(VNTB) – Nhắc lại câu chuyện về một thành phố từng rất nghèo ở Thụy Sĩ (*), nhưng được cả thế giới biết đến nhờ dám ứng dụng công nghệ blockchain, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý, Bến Tre có thể phát triển theo thành một thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ.
Sáng 17/7, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã có buổi làm việc trực tuyến với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre nói rằng họ đang mong mỏi là xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung (Bến Tre – Innotech) và tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.
“Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan đến quyết tâm chính trị, quyết tâm ứng dụng cái mới, quyết tâm thí điểm. Nếu thí điểm vượt qua quyền hạn của tỉnh thì tỉnh làm việc với Bộ TT&TT, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.
Khó khăn là trở ngại nhưng cũng là lợi thế của Bến Tre. Chỉ cần sẵn sàng thí điểm công nghệ mới, lúc đó tất cả doanh nghiệp công nghệ sẽ đến vùng này và biến tỉnh trở thành thung lũng Silicon về chuyển đổi số”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có những phát biểu như trên.
Bài viết này xin được trao đổi cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hai ý như sau:
Thứ nhất, có lẽ cụm từ ‘trung tâm Silicon’ mà ông Hùng đề cập là muốn nói đến thung lũng Santa Clara, thuộc miền Bắc California – Hoa Kỳ, nơi có nhiều công ty hàng đầu và có công nghệ đột phá và sáng tạo, như Apple, Google, Facebook, Netflix… Tính đến hết năm 2019, đã có gần 40 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon có 5 trường đại học danh tiếng bao gồm: đại học Stanford, đại học Northwestern Polytechnic, đại học Carnegie Mellon, đại học San Jose State và đại học Santa Clara. Chính những trường đại học này là cái nôi sản sinh ra hầu hết nguồn nhân lực chất lượng cao của thung lũng Silicon.
Bangalore thường được gọi là “Silicon Valley của Ấn Độ” bởi vì nó đã trở thành một trung tâm công nghệ cao. Cũng là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu gồm: IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle. Bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, vốn tiếng Anh tốt cùng tiền lương rẻ bằng 1/8 lần so với Mỹ.
Nhưng nếu so sánh với Silicon Valley ở California thì Bangalore cần một thời gian dài để bắt kịp. Silicon Valley nổi tiếng vì các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, nhưng ở Bangalore dân chúng thích gia nhập công ty hơn là bắt đầu dự án kinh doanh.
Như vậy, từ hai thực tế kể trên, cho thấy cụ thể tại Việt Nam lâu nay mới chỉ có một địa phương là Sài Gòn đã đầu tư về nguồn nhân lực với vốn liếng tiếng Anh một cách tương đối; cũng như có nhiều dự án khởi nghiệp. Tuy vậy, ngay cả Công viên phần mềm Quang Trung ở Sài Gòn, vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng.
Nay nếu đầu tư dàn trải với tâm lý như một thời gian khá dài sau năm 1975, là ở miền Nam đi đâu người ta cũng thấy có những ‘ao cá Bác Hồ’, cho thấy sẽ lặp lại vết đổ duy ý chí trong địa kinh tế.
Thứ hai, đó là vấn đề thể chế. Sẽ rất mơ hồ khi lại đưa ra một mẫu câu giáo điều quen thuộc của đảng cộng sản Việt Nam, “Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan đến quyết tâm chính trị”.
Tin rằng ngay cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – người đang ngồi chiếc ghế quyền lực cao nhất của đảng suốt hai nhiệm kỳ, hơn ai hết, chắc hẳn ông cũng luôn tâm niệm về quyết tâm chính trị trong xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh thực sự, với nền kinh tế và cả chính trị không chịu lệ thuộc Trung Quốc. Thế nhưng dường như mọi việc vẫn không thể như ý, nếu chỉ dừng ở mỗi ‘quyết tâm chính trị’ mà thiếu động lực của cạnh tranh thể chế chính trị.
Nói thêm, ‘quyết tâm chính trị’ mà ông Nguyễn Mạnh Hùng muốn nói đến ở đây là về một Bến Tre – Innotech như thung lũng Santa Clara, hay Bangalore? Bởi thung lũng Santa Clara thu hút doanh nghiệp ở chính Hoa Kỳ. Bangalore của Ấn Độ muốn nhắm đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.
________________
Chú thích:
(*) Thụy Sĩ là quê hương của “Thung lũng Crypto” (Crypto Valley), trụ sở của một nhóm các công ty tại thị trấn nhỏ Zug ngay bên ngoài thủ đô Zurich , với Ethereum Foundation, Shapeshift , Trezor, Bitcoin Suisse… là những cái tên tiêu biểu nhất.
Một lưu ý, thị trấn Zug khi chưa có ‘Crypto Valley’ thì nơi đây không nghèo như lời của ông bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Xuân Minh
https://www.baocalitoday.com/breaking-news/dat-trung-tam-cong-nghe-cao-ben-tre-o-dau.html
“Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan đến quyết tâm chính trị, quyết tâm ứng dụng cái mới, quyết tâm thí điểm. Nếu thí điểm vượt qua quyền hạn của tỉnh thì tỉnh làm việc với Bộ TT&TT, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.
Khó khăn là trở ngại nhưng cũng là lợi thế của Bến Tre. Chỉ cần sẵn sàng thí điểm công nghệ mới, lúc đó tất cả doanh nghiệp công nghệ sẽ đến vùng này và biến tỉnh trở thành thung lũng Silicon về chuyển đổi số”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có những phát biểu như trên.
Bài viết này xin được trao đổi cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hai ý như sau:
Thứ nhất, có lẽ cụm từ ‘trung tâm Silicon’ mà ông Hùng đề cập là muốn nói đến thung lũng Santa Clara, thuộc miền Bắc California – Hoa Kỳ, nơi có nhiều công ty hàng đầu và có công nghệ đột phá và sáng tạo, như Apple, Google, Facebook, Netflix… Tính đến hết năm 2019, đã có gần 40 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon có 5 trường đại học danh tiếng bao gồm: đại học Stanford, đại học Northwestern Polytechnic, đại học Carnegie Mellon, đại học San Jose State và đại học Santa Clara. Chính những trường đại học này là cái nôi sản sinh ra hầu hết nguồn nhân lực chất lượng cao của thung lũng Silicon.
Bangalore thường được gọi là “Silicon Valley của Ấn Độ” bởi vì nó đã trở thành một trung tâm công nghệ cao. Cũng là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu gồm: IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle. Bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, vốn tiếng Anh tốt cùng tiền lương rẻ bằng 1/8 lần so với Mỹ.
Nhưng nếu so sánh với Silicon Valley ở California thì Bangalore cần một thời gian dài để bắt kịp. Silicon Valley nổi tiếng vì các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, nhưng ở Bangalore dân chúng thích gia nhập công ty hơn là bắt đầu dự án kinh doanh.
Như vậy, từ hai thực tế kể trên, cho thấy cụ thể tại Việt Nam lâu nay mới chỉ có một địa phương là Sài Gòn đã đầu tư về nguồn nhân lực với vốn liếng tiếng Anh một cách tương đối; cũng như có nhiều dự án khởi nghiệp. Tuy vậy, ngay cả Công viên phần mềm Quang Trung ở Sài Gòn, vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng.
Nay nếu đầu tư dàn trải với tâm lý như một thời gian khá dài sau năm 1975, là ở miền Nam đi đâu người ta cũng thấy có những ‘ao cá Bác Hồ’, cho thấy sẽ lặp lại vết đổ duy ý chí trong địa kinh tế.
Thứ hai, đó là vấn đề thể chế. Sẽ rất mơ hồ khi lại đưa ra một mẫu câu giáo điều quen thuộc của đảng cộng sản Việt Nam, “Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan đến quyết tâm chính trị”.
Tin rằng ngay cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – người đang ngồi chiếc ghế quyền lực cao nhất của đảng suốt hai nhiệm kỳ, hơn ai hết, chắc hẳn ông cũng luôn tâm niệm về quyết tâm chính trị trong xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh thực sự, với nền kinh tế và cả chính trị không chịu lệ thuộc Trung Quốc. Thế nhưng dường như mọi việc vẫn không thể như ý, nếu chỉ dừng ở mỗi ‘quyết tâm chính trị’ mà thiếu động lực của cạnh tranh thể chế chính trị.
Nói thêm, ‘quyết tâm chính trị’ mà ông Nguyễn Mạnh Hùng muốn nói đến ở đây là về một Bến Tre – Innotech như thung lũng Santa Clara, hay Bangalore? Bởi thung lũng Santa Clara thu hút doanh nghiệp ở chính Hoa Kỳ. Bangalore của Ấn Độ muốn nhắm đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.
________________
Chú thích:
(*) Thụy Sĩ là quê hương của “Thung lũng Crypto” (Crypto Valley), trụ sở của một nhóm các công ty tại thị trấn nhỏ Zug ngay bên ngoài thủ đô Zurich , với Ethereum Foundation, Shapeshift , Trezor, Bitcoin Suisse… là những cái tên tiêu biểu nhất.
Một lưu ý, thị trấn Zug khi chưa có ‘Crypto Valley’ thì nơi đây không nghèo như lời của ông bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Xuân Minh
https://www.baocalitoday.com/breaking-news/dat-trung-tam-cong-nghe-cao-ben-tre-o-dau.html
No comments:
Post a Comment