Thursday, January 2, 2014

Thoát khỏi sợ hãi

Ảnh: Cựu tổng thống Mỹ, đến thăm Cuba năm 2002, bắt tay với ông Fidel Castro

Trước khi cựu tổng thống Carter đến Havana, hơn 10 ngàn người dân Cuba đã ký tên vào một bản kiến nghị yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý để chấm dứt chế độ độc tài toàn trị ở xứ nàỵ Muốn đạt được con số 10 ngàn người ký tên, những người vận động bản kiến nghị do ông Oswaldo Payá dẫn đầu đã trải qua bao nhiêu gian khổ. Thành công quan trọng nhất là họ đã thuyết phục được đồng bào của họ: “Không Sợ Hãi! Người ta có thể sống được không cần phải sợ công an!” Đây là một bài học cho đồng bào chúng ta ở Việt Nam.

 Chế độ cộng sản đứng vững vì người dân sợ. Nhà văn Nguyễn Tuân ở nước ta nổi tiếng với tác phẩm Vang Bóng Một Thời, nhưng ông cũng nổi tiếng vì câu nói bất hủ: Tôi sống được đến ngày nay là vì biết sợ. Nếu một nhà văn nổi tiếng có con làm cán bộ cao cấp như Nguyễn Tuân còn sợ thì người dân thường còn sợ hãi đến đâu! Nhiều người nói hiện nay dân Việt Nam đã bớt sợ rồi, họ dám công khai chửi chế độ, dám đi biểu tình đòi đất, đòi nhà, dám tố cáo tham nhũng trên báo chí. Nhưng vẫn không ai dám đụng tới đảng Cộng Sản, không ai dám công khai hội họp để đòi hỏi những quyền tự do cơ bản, như dân Cuba đang làm.

Oswaldo Payá (1952 – 2012)

 Chiến dịch vận động chữ ký gọi tên là Dự án Varela, lấy tên linh mục Felix Varela, một nhà ái quốc Cuba thế kỷ trước. Ngày hôm qua tổng thống Carter đã nói chuyện với dân Cuba trên truyền hình và radio, ông nhắc đến dự án Varela để hỗ trợ phong trào đòi dân chủ. Thứ Sáu tuần trước, ông Oswaldo Payá đã đem tới Quốc hội Cuba bản kiến nghị có 11,020 người ký (một phần ngàn dân số Cuba) yêu cầu tổ chức Trưng Cầu Dân Ý. Các câu hỏi đề nghị cho dân Cuba bỏ phiếu là: Có nên thiết lập các quyền tự do căn bản hay không? Tự do ngôn luận, tự do lập hội lập đảng, bầu cử tự do, và trả tự do cho các tù nhân chính trị, có nên chăng? Ngoài ra, còn những câu hỏi về tự do kinh tế: người dân nên có quyền tự do kinh doanh hay không?

 Ở nước Cuba trong 43 năm sống dưới chế độ Fidel Catro, một mình ông già 75 tuổi này được tự do, và ông dùng đảng Cộng Sản Cuba để kiểm soát tất cả các hoạt động chính trị, kinh tế. Nhưng bản Hiến pháp Cuba năm 1976, điều thứ 88 viết rằng bất cứ ai nộp một kiến nghị đủ 10 ngàn chữ ký cũng có thể yêu cầu tổ chức Trưng cầu Dân ý về bất cứ vấn đề nàọ Ông Castro 26 năm trước không ngờ chuyện đó đang xảy rạ Bây giờ Quốc hội bù nhìn của ông phải đem vấn đề này ra thảo luận và biểu quyết, trừ khi ông Castro bất chấp cả bản hiến pháp của mình.

 Ông Payá bị bắt đi “lao động” ba năm từ năm 17 tuổi, năm 1969 khi ông chỉ bày tỏ ý kiến bất bình vì chế độ cộng sản ngược đãi giáo hội Thiên Chúa giáọ Năm 1987 ông và các bạn viết tập tài liệu “Một quốc gia có Thượng đế” in 1000 bản đem phát, nhưng giáo hội Công giáo không ủng hộ. Năm 1988 ông lập ra “Phong trào Giải phóng Thiên Chúa giáo” làm sợi dây liên lạc. Cuộc thăm viếng Cuba của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô đệ nhị khiến cho chính quyền nhẹ tay không đàn áp phong trào này, tuy giáo hội chính thức vẫn không muốn liên hệ gì với họ. Và phong trào đó gần đây đã giúp ông phổ biến dự án Varela.

Cảnh đường phố thủ đô La Havana, Cuba

 Từ khi biết ông Payá có ý thu thập chữ ký vào bản kiến nghị, công an bắt đầu đàn áp. Năm 1997 Cuba tổ chức bầu cử Quốc hội, nhóm ông đưa ra 10 ứng cử viên độc lập nhưng bị gạt bỏ, không khác gì ông Phạm Quế Dương ở Hà Nội gần đâỵ Ông Payá bắt đầu soạn bản kiến nghị và dự án Varela được phổ biến từ tháng Chín năm 1999. Chính quyền cũng bắt đầu đàn áp những thành viên trong phong trào của ông, bắt giam nhiều ngườị Anh ruột ông đang sống ở Tây Ban Nha không được phép về thăm mẹ bệnh nặng. Vợ ông được học bổng ở Tây Ban Nha cũng không được cấp thông hành ra đị Nhiều người giúp Dự án Varela đi xin chữ ký đã bị bắt, bị đánh đập. Không những công an mật vụ đàn áp mà các nhóm thanh niên khu phố thuộc đảng cộng sản cũng tấn công, đánh đập họ. Nhiều bản chữ ký đã lấy được bị tịch thâu và thủ tiêụ Cứ bốn người ký tên thì giữ được một.

 Có ba trăm người tình nguyện đi lấy chữ ký khắp nước. Mỗi bản ký tên đều được họ kiểm tra nhiều lần, xác định tên họ, địa chỉ, số thẻ công dân. Nhưng công an mật vụ của chính phủ cũng đem trao cho ông Payá nhiều bản chữ ký vào kiến nghị nhưng phong trào Varela đã điều tra trước khi nhận, và biết được đó là những tên ma, địa chỉ ma để chính quyền cộng sản có thể phá vỡ dự án.

 Trong hai năm qua chính quyền cộng sản không biết nên phản ứng thế nàọ Họ có thể đã để yên cho ông Payá vì ông làm mọi việc công khai và trong vòng luật pháp, hoặc có thể họ không tin tưởng rằng ông sẽ thành công. Một nhà văn Cuba sống lưu vong ở Madrid, ông Carlos Alberto Montaner cho rằng “Tôi nghĩ Castro để yên cho Payá vì ông ta thấy không có gì đáng sợ. Trong khi đó Payá đã trở thành một thứ Vaclev Havel (Nhà văn phản kháng Tiệp Khắc, sau trỡ thành tổng thống Cộng Hòa Tiệp.)”

 Mặc dù tổng thống Mỹ Carter đã nhắc nhở dân Cuba về Dự án Varela nhưng không chắc chính quyền cộng sản sẽ tuân theo hiến pháp của họ để tổ chức Trưng cầu dân ý. Họ có thể tìm cớ bắt bớ những người như ông Payá. Về phần ông, ông nói rằng dù chính quyền có đem xé bỏ hết bản kiến nghị của Dự án Vareala ông cũng không cần. “Tôi sẽ tiếp tục đi lấy thêm chữ ký nữạ Không phải chính quyền này quyết định sự thành công của chúng tôị Chúng tôi sẽ thành công khi nào người dân thấy không phải cứ sống mãi trong không khí sợ hãi nữạ”

 Đó cũng là một nhu cầu của người dân Việt Nam. Một dân tộc sẽ sống tự do khi nào người ta chọn sống tự dọ Mối tự do lớn nhất là tự do không sợ hãị Ở Việt Nam cũng đang cần những người như ông Oswaldo Payá. Người Việt ở trong nước cũng có thể phát động một Dự Án Phan Châu Trinh!

 Ngô Nhân Dụng





Vài nét về "Dự Án Varela" của Phong Trào Giải Phóng Kito tại Cuba.

Cuba [National Catholic Register on line 13/7/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Ngày 7 tháng 7 năm 2010, Ðức hồng y Jaime Ortega, Tổng giám mục Havana, Cuba, loan báo rằng chính phủ cộng sản nước này sẽ trả tự do cho 52 tù nhân chính trị.

52 tù nhân chính trị này thuộc nhóm 75 người đã bị chính quyền cộng sản Cuba giam giữ dạo tháng 3 năm 2003 vì đã tham gia vào hoạt động có tên là "Dự Án Varela". Ðây là hoạt động tranh đấu cho dân chủ mạnh nhứt tại Cuba được gợi hứng từ cuộc đời và gương sáng của một vị linh mục Cuba sống vào thế kỷ 19 là cha Felix Varela.

Người đứng ra tổ chức "Dự Án Varela" là ông Oswaldo Paya Sardinas, hiện nay 58 tuổi. Là một người Công giáo nhiệt thành, ông Sardinas cũng là người đã thành lập Phong Trào Giải Phóng Kito năm 1987. Kể từ năm 2003, ông đã đeo đuổi chủ trương tranh đấu bất bạo động để chống lại chế độ cộng sản, mặc dù hầu hết những người lãnh đạo của Phong trào đều bị giam tù. Mặc dù bị công an theo dõi 24 trên 24, nhà của ông vẫn là trụ sở để liên lạc giữa các tù nhân và gia đình của họ.

Sau khi chế độ cộng sản triệt hạ "Dự Án Varela", ông Sardinas liền phát động một cuộc đối thoại toàn quốc liên kết khoảng 13 ngàn người Cuba, phần lớn xuyên qua các nhóm thảo luận về tương lai đất nước. Các đề nghị do các nhóm này đưa ra được đúc kết thành "Chương Trình cho mọi người Cuba" với nội dung chính là đòi hỏi phải tiến tới dân chủ.

Cách đây hai năm, ông Sardinas tái lập "Dự Án Varela", kêu gọi người dân Cuba ký tên vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải tổ dân chủ.

Hôm 11 tháng 7 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại dành cho Báo "The National Catholic Register" phát hành tại Hoa kỳ, ông Sardinas đã nói về nguồn gốc của Phong Trào Giải Phóng Kito, bản chất đàn áp của chế độ cộng sản Cuba cũng như tương lai của đất nước.

Nhận định về việc Ðức hồng y Tổng giám mục Havana loan báo rằng chính phủ Cuba sẽ trả tự do cho 52 tù nhân chính trị, ông Sardinas cám ơn Giáo hội Công giáo tại nước này. Ông nói rằng không những Giáo hội đứng ra làm trung gian để chính phủ Cuba trả tự do cho các tù nhân chính trị, mà chính người của Giáo hội như Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cũng đã từng an ủi, nâng đỡ các tù nhân chính trị trong suốt thời gian qua.

Ông hy vọng rằng cử chỉ thiện chí này của chính phủ Cuba sẽ tạo được một bầu khi đối thoại mới giữa người Cuba với nhau. Ông cũng tin rằng đây là bước đầu tiên để tiến tới những thay đổi lớn hơn, với nhiều tự do hơn.

Ðược hỏi: liệu chế độ cộng sản có tiếp tục giam tù những ai dám nói hay hành động chống lại mình không, ông Sardinas trả lời rằng điều đó vẫn tiếp tục xảy ra. Ông cho biết: hồi tháng 10 năm 2009, lãnh tụ của "Dự Án Varela" tại Santiago de Cuba là ông Augustin Cervantes đã bị kết án tù 2 năm vì một tội mà ông Sardinas gọi là "kỳ cục". Thật vậy, ông Cervantes bị kết án vì chống lại một người đã đột nhập vào nhà ông và dùng dao tấn công ông. Nhưng khi ông Cervantes bị kết án thì người ta lại nhắc đến "Dự Án Varela". Ông Sardinas nói: "Phiên xử là một trò hề".

Như vậy, theo ông Sardinas, hiện có nhiều tù nhân chính trị không được đưa vào danh sách của Tổ Chức Ân Xá Quốc tế.

Ông Sardinas nói rằng để cho việc trả tự do cho 52 tù nhân chính trị thực sự là một thay đổi tại Cuba thì tất cả mọi tù nhân chính trị đều phải được trả tự do. Thứ đến, việc phóng thích này cần phải đi đôi với cam kết rằng mọi người dân đều được tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do lập hội. Ông Sardinas khẳng định: "Bao lâu những quyền này không được luật pháp bảo đảm thì sẽ không có thay đổi thật sự tại Cuba. Chúng tôi đã chờ đợi trong 51 năm qua và chúng tôi không muốn chờ đợi thêm nữa".

Về "Dự Án Varela", ông Sardinas giải thích rằng thoạt tiên đây chỉ là một dự án luật bắt đầu vào năm 1998. Ðiều 88 của Hiến Pháp Cuba qui định rằng nếu có ít nhứt 10 ngàn người ký tên vào một thỉnh nguyện ủng hộ cho một dự thảo luật, thì Quốc hội phải cứu xét thỉnh nguyện này.

Thỉnh nguyện mà Dự Án Varela đưa ra yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về 5 điểm chính như: tự do phát biểu và lập hội, ân xá cho tất cả mọi tù nhân chính trị, quyền được có tư doanh, một luật mới về bầu cử và bầu cử tự do.

Tựu trung, Dự Án Varela đòi hỏi phải tôn trọng phẩm giá con người.

Ông Sardinas cho biết "Dự Án Varela" đã thu thập được rất nhiều chữ ký. Chủ tịch Fidel Castro nghĩ rằng người ta không thể nào thu thập được 1,000 chữ ký. Vậy mà ngày 10 tháng 5 năm 2002, ông Sardinas đã trình lên Quốc hội 11,020 chữ ký của mọi thành phần trong xã hội từ công nhân, nông dân, đến bác sĩ, trí thức, sinh viên và ngay cả ký giả.

Ông Sardinas nói rằng chính các thành viên của Phong Trào Giải Phóng Kito đã thực hiện "Dự Án Varela".

Ðược hỏi về sự liên kết giữa Dự Án và cha Varela, ông Sardinas giải thích rằng vị linh mục này đã được truyền chức tại nhà thờ chính tòa Havana năm 1811. Ngài gặp khó khăn với chính quyền khi đứng lên yêu cầu Tây Ban Nha cho Châu Mỹ Latinh được độc lập. Ngài cũng tích cực chống lại chính sách buôn bán nô lệ tại Cuba. Vì những hoạt động này, cha Varela đã bị kết án tử hình cho nên phải bỏ trốn khỏi Cuba và tỵ nạn tại Hoa kỳ. Tại đây, cha đã thành lập tờ báo đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha, qua đó cha đã cho phổ biến nhiều bài viết về nhân quyền và tự do tôn giáo.

Vị linh mục này đã dám xử dụng thỉnh nguyện thư để thách thức nhà nước. Do đó, ngài là nguồn cảm hứng để thành lập "Dự Án Varela" chống lại chế độ cộng sản Cuba.



CV.

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/10news/10news1174.htm

No comments:

Post a Comment