Các Chủ Đề

Wednesday, April 25, 2018

Hy Lạp làm gì giải quyết việc mất chất xám


Hy Lạp đã loạng choạng trên bờ vực phá sản vào năm 2010 và chấp nhận một gói cứu trợ, của EC, IMF và ECB, gây tranh cãi. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Câu chuyện của Antonios Chalkiopoulos là điển hình của nhiều người Hy Lạp. Sau khi học tại London, ông trở lại Athens năm 2002 và làm việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.

"Sau đó khủng hoảng đã xảy ra," ông nói. "Tôi quyết định trở lại Anh và tìm kiếm cơ hội mới."

Do cuộc suýt khủng hoảng ở Hy Lạp vào năm 2010, cuộc sống là đặc biệt khó khăn đối với những người trẻ tuổi của đất nước. Mặc dù cuối cùng có một số dấu hiệu nhỏ của việc hồi phục (nền kinh tế tăng trưởng 1,6% vào năm 2017 và nước này trông đợi sẽ thoát khỏi chương trình cứu trợ vào tháng 8) nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi dưới 25 vẫn khoảng 45%.

Đối với những người may mắn tìm được việc thì những lựa chọn còn hạn chế. Mức lương trung bình khoảng 856 đô la Mỹ một tháng, và đây là một trong những nơi đắt đỏ và khó khăn nhất để khởi nghiệp kinh doanh ở Châu Âu.

Không có gì ngạc nhiên khi có đến 180.000 sinh viên tốt nghiệp đã rời khỏi đất nước để tìm việc làm ở nơi khác trong tám năm qua. Và các cuộc khảo sát cho thấy có đến 76% thanh thiếu niên đang cân nhắc việc học tập hoặc làm việc ở nước ngoài.

"Trước đây chúng tôi có cuộc di cư lớn khỏi Hy Lạp (trong những thập niên sau chiến tranh), nhưng việc này lại khác vì đây là một sự tiêu hao chất lượng thực sự," Aliki Mouriki, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Quốc gia Hy Lạp, cho biết. "Đó là sự ra đi của những người có trình độ học vấn cao nhất, và Anh và Đức đang được hưởng lợi mà không trả một đồng Euro cho việc giáo dục họ."

Vốn con người mất đi, hoặc 'mất chất xám' (tức những người lao động tay nghề cao bỏ nhà đi tìm cơ hội ở nước ngoài) có thể đè nặng lên các nền kinh tế của các nước nghèo trên khắp thế giới.

Các chính phủ và các nhà khoa học làm việc vất vả để chống lại những xu thế này, bằng cách thành lập các chương trình nghiên cứu hoặc đào tạo từ xa để tạo ra điều có thể lôi cuốn những sinh viên tốt nghiệp giỏi trở lại.

Nhưng Chalkiopoulos lại là một phần của một dự án rất khác được thúc đẩy bởi kinh tế thị trường.

Mạo hiểm

Công ty phần mềm Landoop của ông, được thành lập tại London, năm ngoái nhận được khoản đầu tư 1 triệu đô la từ Marathon Venture Capital, một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên biệt nhắm vào các doanh nhân Hy Lạp. Nhưng có một vướng mắc, ông phải chi khoảng một nửa số tiền đó ở nước ông và xây dựng một phần đội ngũ và công ty ông ở đó.

Một công ty đầu tư mạo hiểm (gọi tắt là VC) được tạo ra bởi một nhóm các nhà đầu tư giàu có, các ngân hàng hoặc các cơ quan tài chính, tất cả hợp tác với nhau để cung cấp một khoản đầu tư giai đoạn đầu, hoặc rót tiền mặt, để một hoặc một số doanh nghiệp mới phất lên được. Các VC sau đó thường mong đợi có được vốn chủ sở hữu đáp lại.

Panos Papadopoulos quản lý công ty đầu tư mạo hiểm Marathon. Ông muốn sử dụng những kỹ năng mà người di cư có được ở nước ngoài để giúp xây dựng những cơ hội giống như vậy tại Hy Lạp.

"Hầu hết các doanh nhân địa phương chỉ phục vụ thị trường Hy Lạp," ông nói. "Chúng tôi đang đi tìm những người sáng lập mà họ muốn giải quyết các vấn đề toàn cầu và có một nếp suy nghĩ toàn cầu. Chúng tôi đang xây dựng các công ty đa quốc gia mini,", mặc dù ông nói thêm rằng quỹ này vẫn sẽ làm việc với các doanh nhân có trụ sở hoàn toàn trên đất Hy Lạp "nếu công ty đó là đúng chủng loại".

Quỹ Marathon đang nhận tiền từ chính phủ Hy Lạp, Quỹ Đầu Tư Châu Âu (EIF) và Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu (EIB). Quỹ cung cấp 50-90% vốn, và thường chiếm 15-20% tiền đóng góp trong các công ty. EIF, EIB và Chính phủ Hy Lạp đã có tổng cộng 320 triệu đô la đầu tư vào chín công ty đầu tư mạo hiểm (VC) khác nhau.

Papadopoulos nói rằng trong khi Quỹ Marathon sở hữu vốn cổ phần, thì các nhà đầu tư, kể cả chính phủ Hy Lạp, có quyền được hưởng cổ phiếu của số tiền thu được "nếu ai đó muốn mua tiền dấn vốn trong công ty mà chúng tôi đã đầu tư."

Không đâu bằng ở nước mình

Các biện pháp khắc nghiệt ở Hy Lạp đưa đến việc cắt giảm nguồn tài chính cho giáo dục đại học gây ra một loạt các cuộc biểu tình. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các biện pháp khắc nghiệt ở Hy Lạp đưa đến việc cắt giảm nguồn tài chính cho giáo dục đại học gây ra một loạt các cuộc biểu tình.

Làm thế nào mà thuyết phục được ai đó mở rộng công ty trong một quốc gia mà triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh vẫn còn ảm đạm?

Theo Astyanax Kanakakis, Giám đốc Điều hành kiêm đồng sáng lập công ty kỹ thuật Norbloc có trụ sở ở Stockholm, thì một trong những công ty đầu tiên mà Quỹ Marathon đầu tư, đó là một quyết định mang tính tình cảm gắn liền với cảm giác quê nhà. "Tôi đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau và Athens vẫn là nơi có cảm giác giống như ở nhà nhất," ông nói. "Hầu hết những người bạn của tôi, mà họ đã quay trở lại, họ làm như vậy là vì nhớ quê nhà hơn là vì có một cơ hội kinh doanh lớn."

Papadopoulos đồng ý. "Người ta không theo lý trí …. đó là vấn đề tình cảm, là vấn đề lòng tin. Là dễ dàng hơn để xây dựng lòng tin nếu chúng ta có cùng một ngôn ngữ và trải nghiệm." Ông cũng tin rằng những người sáng lập, mà ông làm việc với, mong muốn giúp tạo ra những cơ hội tốt hơn cho người Hy Lạp khác.

Khi Kanakakis được đầu tư, ông đã tìm cách xây dựng một trung tâm ở nước ngoài, là nơi có vị trí phù hợp cho khách hàng ở cả Châu Âu và Trung Đông tới, vì vậy cơ hội này là rất "có ý nghĩa". Công ty của ông hiện có 7 nhân viên ở Hy Lạp, một số người đã từng làm việc ở nước ngoài và muốn trở về quê nhà, và ông hy vọng sẽ có 25 người vào cuối năm.

Tuy nhiên, ông mô tả quá trình thành lập chi nhánh tại Hy Lạp là "cực kỳ đau buồn. Nếu tôi là một doanh nhân mới, tôi không biết là tôi có đương đầu với tất cả các rắc rối này không."

Mô hình VC tương tự và dày dạn kinh nghiệm hơn có thể đã được thiết lập ở Israel. Sau khi chịu đựng thời gian kinh tế khó khăn của những năm 1970 và đầu những năm 1980, Israel đã phát triển thành một trung tâm công nghệ và đổi mới. Một số của sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi Quỹ Yozma của chính phủ, mà nó đầu tư vào các công ty Israel, và có liên quan đến Israel, và đã giúp khởi động hệ sinh thái vốn mạo hiểm của nước này.

Ngành công nghiệp, đã phát triển xung quanh hệ vốn mạo hiểm, rất chú tâm vào cách chơi 'chảy chất xám' có lợi cho Israel. Có khoảng 60.000 đến 100.000 người Do Thái sống ở Thung lũng Silicon và hơn 100 công ty mới thành lập của Israel trong khu vực này, và một loạt các tổ chức đã được thành lập để thu hút tài năng kỹ thuật của Israel sang Mỹ và kết hợp các công ty với các nhà đầu tư Mỹ.

"Chúng tôi không có thị trường địa phương làm trung gian tiêu thụ," Yaron Samid, người sáng lập TechAviv, một mạng lưới quốc tế các nhà sáng lập người Israel, giải thích. "Vì vậy, khi một công ty công nghệ của Israel tiến tới một giai đoạn nhất định, nó sẽ tím cách xây dựng một văn phòng tiền phương ở thị trường mà nó phục vụ (thường là Mỹ) nhưng sẽ để các đội kỹ thuật của họ ở Israel. Các văn phòng này sau đó trực tiếp học những kỹ thuật mới nhất và tuyệt vời nhất từ Thung Lũng Silicon."

"Thường thì những người sáng lập sẽ chuyển sang Mỹ, Châu Á hoặc Châu Âu, nhưng một khi họ đã bán công ty họ, thì họ sẽ trở lại Israel và bắt đầu công ty tiếp theo của họ ở đó. Người ta rất yêu nước và thích lối sống mà chúng ta có ở đây."

Một số học giả cho rằng các quốc gia có thể tự nhiên có được lợi nhuận từ việc mất vốn con người khi mà người lao động trở lại với những kỹ năng mới. Ví dụ, giáo sư khoa học chính trị Devesh Kapur của Đại học Pennsylvania đã lập luận rằng người Ấn Độ ở Thung lũng Silicon đã tạo cấu trúc cho ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm của Ấn Độ, cũng như giúp các công ty phần mềm Ấn Độ đột nhập vào thị trường Mỹ. "Nếu người ta quay trở lại, nó sẽ cân bằng với sự tiêu hao, vì họ sẽ mang theo không chỉ những kỹ năng chuyên nghiệp, mà cả các kỹ năng xã hội và cá nhân," Mouriki đồng ý. Mô hình VC (đầu tư mạo hiểm) có thể đẩy nhanh mẫu hình mà nó có thể xảy ra một cách hữu cơ.

Tuy nhiên, Kapur hoài nghi về mức độ mà VC có thể giúp nền kinh tế của các nước đang phát triển. "Mức này vẫn còn rất thấp đối với hầu hết các quốc gia, bạn cần phải có một ngành công nghệ phát triển và vốn con người, phải có sẵn nền tảng màu mỡ cho mọi ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm," ông nói.

Mô hình này cũng không phù hợp với mọi doanh nhân, Kanakakis nói: "Bằng cách quy định rằng công ty phải chi một khoản tiền nhất định ở Hy Lạp, thì bạn buộc công ty phải đưa ra một quyết định có tính kinh doanh. Và đây không phải là thời điểm thích hợp với họ để đưa ra quyết định đó."

Quỹ Marathon đã đầu tư vào 5 công ty, với 2 công ty nữa trong kế hoạch, và đã tạo ra 20 việc làm công nghệ ở Hy Lạp. Quỹ dự kiến tài trợ cho tổng cộng 20 công ty trong bốn năm tới. "Nếu chúng ta thành công, chúng ta sẽ có hai hoặc ba công ty sử dụng khoảng 1000 người mỗi công ty," Papadopoulos nói.

Kanakakis nói thêm: "Tôi lạc quan một cách thận trọng. Tôi hy vọng những dự án như thế này sẽ làm thay đổi nếp suy nghĩ, và sau đó sẽ lan rộng."





Jessica Bateman

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

How Greece is reversing brain drain
Jessica Bateman

Antonios Chalkiopoulos’s story is typical of many Greeks. After studying in London, he returned to Athens in 2002 and worked in software engineering.

“Then the crisis happened,” he says. “I decided to go back to the UK and seek new opportunities.”

Since Greece’s near bankruptcy in 2010, life has been particularly hard for the country’s young people. Although there are finally some tiny signs of recovery - the economy grew by 1.6% in 2017 and the country is expected to exit its bailout programme in August – unemployment for under-25s remains around 45%.

    We’ve had mass migration from Greece before, but this is different because it’s a real qualitative drain – Aliki Mouriki

For the lucky ones who do find a job, options are limited. Average salaries are around €700 ($856) a month, and it’s one of the most expensive and difficult places to start a business in Europe.

It’s no wonder then, that up to 180,000 graduates have left the country to seek work elsewhere in the last eight years. And surveys suggest that up to 76% of teenagers are considering studying or working abroad.

“We’ve had mass migration from Greece before (in the post-war decades), but this is different because it’s a real qualitative drain,” says Aliki Mouriki from Greece’s National Centre for Social Research. “It’s the most highly-educated people leaving, and the UK and Germany are benefiting when they haven’t paid a single Euro towards their education.”

Human capital flight, or ‘brain drain’ – when highly-skilled workers quit home for opportunities overseas – can weigh heavily on the economies of poorer countries the world over.

Governments and academics work hard to fight these trends, by forming research or distance learning programmes to figure out what would tempt the best graduates back.

But Chalkiopoulos is part of a very different kind of project driven by market economics.

Venture forth

His software company Landoop, which he founded in London, last year received $1 million investment from Marathon Venture Capital, a venture capital fund specifically targeting Greek entrepreneurs. But there’s a catch – he must spend around half of that cash in his home country and build part of his team and company there.

A venture capital firm is created by a group of wealthy investors, banks or financial institutions, who club together to provide a ‘seed-stage’ investment, or cash infusion, to get one or several new business off the ground. The VC then will often expect equity in return.

Panos Papadopoulos manages Marathon Venture Capital. He wants to use the skills migrant workers gain overseas to help build those same opportunities within Greece.

“Most local entrepreneurs just service the Greek market,” he says. “We’re going after founders that want to solve global problems and have a global mindset. We’re building mini-multinationals,” although he adds that the fund will still work with entirely Greece-based entrepreneurs “if it is the right type of company”.

The Marathon fund is receiving money from the Greek government, the European Investment Fund and European Investment Bank. They provide 50-90% of the capital, and Marathon typically takes a 15-20% stake in companies. The EIF, EIB and Greek Government have in total invested $320 million in nine different VC firms.

Papadopoulos says that while Marathon owns the equity, its investors, including the Greek government, are entitled to shares of the proceeds “if someone wants to acquire our stake in the company we have invested."

No place like home

How do you convince someone to expand their company in a country when the economic prospects and business environment are still gloomy?

According to Astyanax Kanakakis, CEO and co-founder of Stockholm-based tech firm norbloc, one of the first companies Marathon invested in, it’s an emotional decision tied ultimately to a sense of home. “I’ve lived in many different countries and Athens is still the place that feels most like home,” he says. “Most of my friends who’ve returned have done so out of nostalgia, rather than because they had a great business opportunity.”

    Most of my friends who’ve returned have done so out of nostalgia, rather than because they had a great business opportunity – Astyanax Kanakakis

Papadopoulos agrees. “People are not rational… it’s an emotional thing, it’s a trust thing. It’s easier to build trust if you have the same language and experiences.” He also believes the founders he works with want to help create better opportunities for other Greeks.

When he was offered the investment, Kanakakis was already looking to build an overseas hub that would be well-situated for visiting clients in both Europe and the Middle East, so the opportunity “made sense”. His company now has seven employees in Greece – some of whom were previously working overseas and wanted to return home – and he hopes to have 25 by the end of the year.

However, he describes the process of setting up a subsidiary in Greece as “extremely painful. If I were a new entrepreneur, I do not know if I would go to all the trouble.”

No drain, no gain

A similar, more mature VC model may already be established in Israel. After enduring tough economic times through the 1970s and early 1980s the country has developed in to a tech and innovation hub. Some of this growth was spurred by the government’s Yozma Fund, which invested in Israeli and Israeli-linked companies and helped kick-start the country’s venture capital ecosystem. The industry that has grown around it is highly focused on playing ‘brain drain’ to Israel’s advantage. There are around 60,000 to 100,000 Israelis living in Silicon Valley and more than 100 Israeli-run start-ups in the area, and a whole host of organisations have been set up to draw Israeli tech talent to the US and match firms with American investors.

“We don’t have a local market to sell in to,” explains Yaron Samid, founder of TechAviv, an international network of Israeli founders. “So once an Israeli tech company gets to a certain stage it will look to build a front office in the market it is servicing – which is usually the US – but will leave their engineering teams in Israel. These offices then directly learn the latest and greatest techniques coming out of the Valley.

“Often founders will move to the US, Asia or Europe, once they’ve sold their company they’ll return to Israel and start their next company there. People are very patriotic and like the lifestyle we have here.”

Some academics argue that countries can naturally profit from human capital flight when workers return with new skills. For example, University of Pennsylvania political science professor Devesh Kapur has argued that Indians in Silicon Valley shaped the structure for India's own venture-capital industry, as well as helping Indian software companies break into the US market. “If people return, it will balance the drain out, as they will bring with them not just professional skills, but social and personal skills,” agrees Mouriki. The VC model could potentially accelerate a pattern that can occur organically.

However, Kapur is sceptical about the extent to which VC could help developing countries’ economies. “It's still very small for most countries, you have to have a sophisticated tech sector and human capital – there has to be fertile ground already for any VC industry to take off,” he says.

This model also isn’t right for every entrepreneur, Kanakakis says: “By stipulating that you have to spend a certain amount of money in Greece, you are forcing a company to make a business decision. And it may not be the right time for them to make that decision.”

Marathon has already invested in five companies with another two in the pipeline, and has created 20 technology jobs in Greece. It plans to fund 20 companies in total over the next four years. “If we’re successful, we’ll have two or three companies employing around 1000 people each,” says Papadopoulos.

Kanakakis adds: “I’m cautiously optimistic. I hope projects like this spark changes in mindsets, which then spread.”


No comments:

Post a Comment