Nhạc sĩ Thu Hồ |
Bài hát Khúc Ca Đồng Tháp do nhạc sĩ Thu Hồ viết nhạc, ông Trọng Danh đặt lời được ra đời vào thời gian sau 1954. Đó là bản nhạc ca ngợi nếp sống thanh bình, sung túc của vùng Đồng Tháp Mười. Nhìn vào tình trạng chính trị miền Nam vào 1954, người ta có thể đoán ra lý do ra đời của bài hát Khúc Ca Đồng Tháp.
Năm 1954 là cái mốc đánh dấu ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền tại miền Nam. Lúc đầu ông Diệm làm thủ tướng cho quốc trưởng Bảo Đại. Qua năm 1955, ông Diệm mở cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại rồi tổ chức bầu tổng thống, trở thành tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa. Khi ông Diệm lên cầm quyền thì miền Nam ở trong tình trạng chia cắt với nhiều nhóm vũ trang. Các nhóm chính là Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên và Việt Minh (tức Cộng Sản). Sau khi lên cầm quyền, ông Diệm chiêu hàng các nhóm vũ trang đồng thời dùng quân đội tấn công khi họ chống lại.
Tại miền Nam lúc đó, vùng miền Tây Châu Đốc thì có lực lượng Hòa Hảo, vùng miền Đông Tây Ninh thì có lực lượng Cao Đài. Bình Xuyên với Bảy Viễn cầm đầu được Bảo Đại phong làm Phó Vương. Còn vùng Đồng Tháp Mười là vùng ẩn náu của Việt Minh vi các vùng U Minh, Đồng Tháp Mười là nơi sình lầy, dễ trốn tránh.
Sau khi lên cầm quyền, từ thời gian 1954 đến 1957, ông Diệm đã dẹp các nhóm vũ trang đang chiếm cứ các vùng. Năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã tiến hành chiến dịch Đinh Tiên Hoàng để bình định miền Tây, trong đó có vùng Đồng Tháp Mười và các vùng do giáo phái chiếm giữ. Như vậy bài Khúc Ca Đồng Tháp ra đời sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm đã bình định được vùng Đông Tháp Mười.
Cũng trong thời gian này, bài hát Bài Ca Chiến Thắng được làm ra để chào đón các quân nhân tham dự chiến dịch bình định trở về thủ đô để được khen thưởng.
Cũng trong thời gian này, bài hát Bài Ca Chiến Thắng được làm ra để chào đón các quân nhân tham dự chiến dịch bình định trở về thủ đô để được khen thưởng.
Một số lời trong bài hát Khúc Ca Đồng Tháp thời nay có thể cho là chỉ ca ngợi cảnh thanh bình của miền Nam nhưng đặt vào hoàn cảnh đó nó có mang một số ý nghĩa.
Phần điệp khúc có câu:
Tháp Mười ơi, đây miền Nam, say tự do, vui bình an.
Đó là lời tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa muốn miền Nam biến thành một vùng đất tự do, không theo chế độ độc tài như miền Bắc và mong ước miền Nam sẽ là một xứ tự do, bình an để mọi người lo làm lụng, phát triển kinh tế, không đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, người dân không bị tịch thu ruộng đất, mất tự do, phải nghe lệnh của cán bộ Cộng Sản.
Ngay từ đầu bài hát đã có câu:
Đây Tháp Mười phương Nam tôi thân yêu.
Bài hát ra đời vào hoàn cảnh hai miền chia cắt, lời lẽ trên cho thấy đó là lời của người dân miền Nam nói về mảnh đất thân yêu của mình. Vì sao lại dùng chữ “phương Nam tôi”, đó là ý nghĩ phân biệt phương Nam với phương Bắc. Phương Bắc thì do Cộng Sản nắm rồi, còn phương Nam là của tôi, tôi xây cuộc đời thanh bình no ấm ở đây.
À ơi, ai vô Đồng Tháp mà nghe
Coi chiều chiều về em bé, em bé hát vè vè mà chơi
Vùng Đông Tháp trong thời Bảo Đại cầm quyềm là vùng do tướng Nguyên Bình lập căn cứ chỉ huy. Từ căn cứ này, Việt Minh xuất phát ra lệnh ám sát, thủ tiêu những người không chịu theo Cộng Sản ở miền Nam. Khi bài hát này ra đời thì Cộng Sản không còn hoạt động mạnh ở Đồng Tháp nữa, nên mới có lời “ai vô Đồng Tháp mà nghe”, vô đó để thấy cảnh an bình thịnh trị, em bé hát vè mà chơi, không phải là vùng đất dữ dằn của của những con người mang súng ống làm việc thủ tiêu, chém. giết nữa.
Tháp mười tầng tại Gò Tháp (1957 - 1960) |
Sau khi bình định được khu Đỗng Tháp Mười, vào năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây một tòa tháp cao mười tầng làm nơi thờ cúng. Tòa tháp này do đại úy Tuyết phụ trách xây dựng. Tiền xây tháp do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lúc đó cấp bậc đại tá, gây quỹ bằng cách tổ chức ba buổi đại nhạc hội. Đến năm 1960, khi đảng Cộng Sản Việt Nam phát động việc dùng vũ lực giải phóng miền Nam, đưa thêm người và vũ khí vào miền Nam, lực lượng Cộng Sản tại miền Nam hoạt động mạnh trở lại và dã dùng mìn giật sập tòa tháp mười tầng này vì họ cho rằng đó là nơi chính quyền có thể cho người đứng trên cao quan sát mọi hoạt động di chuyển của du kích quân Cộng Sản trong vùng.
Tuy là một bài hát có tính cách tuyên truyền nhưng người đặt lời rất khéo, không đả kích ai, cũng không gắn liền bài hát với chế độ nào hay đảng phái nào. Những điều nói trong bài hát là những điều tốt đẹp mà mọi người ưa thích như ruộng đồng phì nhiêu, dân no ấm, em bé hát vè chơi. Đó là niềm mong ước của con người nói chung, không riêng một giai cấp, một địa phương hay dân tộc nào. Nói chung, trong các bài hát viết trước 1975, các nhạc sĩ đều có khuynh hướng này. Không viết bài hát cho một chế độ, một giai cấp đặc thù nào mà cho con người nói chung. Vì thế mà có nhiều bài sống mãi mặc dù trải qua nhiều thay đổi trong lịch sử.
Dân miền Bắc di cư được định cư ở Đồng Tháp chào đón tổng thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý, 1957 |
Tuy là một bài hát có tính cách tuyên truyền nhưng người đặt lời rất khéo, không đả kích ai, cũng không gắn liền bài hát với chế độ nào hay đảng phái nào. Những điều nói trong bài hát là những điều tốt đẹp mà mọi người ưa thích như ruộng đồng phì nhiêu, dân no ấm, em bé hát vè chơi. Đó là niềm mong ước của con người nói chung, không riêng một giai cấp, một địa phương hay dân tộc nào. Nói chung, trong các bài hát viết trước 1975, các nhạc sĩ đều có khuynh hướng này. Không viết bài hát cho một chế độ, một giai cấp đặc thù nào mà cho con người nói chung. Vì thế mà có nhiều bài sống mãi mặc dù trải qua nhiều thay đổi trong lịch sử.
Trên đây là ý nghĩ mà người làm bài hát muốn nhắn gửi. Lời bài hát là do Trọng Danh đặt. Ngày nay không ai biết Trọng Danh là bút hiệu của ai. Còn phần nhạc thì do nhạc sĩ Thu Hồ đặt. Nhạc sĩ Thu Hồ lúc đó giữ chức Trưởng Ban Tuyên Truyền Lưu Động của Đệ Nhất Quân Khu của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Bài hát Khúc Ca Đồng Tháp được ra đời sau khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã bình định được miền Nam.
Minh Đức
Khúc Ca Đồng Tháp
Lời: Trọng Danh
Nhạc: Thu Hồ
Đây Tháp Mười... phương Nam tôi thân yêu
Sông lúa vờn... vợn trong ánh nắng chiều
Vang tiếng chày... khắp chốn cô liêu
Đây Tháp Mười... mênh mông này quanh năm
Có những mùa... trồng dâu ta ươm tằm
Có những mùa... trồng khoai hay hái cà
Điệp khúc
Tháp Mười ơi (láy)
Đây miền Nam (láy)
Say tự do (láy)
Vui bình an (láy)
Hò ơ hò hò ơi
Ai vô Đồng Tháp mà nghe
Có chiều chiều về em bé
Em bé hát vè... vè mà chơi
Đồng xanh xanh ngát chân trời
Ơ ơ ời... ời ơ ờ ờ ơi
Hò ơi...
Quanh năm đồng lúa phì nhiêu
Lúa nhiều...
Nuôi dân no ấm tang tình... tình tình tang
Ai đi xin nhớ xóm làng
Quanh năm cày cấy cho nhà
Nhà Việt Nam...
Đây Tháp Mười... phương Nam tôi thân yêu
Vang tiếng hò... hòa trong những tiếng cười
Vui cấy cầy... khắp chốn nơi nơi
Như luyến tình... yêu anh... xa xôi
Trong luá vàng... nàng thôn nữ tươi cười
Vui xóm làng... hò ơi ta yêu đời
(hát trở lại từ đầu rồi kết)
Tháp Mười ơi...
Vui xóm làng... hò ơi ta yêu đời
Vui xóm làng... hò ơi ta yêu đời
Tháp... Mười... ơi...
Bài hát Bài Ca Chiến Thắng
Bài hát Bài Ca Chiến Thắng
Nhạc sĩ Minh Duy đang là sinh viên trường đại học Sư Phạm Sài gòn năm
thứ hai khi viết bài hát này. Một hôm ông đi dự lế đón đoàn quân chiến
thắng trở về tổ chức tại đường Hồng thập tự ( bây giờ là Xô Viết nghệ
tĩnh) đầu thập niên 60, vì quá xúc động với cảnh cờ xí rợp trời, đoàn
quân chiến thắng oai hùng quay về thủ đô Sài gòn giữa vạn tiếng hoan hô
chào đón, ông đã chạy về gác trọ và sáng tác ngay ra bài hát này và đem
tới Đài Phát Thanh Quân Đội. Gặp được Trung uý Đan Thọ lúc đó là
Trưởng ban văn nghệ, nhạc sĩ Đan Thọ đã cho tập và phát thanh bài hát
chỉ sau một tuần lễ! Tên nhạc sĩ Minh Duy vang danh từ đó!
Nhạc sĩ Thu Hồ
Thu Hồ là một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà soạn kịch Việt Nam. Ông là thân phụ của nữ ca sĩ Mỹ Huyền.
Ông tên thật là Hồ Thu.
Ông sinh ngày 14 tháng 10 năm 1919 tại làng Tân Mỹ, Thừa Thiên, Huế.
Tại làng TÂN MỸ, THỪA THIÊN HUẾ
Năm 1936, khi còn học trung học PELLERIN, nhạc sĩ THU HỒ đã là CA SĨ và lần đầu tiên đi hát tại hội chợ HUẾ với bài "LA CHANSON DU GONDOLIER". Sau đó, ông học nhạc lý với TRẦN VĂN LÝ (là trưởng ban nhạc hoàng gia HUẾ).
Năm 1938, ông làm TRƯỞNG GA hỏa xa luân phiên rồi làm THƯ KÝ bút toán ngân hàng ĐÔNG DƯƠNG
Năm 1943, khi làm trưởng ga xe lửa DẦU GIÂY, ông viết nhạc phẩm đầu tay "QUÊ MẸ".
Năm 1947, ông gia nhập ban THẦN KINH NHẠC ĐOÀN khi ban này vừa mới ra đời với sự cộng tác của ban nhạc TRẦN VĂN LÝ và các ca sĩ, nhạc sĩ như MINH DIỆU, MẠNH PHÁT, CHÂU KỲ, TÔN THẤT SỞ ...
Năm 1948, Ông làm ở Đài Phát Thanh PHÁP Á và mở thêm mục TÂN NHẠC VIỆT NAM, THU HỒ được đài mời cộng tác. Sau khi Đài Phát Thanh PHÁP Á được chuyển giao lại cho chính quyền để trở thành Đài Phát Thanh SAIGON, ông vẫn tiếp tục công việc của mình rồi sau đó cộng tác thêm với Đài QUÂN ĐỘI. Trong thời gian này, THU HỒ có mặt ở nhiều nơi vì ngoài phạm vi CA SĨ, NHẠC SĨ ông còn là một nhà SOẠN KỊCH nổi tiếng thời đó và đồng thời cũng là một DIỄN VIÊN có hạng. Ông là DIỄN VIÊN CHÍNH trong nhiều VỞ KỊCH do chính ông soạn như "HAI CHÀNG MỘT ÁO" và "THẦY LANG BẤT ĐẮC DĨ".
Về KỊCH NGẮN và KỊCH DÀI ông đã soạn hơn 100 vở mà một số lớn đã được ban THẨM THÚY HẰNG mua bản quyền để trình diễn trên Đài Truyền Hình Việt Nam VNTV.
Năm 1954, THU HỒ gia nhập QUÂN ĐỘI và được trao giữ chức vụ TRƯỞNG BAN TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐÔNGH ĐỆ I QUÂN KHU, đi khắp đó đây. Trong dịp này ông có viết bài "KHÚC CA ĐỒNG THÁP" với phần lời ca của TRỌNG DANH.
Năm 1957, ông gia nhập ban văn nghệ VÌ DÂN của TỔNG NHA CẢNH SÁT QUỐC GIA
Từ năm 1959 đến năm 1970, ông là giáo sư ÂM NHẠC các trường Trung Học Tư Thục NỔI TIẾNG ở SÀI GÒN như NGUYỄN BÁ TÒNG. THÁNH THOMAS, THIÊN PHƯỚC, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ...
Nhạc sĩ THU HỒ là một trong những nhạc sĩ Việt Nam ĐẦU TIÊN được kết nạp THÀNH VIÊN của Hội nhạc sĩ quốc tế S.A.C.E.M (trụ sở tại PHÁP).
Về tôn giáo, ông là một CON CHIÊN NGOAN ĐẠO, từng là một thành viên trong Ủy Ban sáng lập Giáo Xứ FATIMA - BÌNH TRIỆU nơi ông cư ngụ.
Sau năm 1975, ông còn kẹt lại VIỆT NAM cho đến năm 1991 mới được bảo lãnh sang HOA KỲ. Ban đầu, ông cư ngụ tại SAN DIEGO, 2 năm sau ông dời về SANTA ANA sống với cô con gái là ca sĩ MỸ HUYỀN
Năm 1993, ông cùng với ĐỖ ĐỨC MẬU được HỘI THI SĨ QUỐC TẾ (ISP) bầu là ĐẠI SỨ THI CA HÒA BÌNH trong Hội nghị Thơ QUỐC TẾ họp tại thủ đô WASHINGTON. Đây là chức vụ CAO QUÝ NHẤT của Hội dành cho các THI SĨ NGOẠI QUỐC về tham dự Hội Nghị. Hội này có hơn 100 ngàn NHÀ THƠ ĐẠI DIỆN cho HOA KỲ và 41 QUỐC GIA/THẾ GIỚI
Một số ca khúc do ông sáng tác:
Quê Mẹ
Áo Người Trinh Nữ
Bên Bờ Sông Dịch (thơ Tô Như)
Bến Sang Ngang
Bức Tranh Quê
Chiều Hương Giang
Chiều Quê
Con Sẽ Về
Cô Gái Sông Hương
...
Ông mất ngày 19/5/2000 tại thành phố Wesminster, Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 81 tuổi.
Dân Bắc Kỳ di cư vô Nam, đi xuống tàu miệng nhai rau muống xào. Rau muống xào ngon lắm Bắc Kỳ ơi!
ReplyDeleteThành thật cám ơn Ông Minh Đức đã viết bài blog về “Khúc Ca Đồng Tháp Mười” này. Ông Nguyễn Trọng Danh là người cha đã khuất của chúng tôi tại Sài Gòn 1994. Tôi cũng được biết rằng cha chúng tôi đã viết podcast truyện ngắn "Gia Đình Bác Tám" hàng tuần cho đài VOA ở Sài Gòn trước năm 1975. Tôi hy vọng, ai đó có thể xác nhận và nâng cao điều này.
ReplyDeleteÔng Trọng Danh tên thật là Nguyễn Trọng Danh sanh năm 1925 tại Sàigòn. Ông là chú ruột của tôi.
ReplyDeleteÔng nhập ngũ năm 1952 tại trại Cây Điệp ( TT/ HL/ Quang Trung ) đến năm 1962 giải ngũ với cấp bậc TSI quân y. Ông đã phục vụ tại trường Quân Y Sàigòn.
Sau khi giải ngũ , ông đã phục vụ cho chương trình vệ sinh công cộng thuộc sở YTế , TP Sàigòn và về hưu
Tháng 4 , năm 1975.
Ông Trọng Danh cũng là bạn của các nhạc sĩ Châu Kỳ ,Thu Hồ và các danh hài như Phi Thoàn, Khả Năng
Vài hàng để tưởng niệm đến ông, nhân mùa Vu Lan 2020.
Kính bút