Đổi tiền ngày 22.9.1975
Ngày 20.09.1975, bỗng nhiên có tin từ Ban Điều hành ngân hàng Đại Á cho nhân viên biết là không nên về sớm (lúc đó, tại ngân hàng thương mại, chúng tôi không còn bao nhiêu việc để làm) hầu chờ lệnh Ngân hàng Quốc gia… Quá 12 giờ, các nhân viên kế toán được yêu cầu có mặt tại chi nhánh Việt Nam Thương tín Đa kao lúc 12 giờ hôm 21.09.1975 để đi nhận việc mới. Nhận việc ngày Chúa nhật là một điều lạ? Nhưng chúng tôi tự vấn an nhau ‘Thời cách mạng mà!’.
Đúng giờ định, chúng tôi có mặt đầy đủ nhưng chỉ gặp nhân viên bảo vệ chi nhánh. Ông cho biết chỉ nhận lịnh đón chúng tôi vào chờ mà thôi… Chờ mãi đến gần 15 giờ, đề tài để trò chuyện cũng đã cạn, chúng tôi kéo nhau đi ăn ‘bánh cuốn Tây Hồ’… Từ khoảng 17 giờ, có thể người dân ngửi được mùi ‘biến cố tiền tệ’ sắp bùng nổ : người ta ăn uống tới tấp, nhiều người sẵn sàng trả giá để mua hàng với giá cao khó tưởng tượng. Tiếp theo, đài phát thanh yêu cầu người dân phải về nhà trước 23 giờ để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Thể thức :
- Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;
- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại…
Lúc 6 giờ ngày Đổi tiền, chiến dịch bắt đầu : một xe nhà binh GMC đến đón chúng tôi có ‘đồng chí’ Phường ủy Phường Trần Quang Khải, Quận nhất, đi kèm. Nói chuyện với chúng tôi, ông kể lể công thống nhất đất nước của Đảng và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho toàn dân. Thấy tôi mỉm cười, ông đưa ‘thẻ vàng’ cảnh cáo : không tin Đảng.
Sau đó, nhóm ‘ngân hàng’ chúng tôi bị chia mỗi người đến một Bàn (đơn vị phụ trách Đổi tiền) để nhận nhiệm vụ Kế toán. Bàn, nơi tôi đến đặt tại một nhà mà chủ đã vượt biên ở đường Nguyễn Văn Thạch. Sau đó, một đồng chí mặc kaki, mang dép râu với nón cối tới và tự giới thiệu là y sĩ bộ đội, Bàn trưởng. Tiếp đến, hai công chức Ngân khố để làm Thủ quỹ : một tiền cũ và một tiền mới. Bàn trưởng, tính tình hiền hậu, mở lời nhờ chúng tôi giúp anh hoàn thành công tác và, vì anh không rõ qui định về Tờ khai gia đình ở Sài gòn thế nào, nên nhờ chúng tôi xem dùm. Anh ‘cử’ tôi làm Thư ký giữ và phát đơn.
Cuối cùng, những ấn phẩm và tiền mới có những trị giá khác nhau cũng được chở tới. Đúng 11 giờ, Bàn Đổi tiền mở cửa tiếp các khách hàng ‘miễn cưỡng’, tôi cảm thấy bị cưỡng bách phải nhận Tờ khai gia đình, xem, trả lại kèm hai mẫu đơn và xin nộp lại khi đã khai xong với số tiền mặt cũ.
Trong số những đồng bào đến đây, tôi tiếp Giáo sư H.T.S, Thầy cũ đã dạy ở Đại học Luật khoa Sàigòn. Ông giải thích nhà ông ở Làng Đại học bị ‘lấy’ và đưa Tờ khai gia đình cho tôi. Không thể để người bị ‘cướp’ bị đến hai lần, tôi nhận văn kiện và nói : ‘Thầy để tôi lo.’ Bao nhiêu đó đủ để nhận biết nhau. Tôi trả hồ sơ cho ông và nói đủ lớn để Bàn trưởng nghe : « Tờ khai gia đình của Thầy có ghi ‘Tạm trú’. Như vậy ‘được rồi và sau khi khai xong, Thầy sớm nộp lại. Chào Thầy ». Cười và bắt tay nhau. Trong số khách đó, có những người đến xin đơn về khai và, sau khi, nghe theo bàn tán thế nào, trở lại xin đơn khác… Thôi thì tiền của người ta (họ không phải là kẻ ‘chấp hữu vô căn’… mà chỉ là nạn nhân chế độ) nên tôi cứ để cho chủ gia đình tự quyết định theo ý.
Khi đồng bào trở lại nộp đơn, tôi đọc xét và ghi sổ kế toán, tiền cũ được Thủ quỹ tiền cũ nhận, đếm đúng với số khai, cắt góc tờ giấy bạc và lưu lại. Sau đó, Thủ quỹ tiền mới giao những tờ giấy bạc mới cho khách và Bàn trưởng ký chung cuộc và trao một bản đơn cho đương sự. Bản kia trao cho tôi để lưu. Xong cho một gia đình. Có vài gia đình thắc mắc, vì nghe các du kích dạy bảo ‘cộng sản sẽ san bằng giàu nghèo’, sao không được lãnh 200 đồng tiền mới như nhà trước. Tôi chỉ trả lời : không có chỉ thị. Thật nghèo mà tin cộng sản !
Các lãnh đạo cao cấp, tại Hà nội, hình như đã không thể thẩm lượng số tiền đang lưu hành tại Việt Nam Cộng hòa cũ, nơi nền kinh tế phồn thịnh hơn Miền Bắc cộng sản nhiều vì, sau ngày 30.04.1975, hàng loạt hàng hóa và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà Nội, kể cả 16 tấn vàng mà ‘người cộng sản’ phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước. Cuộc đổi tiền đã kéo dài ba ngày và chỉ mới thanh toán cho mỗi gia đình 200 đồng tiền mới mà thôi.
Xin ghi thêm những điều biết được khi đọc Việt Báo ngày 04.10.2006.
« Ngay sau khi Cộng quân tiến chiếm Sài gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác ‘với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn Ừ. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài gòn – Gia định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận : Về … 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng Ừ. Về tiền, ông cho biết : « Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi.
Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Quốc gia được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời, mang tên Ngân hàng quốc gia miền Nam, do ông Trần Dương làm Thống đốc ». Theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thoi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc Đổi tiền.
Tuy nhiên, khi ông cho biết ‘Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền’. Từ ‘đổi tiền’ mà ông nói ở đây không cùng nghĩa vì đó là những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn được in chờ ngày phát hành. Ngày phát hành được cơ quan thẫm quyền loan báo trước và, đến ngày đó, Viện phát hành giao lượng giấy bạc này cho các ngân hàng hay những ngân khố để chi trả cho người thụ hưởng hợp pháp đúng định giá. Đồng thời, Viện này cũng có thể chỉ định thu hồi các loại tiền khác để tiêu hủy.
Ngày 25.09.1975, nhân viên tất cả các Bàn đổi tiền được tập họp về vũ trường Maxime cũ để tổng kết. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy khen chiến dịch ‘Đổi tiền’ đã đạt thành quả tốt đẹp hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (chiếm Miền Nam) vì khi thảo luận chiến dịch này, Bộ Chính trị nắm vững quân số và phương tiện, nhưng khi ‘Đổi Tiền’ thì họ không có đủ số nhân sự động viên cũng như số lượng tiền cũ và công việc. Sau đó, tôi đã làm công tác thống kê.
Các vị ‘đỉnh cao trí tuệ’ muốn có những số liệu tiền mặt của những gia đình mà gia trưởng là các sĩ quan hay công chức đang ‘đi cải tạo’, nhưng khi lập bảng Thống kê, vì các ông đang vắng mặt, các bà đã đứng đơn xin đổi tiền và chỉ ghi nghề nghiệp mình đang làm hay nội trợ. Nhờ đó, tôi cảm thấy nhẹ nhàng… Sau đó, theo Wikipedia, từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại.
Đổi tiền ngày 03/5/1978
Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, đảng Lao động Việt quyết định xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ tư sản thương mại và dân tộc, xây dựng hợp tác xã,… Kỳ Đổi tiền 1978 được quyết định bởi Thủ tướng bởi sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.
Dân thị thành được đổi tối đa:
- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.
Dân quê được phép đổi theo ngạch sau:
- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người ;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính.
Đang làm việc tại Phòng Tiền tệ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tham gia Kiểm tra Tồn quỹ các cơ quan nhà nước tại Thành phố, đặt tại lầu 10 Ngân hàng Thành phố. Tổ (đơn vị kiểm tra) gồm một Tổ trưởng (tại Tổ chúng tôi: một lãnh đạo Ngân hàng Kiến thiết, vui tính và biết điều), một công an cấp tá giáo điều và chúng tôi hai kế toán.
Cơ quan đầu tiên mà Tổ kiểm tra tiếp là Trường đại học Y khoa. Sổ sách kế toán và tồn quỹ phù hợp qui định Ngân hàng Thành phố, nhưng hơi cao. Lý do mà mọi người điều biết : Tiền mặt không được giữ tại cơ quan quá định mức, nhưng khi cần thì Ngân hàng không có đủ để cung ứng. Sau đó, khi làm việc với một đơn vị quân báo và tìm thấy những số tiền mặt được dùng để chi trả cho việc may quân phục đen. Tổ trưởng đặt câu hỏi và được trả lời là để giả lính Khmer đỏ và xâm nhập và Cam bốt. Lúc đó, Khmer đỏ thỉnh thoảng tấn công Việt Nam và giết người Việt và Việt Nam chuẩn bị đánh vào Cam bốt năm 1979.
Cơ quan mà việc kiểm tra kéo dài và khó khăn nhứt là Trường Đảng, đặt tại Trường Bộ binh Thủ đức cũ. Khi tiến hành kiểm tra, vài thành viên Trường Đảng đã đưa cao tay cho thấy họ có súng…
Sau một ngày làm việc không kết quả, hôm sau, trước khi bắt đầu, Trưởng đoàn cho biết : tối hôm qua, Đảng ủy Trường đã họp và quyết định nói thật…
Khi kiểm tra sổ kế toán, tôi thấy ngay có nhiều trang không có số cộng từ trên xuống không có, nhưng có số mang sang trang sau. Tôi hỏi tại sao như vậy ? Trong khi một cô kế toán ‘sếp’ đang cố gắng giải thích thì cô kế toán kia nhỏ nhẹ ‘ba em đi học tập’ khiến tôi nghĩ đến tình chiến hữu (dù là quân nhân, cảnh sát hay công chức cũng phụng sự Tổ Quốc Việt Nam Cộng hòa). Do đó, tôi khuyên hai cô phải làm thế nào để đúng, nhưng rồi xếp sổ lại. Cơ quan ‘Khám Chí hoà’ cũng có những vi phạm, nên giờ cơm trưa, Tổ trưởng và Trung tá công an được mời về ăn. Buổi chiều, sau khi làm Biên bản kiểm tra tồn quỹ, trong khi tôi đánh máy năm bản, Trưởng đoàn nhà tù mời các thành viên Tổ uống bia. Tôi từ chối. Mang bia đến, nhưng không có ly, nên phải đến nhà bếp mượn để uống khiến thành viên các Tổ khác biết. Rồi vì ghen ghét không được uống bia, nên họ đã họp toàn thể các Tổ để tố quê nhau…
Đổi tiền ngày 14.9.1985
Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là sự khác biệt giữa biện pháp do cộng sản chủ trương và những sự Đổi Tiền ở những nước dân chủ mà chúng ta đã xem khi bắt đầu bài này. Trước cướp đó, Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải viết báo biện luận ‘Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động’.
Vì đang hành nghề cho doanh nghiệp tư nhân, nên tôi không bị buộc phải tham gia Đổi tiền lần này.
Hà Minh Thảo
2015-04-24
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/change-money-haminhthao-04242015124546.html
2015-04-24
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/change-money-haminhthao-04242015124546.html
Bình Luận:
Khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị xóa bỏ thì tiền do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng bị xem là không còn giá trị, không được phép lưu hành thì việc đổi tiền để miền Nam tiêu tiền do chính phủ mới ban hành là điều đương nhiên. Nhưng trong việc đổi tiền thì mỗi nhà chỉ được đổi một số tiền nhất định mà thôi, không được đổi nhiều hơn.
Vì sao bắt mỗi nhà chỉ được đổi một số tiền nhất định, giống như nhau ?
Nếu tài sản người dân được tôn trọng vì xem đó là công sức của họ làm ra thì các gia đình phải được quyền đổi tất cả tiền mà họ có ra tiền mới. Việc chỉ cho phép đổi một số tiền giới hạn có nghĩa là chính phủ xóa bỏ tài sản của người dân, không cho dân có tiền để dành mà chỉ có một số tiền đủ để chi tiêu hàng ngày.
Việc xóa bỏ tài sản của người dân nằm trong chính sách của chính quyền Cộng Sản, thời trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, là luôn luôn không để cho dân có tiền để dành nhiều. Trên lý thuyết là không cho dân được để đành tiền để trở thành mầm mống đi đến chế độ tư bản. Chế độ tư bản sinh ra khi người dân có nhiều tiền nhờ kinh doanh buôn bán, Khi người dân có nhiều tiền thì sẽ sinh ra quyền lực chi phối đến chính sách của chính phủ. Từ đó mà sinh ra chế độ tư bản và cũng là chế độ dân chủ.
Việc cấm không cho dân có tiền để dành đưa đến kết quả là toàn dân đều bị lệ thuộc vào chính quyền về mặt kinh tế. Chế độ độc tài toàn trị được thực hiện bằng cách đảng cầm quyền đặt ra các tổ chức chi phối tất cả cá nhân, không cá nhân nào được độc lập, tự do mà tất cả đều bị ràng buộc bằng cách này hay bằng cách khác bởi các tổ chức của chính quyền. Ngoài việc ràng buộc dân bằng tổ chức, chính quyền còn ràng buộc dân bằng kinh tế. Duy trì tình trạng dân không được để dành tiền, không được giữ vàng, đô la, nhà nước đặt dân vào cái thế luôn luôn bị lệ thuộc vào nhà nước. Nếu người dân tỏ ý chống đối thì sẽ bị triệt đường về kinh tế, bị đuổi việc, khi làm ăn gì thì bị chính quyền phá, người dân chỉ còn nước chết đói.
Sau 1975, một số người từ miền Bắc vào Nam kể các chuyện như:
Có gia đình ngoài việc phải đi làm cho nhà nước còn lén buôn bán nên có thêm một chút tiền chi tiêu. Thời đó, buôn bán bị xem là còn đầu óc bóc lột nên bị cấm. Khi có tiền muốn ăn uống khá hơn, họ không dám đi chợ ở gần nhà để mua các thứ như gà, cá, thịt bán ở chợ đen mà phải đi chợ xa nhà, để người bán hàng không biết họ là ai. Đi chợ gần nhà người bán hàng thấy họ mua nhiều thức ăn sẽ đồn đãi nhau là gia đình đó có nhiều tiền. Công an nghe đồn như thế sẽ đến khám nhà và tịch thu tiền bạc mà họ để dành được.
Công an khu vực cũng thường để mắt xem ai sinh sống ra sao. Có gia đình tương đối có tiền nên ăn cơm với thịt gà. Họ sợ hàng xóm biết nên không dám ngồi ăn ở buồng ngoài mà phải lén ăn ở buồng trong. Có khi phải thắp đèn ăn lén ở trong màn khi trời tối. Công an khu vực cũng biết vậy nên thường giả vờ thăm hỏi xộc vào tận nhà trong vào lúc đang ăn cơm. Công an liếc mắt nhìn thấy mâm cơm có thịt, cá thì biết là gia đình này có tiền. Tối hôm đó công an vào kiểm tra tịch thu tiền bạc của gia đình để dành dụm được.
Có người buôn bán lén có tiền muốn sửa sang lại nhà cửa thì không dám công khai thuê thợ vì như vậy công an sẽ đến hỏi tiền đâu ra mà sửa chữa nhà cửa. Công an biết có tiền thì sẽ khám nhà và tịch thu. Vì thế họ nghĩ ra mánh lới cho hợp tác xã xây dựng thuê để làm văn phòng. Hợp tác xã xây dựng thì lấy cớ phải sửa sang văn phòng mà sửa sang lại căn nhà đó. Còn về chuyện tiền bạc thì chủ nhà và hợp tác xã xây dựng thanh toán riêng với nhau.
Sau 1975, một số người từ miền Bắc vào Nam kể các chuyện như:
Có gia đình ngoài việc phải đi làm cho nhà nước còn lén buôn bán nên có thêm một chút tiền chi tiêu. Thời đó, buôn bán bị xem là còn đầu óc bóc lột nên bị cấm. Khi có tiền muốn ăn uống khá hơn, họ không dám đi chợ ở gần nhà để mua các thứ như gà, cá, thịt bán ở chợ đen mà phải đi chợ xa nhà, để người bán hàng không biết họ là ai. Đi chợ gần nhà người bán hàng thấy họ mua nhiều thức ăn sẽ đồn đãi nhau là gia đình đó có nhiều tiền. Công an nghe đồn như thế sẽ đến khám nhà và tịch thu tiền bạc mà họ để dành được.
Công an khu vực cũng thường để mắt xem ai sinh sống ra sao. Có gia đình tương đối có tiền nên ăn cơm với thịt gà. Họ sợ hàng xóm biết nên không dám ngồi ăn ở buồng ngoài mà phải lén ăn ở buồng trong. Có khi phải thắp đèn ăn lén ở trong màn khi trời tối. Công an khu vực cũng biết vậy nên thường giả vờ thăm hỏi xộc vào tận nhà trong vào lúc đang ăn cơm. Công an liếc mắt nhìn thấy mâm cơm có thịt, cá thì biết là gia đình này có tiền. Tối hôm đó công an vào kiểm tra tịch thu tiền bạc của gia đình để dành dụm được.
Có người buôn bán lén có tiền muốn sửa sang lại nhà cửa thì không dám công khai thuê thợ vì như vậy công an sẽ đến hỏi tiền đâu ra mà sửa chữa nhà cửa. Công an biết có tiền thì sẽ khám nhà và tịch thu. Vì thế họ nghĩ ra mánh lới cho hợp tác xã xây dựng thuê để làm văn phòng. Hợp tác xã xây dựng thì lấy cớ phải sửa sang văn phòng mà sửa sang lại căn nhà đó. Còn về chuyện tiền bạc thì chủ nhà và hợp tác xã xây dựng thanh toán riêng với nhau.
Chính sách giữ cho dân luôn luôn nghèo, phải lệ thuộc vào chính quyền giúp cho một đảng, tuy số đảng viên chỉ là thiểu số so với toàn dân, nắm được số quần chúng đông đảo.
Chính sách này tuy có lợi cho đảng cầm quyền nhưng có hại cho kinh tế quốc gia. Toàn dân đông đảo không có của cải, không được quyền làm ăn trở thành người làm thuê cho nhà nước. Kinh tế nhà nước tập trung vào khu vực quốc doanh được đảm nhiệm bằng cán bộ của nhà nước. Các cán bộ phụ trách về kinh tế làm việc không hăng say bằng tư nhân kinh doanh cho chính mình, cũng không có nhiều sáng kiến về kinh doanh như tư nhân, vì họ nhận lệnh của nhà nước thế nào thì họ làm như thế. Kết quả là nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa tiến chậm hơn chế độ tư bản, đơn điệu, nghèo nàn vì thiếu sáng kiến.
Tuy về mặt kinh tế, chế độ tập trung chỉ huy kém chế độ tư bản, nhưng về mặt quân sự, chế độ này giúp cho chính quyền có thể tập trung tiền bạc, của cải trong nước vào quân sự, chỉ để cho khu vực dân sự số của cải đủ để cho dân sống. Vì thế các nước như Liên Xô, Trung Quốc tuy Tổng Sản Lượng Quốc Gia thua kém Mỹ nhưng vẫn có thể tập trung tiền bạc, của cải vào quân sự để chế tạo nhiều vũ khí, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản trên thế giới trong suốt các thập niên 1940 cho đến 1980.
Vì người dân phải lệ thuộc vào chính quyền về kinh tế nên người dân phải luôn luôn nghe lời chính quyền không dám chống đối. Khi chính quyền phát động chiến tranh thì người dân bắt buộc phải tham gia không thể cưỡng lại được. Những thanh niên muốn trốn lính thì mất tiêu chuẩn lương thực, không có gì để ăn chỉ có nước chết đói. Gia đình của họ thì cũng được chia lương thực theo đầu người nên cũng không có thừa để mà nuôi họ. Mà dù có thể nuôi được thì cũng không có chỗ mà trốn vì công an khu vực kiểm soát chặt chẽ . Ai ở lén lút sẽ bị khám phá ra. Chiến tranh chết chóc là thứ người dân không muốn, nên đảng cầm quyền phải đặt ra guồng máy để cưỡng bách dân tham gia.
Chính sách mạnh về quân sự, nghèo về kinh tế giúp cho các nước Cộng Sản dùng chiến tranh bành trướng trong một thời gian. Nhưng đến thập niên 1980 thì các nước này hoặc vì kiệt quệ, hoặc vì thấy bị các nước tư bản bỏ quá xa về mặt phát triển kinh tế, xã hội nên cuối cùng các nước Cộng Sản phải quay về con đường kinh tế thị trường để nền kinh tế khá hơn. Kinh tế thị trường lại là con đường mà thuyết Mác Xít gọi là nền kinh tế có bóc lột, phải xóa bỏ đi.
Tuy về mặt kinh tế, chế độ tập trung chỉ huy kém chế độ tư bản, nhưng về mặt quân sự, chế độ này giúp cho chính quyền có thể tập trung tiền bạc, của cải trong nước vào quân sự, chỉ để cho khu vực dân sự số của cải đủ để cho dân sống. Vì thế các nước như Liên Xô, Trung Quốc tuy Tổng Sản Lượng Quốc Gia thua kém Mỹ nhưng vẫn có thể tập trung tiền bạc, của cải vào quân sự để chế tạo nhiều vũ khí, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản trên thế giới trong suốt các thập niên 1940 cho đến 1980.
Vì người dân phải lệ thuộc vào chính quyền về kinh tế nên người dân phải luôn luôn nghe lời chính quyền không dám chống đối. Khi chính quyền phát động chiến tranh thì người dân bắt buộc phải tham gia không thể cưỡng lại được. Những thanh niên muốn trốn lính thì mất tiêu chuẩn lương thực, không có gì để ăn chỉ có nước chết đói. Gia đình của họ thì cũng được chia lương thực theo đầu người nên cũng không có thừa để mà nuôi họ. Mà dù có thể nuôi được thì cũng không có chỗ mà trốn vì công an khu vực kiểm soát chặt chẽ . Ai ở lén lút sẽ bị khám phá ra. Chiến tranh chết chóc là thứ người dân không muốn, nên đảng cầm quyền phải đặt ra guồng máy để cưỡng bách dân tham gia.
Chính sách mạnh về quân sự, nghèo về kinh tế giúp cho các nước Cộng Sản dùng chiến tranh bành trướng trong một thời gian. Nhưng đến thập niên 1980 thì các nước này hoặc vì kiệt quệ, hoặc vì thấy bị các nước tư bản bỏ quá xa về mặt phát triển kinh tế, xã hội nên cuối cùng các nước Cộng Sản phải quay về con đường kinh tế thị trường để nền kinh tế khá hơn. Kinh tế thị trường lại là con đường mà thuyết Mác Xít gọi là nền kinh tế có bóc lột, phải xóa bỏ đi.
No comments:
Post a Comment