Friday, July 22, 2011

Hồi ức một nữ thuyền nhân: ’10 năm vẫn mơ; 20 năm còn nhớ’

Westminter (Nhật báo Người Việt) – 31 năm trôi qua từ ngày lênh đênh trên chiếc ghe chết máy, và gần 20 năm những kỷ niệm đau thương được lấp kín, chôn vùi. Vậy mà giờ đây, trong một khoảnh khắc bất chợt, câu chuyện gian nan của một người con gái vượt biển đã những tưởng mình “chết đi sống lại” sau hành trình 40 ngày đi tìm tự do, lại sống dậy, ùa về, miên man cảm xúc.

Vừa đứng nhìn những bức hình trưng bày tại triển lãm “Thuyền nhân Việt Nam: 35 năm nhìn lại,” cô Ngoan Trần, cư dân thành phố Irvine, vừa đưa tay lau vội dòng nước mắt cứ tuôn xuống, trong khi trên sân khấu, lời bài hát “Ðêm chôn dầu vượt biển” của nhạc sĩ Châu Đình An được cất lên.

Monday, July 18, 2011

Chế Độ Miền Nam Trong Mắt Trịnh Công Sơn

Ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Điều này ai cũng biết. Như thế là Trịnh Công Sơn vui mừng vì đã hết chiến tranh, hòa bình đã đến và đất nước được thống nhất. Có lẽ là lúc đó Trịnh Công Sơn không sợ chế động cộng sản sắp đến tại miền Nam như những người lúc đó đang tìm đường bỏ nước ra đi. Thế còn Trịnh Công Sơn nghĩ gì về chế độ miền Nam? Sau 1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài phỏng vấn Trịnh Công Sơn và trong các câu trả lời, Trịnh Công Sơn nói rằng không bao giờ quên được việc cha ông xe cảnh sát đến bắt đi đến nhà lao Thừa Phủ, Huế, và đó là lý do Trịnh Cộng Sơn không muốn đi lính cho chế độ miền Nam. Trả lời như thế thì cũng không nói được gì nhiều là Trịnh Công Sơn nghĩ gì về chế độ miền Nam. Nhưng đọc trong bài Đi tìm sự thật Thư gửi Ngô Kha của Trịnh Công Sơn, có đăng nguyên văn lá thư Trịnh Công Sơn viết giả như là gửi cho Ngô Kha với mục đích hô hào, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh thì chúng ta có thể thấy chế độ miền Nam trong mắt Trịnh Công Sơn ra sao .

Friday, July 8, 2011

Cách thức mớm cung, ép cung của công an cộng sản



Trong những năm gần đây có những người nói thẳng, nói thật hoặc hoạt động tranh đấu cho dân chủ bị chế độ Cộng Sản tại Việt Nam bắt. Có người được đưa ra đọc bài thú nhận tội lỗi, có người kể lại khi bị công an bắt thẩm vấn thì bị công an gán ghép cho là gia nhập các tổ chức khủng bố như đảng Việt Tân, nhóm 8406… Khi những người này nói là mình chỉ tranh đấu bất bạo động và các tổ chức Việt Tân, 8406 không phải là tổ chức khủng bố vì cũng tranh đấu bất bạo động thì công an không nghe, vẫn bắt là họ phải nhận là hoạt động khủng bố và bắt phải ngưng hoạt động. Những câu chuyện như vậy cho thấy những người bị công an bắt thường chịu áp lực nặng nề với nhiều kỹ thuật mớm cung, ép cung bắt họ phải thú nhận là mình có tội. Đoạn dưới đây trích trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, do ông Hoàng Văn Chí viết, xuất bản tại Sài Gòn năm 1964 kể lại một số kỹ thuật mớm cung, ép cung của công an đã dùng từ 1953 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tìm cách bắt những người có thể chống đối để chuẩn bị cho Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất và bây giờ công an vẫn còn dùng.

Wednesday, July 6, 2011

Các mô hình chính quyền.


Dẫn nhập

Một chính quyền hợp pháp phải là một chính quyền được tạo nên từ sự ưng thuận của toàn dân. Lịch sử hình thành quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Mỹ, đều trải qua các giai đoạn từ phong kiến đến quân chủ. Sau chế độ quân chủ các nước đều trải qua một giai đoạn chuyển hóa, hoặc sang các chế độ độc tài như quân phiệt, phát-xít, đảng trị, hoặc sang thể chế dân chủ cộng hòa hay quân chủ lập hiến.

Friday, July 1, 2011

Tập nhạc Kinh Việt Nam của Trịnh Công Sơn


Trịnh Công Sơn đã soạn xong Kinh Việt Nam. Nhưng kế hoạch đảo chính được chuẩn bị từ năm 1968, nhiều lần tưởng đã sắp nổ ra lại phải hủy bỏ. Tướng Nguyễn Văn Thiệu biết có một cuộc đảo chính đang rập rình quanh mình nên rất cảnh giác. Phương tiện, giờ giấc đi lại của tường Thiệu luôn thay đổi bất ngờ. Những người phục vụ chung quanh có dấu hiệu bất thường liền bị điều động đi nơi khác ngay.