Sunday, November 24, 2019

Tổng thống Thiệu năm 1969: Kiên định lập trường giữa thách thức bủa vây

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Mỹ Richard Nixon tại cuộc họp ở đảo Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969

 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu bài diễn văn của mình. Ông biết những điều ông sắp sửa trình bày sẽ khó chấp nhận đối với nhiều người. Nhưng tình hình cấp bách buộc ông phải đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm vực dậy đất nước. Rồi giọng ông nghẹn ngào và nước mắt rưng rưng.

Sự kiện này xảy ra 50 năm về trước và nó hé lộ một khía cạnh cảm xúc ít được biết tới của ông Thiệu. Nó cũng cho thấy phần nào tình thế mà ông đối diện vào thời điểm này của năm 1969, một năm bước ngoặt nhiều biến động trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Saturday, November 23, 2019

Nuon Chea qua đời: Nhìn lại liên hệ của Hà Nội với Khmer Đỏ

Nuon Chea (1926 - 2019), ảnh chụp vào thập niên 1970.

Trong bài viết về nhân vật Nuon Chea, người được xem là ''anh Hai'' của lực lượng Khmer Đỏ, vừa qua đời ở tuổi 93, The Guardian nhắc lại liên hệ ít được nói đến của của ông ta với Hà Nội.

Sunday, November 17, 2019

Truyền thông 'định hướng' thị trường đang tạo ra gam màu tối cho đời sống văn hóa

Góc nhìn của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM cho thấy đang tồn tại những mối nguy hại trong đời sống văn hóa khi chạy theo thị trường, hội nhập mà thiếu nguyên tắc đúng đắn.

Saturday, November 16, 2019

Con Người Thật của Thượng Tọa Thích Trí Quang


Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đìnhcư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.

Mặt thật của Thích Trí Quang và nhóm Ấn Quang

Ở miền Nam, ngoài Dương Văn Minh, còn có Thích Trí Quang, và phe Phật Giáo Ấn Quang, hay ”PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT” là một ổ cán bộ CS nằm vùng trước mũi của chính quyền. Vì giới quân nhân cầm quyền tham nhũng, nên đã dung dưỡng bọn mượn danh đạo, tạo danh đời này, khiến cho miền Nam bị rữa mục, rơi vào tay CS quá dễ dàng. Theo tôi biết, hiện nay ở hải ngoại, nhóm sư tăng đệ tử của Trí Quang, đa số là người miền Trung, trà trộn trong cộng đồng người VN tị nạn rất đông, cấu kết rất chặt chẽ, tạo thành một lực lượng, nếu mai sau thời cơ đến sẽ xử dụng. Tuy mang danh nghĩa tu hành, nhưng nhóm tăng sĩ Ấn Quang ở khắp nơi hải ngoại chỉ chuyên tâm nô nức ganh đua xây chùa bằng tiền cúng dường, vay mượn không lãi dài hạn của bá tánh. Có nơi con số lên tới hàng chục triệu, và thường xảy ra những cuộc tranh chấp, chửi bới nhau chí chóe…

Nhìn lại lịch sử: Hồ Chí Minh bị gạt khỏi quyền lực những năm cuối đời

Khi Lê Duẩn đọc những từ đầu tiên của bài điếu văn, người dân Hà Nội và Bắc Việt Nam đối diện một hiện thực ảm đạm.

Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng 9 năm 1969. Hàng ngàn người đã tụ tập về Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội trong một sự kiện mà quy mô của nó gợi nhớ lúc Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi Pháp vào năm 1945. Họ đến để vĩnh biệt người đọc bản tuyên ngôn đó, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.

Saturday, November 9, 2019

Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, thọ 96 tuổi

Di ảnh Hòa Thượng Thích Trí Quang. (Ảnh: Báo Giác Ngộ)
Hòa Thượng Thích Trí Quang, một nhân vật quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam cận đại, đặc biệt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, viên tịch lúc 21 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), ngày 8 tháng 11, 2019, theo thông báo phát đi vào ngày 8 tháng 11 từ chùa Từ Đàm, đứng tên Tỳ Kheo Thích Hải Ấn.

Sunday, November 3, 2019

Hội thảo: ‘Nhạc Vàng’, di sản trường tồn của Việt Nam Cộng hòa


Nhạc Vàng mà sự thịnh hành của nó gắn liền với miền Nam Việt Nam trước 1975 giúp cho khán thính giả ngày nay sống lại thời Việt Nam Cộng hòa và có thể được xem là di sản có sức sống nhất của chế độ đã qua, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Hội Thảo: Cựu tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: VNCH không bảo báo chí viết tốt cho chính quyền



Ông Hoàng Đức Nhã ở buổi hội thảo
Những người cầm quyền thời Đệ nhị Cộng Hòa “không đề nghị báo chí viết có lợi cho chính quyền”, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi Hoàng Đức Nhã nói tại một hội thảo vừa diễn ra ở trường Đại học bang Oregon.

Cựu quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng Hòa cũng nhấn mạnh rằng Hiến pháp 1967 “cấm chỉ” mọi hình thức kiểm duyệt báo chí, còn Hiến pháp 1956 trước đó không có quy định về kiểm duyệt.

Hội thảo về xu hướng cộng hoà tại Việt Nam

Giáo sư Vũ Tường (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười 2019 tới đây, Center for Asian and Pacific Studies tại Đại học Oregon, Eugene sẽ tổ chức hội thảo quốc tế chủ đề: “Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges, and Prospects”. Giáo sư Vũ Tường của khoa chính trị học là trưởng ban tổ chức hội thảo này.

Hội thảo tại Mỹ phân tích ‘khuynh hướng cộng hòa’ ở VN trước 1975



Một hội thảo về “quan điểm, khuynh hướng cộng hòa” ở Việt Nam trong giai đoạn 1955-1975 vừa diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại thành phố Eugene, bang Oregon.

Tham gia sự kiện, do Đại học Oregon tổ chức, là hàng chục học giả, nghiên cứu sinh của Mỹ, Việt Nam, Anh, Úc và Đức. Họ trình bày hơn 30 bài tham luận về các chính sách chính trị, kinh tế; đời sống văn hóa, xã hội, tôn giáo; và các trào lưu văn chương, nghệ thuật ở Việt Nam Cộng Hòa.

Cùng với giới học thuật, một số cựu quan chức VNCH, trong đó có các ông Nguyễn Đức Cường, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Mạnh Hùng, cũng đóng góp tham luận và ý kiến phản biện từ vị trí người trong cuộc và nhân chứng lịch sử.

Hội thảo: Hoàn cảnh khiến VNCH chọn ‘dân chủ một phần’, dân thấy ‘bị phản bội’

Nhà nghiên cứu Sean Fear nói về bầu cử năm 1971 ở VNCH; Đại học Oregon, 15/10/2019

Các điều kiện lịch sử, dân trí và hoàn cảnh xung đột Bắc-Nam đưa Việt Nam Cộng Hòa đến chỗ phải chọn cơ chế “dân chủ một phần”, theo một số nhà nghiên cứu tại hội thảo về chủ nghĩa cộng hòa ở Việt Nam, do đại học Oregon tổ chức hôm 14 và 15/10.

Những khiếm khuyết của cơ chế này khiến người dân cảm thấy “bị phản bội” vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu Mỹ và Anh.

Hội thảo: Chống Cộng là ‘bản sắc’ của người Việt hải ngoại

Ông Nguyễn Thiện Ý trả lời VOA bên lề hội thảo về nền Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam


Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng hòa vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.