Các Chủ Đề

Wednesday, May 30, 2018

Hậu quả của việc nhường đất làm đặc khu 99 năm


Sau khi người Anh cai trị 99 năm ở Hong Kong, người dân Hong Kong không cho mình là dân Trung Quốc mà là dân Hong Kong.


Văn hóa của dân Hong Kong khác với dân Trung Quốc vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Anh. Khi chào cờ Trung Quốc thì dân Hong Kong quay lưng đi hay làm những cử chỉ khinh miệt để chứng tỏ mình không phải là dân Trung Quốc. Người dân Hong Kong không muốn theo chế độ chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc giống như một con trăn nuốt con nai Hong Kong có sừng. Đó là hậu quả của việc nhường đất cho Anh 99 năm. Dân Hong Kong trước đây cùng văn hóa và tiếng nói với Trung Quốc mà còn như vậy. Còn nếu là dân Trung Quốc sống ở đặc khu với phong tục tập quán, ngôn ngữ khác với Việt Nam mà sáp nhập trở lại Việt Nam thì sẽ ra sao?

Trước đây Trung Quốc phải nhường Anh đảo Hong Kong 99 năm vì Anh có súng, có tàu chiến, còn Trung Quốc thì yếu. Khi Anh trả lại Hong Kong  đã gây ra các vấn đề về văn hóa, chính trị. Đó là vì Trung Quốc yếu nên bị Anh bắt phải nhương đất. Còn Việt Nam thì không ai uy hiếp, không ai bắt buộc lại đi làm luật nhường đất cho ngoại bang. Cứ nhìn Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay Việt Nam có bắt Trung Quốc trả cho Việt Nam được hay không? Vậy thì những đặc khu mà Trung Quốc cai trị trong 99 năm, đem dân Trung Quốc sang ở, nói tiếng Trung Quốc, theo văn hóa Trung Quóc mà Trung Quốc không trả lại Việt Nam thì Việt Nam có dám đem quân vào đánh đuổi Trung Quốc hay không? Nếu Việt Nam đủ sức mạnh lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc thì mới nói chuyện Việt Nam đủ sức mạnh đòi lại đặc khu từ tay Trung Quốc.

Cũng cần biết là đến ngày 1 tháng 7 năm 1997 là ngày Anh phải giao trả lại Hong Kong thì đêm 30 tháng 6 năm 1997 tức là trước ngày Anh phải giao trả Hong Kong một ngày thì Trung Quốc đã đem năm ngàn quân và xe tăng chực ở biên giới để đến đúng nửa đêm là quân đội Trung Quốc tiến vào tiếp thu Hong Kong. Đã xảy ra chuyện lôi thôi khi còn 15 phút nữa mới đến nửa đêm thì quân đội Trung Quốc và xe tăng đã xông vào vùng do Anh kiểm soát và quân đội Anh đã phải cản lại, không cho vào mà bắt quân đội Trung Quốc phải đợi đến đúng nửa đêm mới được vào. Người dân Hong Kong truyền tụng câu chuyện thật ra Anh không muốn trả lại đảo Hong Kong mà chỉ trả vùng đất liền New Territory gần đảo Hong Kong mà thôi. Nhưng vì đảo Hong Kong và vùng New Territory gắn chặt với nhau về kinh tế nên nếu New Territory thuộc về Trung Quốc thì đảo Hong Kong rất khó tồn tại về mặt kinh tế nên Anh mới phải trả luôn hòn đảo. Đó là khi trả đất cũng rất là gay go chứ không phải kẻ chiếm đất dễ dàng trao trả theo hợp đồng.

Trường hợp Anh trả Hong Kong cho Trung Quốc là vì Trung Quốc là  một nước lớn đã lấy lại được sức mạnh của mình nên Anh phải trả đất. Nếu vào năm 1997, đến hạn trả đất mà Trung Quốc vẫn còn quân đội lạc hậu, kém cỏi như thời Mãn Thanh so với Anh thì nếu Anh không trả đất Trung Quốc cũng không làm gì được Anh. Anh trả Hong Kong lại cho Trung Quốc không phải là vi Anh là nước văn minh nên tôn trọng hợp đồng mà vì Trung Quốc có sức mạnh Anh không thể không trả đất.

Còn xét về tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc thì dù 99 năm sau Việt Nam vẫn là một nước nhỏ so với Trung Quốc, vẫn có một quân đội yếu hơn Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không trả lại đất thì Việt Nam cũng chẳng thể làm gì được Trung Quốc. Nhường đất cho Trung Quốc làm đặc khu có nghĩa là mất đất vĩnh viễn.

Hơn nữa về mặt kinh tế có thực sự là qui chế đặc khu đem lại cái lợi về kinh tế cho Việt Nam? Lập ra đặc khu thì có lợi gì và có lợi cho ai? Giả sử tư bản Trung Quốc sang mở khách sạn, sòng bài họ không thuê nhà thầu xây cất Việt Nam mà đem nhà thầu xây cất Trung Quốc sang, không thuê công nhân, nhân viên Việt Nam mà đem công nhân, nhân viên Trung Quốc sang. Thế thì tác dụng lan tỏa cho kinh tế Việt Nam có được là bao nhiêu? Kinh doanh trong đặc khu thì không phải trả thuế cho chính phủ Việt Nam. Nếu không phải là đặc khu thì khách sạn, sòng bài của Trung Quốc đặt trên đất Việt Nam phải trả thuế cho nhà nước Việt Nam. Còn nếu là đặc khu thì người Trung Quốc dùng mảnh đất của Việt Nam để mở khách sạn, sòng bài, kinh doanh làm giàu, đem tiền về Trung Quốc mà không phải trả thuế cho nhà nước Việt Nam.

Luật về đặc khu 99 năm chỉ là một đạo luật dại dột. 

Minh Đức


Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh



Lo ngại Vân Đồn thành Crimea thứ hai nếu giao đất 99 năm

Nhiều người ở Việt Nam gần một tuần nay lên tiếng kêu gọi quốc hội cân nhắc thêm, đừng vội thông qua luật về đặc khu kinh tế, trong đó có điều khoản giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài tới gần 1 thế kỷ.

Đã có người cảnh báo một điều luật như vậy có thể dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai.

Các ý kiến đó của nhiều thành phần nhân dân đã nổi lên sau hai phiên thảo luận của quốc hội hôm 23 và 28/5 về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Chính phủ Việt Nam dự định lập 3 đặc khu tại các tỉnh Quảng Ninh ở miền bắc, Khánh Hòa ở miền trung và Kiên Giang ở miền nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đột phá về phát triển kinh tế.

Báo chí trong nước dẫn lại thông tin từ chính phủ cho hay dự luật đặc khu chứa đựng các chính sách đặc biệt về nhiều ưu đãi thuế, thủ tục hành chính thông thoáng và cho thuê đất dài hạn hơn.

Một số quan chức chính phủ nói với quốc hội và báo chí rằng việc lập 3 đặc khu là một bước “thử nghiệm” các thể chế, chính sách mới ở Việt Nam, với kỳ vọng thu hút hàng tỉ đôla từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch, và kinh doanh sòng bạc (casino).

Giới hoạch định chính sách bày tỏ hy vọng rằng các đặc khu sẽ có mức thịnh vượng vượt trội nhờ các ưu đãi, từ đó tạo “tác động lan tỏa, tích cực” tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung, theo các báo.

Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông.

Tại quốc hội, điều khoản về giao đất 99 năm trong dự luật đặc khu đã gây nhiều lo lắng cho các đại biểu.

Các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Hoàng Ngân, Trương Trọng Nghĩa, và Lê Thu Hà được báo chí trích lời đưa ra quan điểm rằng không nên cho thuê đất đến gần 1 thế kỷ, thậm chí nên bỏ điều khoản này ra khỏi dự luật.

Ông Dương Trung Quốc lưu ý đến yếu tố địa chính trị của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, và cảnh báo “không cẩn thận nó sẽ là nơi để [Trung Quốc] di dân thôi”, theo tin đăng trên VTC News và báo Đất Việt.


Tuy các đặc khu kinh tế với ưu đãi về đất đai không phải là một mô hình mới, với thực tế là đã nhiều nước trên thế giới thực hiện các đại dự án kiểu như vậy, song tính nhạy cảm về vấn đề này ở Việt Nam có phần nguyên nhân ở những nghi ngại của người Việt về những động thái của Trung Quốc trong cả quá khứ lẫn hiện tại. Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, giải thích với VOA:

“Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông”.

Sau khi các ý kiến của các đại biểu quốc hội được báo chí đăng tải, trong nhiều ngày liên tiếp, đông đảo dư luận Việt Nam, bao gồm các thành phần đa dạng như các nhà báo kỳ cựu, giảng viên đại học, quan chức về hưu và các nhà hoạt động, cũng bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội phản đối dự thảo về giao đất lâu gấp rưỡi thời hạn theo luật hiện hành.

Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân được nhiều người chia sẻ, cũng như được trang mạng có tên Báo Tiếng Dân đăng lại, tiến sĩ Võ Trí Hảo nói ông quan ngại nhất về nguy cơ đối với Vân Đồn do đảo này có “giá trị quốc phòng” đối với Trung Quốc.

Vị tiến sĩ nhắc lại đặc điểm của hòn đảo là “cận kề Trung Quốc, có lịch sử sinh sống của người Trung Quốc trước năm 1979”, thời điểm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trở nên thù địch do nổ ra cuộc chiến biên giới giữa hai nước.

Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước.

Dẫn lại cảnh báo của đại biểu quốc hội về khả năng người Trung Quốc lợi dụng đặc khu kinh tế Việt Nam để di dân, ông Hảo khái quát về một viễn cảnh đáng lo ngại là những di dân có thể “tạo bất ổn chính trị, kiếm cớ biểu quyết ly khai” rồi “xin gia nhập Trung Quốc” theo kịch bản Crimea.

Bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine, nhưng bị Nga sáp nhập năm 2014 với lý do đa số kiều dân Nga trên bán đảo bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý về giải pháp tách ra khỏi Ukraine và mong muốn được Nga bảo vệ lợi ích.

Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục nhìn nhận đây là một nguy cơ, vì vậy chính sách về Vân Đồn phải tính đến các biện pháp ngăn ngừa:

“Vân Đồn gần Trung Quốc cho nên vấn đề an ninh quốc phòng là vấn đề đặt ra. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước”.

Mặc dù xuất hiện nhiều ý kiến trong quốc hội lẫn ngoài xã hội bày tỏ không ủng hộ, song theo bản tin hôm 28/5 của báo mạng VNExpress, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vẫn đề nghị “cho phép giữ nguyên quy định 99 năm” về cho thuê đất ở các đặc khu.

Dự kiến quốc hội sẽ biểu quyết về dự luật đặc khu kinh tế vào ngày 15/6 tới đây.

Thông tin từ Bộ Tài chính Việt Nam được báo chí dẫn lại cho hay nếu dự luật được thông qua, 3 đặc khu sẽ cần số vốn đầu tư lên đến gần 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương gần 69 tỉ đôla, trong đó vốn ngân sách chiếm từ 50-59%, tùy từng đặc khu.

No comments:

Post a Comment