Các Chủ Đề

Saturday, February 23, 2019

Cải tạo theo phương pháp Pavlov

Pavlov, người cha đẻ của thuyết ‘phản xạ có điều kiện’, đã đi đến khẳng định này : « Con người, không phải là tự nhiên sinh ra mà vậy, đó là một cái gì mình sản xuất ra ». (Les hommes, ça ne naît pas, ça se fabrique)

Vào thập niên 30, học trò của ông là Skinner đã khám phá ba nguyên tắc (Par delà la liberté et la dignité - R. Laffont - 1972) dẫn đến các kỹ thuật cho việc mà hiện nay giới truyền thông gọi là ‘tẫy não’; đó là :

1 Điều kiện hóa theo ý muốn : mỗi hành động vâng lời thì nhận được một phần thưởng.

2 Tạo sợ hãi: Mỗi hành động cưỡng lại tương ứng với một hình phạt.

3. Tiêu diệt cảm xúc: đối tượng được đưa vào trong tình trạng dửng dưng và hoàn toàn mất cảm xúc, bằng cách cho chứng kiến những cảnh tượng càng ngày càng tàn ác và không thể chấp nhận.

Ba nguyên tắc này là nền tảng của những phương pháp dùng để ‘nhồi sọ’ một người, hầu qua đó người ấy chấp nhận những tư tưởng hoàn toàn trái ngược với tư tưởng của mình và tỏ ra một thái độ ứng xử đã được điều khiển và bị kiểm soát. Những phương pháp đó rất đa dạng, đi từ cách thức bất bạo động (biện pháp nhẹ) đến sự hành hạ thể lý (và tinh thần) độc ác nhất (biện pháp mạnh).

A- Trong các phương pháp dùng biện pháp nhẹ, đối tượng cần được điều khiển để ‘yêu’ những người giam giữ mình, cảm thấy thua kém họ, muốn có được đồng quan điểm với họ. Để đi đến mục đích này, đối tượng được đối xử đàng hoàng, ăn ở tươm tất. Hằng ngày, có những buồi trao đổi ‘thân tình’, với một người đối thoại ngồi trên một cái ghế cao hơn ghế của đối tượng. Bằng một lối biện chứng thật khéo léo, được pha trộn giữa điều đúng đắn và điều dối trá với một liều lượng được cân nhắc kỹ, người ta chứng minh rằng quan điểm của đối tượng là sai, và nhét vào đầu đối tượng một ‘chân lý’ duy nhất. Muốn tránh nguy cơ là đối tượng lấy lại óc phê bình của mình, người ta không cho gặp gỡ với ai khác. Việc nhồi sọ được bổ xung với các buổi thuyết giảng, chiếu phim, những tài liệu bắt buộc phải đọc và lắng nghe các ‘chứng từ’ của những người đã ‘giác ngộ’. Trong quá trình này, những ng&# 432;ời tẫy não theo sít sao những lời khuyên của Skinner là đặt phần thưởng và hình phạt một cách thật ‘khoa học’. Khi đối tượng chín muồi thì đó là một cuộc ‘hoán cải’ và sau đó là một cuộc tuyên truyền ầm ỹ.

Hiệu quả của lối ‘giáo dục’ này được báo chí nhắc đến qua nhiều trường hợp trong lịch sử.

• Năm 1949, Đức Hồng Y Mindszenty, giáo chủ Hungary, sau 40 ngày giam cầm bí mật, đã thú tội công khai về những ‘tội ác’ của mình và ‘âm mưu’ chống lại chế độ cộng sản. Sau này, ngài xác nhận rằng mình không hề bị hành hạ mà chị bị nhồi sọ thôi.

• Năm 1960, phi công Mỹ Francis Powers lái máy bay thám thính trên vùng trời Liên Xô và đã bị bắn hạ. Vào tháng 5, trong phiên tòa xử anh tại Moscou, anh đã tự phê bình và xin người Nga tha thứ cho anh những thiệt hại mà anh đã gây ra cho nhân dân Nga.

• Năm 1974, Patricia Heart, con gái của một tỉ phú bị một tổ chức cách mạng bắt cóc. Sau này, cô không muốn rời những người đã bắt cóc cô dù cha cô đã đóng đủ tiền chuộc. Sau khi thay đổi quan điểm của mình, cô đã theo phe họ để chiến đấu.

• Trong Chiến Tranh Cao Ly (Triều Tiên), 70% trong số 7000 tù binh Mỹ đã thú tội công khai và ký vào những bản nhận tội.

B - Với các phương pháp dùng ‘biện pháp mạnh’ ta bước vào lãnh vực tra tấn. Cái nghệ thuật dùng đau đớn để đạt đến kết quả đã có từ thời kỳ xa xưa, nhưng đến thời đại của chúng ta, nó trở nên gần như hoàn hảo. Chữ ‘tra tấn’ ở đây nói lên những đau đớn thể lý, từ sự đánh đập hành hạ, rồi những sự thiếu thốn trong các nhu cầu (thiếu ăn uống, thiếu không gian cư ngụ...), cho đến việc giam giữ trong căn phòng tối đen với một ánh sáng chó i chan chiếu vào mặt. Kế đến là những lời hứa hão, những lời hăm dọa cho bản thân và cho thân nhân mình vân vân và vân vân.

Mục tiêu của người sử dụng phương pháp này là làm cho đối tượng khai đúng như điều mình muốn. Trước những sự hành hạ quá độc ác thì có một sự xung đột giữa nhân phẩm và những cái đau đớn thể chất, lúc ấy thì người vô tội cũng như người có tội đều phản ứng như nhau : chấp nhận làm hài lòng người hành hạ mình cho bớt đi sự đau đớn.

Tuy nhiên cách thức này để nhiều dấu vế trên thân thể, nên sự tra tấn càng ngày càng ‘khoa học’ hơn, tạo một sự đau đớn và xung đột trong tinh thần nhiều hơn là trên thân thể. Cách làm này đã được áp dụng qua kỹ thuật ‘xóa mất cảm xúc’ của nước Đức : giam biệt lập một người cho đến khi người ấy mất mọi khái niệm về không gian và thời gian, để đặt đối tượng vào tình trạng khủng hoảng tinh thần. Ví dụ giam đối tượng vào trong một căn phòng kín bưng, nhỏ hẹp và cách âm thật tốt, tường và đồ đạt trong phòng hoàn toàn sơn trắng và chỉ có ánh sáng gay gắt của một ngọn đèn soi rọi suốt ngày đêm. Người bị giam ở trong tình trạng thiếu mọi kích thích tố cho giác quan (tiếng động, tương phản giữa vùng sáng và vùng râm, màu sắc...) và mọi liên hệ vớ i người khác (thức ăn vô vị được đưa qua một ô nhỏ). Dần dần người ấy mất đi khái niệm về không gian, thời gian và căn tính của mình. Khi đã trở thành cái xác không hồn, họ có thể trở thành một con người hoàn toàn vô hại cho người đã ‘giáo dục’ họ... Và sau đó, nếu khéo kết hợp với ‘biện pháp nhẹ’ đi kèm việc thưởng phạt, thì sẽ giúp đỡ đối tượng ‘tự thú’ và ‘tuyên truyền’ cho mình.

Kỹ thuật tương tự đã được sử dụng ở Liên Xô. Ở đấy các người bị giam mất hết mọi định hướng qua các buổi ‘làm việc’ liên hổi, đầy hăm dọa, mỉa mai, không bao giờ kết thúc. Sau đó tự nhiên họ được hướng dẫn để ‘thú tội’ công khai.

Tuy nhiên, Trung Hoa đã đưa phương pháp này lên đến mức hoàn hảo. Cách thức họ dùng, không chỉ là để cho một con người mất hẳn căn tính của mình như ở Đức, hoặc để ‘tự thú trước bình minh’ như ở Liên Xô, nhưng đi đến một kết quả khác mà chế độ rất cần : cải tạo những người chống đối rồi sử dụng họ như nhân công miễn phí để làm những công việc nguy hiểm (vét những đầm lầy, vỡ hoang vùng rừng thiêng nước độc...). Việc nhồi sọ hiệu quả đến độ chính ‘nạn nhân’ làm đơn xin được ‘vinh dự’ gia nhập và các trại lao động mà sĩ số tử vong lên thật là cao... Và nơi nào càng dễ chết nhất thì vinh dự lại càng cao.

C - Ở cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, việc sử dụng có liều lượng giữa biện pháp nhẹ và biện pháp mạnh (chủ yếu là tra tấn tinh thần) đã đến mức tinh xảo. Kết quả là đối tượng được cải tạo sẽ vừa là một người bị kiểm soát và rập khuôn theo người ‘giáo dục’, vừa là một người ‘tự nguyện’ thú tội và tự mình ‘tự do’ nghĩ ra những cách để ‘chuộc lại’ lỗi lầm của mình, dưới con mắt ‘ân xá’ của những người t hầy từng giáo dục mình; những người hiện ưu ái cho mình đứng vào cùng hàng ngũ với họ để ‘chân thành’ phục vụ ‘chân lý’ mới, mà nhờ họ, mình đã khám phá ra.


PXN nghiên cứu
Dựa theo cuốn : L’HOMME, CE ROBOT
Của Edmond Bernard

No comments:

Post a Comment