịnh Xuân Thanh là người được Đức cho phép ở Đức hợp pháp. Không ai có quyền bắt người được chính phủ Đức cho phép sống ở trên đất Đức.

Đức đòi Hà Nội 'trả' Trịnh Xuân Thanh

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”

 “Không nghi ngờ” gì rằng bộ Ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.