Lời Tòa Soạn Dân Việt: Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của ông Vũ Quang Hùng - người đã theo dõi, lên phương án tấn công và trực tiếp dự trận đánh này.
Vào cuộc
Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi).
Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền Sài Gòn chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi).
Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền Sài Gòn chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda thì một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon
Ông Nguyễn Văn Bông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, đang nắm chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, đồng thời là Chủ tịch Phong trào Cấp tiến, một tổ chức chính trị chống cộng.
Tôi quyết định tự mình trinh sát mục tiêu, đề ra phương án hành động. Mặt khác, tôi chuẩn bị vũ khí để thực hiện trận đánh.
Sau khoảng nửa tháng bám sát mục tiêu, tôi hầu như nắm chắc quy luật đi lại của G.33: Buổi sáng ra khỏi nhà hơi thất thường, có khi không tới chỗ làm. Nhưng hễ đã vô Học viện Quốc gia Hành chính là thế nào ông ta cũng rời Học viện lúc 11 giờ 45 để trở về nhà. Lộ trình từ Học viện về nhà cũng không bao giờ thay đổi: Theo đường Trần Quốc Toản (nay là 3.2), quẹo phải qua Cao Thắng, đến ngã tư Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) thì rẽ trái.
Tôi cũng nói thêm về việc bảo vệ ông Bông vào thời gian này. Ông di chuyển trên xe hơi Ford Falcon màu đen. Ngồi trên xe hơi luôn có một cận vệ. Chạy theo bảo vệ xe hơi của ông thoạt đầu có hai xe gắn máy, nhưng từ sau khi báo chí đăng tin ông có thể lên nắm chức thủ tướng, số xe gắn máy tăng lên từ ba tới bốn chiếc, mỗi xe đều chở đôi.
Đầu tháng 11.1971. Tôi trình bày vắn tắt ba phương án hành động rồi gửi về căn cứ đặt tại An Phước, Bến Tre. Đã đến lúc tìm người cụ thể bắt tay hành động. Tôi gặp Năm Tiến - đội phó S1, trao đổi tình hình và yêu cầu, hỏi anh ta có dám “vào trận” hay không, tuy vẫn chưa cho biết đối tượng cũng như phương án tấn công nhằm bảo đảm bí mật. Năm Tiến hăng hái nhận lời, nói Tư Xá, một trinh sát trong đội, cũng đang nóng lòng chờ xuất quân.
Cũng cần nói thêm, lúc này tôi đã có 6 trái lựu đạn “da láng”, thêm khẩu Colt 45. Cho nên, trong thư gửi về căn cứ tôi viết nếu chấp nhận phương án ba (ném lựu đạn, mìn định hướng (Claymore) vào xe của G.33 tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản) và chỉ cần gửi cho tôi trái mìn định hướng khoảng 5kg.
Trên nhất trí duyệt phương án 3 đồng ý cả đề xuất nhân sự, hẹn tôi ngày, giờ cụ thể đón giao liên để nhận mìn định hướng.
Mìn định hướng Claymore M-18
Súng Colt .45
Lựu đạn da láng M-26
Tình huống ngoài dự kiến
Tôi cũng tính toán thật chính xác thời gian khoảng từ khi tháo chốt đến khi lựu đạn nổ, thừa đủ thời gian cho trinh sát thoát thân. Vậy là trong óc tôi hình thành cách cấu tạo khối chất nổ: Vì trinh sát hóa trang làm sinh viên nên sẽ hết sức tiện lợi khi mang theo cặp da, trong đó chứa vừa lựu đạn, vừa trái mìn định hướng. Tôi quyết định luôn “ngày D” để báo cáo về căn cứ: Đó là ngày 9.11.
Vừa nhận trái mìn định hướng từ căn cứ gửi lên, tôi mua ngay một cặp da và cuộn dây kẽm, mang về gác trọ bắt tay vào việc. Ba lựu đạn da láng cùng trái mìn định hướng gọn gàng nằm trong cặp. Tuy đã dùng nhiều sợi dây thun cột càng lựu đạn, tôi vẫn chỉ tháo bỏ chốt chính, và dự định khi trao cho Năm Tiến, tôi sẽ dặn kỹ anh ta chỉ kéo bỏ chốt phụ ngay trước giờ hành động. Riêng trái lựu đạn dùng làm “ngòi”, tôi chỉ thay chốt phụ bằng cọng dây kẽm, chốt chính vẫn giữ lại, và việc này cũng phải chờ đến phút chót.
Đến ngày 8 tôi mới nói với Năm Tiến đối tượng cần tấn công cũng như toàn bộ kế hoạch. Cặp da chứa chất nổ và khẩu Colt 45, tôi sẽ trao cho Năm Tiến vào 9 giờ sáng ngày hôm sau, vừa đủ thời gian để anh và Tư Xá kiểm tra kết cấu chất nổ và cách sử dụng. Tôi hẹn gặp Năm Tiến tại một quán cà phê, rồi mới đưa anh ta tới địa điểm cất giấu vũ khí. Tiếp theo Năm Tiến sẽ gặp Tư Xá trao đổi lại toàn bộ sự việc và liền đó hai người bắt tay làm nhiệm vụ… Nhưng thật bất ngờ, vào phút chót Năm Tiến báo tin Tư Xá xin rút, và cả anh ta cũng rút luôn vì không mấy tin tưởng thành công của trận đánh.
Lúc này lòng tôi rối bời. Các đồng chí trong căn cứ sẽ nghĩ sao? Kế hoạch đã lên nay không thực hiện, không lẽ chỉ là một ý nghĩ viển vông, lý thuyết suông? Nếu không nhanh chóng thực hiện phương án, qua ít ngày nữa, ông Bông lên nắm chức thủ tướng, khi ấy nếu muốn diệt mục tiêu chắc chắn phải trở lại từ đầu, kể cả khâu trinh sát.
Lúc này tôi không có ai để bàn bạc, tham khảo ý kiến, mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cuối cùng tôi quyết định tiếp tục hành động. Vấn đề là tìm người thực hiện cụ thể.
Trong đội trinh sát S1 thực tế tôi chỉ còn lại Châu. Nguyên là sĩ quan quân đội, đương nhiên Châu quen với lựu đạn, súng. Và đây là điều hết sức thuận lợi nếu anh ta làm trinh sát số hai – người quăng chất nổ.
Còn trinh sát số một – người chạy xe gắn máy chở trinh sát ném lựu đạn? Phải thành thực nhận định, không ai thuận lợi bằng tôi: Biết rành cũng như nắm vững quy luật đi lại của đối tượng; và hơn hết, đã quen với con hẻm dẫn ra khỏi hiện trường. Vả lại, tôi cũng không thể tìm đâu ra người trong thời gian cấp bách.
Tôi lập tức tìm gặp Châu. Rút kinh nghiệm Năm Tiến, tôi chưa vội trao đổi cụ thể với Châu, mà chỉ hỏi anh dám tham gia một trận đánh tại nội thành có thể nguy hiểm đến tính mạng hay không? Tôi nhớ Châu chỉ hỏi lại ngoài anh ta ra còn ai cùng dự trận, và khi tôi trả lời còn một người nữa là tôi, anh đồng ý ngay. Tôi hẹn sáng ngày mai, lúc 10 giờ trưa, sẽ gặp lại anh giao nhiệm vụ và vũ khí cùng lúc, để thực hiện luôn vào buổi trưa cùng ngày…
Đúng 10 giờ sáng hôm sau, ngày 10.11.1971, tôi chở Châu đến nơi cất giấu vũ khí. Tại đây, tôi kể lại toàn bộ tình hình cho Châu nghe, từ chỉ thị của cấp trên, việc trinh sát đối tượng, phương án đánh, đến vũ khí sử dụng. Chỉ đến khi Châu hỏi “vậy vũ khí đâu?”, tôi mới lôi cặp da ra.
Tôi mở cặp da, để Châu tận mắt thấy trái mìn định hướng và 3 lựu đạn da láng, trong đó 2 đã được rút chốt chính và cột bằng dây thun, trái thứ 3 còn nguyên chốt chính trong khi chốt phụ đã được thay bằng cọng dây kẽm và đầu kia của dây kẽm xuyên qua cặp da, cột vào quai xách.
Còn khẩu Colt 45, tôi giắt vào bụng mình để Châu không bị trở ngại khi hành động và khi chạy, dặn vạn bất đắc dĩ Châu mới thọc tay vào bụng tôi, rút ra sử dụng.
11 giờ 15, tôi chở Châu lên đường. 11 giờ 25, tôi tấp xe vào quán nước đối diện Học viện. Còn Châu xách cặp làm bộ đứng chờ xe buýt tại trạm gần quán.
11 giờ 40, tôi trả tiền. Đúng 11 giờ 45, phía trong Học viện có bóng người chuyển động về hướng xe hơi. Dù cố trấn tĩnh, tim tôi vẫn đập rộn ràng. Tôi lập tức rời quán, lên Honda, nổ máy, chạy chầm chậm. Châu đã thấy tôi, bước đến sát mé đường. Ba-ri-e ngoài cổng Học viện hạ xuống, chiếc Ford Falcon lao ra rất nhanh, đến nỗi tôi vừa dừng xe đón Châu thì xe hơi đã quẹo ra đường Trần Quốc Toản; và khi Châu lên ngồi trên yên sau Honda thì xe hơi đã vượt qua xe tôi, 3 xe gắn máy chở đôi bám theo.
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn, nơi đào tạo những người ra làm việc trong chính quyền
Không hiểu sao lúc này tôi lại tự nhiên hết hồi hộp mà thanh thản một cách kỳ lạ. Tôi tự nhủ không nên chạy sau xe Ford Falcon, vì có thể sẽ bị đám cận vệ phát hiện, nên tăng ga. Chiếc Honda 67 lướt rất êm, vừa tới ngã ba Cao Thắng đã qua mặt xe hơi.
Honda vẫn chạy trước xe hơi khoảng 5-6m, và cách ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản chừng 15m thì đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. Tôi dừng Honda để Châu bước xuống, còn tôi vòng Honda qua bên kia đường, đầu xe nhắm ngay con hẻm, gài số một. Phía trước mặt tôi, hơi chếch về bên mặt, là tấm kiếng lớn của một xe hủ tíu-mì. Tôi quan sát phía sau qua tấm kiếng lớn này.
Châu vừa xuống xe thì chiếc Ford Falcon cũng vừa ngừng. Châu tấp vô lề, vòng ra phía sau xe hơi, quăng cặp da xuống ngay gầm xe bên phải, rồi nhanh như chớp, chạy băng qua đường. Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda thì một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon. Một làn hơi mạnh thổi tạt đến tận chỗ tôi vừa lúc Châu tót lên yên và tôi lập tức siết tay ga, nhả tay côn hết sức nhịp nhàng. Chiếc Honda như muốn cất cao đầu, lao nhanh vào con hẻm…
Khoảng nửa giờ sau ngồi trong gác trọ, nghe Đài Phát thanh Sài Gòn thông báo ông Bông đã bị ám sát, chết tại chỗ, tôi mới trấn tĩnh trở lại…
(Theo Dân Việt)
Giáo sư Nguyễn Văn Bông, 1967
Vụ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông xảy ra vào lúc miền Nam đang chuyển tiếp từ chính quyền quân sự qua chính quyền dân sự. Theo cách của các nước trong vùng ảnh hưởng của Mỹ, khi tình hình rối ren, gặp nguy cơ Cộng Sản sẽ cướp được chính quyền thì giới quân nhân ra cầm quyền vì họ biết cách chỉ huy quân đội trong khi các đảng chính trị thường là những người trí thức, tuy có hiểu biết về luật, kinh tế nhưng không biết cách đánh nhau và các đảng chính trị dưới chế độ dân chủ đa đảng không có đội vũ trang riêng của mình như đảng Cộng Sản. Giới quân nhân chỉ cầm quyền tạm thời rồi sau đó sẽ có tổ chức bầu cử và các đảng ra tranh cử. Các quân nhân cũng có thể tham gia tranh cử với điều kiện là họ từ bỏ chức vụ trong quân đội.
Vì sợ ông Nguyễn Văn Bông lên cầm quyền sẽ xây dựng được một chế độ chính trị có qui củ, một guồng máy hành chánh hữu hiệu nên đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho ông Vũ Quang Hùng ám sát ông Nguyễn Văn Bông.
Trước đó, sau cuộc đảo chánh năm 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, miền Nam lâm vào cảnh rối ren, các tướng lãnh tranh giành quyền nhau. Chính phủ dân sự không sai khiến được quân đội nên các tướng, tá là người nắm quyền. Đồng thời trong xã hội có những cuộc biểu tình. Một số trí thức ngả theo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam biểu tình phản đối chính quyền quân nhân, đòi phải có chính quyền dân sự. Đến khi có những người trong dân sự ra hoạt động chính trị như giáo sư Nguyễn Văn Bông, dân biểu Trần Văn Văn, bác sĩ Lê Minh Trí thì Cộng Sản ám sát những người này. Như vậy khi miền Nam có chính quyền quân nhân thì Cộng Sản xúi dân biểu tình đòi phải có chính quyền dân sự. Khi miền Nam có cơ hội chuyển sang chính quyền dân sự thì Cộng Sản giết những người này, đồng thời tiếp tục lên án chính quyền miền Nam là quân phiệt, hiếu chiến. Cộng Sản cũng lên án chính quyền miền Nam là tham nhũng nên kêu gọi phải lật đổ, nhưng những người trong sạch như giáo sư Nguyễn Văn Bông, dân biểu Trần Văn Văn, bác sĩ Lê Minh Trí thì lại bị Cộng Sản giết đi để miền Nam không thể lập được chính quyền trong sạch.
Việc làm của ông Nguyễn Văn Bông thật ra không có hại cho đất nước vì ông ta xây dựng một bộ máy chính quyền cho miền Nam, một chính quyền không theo mô hình của Liên Xô như miền Bắc, nhưng là một chính quyền có khả năng cai trị như tại các nước Đài Loan, Nam Hàn... Nhưng vì đảng Cộng Sản Việt Nam không chấp nhận bất cứ chế độ nào khác, ngoài chế độ do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, đi theo chủ nghĩa Mác Lê, nên đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh giết ông Nguyễn Văn Bông.
Giết ông Nguyễn Văn Bông, Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, rồi sau này sau khi chiếm được miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng một chính quyền rất dở về mặt hành chánh. Phải đến thập niên 1990 thì Việt Nam mới mở ra trường Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo công chức làm việc trong chính quyền.
Tấm hình được đăng trên trang web của Dân Việt ở bên trên không phải là cảnh ám sát ông Nguyễn Văn Bông vì trong bài viết xe của ông Nguyễn Văn Bông là xe Ford Falcon đen, mà chiếc xe trong hình trên thì không phải là màu đen. Đó là chiếc Pegeot 203 của Pháp, một chiếc xe cỡ trung thông dụng vào thập niên 1960 trở về trước và có lẽ đó là một vụ ám sát khác do Cộng Sản thực hiện.
Còn chiếc Ford Falcon mà ông Nguyễn Văn Bông đi thì giống như dưới đây:
Dưới đây là ảnh hai người đã thực hiện vụ ám sát ông Nguyễn Văn Bông và dưới đó là hình chiếc xe Ford Falcon đen chở ông Nguyễn Văn Bông sau vụ nổ.
Ảnh trên: Vũ Quang Hùng (bên trái), Lê Văn Châu (bên phải)
No comments:
Post a Comment