Nhìn vào lịch sử văn minh của loài người thì các nền văn minh thường bắt đầu với những người cầm quyền có óc thông minh, có kiến thức nên trở nên có uy tín và thành người chỉ huy trong bộ tộc. Những người đó có thể là nhà phù thủy, nhà hiều triết hay giáo chủ một tôn giáo... Khi các bộ tộc, các quốc gia đánh lẫn nhau thì người có khả năng cầm quân đánh giặc, bảo vệ cho bộ tộc, quốc gia mình trở thành người có quyền chỉ huy và trở thành ông vua . Trong lịch sử loài người, vua chúa đã cai trị trong hàng ngàn năm và vua là người có quyền. Chế độ dân chủ phát sinh ra tại Anh với ý niệm dân là người có quyền . Diễn biến đó đã xảy ra như thế nào ? Bài viết dưới đây lược thuật vì sao dân chủ phát sinh ra tại Anh.
Sunday, December 15, 2013
Chế độ dân chủ tại Anh khởi đầu ra sao
Nhìn vào lịch sử văn minh của loài người thì các nền văn minh thường bắt đầu với những người cầm quyền có óc thông minh, có kiến thức nên trở nên có uy tín và thành người chỉ huy trong bộ tộc. Những người đó có thể là nhà phù thủy, nhà hiều triết hay giáo chủ một tôn giáo... Khi các bộ tộc, các quốc gia đánh lẫn nhau thì người có khả năng cầm quân đánh giặc, bảo vệ cho bộ tộc, quốc gia mình trở thành người có quyền chỉ huy và trở thành ông vua . Trong lịch sử loài người, vua chúa đã cai trị trong hàng ngàn năm và vua là người có quyền. Chế độ dân chủ phát sinh ra tại Anh với ý niệm dân là người có quyền . Diễn biến đó đã xảy ra như thế nào ? Bài viết dưới đây lược thuật vì sao dân chủ phát sinh ra tại Anh.
Saturday, December 14, 2013
Nhìn quan hệ Ukrain - Nga nghĩ đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Ukrain tuy trên danh nghĩa đã độc lập với Nga nhưng trên thực tế thì vẫn bị lệ thuộc về kinh tế. Điều khiến người cầm quyền tại Ukrain phải ngả theo Nga khi mà cuộc thương thuyết để vào Liên Âu đã đến phút chót là nếu Ukrain đi theo Liên Âu thì Nga sẽ nâng giá bán ga và dầu xăng cho Ukrain. Ukrain phải mua nhiên liệu với giá cao sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế và việc hủy bỏ gia nhập Liên Âu vào phút chót để theo Nga có nghĩa là Ukrain từ bỏ độc lập, chủ quyền vì áp lực kinh tế của Nga.
Friday, December 13, 2013
Ukrain: theo Nga hay theo Liên Ẩu?
Ảnh: Dân Ukrain giật đổ và đập nát pho tương Lenin cuối cùng tại Ukrain để phản đối chính quyền muốn ngả về phía Nga
Các cuộc biểu tinh của dân Ukrain tại thành phố Kiev xảy ra vào cuối tháng 11 và lan qua đầu tháng 12, 2013, là để phản đối chính quyền Ukrain không chịu ký thỏa ước với Liên Âu mà quay qua ngả về phía liên kết với Nga. Tại Ukrain cũng có những người muốn Ukrain gần Nga hơn. Một số có cơ sở sản xuất bán hàng qua Nga thấy rằng nếu Ukrain đi sát với Nga thì có lợi cho họ hơn. Điều này cho thấy Ukrain đang bị giằng co giữa hai phía Nga và Tây Âu.
Sunday, December 8, 2013
Hoa Kỳ và vấn đề đưa quân sang Việt Nam năm 1961
Ảnh: Đợt đầu 3500 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đến bản đảo Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 8-3-1965. Khi ông Diệm còn cầm quyền, trước 1963, Mỹ không có ý định đem quân vào miền Nam
Bài này viết nhân dịp 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas 22-11-1963
Sở dĩ tôi gọi là vấn đề vì nó chưa có gì cả, nó không phải là kế hoạch, chủ trương hay dự tính mà chỉ là bản tường trình và đề nghị của Tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự của Tổng thống. Trong bản tường trình này Taylor có đề nghị đưa quân tác chiến qua giúp miền nam Việt Nam nhưng đã bị Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tổng thống Kenndey bác bỏ thượng tuần tháng 11-1961.
Saturday, December 7, 2013
14 điều VN cam kết khi ứng cử Hội đồng Nhân Quyền LHQ
1. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường nguồn lực để bảo đảm tốt hơn cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hoá , dân sự và quyền chính trị của con người phù hợp với những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
2. Đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ nhân quyền, trong đó có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia.
Friday, December 6, 2013
Có phải ông Diệm bị lật vì chống Mỹ đem quân vào miền Nam
Có người nói: "Ông Diệm bị lật đổ vì chống lại việc Mỹ đem quân vào miền Nam."
Một số người cũng tin như vậy. Khi có nhiều người Việt chạy ra hải ngoại thì một số người đọc sách báo và cả tài liệu của chính phủ Mỹ để xem xét lại quá khứ. Nhờ vào sách vở dồi dào và nhờ có cơ hội đọc tài liệu của chính phủ Mỹ mà nhiều người có cái nhìn khác về lịch sử so với lúc họ còn sống trong nước trước 1975.
Mất mặt cùng mất chức
Hai câu chuyện mà tôi sẽ kể đưới đây chẳng có gì hấp dẫn, nhất là đối với các bạn đọc hiện đang sống ở những nước theo thể chế dân chủ. Nhưng đối với các bạn đọc hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, có lẽ đây là chuyện chưa bao giờ xẩy ra. Các nhà chính trị Việt Nam thường không „biết” từ chức. Đảng „đặt” họ ở đâu, họ „ngồi” đấy. Khi họ có biểu hiện tham những hoặc làm việc quá kém cỏi, có ai đó gợi ý họ nên từ chức, họ trả lời một cách trơ trẽn, rằng họ có xin chức vụ đâu, họ không thể làm trái với sự phân công của Đảng.
Sunday, December 1, 2013
Subscribe to:
Posts (Atom)