Nhân Nghĩa, Lễ Trí, Tín là năm điều mà Nho Giáo khuyên mọi người phải thường noi theo hằng ngày. Đó là năm điều gọi là Ngũ Thường, nghĩa là năm điều thường phải giữ .
Nhân là lòng thương người .
Nghĩa là điều có ích lợi chung cho mọi người.
Lễ là cách lễ phép, cách cư xử giữa người với người để tránh bị va chạm, xung đột.
Trí là dùng trí óc để suy nghĩ, phán xét, học hỏi .
Tín là giữ lời hứa, là nói thật .
Nhân
Phát xuất từ trong lòng, không do lý luận, giáo dục lòng nhân bằng cách giáo dục tình cảm.
Lòng nhân phát xuất từ trong lòng. Thấy người bị hoạn nạn, khổ sở nên động lòng muốn giúp. Đó là có lòng nhân. Lòng nhân không phát xuất từ lý trí, từ tính toán là nên làm điều nhân thì có lợi cho mình thế này, thế kia. Không phải là sự tính toán là kiếp này giúp người nghèo thì kiếp sau sẽ được đầu thai làm người sang giàu.
Trong năm điều Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thì Nhân là điều phát xuất từ tình cảm, không phảt xuất từ lý trí. Vì thế Nho Giáo khi dạy học trò cũng huấn luyện về tình cảm để có lòng thương yêu, lòng thương người. Nho Giáo không xem hành vi phát xuất từ tình cảm là xấu, là yết ớt, là ủy mị, miễn là hành vi đó phù hợp với các tiêu chuẩn khác của Nho Giáo.
Lòng nhân là thấy người khác khổ thì thấy động lòng, bất nhẫn, không cần phải lý luận gì cả.
Vì muốn cho con người có tình cảm nên ngoài việc dạy những sách trong có những điều khôn ngoan cần phải học Nho Giáo cũng dạy cho người học được học thơ, học hát, học hòa nhạc, là những điều làm cho tình cảm trong con người được nảy nở. Kinh Thi trong các sách học của Nho Giáo là học các bài thơ diễn tả tình cảm của con người trong đó.
Nghĩa:
Nghĩa là điều có lợi chung cho tập thể.
Giữa hai người bạn chơi chung với nhau cũng có điều nghĩa. Những gì có lợi cho tình bạn giữa hai người thì gọi là điều nghĩa. Chỉ bảo cho bạn biết những tin tức cần thiết để bạn đi kiếm việc là điều khiến cho tình bạn có lợi là hợp với điều nghĩa. Một người khá giả giúp bạn có vốn làm ăn để khi bạn khá rồi trả tiền lại là bạn bè chơi với nhau có tình nghĩa. Chuyện Lưu Bình, Dương Lễ, với Dương Lễ thi đỗ làm quan tìm cách giúp Lưu Bình, khiến cho Lưu Bình lo học hành để đi thi là bạn bè chơi với nhau có tình nghĩa.
Điều nghĩa đối với gia đình là những điều đóng góp và sự an vui, thịnh vượng của gia đình. Người cha lo đi làm kiếm tiền, nuôi con ăn học, người mẹ cũng lo đi làm, chăm sóc con cái, nấu nướng, làm việc nhà là những người làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình.
Điều nghĩa đối với xã hội là làm cho xã hội được sống an vui, ổn định, người người có công ăn việc làm, các dịch vụ như trường học, đường xá được chăm lo cẩn thận.
Đối với quốc gia, điều nghĩa là những điều làm cho toàn thể quốc gia được thịnh vượng, giàu mạnh, mọi người dân được no ấm, sống an vui. Khi quốc gia bị xâm lăng, việc chống xâm lăng là để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia, bảo vệ cho toàn dân không bị làm nô lệ cho ngoại bang thì việc chống xâm lăng là việc nghĩa, đi lính chống xâm lăng gọi là làm nghĩa vụ (vụ là việc, nghĩa vụ là việc nghĩa). Đưa ra các chính sách có lợi cho kinh tế cũng là đóng góp vào việc nghĩa cho quốc gia.
Cứu giúp người bị hoạn nạn vì thiên tai, bão lụt cũng là làm việc nghĩa.
"Người quân tử làm vì Nghĩa, kẻ tiểu nhân làm vì Lợi" . Đó là câu nói để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Thật ra làm vì Nghĩa cũng là làm điều có lợi, nhưng là có lợi chung cho mọi người. Còn kẻ tiểu nhân làm vì cái lợi riêng cho bản thân, hay cho phe nhóm của mình, mặc kệ cho người khác có thể bị thiệt hại. Chữ Nghĩa và Lợi là cách dùng chữ của thời xưa. Nghĩa để chỉ cái lợi chung, lợi cho tập thể, còn chữ Lợi trong câu nói đó thì chỉ là cái lợi cho cá nhân.
Một ông quan muốn làm một cái cầu bắc qua sông vì thấy ở địa phương đó dân qua sông phải đi đò vừa chậm vừa nguy hiểm. Ông quan đó muốn làm điều có lợi cho người dân. Đó là làm việc phù hợp với chữ Nghĩa.
Nhưng một ông quan muốn làm một cái cầu với mục đích là có cớ để ăn bớt, chấm mút thì đó là làm vì lợi cho bản thân, không phải là muốn làm lợi cho dân. Không phải là làm vì Nghĩa.
Lễ
Lễ là cách thức ăn nói, cư xử giữa người với người.
Lễ được qui định để tránh sự xung đột. Trong sự cư xử giừa bạn bè với nhau, giữa mình và người xung quanh thì ăn nói, cư xử như thế nào cho mọi người được hài lòng, sự việc được êm đẹp không gây ra bất bình, xung đột. Trong một tập thể như một hội, một đảng, một công ty cũng có lễ để mọi người làm việc được êm xuôi, thuận lợi, tránh sự xung đột làm tiêu hao năng lực vô ích, tốn thì giờ vô ích, gây chia rẽ trong nội bộ.
Khi làm việc chung với nhau, một người thấy người kia đưa ra ý kiến mà mình cho là sai nếu phản đối bằng cách nói:
"Sao ngu thế, thế mà cũng nói được."
Thi người kia sẽ chạm tự ái, nổi giận và dùng lời lẽ nặng nề để đáp lại, có khi nhất định không chịu là mình sai. Nhưng nếu người phê bình chỉ phê bình việc làm mà không đụng gì đến cá nhân người đưa ra ý kiến bằng cách nói:
"Việc làm này tuy có cái lợi là thế này nhưng có điều không ổn là ..."
Thì người đưa ra ý kiến đỡ bị chạm tự ái hơn, và dễ dàng chấp nhận ý kiến của người phê bình hơn vì lời phê bình chỉ nhắm và sự việc mà không nhắm vào việc nói xấu, làm nhục người đưa ra ý kiến.
Trí
Trí là biết tự suy xét, cá nhân tự quyết định, không phải là mù quáng nghe theo giáo điều
Trí là trau dồi, thu thập kiến thức để mình có đủ kiến thức mà làm việc, mà suy xét các sự việc.
Trí là biết quyết định để xem điều gì nên làm, điều gì không nên làm .
Một việc làm dù là việc phải cũng tùy theo vị trí của người làm, lúc làm việc đó, cách làm có đúng mức hay không. Làm chưa đúng mức hay làm quá mức, hoặc là làm không đúng vào lúc nên làm thì dù là việc làm phải cũng có thể là không thích hợp. Người làm phải lấy trí của mình mà suy xét, cân nhắc.
Tín
Tín là giữ lời hứa, là nói thật với người.
Chữ Tín giữ cho mối liên lạc và sự hợp tác giữa người với người được chính xác và có hiệu quả.
Lãnh đạo có chữ Tín thì tuyên bố với dân những gì thật sự mình muốn làm, những gì mình đã làm. Người dân nghe lãnh đạo nói thì tin tưởng là mình đang ủng hộ người có tâm muốn phục vụ dân tộc và đất nước. Nếu lãnh đạo nói dối dân, chỉ khoe khoang với dân là mình sẽ làm các việc tốt cho đất nước nhưng trong bụng thì chỉ lo toan tính những việc có lợi cho mình thì dân lúc đầu tin theo mà ủng hộ, rồi về sau thấy lãnh đạo không giữ đúng lời hứa thì sẽ không còn tin tưởng vào lãnh đạo nữa. Người dân sẽ không muốn làm theo lệnh của lãnh đạo nữa. Sự hợp tác giữa chính quyền và dân trở nên lỏng lẻo, thiếu chính xác, chặt chẽ.
Một số người hợp tác làm ăn chung với nhau mà không biết giữ chữ Tín, nói dối với nhau thì sự hợp tác trở khó khăn, kém hiệu quả. Không ai có thể hợp tác lâu dài với những người luôn có ý định lừa dối mình.
Mục đích của Khổng Tử dạy dân cách cư xử để giảm bớt các việc gian dối, gây ra xung đột, rắc rối trong xã hội. Các việc xung đột, rắc rối ngày càng gia tăng mà người cầm quyền không ngăn cấm được thì nước sẽ bị loạn .
Khổng Tử nói: "Xử kiện thì ta cũng có thể làm như mọi người nhưng làm sao để đừng phải xử kiện."
Để đến khi mọi người phải kiện tụng nhau sao bằng dạy cho mọi người biết điều phải, điều trái mà cư xử để khỏi phải kiện tụng nhau.
Cộng đồng người Hoa thành công tại hải ngoại, Đông Nam Á, một phần nhờ đạo đức Nho Giáo.
Có một giáo sư đại học Mỹ cho rằng sở dĩ các nước Á Châu thời xưa kinh tế kém phát triển hơn ở Âu Châu là vì ở Âu Châu người ta đã nghiên cứu về luật pháp và đem ra áp dụng. Có luật pháp, có thể phân xử ai phải, ai trái thì việc kinh doanh giữa các cá nhân với nhau mới phát triển. Chẳng hạn việc cho mượn tiền, hùn hạp vốn để làm ăn nếu có luật pháp phân xử rõ ràng thì mọi người mới dám cho người khác mượn tiền, mới dám hùn tiền nhau mà làm ăn. Nếu hùn hạp nhau làm ăn rồi bị gian lận, lừa đảo mất tiền mà không đòi lại được thì không ai dám hùn hạp với nhau.
Vị giáo sư này nhận thấy trong hoàn cảnh thiếu luật pháp về kinh tế mà cộng đồng người Hoa tại các nước Đông Nam Á vẫn thành công trong việc làm ăn. Trong khi đó người bản xứ lại không thành công về kinh tế bằng người Hoa .
Vị giáo sư này tìm hiểu và cho rằng người Hoa thành công về kinh tế vì họ có văn hóa Nho Giáo, giúp cho họ có thể hợp tác với nhau một cách lương thiện, thành thật. Nho Giáo đề cao việc chăm lo cho cái lợi chung, giữ chữ Tín với nhau là các yếu tố đóng góp cho việc hợp tác để làm ăn được thành công.
Người Việt thường nói người Hoa thành công về kinh tế vì người Hoa biết đoàn kết nên làm ăn với nhau được lâu dài. Còn người Việt hợp tác với nhau được một thời gian thì rã đám.
Có lẽ nói đúng hơn là người Hoa thành công về kinh tế vì họ biết cách hợp tác. Nghĩa là khi hợp tác với nhau thì đặt cái lợi chung lên trên cái lợi cá nhân và giữ chữ Tín với nhau, không lừa dối nhau, giữ Lễ với nhau để bớt việc gây ra mích lòng, xích mích vô ích. Còn đoàn kết thì thật ra nước Trung Hoa cũng có khi chia năm, xẻ bảy đánh lẫn nhau.
Nghĩa là điều có ích lợi chung cho mọi người.
Lễ là cách lễ phép, cách cư xử giữa người với người để tránh bị va chạm, xung đột.
Trí là dùng trí óc để suy nghĩ, phán xét, học hỏi .
Tín là giữ lời hứa, là nói thật .
Nhân
Phát xuất từ trong lòng, không do lý luận, giáo dục lòng nhân bằng cách giáo dục tình cảm.
Lòng nhân phát xuất từ trong lòng. Thấy người bị hoạn nạn, khổ sở nên động lòng muốn giúp. Đó là có lòng nhân. Lòng nhân không phát xuất từ lý trí, từ tính toán là nên làm điều nhân thì có lợi cho mình thế này, thế kia. Không phải là sự tính toán là kiếp này giúp người nghèo thì kiếp sau sẽ được đầu thai làm người sang giàu.
Trong năm điều Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thì Nhân là điều phát xuất từ tình cảm, không phảt xuất từ lý trí. Vì thế Nho Giáo khi dạy học trò cũng huấn luyện về tình cảm để có lòng thương yêu, lòng thương người. Nho Giáo không xem hành vi phát xuất từ tình cảm là xấu, là yết ớt, là ủy mị, miễn là hành vi đó phù hợp với các tiêu chuẩn khác của Nho Giáo.
Lòng nhân là thấy người khác khổ thì thấy động lòng, bất nhẫn, không cần phải lý luận gì cả.
Vì muốn cho con người có tình cảm nên ngoài việc dạy những sách trong có những điều khôn ngoan cần phải học Nho Giáo cũng dạy cho người học được học thơ, học hát, học hòa nhạc, là những điều làm cho tình cảm trong con người được nảy nở. Kinh Thi trong các sách học của Nho Giáo là học các bài thơ diễn tả tình cảm của con người trong đó.
Nghĩa:
Nghĩa là điều có lợi chung cho tập thể.
Giữa hai người bạn chơi chung với nhau cũng có điều nghĩa. Những gì có lợi cho tình bạn giữa hai người thì gọi là điều nghĩa. Chỉ bảo cho bạn biết những tin tức cần thiết để bạn đi kiếm việc là điều khiến cho tình bạn có lợi là hợp với điều nghĩa. Một người khá giả giúp bạn có vốn làm ăn để khi bạn khá rồi trả tiền lại là bạn bè chơi với nhau có tình nghĩa. Chuyện Lưu Bình, Dương Lễ, với Dương Lễ thi đỗ làm quan tìm cách giúp Lưu Bình, khiến cho Lưu Bình lo học hành để đi thi là bạn bè chơi với nhau có tình nghĩa.
Điều nghĩa đối với gia đình là những điều đóng góp và sự an vui, thịnh vượng của gia đình. Người cha lo đi làm kiếm tiền, nuôi con ăn học, người mẹ cũng lo đi làm, chăm sóc con cái, nấu nướng, làm việc nhà là những người làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình.
Điều nghĩa đối với xã hội là làm cho xã hội được sống an vui, ổn định, người người có công ăn việc làm, các dịch vụ như trường học, đường xá được chăm lo cẩn thận.
Đối với quốc gia, điều nghĩa là những điều làm cho toàn thể quốc gia được thịnh vượng, giàu mạnh, mọi người dân được no ấm, sống an vui. Khi quốc gia bị xâm lăng, việc chống xâm lăng là để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia, bảo vệ cho toàn dân không bị làm nô lệ cho ngoại bang thì việc chống xâm lăng là việc nghĩa, đi lính chống xâm lăng gọi là làm nghĩa vụ (vụ là việc, nghĩa vụ là việc nghĩa). Đưa ra các chính sách có lợi cho kinh tế cũng là đóng góp vào việc nghĩa cho quốc gia.
Cứu giúp người bị hoạn nạn vì thiên tai, bão lụt cũng là làm việc nghĩa.
"Người quân tử làm vì Nghĩa, kẻ tiểu nhân làm vì Lợi" . Đó là câu nói để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Thật ra làm vì Nghĩa cũng là làm điều có lợi, nhưng là có lợi chung cho mọi người. Còn kẻ tiểu nhân làm vì cái lợi riêng cho bản thân, hay cho phe nhóm của mình, mặc kệ cho người khác có thể bị thiệt hại. Chữ Nghĩa và Lợi là cách dùng chữ của thời xưa. Nghĩa để chỉ cái lợi chung, lợi cho tập thể, còn chữ Lợi trong câu nói đó thì chỉ là cái lợi cho cá nhân.
Một ông quan muốn làm một cái cầu bắc qua sông vì thấy ở địa phương đó dân qua sông phải đi đò vừa chậm vừa nguy hiểm. Ông quan đó muốn làm điều có lợi cho người dân. Đó là làm việc phù hợp với chữ Nghĩa.
Nhưng một ông quan muốn làm một cái cầu với mục đích là có cớ để ăn bớt, chấm mút thì đó là làm vì lợi cho bản thân, không phải là muốn làm lợi cho dân. Không phải là làm vì Nghĩa.
Lễ
Lễ là cách thức ăn nói, cư xử giữa người với người.
Lễ được qui định để tránh sự xung đột. Trong sự cư xử giừa bạn bè với nhau, giữa mình và người xung quanh thì ăn nói, cư xử như thế nào cho mọi người được hài lòng, sự việc được êm đẹp không gây ra bất bình, xung đột. Trong một tập thể như một hội, một đảng, một công ty cũng có lễ để mọi người làm việc được êm xuôi, thuận lợi, tránh sự xung đột làm tiêu hao năng lực vô ích, tốn thì giờ vô ích, gây chia rẽ trong nội bộ.
Khi làm việc chung với nhau, một người thấy người kia đưa ra ý kiến mà mình cho là sai nếu phản đối bằng cách nói:
"Sao ngu thế, thế mà cũng nói được."
Thi người kia sẽ chạm tự ái, nổi giận và dùng lời lẽ nặng nề để đáp lại, có khi nhất định không chịu là mình sai. Nhưng nếu người phê bình chỉ phê bình việc làm mà không đụng gì đến cá nhân người đưa ra ý kiến bằng cách nói:
"Việc làm này tuy có cái lợi là thế này nhưng có điều không ổn là ..."
Thì người đưa ra ý kiến đỡ bị chạm tự ái hơn, và dễ dàng chấp nhận ý kiến của người phê bình hơn vì lời phê bình chỉ nhắm và sự việc mà không nhắm vào việc nói xấu, làm nhục người đưa ra ý kiến.
Trí
Trí là biết tự suy xét, cá nhân tự quyết định, không phải là mù quáng nghe theo giáo điều
Trí là trau dồi, thu thập kiến thức để mình có đủ kiến thức mà làm việc, mà suy xét các sự việc.
Trí là biết quyết định để xem điều gì nên làm, điều gì không nên làm .
Một việc làm dù là việc phải cũng tùy theo vị trí của người làm, lúc làm việc đó, cách làm có đúng mức hay không. Làm chưa đúng mức hay làm quá mức, hoặc là làm không đúng vào lúc nên làm thì dù là việc làm phải cũng có thể là không thích hợp. Người làm phải lấy trí của mình mà suy xét, cân nhắc.
Tín
Tín là giữ lời hứa, là nói thật với người.
Chữ Tín giữ cho mối liên lạc và sự hợp tác giữa người với người được chính xác và có hiệu quả.
Lãnh đạo có chữ Tín thì tuyên bố với dân những gì thật sự mình muốn làm, những gì mình đã làm. Người dân nghe lãnh đạo nói thì tin tưởng là mình đang ủng hộ người có tâm muốn phục vụ dân tộc và đất nước. Nếu lãnh đạo nói dối dân, chỉ khoe khoang với dân là mình sẽ làm các việc tốt cho đất nước nhưng trong bụng thì chỉ lo toan tính những việc có lợi cho mình thì dân lúc đầu tin theo mà ủng hộ, rồi về sau thấy lãnh đạo không giữ đúng lời hứa thì sẽ không còn tin tưởng vào lãnh đạo nữa. Người dân sẽ không muốn làm theo lệnh của lãnh đạo nữa. Sự hợp tác giữa chính quyền và dân trở nên lỏng lẻo, thiếu chính xác, chặt chẽ.
Một số người hợp tác làm ăn chung với nhau mà không biết giữ chữ Tín, nói dối với nhau thì sự hợp tác trở khó khăn, kém hiệu quả. Không ai có thể hợp tác lâu dài với những người luôn có ý định lừa dối mình.
Mục đích của Khổng Tử dạy dân cách cư xử để giảm bớt các việc gian dối, gây ra xung đột, rắc rối trong xã hội. Các việc xung đột, rắc rối ngày càng gia tăng mà người cầm quyền không ngăn cấm được thì nước sẽ bị loạn .
Khổng Tử nói: "Xử kiện thì ta cũng có thể làm như mọi người nhưng làm sao để đừng phải xử kiện."
Để đến khi mọi người phải kiện tụng nhau sao bằng dạy cho mọi người biết điều phải, điều trái mà cư xử để khỏi phải kiện tụng nhau.
Cộng đồng người Hoa thành công tại hải ngoại, Đông Nam Á, một phần nhờ đạo đức Nho Giáo.
Có một giáo sư đại học Mỹ cho rằng sở dĩ các nước Á Châu thời xưa kinh tế kém phát triển hơn ở Âu Châu là vì ở Âu Châu người ta đã nghiên cứu về luật pháp và đem ra áp dụng. Có luật pháp, có thể phân xử ai phải, ai trái thì việc kinh doanh giữa các cá nhân với nhau mới phát triển. Chẳng hạn việc cho mượn tiền, hùn hạp vốn để làm ăn nếu có luật pháp phân xử rõ ràng thì mọi người mới dám cho người khác mượn tiền, mới dám hùn tiền nhau mà làm ăn. Nếu hùn hạp nhau làm ăn rồi bị gian lận, lừa đảo mất tiền mà không đòi lại được thì không ai dám hùn hạp với nhau.
Vị giáo sư này nhận thấy trong hoàn cảnh thiếu luật pháp về kinh tế mà cộng đồng người Hoa tại các nước Đông Nam Á vẫn thành công trong việc làm ăn. Trong khi đó người bản xứ lại không thành công về kinh tế bằng người Hoa .
Vị giáo sư này tìm hiểu và cho rằng người Hoa thành công về kinh tế vì họ có văn hóa Nho Giáo, giúp cho họ có thể hợp tác với nhau một cách lương thiện, thành thật. Nho Giáo đề cao việc chăm lo cho cái lợi chung, giữ chữ Tín với nhau là các yếu tố đóng góp cho việc hợp tác để làm ăn được thành công.
Người Việt thường nói người Hoa thành công về kinh tế vì người Hoa biết đoàn kết nên làm ăn với nhau được lâu dài. Còn người Việt hợp tác với nhau được một thời gian thì rã đám.
Có lẽ nói đúng hơn là người Hoa thành công về kinh tế vì họ biết cách hợp tác. Nghĩa là khi hợp tác với nhau thì đặt cái lợi chung lên trên cái lợi cá nhân và giữ chữ Tín với nhau, không lừa dối nhau, giữ Lễ với nhau để bớt việc gây ra mích lòng, xích mích vô ích. Còn đoàn kết thì thật ra nước Trung Hoa cũng có khi chia năm, xẻ bảy đánh lẫn nhau.
Người Hoa sống ở xa xứ có một số tập tục làm lợi trong việc phát triển về kinh tế.
Người Hoa thành lập các hội đồng hương của những người cùng quê với nhau gọi là bang. Có Bang Triều Châu, Bang Phúc Kiến... của những người đến từ cùng một tỉnh để sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau. Vì ở Trung Hoa khác tỉnh có thể là khác tiếng nói nên những người cùng tỉnh họp lại, nói cùng thứ tiếng thì dễ hiểu nhau và hợp tác với nhau. Có nơi có tục lệ người trẻ mới ra làm ăn được bang giúp vốn. Nếu vì mới, chưa quen việc làm ăn mà lỗ vốn thì được giúp vốn thêm lần nữa. Sau ba lần được giúp vốn mà vẫn thất bại thì người ta sẽ không giúp nữa.
Tục giúp vốn này rất có lợi cho việc phát triển kinh tế. Người Mỹ nhận thấy thời xưa ở các nước Á Châu không có hệ thống ngân hàng nên kinh tế các nước này kém phát triển. Nhờ có ngân hàng nên những người không có tiền nhiều có thể vay tiền ngân hàng để ra kinh doanh. Khi đã có tiền để kinh doanh rồi thì tiền đẻ ra tiền, sẽ có tiền trả lại. Không có ngân hàng thì nhiều người mong muốn có vốn để kinh doanh nhưng không có ai giúp mình. Ngân hàng chỉ hoạt động được khi có luật lệ phân minh để bảo đảm là người mượn tiền phải trả lại và người gửi tiền vào ngân hàng không bị mất tiền. Cách thức giúp vốn của người Hoa đóng vai trò của ngân hàng trong cộng đồng người Hoa. Nhưng cách thức này chỉ hoạt động được khi mọi người giữ chữ Tín với nhau. Người mượn tiền phải giữ chữ Tín là sẽ trả tiền lại khi làm ăn thành công và dùng tiền để làm ăn chứ không dùng vào việc ăn nhậu, bài bạc, khi tiêu hết thì lại xin giúp nữa. Nếu không có chữ Tín thì tục giúp vốn không thể hoạt động được.
Cái chủ đích của Khổng Tử dạy cho mọi người biết cách cư xử mà không phải đi đến kiện tụng lẫn nhau giúp cho người Hoa có thể thành công khi hợp tác làm ăn trong hoàn cảnh nước mà họ sống thiếu hệ thống luật pháp về kinh tế.
Minh Đức
2020.08.01.
Minh Đức
2020.08.01.
No comments:
Post a Comment