Lễ kỉ niệm lần thứ 15 Cách mạng Nhung (ngày 17 tháng 11 năm 1989), cuộc Cách mạng đã đưa chế độ độc tài cộng sản ở Tiệp Khắc đến chỗ cáo chung, là cơ hội để suy tư về ý nghĩa của hành vi mang tính đạo đức và hành động tự do. Hiện nay chúng ta đang sống trong xã hội dân chủ, nhưng nhiều người – không chỉ ở Cộng hòa Czech – vẫn tiếp tục tin rằng họ không phải là chủ nhân của số phận của mình. Họ đã đánh mất niềm tin rằng họ có thể thực sự có ảnh hường đối với những sự kiện chính trị, và còn có ít ảnh hưởng hơn đối với xu hướng phát triển của nền văn minh của chúng ta.
Monday, December 31, 2012
Monday, December 17, 2012
Võ Phiến: Nhà Tạp Luận
Võ Phiến |
Nếu tôi không lầm, “tạp luận” là chữ của Võ Phiến. Trước, người ta gọi là “tạp trở”, sau, khi tác phẩm của Lỗ Tấn được đọc và dịch nhiều, người ta gọi là “tạp văn”. Chữ “tạp văn” sau này rất phổ biến ở miền Bắc trong khi ở miền Nam chữ “tạp ghi” xuất hiện và có lúc khá thịnh hành. Tôi liều gắn chữ “nhà” trước chữ “tạp luận” để chỉ một khía cạnh khác trong con người và sự nghiệp của Võ Phiến, một khía cạnh độc đáo và quan trọng song, không hiểu vì sao, dường như ít được chú ý và không được đánh giá đúng mức, mặc dù người ta vẫn đọc, hơn nữa, vẫn thích đọc tạp luận của ông.[1]
Monday, December 10, 2012
Biểu tình thời VNCH, biểu tình thời CSVN
Trong bài viết Vì Sao Chính Quyền Ngăn Biểu Tình trên trang web của BBC, đài BBC đã phỏng vấn ý kiến của hai nhân vật chủ động tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 9-12-2012 là ông Hồ Ngọc Nhuận và ông Huỳnh Tấn Mẫm . Ông Huỳnh Tấn Mẫm có vài lời so sánh cuộc biểu tình thời nay và các cuộc biểu tình và ông Huỳnh Tấn Mẫn đã từng tham gia dưới thời Việt Nam Cộng Hòa . Sự so sánh này chẳng tránh khỏi cho người đọc liên tưởng thêm đến những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc biểu tình dưới hai chế độ.
Friday, December 7, 2012
Trung Quốc: Không biết thế nào là khôi hài lố bịch
Việc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đăng lại tin từ báo The Onion (Củ Hành) nói rằng nhà lãnh đạo tối cao Bắc Hàn Kim Jong Un là người đàn ông sexy nhất thế giới đã trở thành câu chuyện cười trên khắp thế giới. Người ta cười vì đó chỉ là câu chuyện bịa, ca tụng một người mập ú như là kẻ rất hấp dẫn thế mà những người viết báo Nhân Dân của Trung Quốc lại xem như đó là chuyện nghiêm chỉnh mà đăng lại, rồi lại còn đăng kèm theo nhiều hình ảnh của ông này. Nhưng câu chuyện này cũng nói lên là những người làm báo Nhân Dân và những kẻ trong giới truyền thông nói chung của Trung Quốc dường như không biết thế nào là khôi hài, lố bịch.
Thursday, December 6, 2012
Thông báo mít ting phản đối Trung Quốc gây hấn
VỀ VIỆC TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN
NHỮNG NGÀY GẦN ĐÂY CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC
Wednesday, December 5, 2012
Nho giáo: Sĩ Phu
Công Khổng Tử tạo cho đời ông một số kẻ sĩ để thay bọn quí tộc suy đồi mà trị dân, không bằng công ông tạo giai cấp sĩ phu cho các đời sau.
Friday, November 16, 2012
Đức là nước khởi đầu chương trình an sinh xã hội
Otto von Bismarck (1862 - 1890)
Đức là nước đầu tiên có chương trình trợ cấp cho người già vào năm 1889. Chương trình này được soạn và ban hành bởi thủ tướng Đức lúc đó là Otto von Bismarck (1862 – 1890). Ý kiến trợ cấp cho người già phát xuất từ Hoàng Đế Đức William Đệ Nhất. Hoàng Đế Đức đã viết thư ra lệnh cho Quốc Hội Đức trong đó có đoạn:
“Những người vì già cả hoặc tàn tật mà không làm việc được có lý do vững chắc để đòi hỏi sự săn sóc của nhà nước”.
Labels:
an sinh,
bảo hiểm,
chính quyền,
kinh tế,
tai nạn,
tàn tật,
thất nghiệp,
trợ cấp,
xã hội
Thursday, November 15, 2012
Tranh đấu vì giai cấp hay vì dân tộc?
"Vô sản thế giới đoàn kết lại".
Đó là khẩu hiệu của Karl Marx hô hào giai cấp công nhân đoàn kết lại để chống lại giai cấp tư sản. Theo Karl Marx vì phương thức sản xuất đã được toàn cầu hóa bao trùm nhiều quốc gia nên giai cấp công nhân của các nước đều là nạn nhân bị bóc lột của giai cấp tư sản của các nước. Do đó giai cấp công nhân của các nước trên thế giới phải đoàn kết lại để chống với giai cấp tư sản của các nước .
Sunday, November 11, 2012
Phép thử chế độ của 42 nhân sĩ
Ngày 27 tháng 7 năm 2012, có 42 người dân gửi thư cho Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xin được phép biểu tình phản đối Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ không xin biểu tình chống nhà nước của họ mà họ xin biểu tình chống ngoại bang xấm lấn đất nước. Tuy mục đích của việc làm đơn chỉ là xin biểu tình chứ không phải là thử xem chế độ như thế nào nhưng phản ứng của chính quyền về đơn xin này nói lên bản chất của chế độ. Đơn xin này giống như là phép thử phản ứng hóa học, đem nhúng một que thử vào một chất hóa học, nếu que này chuyển sang màu xanh thì biết đó là chất gì, nếu que này chuyển sang màu đỏ thì biết đó là chất gì.
Thursday, November 8, 2012
Bắt Trẻ Đồng Xanh - Võ Phiến
Monday, November 5, 2012
Việt Nam cần gì ở Trung Quốc?
Nhìn vào quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam nhiều người thấy có sự nể nang rõ rệt từ phía Việt Nam qua các vụ tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam. Qua các việc Trung Quốc có hành vi lấn áp Việt Nam nhưng chính quyền Việt Nam chỉ phản ứng yếu ớt. Thế thì Việt Nam cần gì ở Trung Quốc mà phải lép vế với Trung Quốc như thế?
Tại sao không phải Việt Nam?
Thủ đô Jakarta của Indonesia
Trong thời gian gần đây ở Nhật Bản có hai sự kiện liên quan kinh tế châu Á làm tôi suy nghĩ nhiều đến Việt Nam. Thứ nhất là Hội nghị quốc tế về Myanmar nhằm giúp nước nầy phục hưng kinh tế, tổ chức tại Tokyo ngày 11/10, ngay sau hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Thứ hai là hiện tượng một cuốn sách về kinh tế của một nước châu Á đang bán rất chạy, đó là cuốn Indonesia: Cường quốc kinh tế của Sato Yuri, nhà nghiên cứu Nhật Bản chuyên về Đông Nam Á.
Labels:
đầu tư,
FDI,
kinh tế,
Nhật Bản,
nước ngoài,
phát triển,
Thái Lan,
tư bản
Friday, November 2, 2012
Báo Quân đội Nhân dân lại lừa người đọc?
Báo Quân Đội Nhân Dân có bài viết nói là Mỹ cũng có điều luật ngăn cấm việc lật đổ chính quyền, thế mà Mỹ lại chỉ trích điều 88 và điều 79 thuộc Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam . Nhưng bài viết của báo Quân Đội Nhân Dân cố tình bỏ qua chi tiết là luật của Mỹ chỉ cấm việc dùng bạo lực để lật đổ chính quyền chứ không bắt tội các hành vi biểu tình phản đối chính quyền, viết bài vạch ra cái sai của chính quyền là âm mưu lật đổ chính quyền .
Thursday, November 1, 2012
J-31 máy bay tàng hình mới của Trung Quốc
J-31 là máy bay tàng hình mới của Trung Quốc. Theo các quan sát viên thì máy bay J-31 nhỏ hơn máy bay tàng hình J-20 mà trước đây Trung Quốc đã cho bay thử và tiết lộ hình ảnh cho thế giới biết. Máy bay J-31 cũng nhỏ hơn chiếc F-22 của Mỹ, và được thấy là đã cóp một số đặc điểm của loại máy bay F-35 của Mỹ. Máy bay J-31 cũng không có khả năng chuyển hướng tia phụt phản lực như loại J-20 hay F-22.
Sunday, October 28, 2012
Vạn Lý Tìm Chồng
Tượng nàng Mạnh Khương, mới được dựng sau này
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.
Thursday, October 25, 2012
Nợ như Chúa Chổm
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
Vì sao kinh tế nước Đức mạnh?
Hãy tưởng tượng có một nước mà người dân làm việc ít giờ hơn phần lớn các nước khác, lực lượng lao động không có sức sản xuất cao cho lắm và học sinh thì học ít giờ ở trường hơn các nước láng giềng.
Bạn có thể nghĩ rằng những đặc điểm trên sẽ là điều không làm cho nền kinh tế hùng mạnh.
Monday, October 15, 2012
Chu Công mỉm cười
Cách nay 3.000 năm, Chu Công là một tấm gương chói sáng ở nước Trung Hoa cổ đại. Là một nhân cách mẫu mực, ông là người đặt ra triết lý về thiên tử hòa hợp với đạo Trời. Chính Khổng Tử đã tiếp thu và phát triển triết lý này của Chu Công.
Ngày nay, triết lý Chu Công giúp lấp vào lỗ hổng lý luận ở Trung Quốc mà cố Chủ tịch Mao Trạch Đông để lại.
Friday, October 12, 2012
Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc
Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ thường làm chúng ta đi từ bất ngờ, sửng sốt đến kinh ngạc và có phần “thán phục”. Có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị TW, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”. Có kiểu hạ bệ buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, lại có kiểu hạ bệ đột ngột, như một cuộc đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương. Thật là phong phú, đa dạng, đáng tìm hiểu, nhất là trong bối cảnh “chính trị thế giới” hiện nay.
Thursday, October 11, 2012
Người nói Không với Hitler
"Nhiều người trong họ tin nếu họ chỉ "hợp tác", thì những việc tàn ác và bất công vốn là cốt lõi của phong trào sẽ giảm bớt, và có thể thay đổi tốt hơn... họ không nhận thấy rằng họ chỉ có thể làm chúng diễn ra chậm lại, nhưng những việc tàn ác ấy rồi cũng sẽ xảy đến, chỉ có lẽ hơi chậm một chút." - Adolf Busch
Monday, October 8, 2012
Vạn lí trường thành trên mạng của Trung Quốc
Ngân sách 2012 của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa “ giữ vững ổn định” lên tới 701.7 tỉ RMB ( 110 tỉ USD) lớn hơn cả ngân sách quốc phòng với 670.2 tỉ RMB ( 106 tỉ USD). Do đó những người hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc nói rằng hóa ra kẻ thù lớn nhất của chính quyền Trung Cộng chính là nhân dân Trung Quốc, mà không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ là Mỹ hay các nước đồng minh.
Mỹ cáo buộc công ty TQ ‘đe dọa an ninh’
Mỹ hiện đang rất cảnh giác với các hoạt động của các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ họ
Hai công ty viễn thông Trung Quốc đã bị một ủy ban của Quốc hội Mỹ nhận diện là ‘đe dọa an ninh’ đối với nước này sau một cuộc điều tra.
Theo đó, hai công ty này, Hoa Vị (Huawei) và ZTE, nên bị cấm không được có hoạt động mua lại hoặc sát nhập trên lãnh thổ Mỹ, theo kiến nghị được nêu ra trong bản phúc trình của ủy ban vốn dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Hai 8/10.
Hai công ty viễn thông Trung Quốc đã bị một ủy ban của Quốc hội Mỹ nhận diện là ‘đe dọa an ninh’ đối với nước này sau một cuộc điều tra.
Theo đó, hai công ty này, Hoa Vị (Huawei) và ZTE, nên bị cấm không được có hoạt động mua lại hoặc sát nhập trên lãnh thổ Mỹ, theo kiến nghị được nêu ra trong bản phúc trình của ủy ban vốn dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Hai 8/10.
Monday, October 1, 2012
Tự do Báo Chí và Phát Triển Kinh Tế
Bản thông cáo báo chí ngày 7-11-2002 của Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới (WAN, World Association of Newspapers), Paris.
Bản báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới về liên quan giữa phát triển kinh tế và tự do báo chí.
Một bản báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới cho các tổ chức phát triển và các chính phủ thấy bằng chứng hiển nhiên là tự do báo chí có thể giúp giảm bớt nghèo đói và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Bản báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới về liên quan giữa phát triển kinh tế và tự do báo chí.
Một bản báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới cho các tổ chức phát triển và các chính phủ thấy bằng chứng hiển nhiên là tự do báo chí có thể giúp giảm bớt nghèo đói và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Friday, September 28, 2012
Món Hàng Khuyến Mãi
Chủ nghĩa Cộng Sản đến Việt Nam được khởi đầu bằng câu chuyện anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ngồi trong căn phòng tại ngõ Compoint, Paris, Pháp, đọc đề cương của Lê Nin về các dân tộc thuộc địa. Đề cương này vạch ra con đường để đưa chủ nghĩa Cộng Sản đến các nước lúc đó còn là thuộc địa của các nước tư bản là dùng chủ nghĩa dân tộc lôi kéo toàn dân tham gia giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, rồi sau đó đưa dân tộc đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.
Thursday, September 20, 2012
Cải cách khoa học ở Trung Quốc
Nghiên cứu ứng dụng luôn được coi là ưu tiên đối với Trung Quốc, trong ảnh là một
công nghệ được giới thiệu tại hội chợ triển lãm
công nghệ được giới thiệu tại hội chợ triển lãm
LTS: Hồ sơ dưới đây của tạp chí khoa học Pháp La Recherche được thực hiện cách đây hơn 10 năm (vào nửa cuối năm 1998). Mặc dầu vậy, những gì diễn ra ở Trung Quốc thời đó có những nét tương đồng với tình trạng khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay, chính vì vậy chúng tôi trích dịch và đăng hồ sơ này với hy vọng chúng ta nhìn lại thực tế diễn ra ở Trung Quốc để chiêm nghiệm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình.
Saturday, September 15, 2012
Thợ hồ và chính trị
Nói về những tổ chức bí mật hay Hội kín, ở Tàu từ cuối thế kỷ XVII, có Hội kín Tam Điểm (Triade) ra đời chống lại nhà Mãn Thanh nhằm phục hồi nhà Minh. Phản Thanh phục Minh là khẩu hiệu. Những người sáng lập có lẽ là các nhà sư ở Chùa Thiếu Lâm với môn vỗ huấn luyện các nhà sư và hội viên Tam Điểm là môn Thiếu Lâm mà ngày nay còn rất nhiều người học như một môn thể thao tinh xảo.
Thursday, September 13, 2012
VN và các nhóm đặc quyền đặc lợi
Bản báo cáo gây nhiều bàn luận của Quốc hội Việt Nam về những bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế đưa ra hồi đầu tháng này cũng khiến người ta đặt câu hỏi về chuyện các chính sách vĩ mô của Việt Nam gây lợi cho những ai nhiều nhất.
Tuesday, September 4, 2012
21 Điều Lệ của Quốc Tế CS và ảnh hưởng
Hai mươi mốt điều lệ để được gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản ra đời vào năm 1920, phần lớn phát xuất từ ý của Lê Nin, khi Lê Nin thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Sau khi Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản bị tan rã vì các đảng cộng sản mỗi đảng đi về một hướng thì Lê Nin thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản với chủ trương rõ rệt tập trung quyền lãnh đạo và Ban Chấp Hành của Quốc Tế Cộng Sản và bắt buộc các đảng cộng sản của các nước nằm trong Quốc Tế Cộng Sản phải tuyệt đối tuân lệnh của Ban Chấp Hành. Tuy ra đời đã lâu nhưng những điều qui định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức hoạt động của các đảng cộng sản nằm trong khối Liên Xô, Trung Quốc và vẫn mang ảnh hưởng đến ngày nay.
Tuesday, August 28, 2012
Lê Nin với nhà thờ
Năm 1918, Lenine từng tiên đoán rằng: "Ðiện sẽ thay Chúa. Hãy để cho người nông dân cảm thấy bằng nguồn điện năng rằng chính quyền có nhiều quyền lực hơn Chúa".
Ðiện đã đưa về nông thôn, thế nhưng không như Lenine nói, người nông dân vẫn còn tin ở Chúa".
Lenine thường nhắc đi nhắc lại: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", Lenine kể: "Từ khi 15 tuổi, tôi đã vứt thánh giá vào sọt rác", để nói lên quan điểm vô thần của mình.
Monday, August 27, 2012
21 Điều Lệ để được gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản
Hai mươi mốt điều lệ để được gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản ra đời vào năm 1920, phần lớn phát xuất từ ý của Lê Nin, khi Lê Nin thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Sau khi Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản bị tan rã vì các đảng cộng sản mỗi đảng đi về một hướng thì Lê Nin thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản với chủ trương rõ rệt tập trung quyền lãnh đạo vào Ban Chấp Hành của Quốc Tế Cộng Sản và bắt buộc các đảng cộng sản của các nước nằm trong Quốc Tế Cộng Sản phải tuyệt đối tuân lệnh của Ban Chấp Hành.
Tuy ra đời đã lâu nhưng những điều qui định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức hoạt động của các đảng cộng sản nằm trong khối Liên Xô, Trung Quốc và vẫn mang ảnh hưởng đến ngày nay.
Thursday, August 23, 2012
Dạy và học Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam!
Báo chí đưa tin “Hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam” vừa được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo và Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 18-19.8 tại Đà Nẵng, trước thực trạng dạy và học môn Sử đáng báo động ở các trường phổ thông trung học lâu nay: Học sinh không thích học môn Sử, môn Sử bị coi thường nhất trong các môn, chất lượng giáo viên dạy Sử còn kém, từ kết quả kiểm tra cho đến kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, thi vào đại học môn Sử của học sinh nhìn chung rất thấp…
Labels:
chính trị,
giáo dục,
lịch sử,
tuyên truyền,
xã hội
Tuesday, August 21, 2012
Hạt Điều Máu
Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác, đã lột tả ý nghiã ghê rợn của chữ “máu” đi liền với một số những viên đá quý mà quý vị phụ nữ nâng niu trang điểm.
Monday, August 20, 2012
Kiến nghị của 42 công dân đề nghị biểu tình chống Trung Quốc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2012
Kính gửi:
Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(v/v: Đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, mưu toan xâm chiếm vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông)
Thursday, August 16, 2012
Phi cơ siêu thanh Mỹ vỡ tan
Ảnh: US Airforce
Máy bay siêu thanh WaveRider X-51 A dưới cánh máy bay thả bom B-52. Ảnh: US Airforce
Máy bay siêu thanh WaveRider X-51 A dưới cánh máy bay thả bom B-52. Ảnh: US Airforce
Một chiếc máy bay dự kiến bay với vận tốc gấp 6 lần âm thanh đã vỡ tan thành nhiều mảnh phía trên Thái Bình Dương, do lỗi điều khiển.
Tuesday, August 14, 2012
Lý Quang Diệu, tên phản động mất gốc
Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu được mô tả qua câu chuyện Đặng Tiểu Bình đi chu du các nước Thái Lan, Mã Lai và Singapore vào năm 1978, sau khi được Hoa Quốc Phong phục hồi quyền bính. Khi gặp Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình khen tài cai trị của Lý Quang Diệu đã biến Singapore thành một nước sung túc. Lý Quang Diệu khiêm nhượng trả lời là sau này Đặng Tiểu Bình sẽ làm cho Trung Quốc trở thành sung túc gấp bội phần Singapore.
Wednesday, July 25, 2012
Do Thái giúp Việt Nam lập nhà máy sản xuất súng
Ba kiểu súng trường Galil căn bản của Do Thái
Từ trên xuống dưới:
Kiểu 21: Carbine nòng ngắn
Kiểu 22: súng trường
Kiểu 23: súng bắn tỉa, nòng dài
Monday, July 23, 2012
Cuba: Oswaldo Payá, người dám thu thập chữ ký
Oswaldo Payá (1952 – 2012) |
Ông Oswaldo Payá được nhiều người Việt nhắc đến vào năm 2002 khi ông đề ra Phong Trào Valera, một chiến dịch thu thập chữ ký của người dân Cuba để đề nghị thay đổi hiến pháp Cuba.
Theo hiến pháp Cuba, hễ đề nghị sửa đổi hiến pháp nào được hơn 10 ngàn người dân ký tên ủng hộ thì đề nghị đó sẽ được đem trưng cầu dân ý để xem đa số người dân có chấp thuận sự sửa đổi đó hay không.
Thursday, July 19, 2012
Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ra sao?
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước sức tấn công của quân đội Đồng Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng với các nhà lãnh đạo quân đội Đồng Minh trên chiến hạm USS Missouri của Mỹ. Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu hàng, ngày 7 tháng 9 năm 1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur, người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho gian đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát triển kinh tế.
Monday, July 16, 2012
Nho Giáo: Quân tử hoài hình
"Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ" là lời nói của Khổng Tử nói về hai thái độ khác nhau khi làm việc trong chính quyền.
"Quân tử hoài hình" nghĩa là người quân tử để tâm về việc hình pháp, nghĩa là thi hành luật pháp, giữ cho mọi người làm việc trong vòng qui định của chính quyền, trong vòng luật lệ, sửa đổi luật lệ, qui định cho phù hợp với thực tế, cho hữu hiệu hơn. "Hoài" có nghĩa là nghĩ đến, để tâm đến.
"Tiểu nhân hoài huệ" nghĩa là kẻ tiểu nhân khi làm việc công chỉ để ý đến ơn huệ, nghĩa là làm sao cho mình có lợi, không quan tâm đến việc công.
Wednesday, July 11, 2012
Hàn Phi: Mua giày
Sách Hàn Phi Tử, thiên "Ngoại Trữ Thuyết Tả Thượng" viết:
Có người
nước Trịnh muốn mua giày. Trước tiên tự đo lấy chân mình rồi đặt ở chỗ ngồi.
Đến chợ quên cầm theo. Khi đã tìm được giày rồi, anh ta nói: “Tôi quên cầm theo
ni giày”. Bèn trở về lấy ni giày. Đến khi trở lại thì chợ đã nghỉ bán, cuối
cùng vẫn không mua được giày. Có người nói: “Sao không thử giày bằng chân?”. Anh ta đáp: “Thà tin vào ni
giày, chứ không tin vào (chân) mình vậy”.
Thursday, June 7, 2012
Vài suy nghĩ về đoàn kết và dân chủ
Ai cũng hiểu đoàn kết là sức mạnh để cùng thực hiện một mục tiêu, một ước mơ chung. Ước mơ càng to lớn như “chấm dứt một chế độ độc tài, độc ác” thì sự đoàn kết toàn dân lại càng quan trọng. Từ đó, có nhiều sự kêu gọi đoàn kết đi cùng với một số ta thán rằng người Việt thiếu đoàn kết vì có quá nhiều tổ chức, đảng phái, cộng đồng... thay vì đứng chung vào một mối. Nhiều người còn đem câu chuyện “Giỏ Cua” để ví von về những tranh cãi, đả kích nhau trong cộng đồng như những con cua cứ thấy con nào cố ngoi lên là lôi cổ xuống, không muốn ai hơn mình, ghen ghét và dìm nhau xuống để cuối cùng đều bị... luộc chín! Hiện tượng “có vẻ” chia rẽ này hiển hiện nhiều hơn trong môi trường tự do ở hải ngoại và trên mạng lưới Internet. Chúng ta hãy cùng phân tích xem:
Monday, May 28, 2012
Đậu Nành Và Khả Năng Phòng Chống Bịnh Tật
Trần Anh Kiệt, 04/06/2008
Đậu nành là một loại thực vật quen thuộc đối với người Việt Nam mình. Nó là một thứ nguyên liệu dùng để chế biến các loại tương, chao, đậu hủ và một số thực phẩm chay lạt khác.
Đậu nành là một loại thực vật quen thuộc đối với người Việt Nam mình. Nó là một thứ nguyên liệu dùng để chế biến các loại tương, chao, đậu hủ và một số thực phẩm chay lạt khác.
Tuesday, May 15, 2012
Chống xâm lược là không phải
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết "Lịch Sử" hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...
Monday, May 7, 2012
Xa lộ Biên Hòa
(1) Đôi điều về lịch sử con đường
Nguyễn Quang Toản
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Nam bộ, có thời là kinh đô của Việt Nam bị phân chia (Gia Định kinh, đô thành Sài Gòn); là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nên cũng là đầu mối giao thông quan trọng. Từ Phiên An thành đi ra Huế, xưa theo con đường Thiên Lý.
Sunday, May 6, 2012
Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?
BBC _ Hoa Kỳ có những đánh giá sai lầm trước trận Mậu Thân 1968
44 năm trước, sau biến cố Mậu Thân, vào ngày 3/5/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố việc chọn Paris làm địa điểm hội đàm sơ bộ.
Việc chọn địa điểm nghị hòa mở đường cho cuộc đàm phán bốn bên - Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - kéo dài năm năm trước khi có việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Một nghiên cứu mới, vừa đăng trên tạp chí Diplomatic History (Lịch sử Ngoại giao) số tháng Tư, cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi không nhận ra Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô, là nước viện trợ kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1967-68.
Thursday, May 3, 2012
Xa lộ Biên Hòa có phải là phi đạo cho máy bay?
Xa lộ Biên Hòa, 1961
Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, cho đến ngày nay vẫn còn có người cho rằng Mỹ đã làm xa lộ này để làm phi đạo cho máy bay đáp xuống trong trường hợp phi trường Tân Sơn Nhất bị quân đội Cộng Sản tấn công làm hư hỏng. Chuyện này thật hư ra sao?
Monday, April 30, 2012
Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
Ảnh: ông Huỳnh Nhật Tấn (em, bên trái), ông Huỳnh Nhật Hải (anh, bên phải)
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
Subscribe to:
Posts (Atom)