Bài thơ này cũng thuộc vào loại phản chiến như các bài hát của Trịng Công Sơn . Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì được phổ biến ở miền Nam nhờ miền Nam tương đối có tự do còn ở miền Bắc ai mà có thái độ phản chiến như Trịng Công Sơn thì bị đi tù.
Vay Tuổi
Phùng Cung, 1972
Con vừa mười sáu tuổi đời
Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao
Khe Sanh – Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ
Đồng chiều gió tím mấp mô
Nén hương đen khói, mấy mùa khóc vay.
Trích: Truyện Và Thơ Chưa Hề Xuất Bản. Phùng Cung. California: Văn Nghệ, 2003
Lời bàn:
Bài thơ này Phùng Cung viết vào năm 1972 tại miền Bắc, dĩ nhiên là dấu diếm không đem ra phổ biến cho công chúng đọc. Đó là lúc mà lúc miền Nam gọi là Chiến Dịch Mùa Hè Đỏ Lửa. Sau hai đợt tổng công kích, mà đợt đầu vào Tết Mậu thân 1968, đợt sau vào giữa năm 1968, các cơ sở của Cộng sản tại miền Nam đã bị bại lộ và bị tiêu diệt nên lực lượng trong miền Nam của Cộng sản không đủ sức chiến đấu nữa. Vì vậy mà những người lãnh đạo ở Hà Nội đã phải đem thêm quân từ miền Bắc vào và đánh tràn qua cầu Hiền Lương tại sông Bến Hải, một điều mà trước đó Cộng Sản Việt Nam không làm vì muốn núp dưới cái vỏ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để lừa dư luận thế giới là chiến tranh là do dân miền Nam nổi dậy chống chính quyền miền Nam chứ miền Bắc không phải là kẻ chủ mưu. Lúc đó miền Bắc đã cạn thanh niên nên chính quyền miền Bắc bắt các thiếu niên dưới 18 tuổi đi lính vào miền Nam, một điều làm trái với qui ước quốc tế là không được bắt trẻ con đi lính. Để bắt thiếu niên chưa đến tuổi quân dịch này, chính quyền miền Bắc bày ra luận điệu “anh chưa đủ tuổi đi nghĩa vụ thì nhà nước chiếu cố cho anh vay tuổi để đủ tuổi đi lính”. Vì thế mà có câu “nửa đêm vay tuổi”. Một số thiếu niên này khi vào Nam mới đụng trận lần đầu đã đầu hàng. Khi được đem lên đài truyền hình Sài Gòn phỏng vấn họ nói là chỉ được huấn luyện có 3 tuần và chỉ được ngắm súng chứ không được tập bắn đạn thật và gia đình họ dặn rằng nên ra hàng ngay khi nào có dịp để khỏi chết vì lúc đó dân miền Bắc thấy thanh niên miền Bắc vào Nam chết nhiều quá. Trong tình hình đó miền Bắc vì quá gấp bổ xung lính cho mặt trận miền Nam nên không muốn huấn luyện lâu.
Chỉ hai câu
Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Mà người đọc liên tưởng được cảnh nửa đêm người mẹ thắp đèn tiễn con đi lính ra chiến trường .
Chỉ có một câu:
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ
Mà diễn tả được cảnh nhiều người vào Nam bị chết mất xác, gia đình không biết là xác ở đâu nên chỉ đắp nấm mồ giả để thấp hương cúng, trong khi đó thì nắm xương thì bơ vơ đâu đó trong rừng núi không có mồ.
Các bài thơ của Phùng Cung đặc biệt cô đọng và dùng hững chữ rất chọn lựa để chỉ có vài lời mà nói ược rất nhiều ý.
Bài thơ này cũng thuộc vào loại phản chiến như các bài hát của Trịng Công Sơn. Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì được phổ biến ở miền Nam nhờ miền Nam tương đối có tự do còn ở miền Bắc ai mà có thái độ phản chiến như Trịng Công Sơn thì bị đi tù. Vì thế mà đến bây giờ bài thơ này mới xuất hiện ra cho công chúng tại hải ngoại đọc, mà cũng phải chuyển ra hải ngoại bằng cách lén lút.
No comments:
Post a Comment