Các Chủ Đề

Tuesday, November 7, 2017

Một trăm năm Cách Mạng Tháng Mười

Lenin diễn thuyết với giới công nhân

Ngày 7 tháng 11 là ngày Cách Mạng Tháng Mười xảy ra tại Nga vào năm 1917. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2017 thì Cách Mạng Tháng Mười đã xảy ra cách đây một trăm năm. Cách Mạng Tháng Mười có đặc tính gì và nó đem lại gì cho nước Nga và nhân loại? 


Valdimir Ilich Lenin (1870 - 1924), người đưa ra tư tưởng làm cách mạng là phải dùng bạo lực.

Đó là cuộc cách mạng do đảng Bôn Sê Vích (tức là đảng Cộng Sản Nga) lãnh đạo với chủ trương phải dùng bạo lực và các phương pháp tuyên truyền, ép buộc bá đạo để đưa quốc gia và toàn thể thế giới đi theo chủ nghĩa Cộng Sản. Có người bảo chủ nghĩa Cộng Sản tiên đoán là nhân loại sẽ chắc chắn phải phát triển qua năm giai đoạn rồi cuối cùng sẽ tiến đến xã hội cộng sản, đó là con đường tất yếu, không thể nào đi chệch sang đường khác thì sao không thể cho xã tự do phát triển thì rồi nó cũng sẽ đi đến xã hội cộng sản mà phải dùng bạo lực ép buộc mọi người? Lenin và những người theo chủ nghĩa Mác Lê nói rằng phải dùng bạo lực thì mới đánh đổ chế độ tư bản cho nhanh, mới mau tiến đến xã hội cộng sản vì tư bản là phản động nên sẽ cố chống lại. Nếu không dùng bạo lực thì không biết bao giờ sẽ tiến đến xã hội cộng sản. Chủ trương dùng bạo lực được nhiều người tin khi thấy Liên Xô hùng mạnh trở thành cường quốc thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Trước khi theo chủ nghĩa Cộng Sản, Nga chỉ đứng vào hàng thứ 4, thứ 5 trên thế giới. 

Cách mạng tấn công vào Cung Điện Mùa Đông (Hình vẽ)

Nhưng về lâu về dài, các nước theo cách dùng bạo lực cách mạng, cai trị bá đạo kiểu Lenin thấy là kinh tế phát triển kém quá. Nga mạnh là nhờ có nhiều quặng mỏ, dầu hỏa để xuất cảng còn các nước không có quặng mỏ, dầu hỏa như Nga mà bắt chước Nga thì nước nghèo, chẳng sản xuất ra được gì để xuất cảng. Vì thế mà các nước cộng sản phải đổi mới về kinh tế, cho tư bản vào đầu tư, không còn xem óc ham lợi nhuận là xấu xa, đáng bị lên án nữa. Lối cai trị dùng bạo lực, tuyên truyền, ép buộc bá đạo của đảng Bô Sê Vích tuy đem lại sức mạnh quân sự nhưng không làm cho kinh tế phát triển nhanh. 

Liên Xô được ví như một chuyến tàu hỏa mạnh mẽ đi mãi không ngừng



Liên Xô mạnh về quân sự trong kinh tế vẫn kém xa Mỹ vì chế độ tại Liên Xô bắt dân ăn theo tiêu chuẩn để hạn chế sự chi tiêu cho đời sống người dân mà dồn hết tiền của vào quân sự . Vào thập niên 1970, có lúc Liên Xô dồn đến hơn 30% GDP (Tổng Sản Lượng Kinh Tế trong nước) cho quân sự. Trung bình các nước chỉ dùng 2% đến 4% GDP cho quân sự .
Những hình ảnh về cuộc nội chiến giữa phe Bô Sê Vích và phe Bạch Vệ. Nội chiến đã xảy ra trong 5 năm sau Cách Mạng Tháng Mười (1917 - 1922). Đảng Bô Sê Vích muốn thu tóm toàn thể quyền lực vào tay trong lúc Nga đang có chế độ đa đảng nên đã gặp phải chống đối và đã gây ra nội chiến .


Ý nghĩa của cuộc Cách Mạng Tháng Mười là đường lối bá đạo của đảng Bô Sê Vích chỉ đem lại sức mạnh về quân sự nhất thời cho quốc gia còn về lâu về dài thì quốc gia phát triển kém, sinh ra nhiều hậu quả xấu như làm cho dân gian dối, vô đạo đức, chính quyền tập trung quá nhiều quyền lực, áp bức dân, viên chức chính quyền sinh ra tham nhũng, thối nát. 

Mig - 15, chiến đấu cơ dùng động cơ phản lực đầu tiên do Liên Xô chế tạo

Cuộc Cách Mạng Tháng Mười đã dựng lên một chế độ mới với nhiều khuyết điểm vì các mặt hạn chế của xã hội Nga. Nga lúc đó chỉ mới thoái khỏi chế độ nông nô chưa lâu nên người dân trình độ văn hóa kém, nhiều người tin vào lối tuyên truyền dối trá, bá đạo, không có ý thức về quyền của con người, nên đã chấp nhận sự độc tài.

Hồng quân Nga trong cuộc nội chiến (1918)

Sau một trăm năm Cách Mạng Tháng Mười xảy ra, xã hội Nga tuy có thay đổi nhưng vẫn còn kém về mặt luật pháp, về quyền con người so với nhiều nước trên thế giới. Sự thay đổi về văn hóa xảy ra một cách tiệm tiến, thay đổi dần dần mà không thể một bước nhảy vọt đưa một xã hội lạc hậu trở thành tiến bộ vượt bực qua mặt các nước khác trên thế giới như những người làm cuộc Cách Mạng Tháng Mười tưởng như thế.

Minh Đức



Cách mạng là phải dùng bạo lực, phải giết người

Valdimir Ilich Lenin (1870 - 1924), người đưa ra tư tưởng làm cách mạng là phải dùng bạo lực, có thể dùng tất cả mọi thủ đoạn bất chấp đạo đức miễn sao đạt được thắng lợi cho đảng Cộng Sản. Đó là nguyên tắc "Cứu cánh biện minh cho phương tiện", nghĩa là kết quả tốt đẹp khi đạt đến được xã hội cộng sản sẽ xóa bỏ được hết tội lỗi khi dùng cách phương tiện tàn ác, vô đạo đức để đạt đến đó. Quan niệm này đã đem lại thắng lợi cho đảng Cộng Sản, giúp cho đảng Cộng Sản đoạt được chính quyền và giữ được quyền lực. Nhưng quan niệm này cũng tạo ra một chính quyền đối xử thô bạo, tàn ác với dân và làm cho xã hội mất đạo đức. Người dân nhìn vào lối cư xử vô đạo đức của đảng đang cầm quyền mà bắt chước.

Lenin nói một cách ví von là "Anh không thể làm món trứng tráng nếu anh không đập vỡ quả trứng" để nói rằng làm cách mạng là phải giết người, phải dùng bạo lực. Người Cộng Sản đã đập vỡ nhiều quả trứng nhưng không làm được món trứng tráng.

Bảy mươi năm sau Cuộc Cách Mạng Tháng Mười, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản vào cuối thập niên 1980, xóa bỏ kết quả của Cách Mạng Tháng Mười . Phong trào từ bỏ chế độ cộng sản được gọi là Cuộc Cách Mạng Nhung, một cuộc cách mạng không làm đổ máu, không chủ trương dùng bạo lực.


Minh Đức

No comments:

Post a Comment