Các Chủ Đề

Wednesday, December 27, 2017

Vụ Sabeco và thế lực kinh tế của người Hoa tại Đông Nam Á


Công ty bia lớn của Việt Nam bị tư bản Thái mua có nghĩa là Thái Lan sẽ nắm một phần kinh tế Việt Nam chăng? Nếu nhìn kỹ hơn thì nhà tư bản Thái Lan đó là gốc người Hoa và kinh tế Thái cũng do phần lớn người Thái gốc Hoa nắm. Chẳng những thế, người gốc Hoa cũng nắm phần quan trọng trong nền kinh tế ở Indonesia, Mã Lai . Cùng với sự bành trướng của Trung Quốc, cho các nước vay tiền, đầu tư vào các nước thì người Hoa đang nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế tại Đông Nam Á và Á Châu nói chung. Người Việt làm thế nào chống lại làn sóng bành trướng kinh tế này của Trung Hoa?

Wednesday, December 20, 2017

Hơn một trăm luật sư cùng ủng hộ Võ An Đôn - BBC


Hơn 100 luật sư trên toàn quốc vừa gửi kiến nghị lên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam về quyết định kỷ luật ông Võ An Đôn, người bị Đoàn Luật sư Phú Yên xóa tên hồi cuối 11/2017.

Wednesday, December 6, 2017

Ảnh hưởng của Nho Giáo thuận lợi cho dân chủ hóa

Vì sao Singapore, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan có được chế độ dân chủ mà Nga vẫn chưa làm được mà chỉ là dân chủ giả hiệu? Có thể vì các nước Singapore, Nhật, Nam Hàn và Đài Loan theo Nho Giáo nên đã chuyển hóa sang dân chủ thành công dễ dàng hơn.

Wednesday, November 29, 2017

Luật Sư Võ An Đôn bị khai trừ trước phiên tòa phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm


Luật sư Võ An Đôn, ngoài cùng bên trái

PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Giới luật sư Việt Nam hôm 26 Tháng Mười Một xôn xao trước tin Luật Sư Võ An Đôn bị Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư tỉnh Phú Yên xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư của tỉnh này.

Sự cạnh tranh đưa đến tiến bộ

Thuyền tuần duyên thời nhà Nguyễn

Sự cạnh tranh đưa đến tiến bộ. Tại các nước mà chính quyền hạn chế quyền tự do của người dân thì sự tiến bộ đạt được trong lãnh vực quân sự vì chính quyền nước đó cạnh tranh với nước khác. Nhưng trong nội bộ nước đó sự cạnh tranh bị giảm đi vì dân bị hạn chế tự do.

Wednesday, November 22, 2017

Chiến dịch làm giảm hút thuốc lá của Canada


Hình in trên các bao thuốc lá ở Canada
Tại Canada, hơn 50 năm trước đây, thuốc lá được nhiều người hút và được hút ở mọi nơi, mọi lúc. Lúc đó, có hơn 50% người dân Canada hút thuốc lá. Thuốc lá được quảng cáo ở khắp mọi nơi, trên báo chí, trên truyền hình, truyền thanh, trong các phim ảnh với cảnh các diễn viên lịch lãm tay cầm điếu thuốc lá. Cho đến ngày 17 tháng 6 năm 1963, bà bộ trưởng Y Tế Judy Lamarsh nói trước quốc hội rằng có bằng chứng khoa học là thuốc lá có liên hệ đến việc gây ra ung thư phổi, cùng với việc bị đờm trong phổi và bệnh tim. Đó là vị bộ trưởng Y Tế đầu tiên trên thế giới cảnh cáo là thuốc lá có hại cho sức khỏe. Lời tuyên bố này sau đó đã gây ra phong trào vận động mọi người bỏ hút thuốc lá trong dân chúng. Nhiều nhóm người dân vận động với quốc hội làm ra những luật để ngăn trở mọi người hút thuốc và ngăn trở quảng cáo thuốc lá. Sau hơn 50 năm, dân Canada vẫn có người tiếp tục hút thuốc nhưng giảm đi nhiều.

Thursday, November 16, 2017

Nhật: xin lỗi vì xe lửa khởi hành sớm 20 giây

Ban quản lý của tuyến đường xe lửa Tsukuba Express nối liền thành phố Tsukuba và Tokyo đã "thành thực xin lỗi cho những bất tiện gây ra" khi một chuyến xe lửa đã khởi hành sớm hơn 20 giây.

Wednesday, November 15, 2017

Iceland bài trừ nạn thiếu niên nghiện ma túy và nghiện rượu

Đảo quốc Iceland, ở gần nước Anh, từng bị tệ nạn trầm trọng về việc thiếu niên chơi bời lêu lổng, nghiện rượu, nghiện ma túy. Mấy chục năm trước đây vào thập niên 1980 và thập niên 1990, Iceland đã từng có 42% thiếu niên trong tuổi 15, 16 tuổi nghiện rượu và ma túy. Ngày nay tỉ lệ đó đã sụt giảm xuống còn 5%. Đó là nhờ trong những năm qua, người Iceland đã có những nỗ lực để khắc phục tệ nạn này.

Wednesday, November 8, 2017

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười, nước Nga có một Sa hoàng mới?

Số phận nước Nga 100 năm qua đã đi từ Sa hoàng này tới Sa hoàng khác, bất chấp mọi khẩu hiệu vì dân. Ảnh: The Economist.

Nhiều người có thể cảm thấy ngạc nhiên với một hiện trạng oái ăm: 100 sau Cách mạng tháng Mười, bây giờ nước Nga lại có một Sa hoàng mới: Vladimir Putin.

100 Năm Cách Mạng Tháng Mười: Chủ Nghĩa Cộng Sản Là Điện Khí Hóa

Lenin đang thuyết trình về điện khí hóa toàn nước Nga (hình vẽ)

Chủ nghĩa Cộng Sản là điện khí hóa. Đó là lời phát biểu của Lenin sau khi cuộc Cách Mạng Tháng Mười đã thành công. Khẩu hiệu này làm cho nhiều người Nga hăng hái tham gia trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Nga vì họ thấy xã hội chủ nghĩa đem lại sự tiến bộ, sự văn minh. Về khẩu hiệu này, nhà văn chiêu hồi Xuân Vũ có kể như sau trong lời tựa đầu của một cuốn sách do do ông viết.

100 Năm Cách Mạng Tháng Mười: Cách Mạng Là Phải Dùng Bạo Lực


Valdimir Ilich Lenin (1870 - 1924), người đưa ra tư tưởng làm cách mạng là phải dùng bạo lực, có thể dùng tất cả mọi thủ đoạn bất chấp đạo đức miễn sao đạt được thắng lợi cho đảng Cộng Sản. Đó là nguyên tắc "Cứu cánh biện minh cho phương tiện", nghĩa là kết quả tốt đẹp khi đạt đến được xã hội cộng sản sẽ xóa bỏ được hết tội lỗi khi dùng cách phương tiện tàn ác, vô đạo đức để đạt đến đó. 

Tuesday, November 7, 2017

Một trăm năm Cách Mạng Tháng Mười

Lenin diễn thuyết với giới công nhân

Ngày 7 tháng 11 là ngày Cách Mạng Tháng Mười xảy ra tại Nga vào năm 1917. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2017 thì Cách Mạng Tháng Mười đã xảy ra cách đây một trăm năm. Cách Mạng Tháng Mười có đặc tính gì và nó đem lại gì cho nước Nga và nhân loại? 

Thursday, October 19, 2017

BBC: Người Việt thờ ơ dân chủ và thích quân đội?

Một cuộc thăm dò ý kiến của tổ chức PEW cho thấy số người Việt Nam ủng hộ dân chủ không nhiều, trong khi số người ủng hộ quân đội cầm quyền thì khá cao so với ý kiến của người dân các nước dân chủ Tây Phương. Vì sao có sự khác biệt này?

Wednesday, October 18, 2017

Trước thềm Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19

Trước thềm đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, guồng máy tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc ra sức đề cao uy tín của ông Chủ Tịch Tập Cận Bình . Liệu ông Tập Cận Bình có trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình có thể đổi mới được bao nhiêu cho Trung Quốc?

Wednesday, October 4, 2017

Trần Đức Thảo thuyết Hồ Chí Minh trở thành phản chiến?

Ngày nay nhiều người tin tưởng ông Hồ Chí Minh đã có lúc không tán thành việc dùng quân sự đánh miền Nam. Trong cuốn Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Trấn có thuật lại trong hội nghị Trung Ương 9, năm 1964, Lê Đức Thọ đã cản ông Hồ Chí Minh bênh một cán bộ có chủ trương hòa bình, đừng đánh miền Nam. Trong cuốn Đèn Cù, của Trần Đĩnh cũng thuật lại chuyện Hội Nghị Trung Ương 9 này. Nhưng điều gì đã làm cho ông Hồ Chí Minh đổi ý từ việc ủng hộ đánh miền Nam năm 1960 chuyển sang đừng đánh miền Nam năm 1964? Điều mà nhiều người không biết là ông Hồ Chí Minh đã từng gọi triết gia Trần Đức Thảo đến đển bàn riêng cho ông Hồ và một ít người thân cận nghe cái lợi, cái hại của việc đánh miền Nam. Và có thể lời bàn của triết gia Trần Đức Thảo đã có ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông Hồ Chí Minh, và cả ông Võ Nguyên Giáp, người có mặt cạnh ông Hồ lúc đó.

Tuesday, September 12, 2017

Sách lược khởi loạn của Lenin

Người Nga có truyền thống đế quốc từ lâu đời. Tham vọng thống trị thế giới dưới thời sa hoàng Ivan Đệ Tam (1440-1505) và dưới thời Lenin không chỉ gần giống nhau mà còn in hệt nhau. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels kết hợp với chủ nghĩa Lenin đã phục vụ đắc lực cho tham vọng đế quốc giấu mặt của Liên Bang Xô Viết.

Sách lược khởi loạn của Lenin (hay chiến thuật tạo phản) không phải là chỉ để lật đổ sa hoàng mà còn là để chiến thắng kẻ thù và nới rộng thế lực của đế quốc Nga trên toàn thế giới. Mục tiêu chế ngự thế giới của các sa hoàng xưa kia cũng là mục tiêu của Liên Bang Xô Viết thời hiện đại.

Wednesday, September 6, 2017

BRICS: Trung Cộng chạy đua với Mỹ - Ngô Nhân Dụng

Đầu tuần này, Tập Cận Bình tổ chức họp thượng đỉnh BRICS, biểu diễn một màn liên minh kinh tế nhằm giành ảnh hưởng với nước Mỹ trên toàn thế giới. BRICS gồm các nước Brazil, Russia, India, China và South Africa.

Người đầu tiên đặt ra cái tên BRIC vào năm 2001 là Jim O’Neill, nhà phân tích tài chánh của ngân hàng Goldman Sachs. Công ty này muốn gọi vốn khi lập một quỹ đầu tư nhắm vào bốn quốc gia “đang lên” và rất có triển vọng. Họ đặt ra cái tên đó chỉ cốt nghe dễ nhớ, hấp dẫn các nhà có của góp tiền cho họ đầu tư và quản lý, kiếm chút huê hồng. Không ai nghĩ rằng bốn nước này sẽ trở thành một liên minh kinh tế!

Cách làm món phở xào thịt bò


Công thức làm món phở xào mềm ngon không bị dính sợi


Với công thức làm món phở xào đơn giản mà ngon này, bạn có thể chuẩn bị bữa sáng hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức.

Một trong những lỗi kĩ thuật mà các bà nội trợ thường hay mắc phải khi thực hiện món phở xào mềm chính là các sợi phở dễ bị dính vào nhau, không tơi. Để có món phở xào mềm ngon không bị dính sợi hãy tham khảo cách làm dưới đây bạn nhé.

Sunday, August 27, 2017

Cà rốt, nhân sâm của người nghèo

Sâm là món thuốc quý trong y học Ðông Phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây Phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền cho nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng.

Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Ðó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo (Lương Y Lê Tấn Ðức-Việt Nam).

Saturday, August 26, 2017

Tại sao tôi không chạy án để làm giàu? - Võ An Đôn

Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền.

Thursday, August 17, 2017

Việt Nam kỷ luật viên chức cao cấp như phạt quý tộc thời trung cổ

Bốn viên chức cao cấp mới bị kỷ luật tính từ phía trên bên trái theo chiều kim đồng hồ Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến, Võ Kim Cự. (Hình: Tuổi Trẻ)

HÀ TĨNH (NV) – Có 3 trong số 4 viên chức cao cấp được xác định là phải chịu trách nhiệm trong vụ Formosa gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư năm 2016 chỉ bị… tước “hàm” cũ.

Bắt bị cáo phải xưng tội là nguyên tắc thời Trung Cổ

Vụ án Nguyễn Văn Hóa, được xem là thành viên của dảng Việt Tân, được báo chí và cơ quan truyền thông nhà nước loan báo là đã thú nhận tội lỗi . Nhưng blogger Phạm Đoan Trang viết bài cho rằng cái lối ép bị cáo phải thú bằng cách tra tấn thì lời thú tội đó không có giá trị. Mặc dù nhà nước có đưa ra những lập luận là nghi can thú nhận tội là phù hợp với pháp luật thì cách hành xử của cơ quan an ninh thường tra tấn nghi can để bắt nghi can nhận tội làm cho các lời thú tội không còn có giá trị.

Tuesday, August 15, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh và những bí ẩn - Lữ Giang - Thông Luận

Hiện nay, các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Việt ngữ đã bàn khá nhiều về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức đưa về Hà Nội.

Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ?

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, chẳng hạn như : Tại sao Hà Nội không áp dụng thủ tục dẫn độ mà phải đi bắt cóc ? Với lý do quan trọng nào khiến Hà Nội phải chấp nhận những hậu quả tai hại về ngoại giao, chính trị và kinh tế do bắt cóc để đổi lấy Trịnh Xuân Thanh ? Phải chăng Hà Nội đã tính toán kỹ ?

Thursday, August 10, 2017

Nhớ học giả Hoàng Văn Chí - Nhật báo Người Việt


Ông Hoàng Văn Chí (1913 - 1988)

 Vào cuối mỗi tháng cận kề với một tháng mới, người viết bài này có thói quen lược lại cuốn “sổ sinh tử” để xem trong thời gian mấy chục ngày đang tới sẽ thuộc vào tháng nào, và tháng ấy có gì đáng nói hơn cả.

Lưu Hiểu Ba, kẻ sĩ trong thời đại mới - Nhật báo Người Việt

Ngày 13 Tháng Bảy, các nhà đấu tranh dân chủ trên thế giới cúi đầu tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Hoa đầu tiên đoạt giải thưởng Nobel Nhân Quyền cao quý. Tin Lưu Hiểu Ba mất đến trong khi Tổng Thống Donald Trump hội đàm với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, ông không hề có một tuyên bố nào về Lưu Hiểu Ba và phong trào đấu tranh nhân quyền.

Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ?

Hà Nội bị cáo buộc chi tiền lái dư luận Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông và nhân quyền, cũng như trả triệu đôla vận động các chính sách có lợi cho mình.

Một bài phân tích dài của nhà báo điều tra Greg Rushford, các tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ và ý kiến của chuyên gia dường như cho thấy điều này.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đâu phải là chống tham nhũng

Việc nhà nước Việt Nam cho đặc vụ sang Đức bắt Trịnh Xuân Thanh đem về nước bị chính phủ Đức lên án là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Đức. Có người bào chữa cho hành vi bắt Trịnh Xuân Thanh bằng cách nói rằng Trịnh Xuân Thanh là kẻ tham nhũng, chẳng lẽ lại không bắt, Đức làm việc bao che cho tham nhũng. Nhưng động cơ bắt Trịnh Xuân Thanh có thật sự là vì chống tham nhũng?

Wednesday, August 9, 2017

Nước phải có phép nước

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem từ Đức về Việt Nam đã làm dậy lên lên dư luận tại châu Âu về cách hành xử không theo luật pháp của nhà nước Việt Nam . Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, khi dự hội nghị G20 đã nói với nhà cầm quyền Đức là đề nghị dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam. Đó là cách làm theo đúng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của Đức. Nhưng chỉ một tháng sau đó, chính quyền của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Lờ đi lời yêu cầu dẫn độ trước đó. Chuyện này nói lên cách hành xử vô luậl pháp của toàn thể chế độ đang cầm quyền từ mấy chục năm nay ở Việt Nam.

Friday, August 4, 2017

Đối phó với người dối trá, hãy dùng tuyệt chiêu sau

Có câu: “Một điều nhịn chín điều lành”, có thể nhẫn được thì chắc chắn những rắc rối trong cuộc sống của bạn cũng sẽ từ từ giảm thiểu.

Trong dòng đời ngược xuôi, những người bạn gặp hàng ngày không phải ai cũng lương thiện. Có những lúc sẽ phải đối mặt với người dối trá ích kỷ.

Thursday, August 3, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh, cũng vẫn lối hành xử thời Xô Viết

Phát viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng nói với phóng viên vào chiều ngày 3-8-2017 là Trịnh Xuân Thanh tự ra đầu thú. Điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam phủ nhận cáo buộc của chính phủ Đức là Việc Nam cho người sang Đức bắt Trịnh Xuân Thanh, vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức. Cách hành xử của chính quyền CSVN cũng vẫn tiếp tục là cách hành xử của thời Xô Viết, chỉ dùng sức mạnh bất chấp luật lệ. 

Việt Nam bắt Trinh Xuân Thanh là vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức

Trịnh Xuân Thanh không tự ra đầu thú mà bị nhân viên an ninh Việt Nam bắt ở Berlin, Đức, rồi đem về Việt Nam. Việc làm này vi phạm chủ quyền và luật pháp Đức. Đức đòi Việt Nam phải đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức vì Trịnh Xuân Thanh là người được Đức cho phép ở Đức hợp pháp. Không ai có quyền bắt người được chính phủ Đức cho phép sống ở trên đất Đức.

Đức đòi Hà Nội 'trả' Trịnh Xuân Thanh

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”

 “Không nghi ngờ” gì rằng bộ Ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Thursday, July 6, 2017

Hàng loạt ngân hàng ngoại quốc đang rút khỏi Việt Nam

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều ngân hàng ngoại quốc đang rút ra khỏi các liên doanh ngân hàng bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho những đối tác là ngân hàng phía Việt Nam.

Báo điện tử BizLive vừa công bố thống kê liên quan đến cuộc rút lui tuy lặng lẽ nhưng rất đáng chú ý này.

Điểm vô lý trong tấm ảnh Trần Hoàng Phúc đá ảnh Bác Hồ

Có một số điểm xem ra vô lý trong tấm hình Trần Hoàng Phúc đứng trên ghế đá vào hình Bác Hồ .

Wednesday, July 5, 2017

Vì sao Trung Quốc trúng thầu nhiều trong các dự án đầu tư tại Việt Nam

Chuyện bây giờ mới kể : Vì sao Trung Quốc trúng thầu nhiều trong các dự án đầu tư tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa liệt kê một loạt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu khi bị nhiều ý kiến chất vấn . Theo bộ này giải thích thì đúng là có chuyện Trung Quốc họ trúng thầu nhiều trong các dự án đầu tư tại Việt Nam. Thật cay đắng làm sao!

Thursday, June 29, 2017

2017: Mẹ Nấm bị tù nhưng là người thắng

Ngày 29-6-2017 tòa án Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa kết án nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Mẹ Nấm mười năm tù. Có người nói mười năm tù là quá nặng. Nhưng cũng có người không ngạc nhiên và có thể đoán trước là bản án sẽ không nhẹ vì Mẹ Nấm không hề tỏ ra ăn năn, hối lỗi, nhận là mình có tội trong suốt thời gian bị giam giữ.

Wednesday, June 28, 2017

2017: Trung Quốc lại kéo dàn khoan HD-981 vào Vịnh Bắc Bộ

Ngày 20-6-2017 báo Thanh Niên có bản tin nói về việc Trung Quốc kéo dàn khoan vào cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhưng sau đó bài báo này được xóa đi. Nội dung bài báo đó như sau:

Sunday, June 25, 2017

Báo chí thế giới đăng tin Phạm Minh Hoàng bị trục xuất sang Pháp

Ông Phạm Minh Hoàng được nhiều người ra đón tại phi trường Charles De Gaule, Paris, Pháp, ngày 25-6-2017. Vẻ mặt ông có vẻ mệt mỏi sau khi từ nhà giam rồi đi ngay một chuyến bay hơn mười tiếng đồng hồ.

Tin nhà nước Việt Nam trục xuất blogger, người bất đồng chính kiến Phạm Minh Hoàng sang Paris được nhiều báo chí, cơ quan truyền thông trên thế giới loan báo. Có BBC, VOA, hãng thông tấn của nước Hồi Giáo Aljazeera, báo Đức, báo Nhật, báo Anh, báo Pháp, hãng thông tấn Reuters, hãng thông tấn AFP, đài Á Châu Tự Do... 

Friday, June 23, 2017

Vì sao ông Phạm Minh Hoàng bị trục xuất về Pháp?

Chế độ CSVN đuổi ông Phạm Minh Hoàng đi vì sợ ông có ảnh hưởng đến tư tưởng những người xung quanh. Dĩ nhiên là bị đuổi đi ra khỏi nước còn đỡ hơn là bị công an bắt vào đồn cắt cổ. Nhưng nguyên nhân thực sự là như vậy. Vụ ông Phạm Minh Hoàng có điểm tương tự như vụ triết gia Trần Đức Thảo bị bắt phải đi qua Pháp hồi năm 1992. Cả hai đều bị tống đi Pháp để ngăn không cho họ có ảnh hưởng đến tư tưởng người xung quanh. 

Khi Khmer Đỏ đổ tội cho Việt Nam về tội diệt chủng

Nuon Chea (bên trái) và Khieu Samphan (bên phải) ngồi trước tòa ngày 23-11-2016
Hai cán bộ cao cấp của Khmer Đỏ là Khieu Shamphan và Nuon Chea bị đưa ra tòa xử vào ngày 23-6-2017 về hành vi giết người của chế độ mà họ phục vụ. Họ đều cho rằng không phải là do họ ra lệnh giết mà đổ cho Việt Nam đã gây ra sự thiệt mạng của gần hai triệu người Campuchia. Lối đổ tội này cũng giống như Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1979, khi được hỏi về vụ thảm sát tại Huế năm Mậu Thân 1968, đã đổ cho là vì nhân dân căm thù nên đã giết chứ không phải do Cộng Sản giết. Lối chối tội này cho thấy Cộng Sản Miên hay Việt thì cũng có lối hành xử giống nhau. Chẳng những giống nhau ở lối đổ tội, họ còn giống nhau ở cách suy nghĩ khi ra tay giết nhiều người.

Monday, June 19, 2017

Quan chức CSVN: Sợ dân hay sợ nhau?

Đã đến lúc Luật Cảnh Vệ cần mở rộng tối đa, không chỉ 18 “đối tượng” được bảo vệ mà cho cả những ai đã thấm đủ sợ hãi vì “ân oán giang hồ.”

Có một câu chuyện nhỏ, tưởng như hài hước nhưng lại đặt dấu mốc thật sâu xa cho nỗi sợ hãi khôn nguôi ấy.

Friday, June 16, 2017

Trường hợp tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng

Theo anh Phạm Minh Hoàng tường thuật, ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn gọi anh đến gặp và thông báo rằng vào ngày 17/5/2017 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của công dân Phạm Minh Hoàng.

Sự việc

Khi anh Hoàng yêu cầu xem bản quyết định đó, ông Tổng Lãnh sự Pháp cho biết cơ quan công an của Việt Nam chỉ thông báo miệng, nên chính ông cũng chưa nhìn thấy bản quyết định đó, dù chi tiết về người ký và ngày ký quyết định đã được phía Việt Nam xác nhận.

Thursday, June 15, 2017

Kiểm tra tài sản 1,000 quan chức, một chiến dịch rúng động?

Không còn nghi ngờ gì nữa, với quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của khoảng 1,000 quan chức cao cấp được ban hành vào ngày 23 Tháng Năm, Bộ Chính Trị của ông Nguyễn Phú Trọng đã tiến thêm một bước dài và mạo hiểm trong chiến dịch mang hai mục tiêu vừa “chống tham nhũng” vừa kiểm soát quyền lực – hành động tương tự như “cuộc cách mạng long trời lở đất” mà ông Tập Cận Bình và Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay.

Thursday, June 8, 2017

Campuchia từng 'gửi trả' Formosa chất độc


Lính Campuchia mặc quần áo chống ô nhiễm đang làm việc dọn dẹp chất thải nhiễm thủy ngân do Formosa đổ ra ở Sihanoukville.

Hồi năm 1999, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn chất độc mà Formosa Plastics tống sang cảng Sihanoukville.

Trong vụ việc được cả báo chí quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nêu ra, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách 'xuất cảng' chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia.

Thursday, June 1, 2017

Giáo dân Văn Thai bị côn đồ đập phá nhà cửa, tài sản

Nhiều ngôi nhà, tài sản của giáo dân Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An, đã bị côn đồ đập phá vào đêm 31/5.

Đây là sự kiện mới nhất tiếp theo hàng loạt những vụ tấn công nhắm vào những người dân đi kiện Công ty Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất ở Việt Nam hồi năm ngoái.

Nước Mỹ và các đồng minh độc tài

Việc ông Donald Trump đến Saudi Arabia được đón tiếp trọng thể cùng với hứa hẹn là Saudi Arabia sẽ mua vũ khí của Mỹ trị giá một trăm tỉ đô la làm cho một số người Mỹ và nhiều nhà bình luận trên thế giới cho rằng chính sách của Mỹ là chỉ chú trọng về buôn bán mà bỏ qua về dân chủ, nhân quyền. Tuy thế Mỹ vẫn tiếp tục đẩy mạnh dân chủ, nhân quyền tại nhiều nơi khác trên thế giới . Chính sách ngoại giao của Mỹ là như thế nào?

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ gặp các nhà tranh đấu ở Sài Gòn


Một đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett dẫn đầu đã gặp các nhà tranh đấu tại Sài Gòn tối 24/5, một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Việt–Mỹ tại Hà Nội.

Chuyện chiếc đèn Hoa Kỳ


Nhân dịp thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, đi Mỹ vào tháng 5, năm 2017, ông đã tặng thổng thống Mỹ một chiếc đèn dầu, mà người dân miền Bắc gọi là đèn Hoa Kỳ. Ý nghĩa của việc tặng tổng thống Mỹ chiếc đèn Hoa Kỳ là để nhắc lại quá khứ lúc người Mỹ muốn bán dầu hỏa vào cuối thế kỹ 19 sang đầu thế kỷ 20 nên đã đem tặng không đèn cho người dân các nước Á Châu trong đó có Trung Hoa và Việt Nam. Khen cho ai khéo nghĩ ra dùng chiếc đèn để nhắc lại mối quan hệ buôn bán lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên mối quan hệ buôn bán này cũng có những giai đoạn thăng trầm của nó.

Thursday, May 25, 2017

2017, tàu Mỹ đi vào vùng 12 hải lý của đảo Vành Khăn


Theo tin của hãng tin Reuters ngày 25-5-2017, khu trục hạm Mỹ USS Dewey đã đi vào vùng 12 hải lý gần đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Thursday, May 11, 2017

Làm thất thoát tiền được cho đi làm tham mưu kinh tế

Ông Đinh La Thăng bị lên án là đã làm thất thoát tiền và bị cách chức Bí Thư Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh và cho đi làm Phó Ban Kinh Tế Trung Ương. Sự kiện này làm thất vọng não nề nhiều người. Kẻ làm thất thoát tiền không bị đem ra tòa án xét xử mà lại được cho đi làm giữ một chức vụ khác. Tuy là một chức vụ không có quyền, không có cơ hội ăn, nghĩa là bị giáng chức, nhưng đáng lẽ với tội như vậy thì ông ta phải đi tù. Đó là lối xử của chế độ đảng trị, không phải là của chế độ pháp trị.

Thursday, May 4, 2017

Dùng côn đồ để cai trị dân

Bà Lê Mỹ Hạnh (bên trái) và côn đồ Phan Sơn Hùng (bên phải)

Việc bà Lê Mỹ Hạnh từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi bị côn đồ đánh là một trong các bản tin về những người tranh đấu bị côn đồ đánh. Trong số những người bị côn đồ đánh có người kể công an có mặt ở đó mà cũng không can thiệp. Việc dùng côn đồ làm tay sai là chính sách của đảng Cộng Sản từ xưa đến nay. Không phải là chỉ do một số đảng viên tự ý nghĩ ra mà do sách vở của Cộng Sản dạy như vậy.

Friday, April 21, 2017

Đánh tư sản ở miền Nam sau 1975



I. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.