Vụ án Nguyễn Văn Hóa, được xem là thành viên của dảng Việt Tân, được báo chí và cơ quan truyền thông nhà nước loan báo là đã thú nhận tội lỗi . Nhưng blogger Phạm Đoan Trang viết bài cho rằng cái lối ép bị cáo phải thú bằng cách tra tấn thì lời thú tội đó không có giá trị. Mặc dù nhà nước có đưa ra những lập luận là nghi can thú nhận tội là phù
hợp với pháp luật thì cách hành xử của cơ quan an ninh thường tra tấn
nghi can để bắt nghi can nhận tội làm cho các lời thú tội không còn có
giá trị.
Lấy trường hợp ông Hàn Đức Long bị tra tấn để bắt phải nhận tội
đã hiếp dâm và giết một bé gái rồi sau đó tòa xử lại nhiều lần, cuối
cùng ông ta được tha bổng vì tòa đã xử sai. Ông Hàn Đức Long nói rằng
ông ta phải ký vào biên bản nhận tội vì bị tra tấn đau quá, ông phải
nhận tội thì sau đó mới có cơ hội chống án, còn không nhận tội thì bị
đánh đến chết. Nhiều người đã bị công an bắt về đồn rồi chết trong đồn
với thân thể bầm dập, có thương tích cho thấy ông Hàn Đức Long sợ bị
đánh chết là có căn cứ.
Cách làm việc của công an Việt Nam hay
Trung Quốc thì cũng vần là cách làm việc kiểu chế độ Liên Xô. Đó là cách dùng đủ mọi thủ đoạn bắt tội nhân phải
nhận tội, từ việc khủng bố tinh thần, đe dọa sẽ hại người thân của nạn
nhân lẫn tra tấn. Vụ điển hình cho thấy cách làm việc của cơ quan an
ninh Xô Viết là Vụ Án Moscow
xảy ra từ năm 1936 đến năm 1938. Trong vụ án đó, nhiều đảng viên cao
cấp và lâu năm trong đảng Bôn Sê Vích của Nga đã nhận nhiều tội ác ghê
tởm như làm gián điện cho Đức, Anh, Ba Lan, âm mưu ám sát lãnh tụ
Stalin, âm mưu phá hoại kinh tế quốc gia. Thế giới Tây Phương ngạc nhiên
về những tội trạng đó. Họ không tin là các đảng viên đã theo đảng Cộng
Sản Nga, Bôn Sê Vích, từ trước khi chiếm được chính quyền lại dễ dàng
phạm các tội đó. Đảng viên trung kiên, lý thuyết gia của đảng Cộng Sản
Nga là Nicolas Boukharine đã phản đối trước tòa rằng: "Bắt bị cáo phải
xưng tội là nguyên tắc thời Trung Cổ".
Đó là thời kỳ Stalin mới lên cầm
quyền và tìm cách loại trừ các đảng viên không phục tùng mình. Nhiều
người trong số bị đem xử có những người từng gia nhập đảng cùng thời với
Stalin và từng có uy tín trong đảng cao hơn Stalin. Stalin loại bỏ hết
các đảng viên có uy tín, không phục tùng mình để mình giữ quyền lực độc
tôn trong đảng. Trong số 90 đảng viên bị Stalin xử bắn chỉ có 15 người
là thú tội trước tòa nghĩa là họ không chịu nổi tra tấn nên phải thú
tội. Còn những người kia bị xử bắn âm thầm. Thú tội hay không thú tội
tất cả họ đều bị đem bắn hết.
Ngày nay, Học Việt Công An Nhân Dân
tại Hà Nội mới dựng tượng người sáng lập ra ngành công an Xô Viết là
Felix Dzerzhinsky có nghĩa là công an Việt Nam vẫn theo cái lôi làm việc
theo công an Xô Viết, đó là lối làm việc của thời Trung Cổ, tra tấn bị
cáo, bắt bị cáo phải thú nhận tội lỗi.
Minh Đức
Ép công dân nhận tội rồi quay phim, bếu lên báo là cấu thành hành vi tra tấn và làm nhục người khác
Báo Hà Tĩnh số ra hôm nay (8/4/2017) phấn khởi đưa tin “phần tử Việt Tân” Nguyễn Văn Hoá đã “sám hối, muốn làm lại cuộc đời”. Kèm theo bản tin là một video clip “nhận tội” của em Nguyễn Văn Hoá (sinh năm 1995) vì em đã có “hành vi tuyên truyền kích động nhân dân biểu tình, gây mất an ninh trật tự, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước…”.
Video clip không ghi nguồn, nhưng có lẽ do Cơ quan An ninh Điều tra CA tỉnh Hà Tĩnh thực hiện, bởi Hoá đang ở trong tay họ.
Có thể, cả Cơ quan An ninh Điều tra lẫn báo Hà Tĩnh – cơ quan ngôn luận của những “Hà Tĩnh gian” chuyên đưa tin chống lại quê hương mình – đều đang vui mừng trước hành vi “nhận tội” của Hoá.
Tuy nhiên, xin nhắc để các ông các bà nhớ mấy điều sau:
1. Nguyễn Văn Hoá nhận tội khi đang ở trong tay cơ quan an ninh, chịu sự thẩm vấn của họ, không có sự chứng kiến của luật sư hay bất cứ bên thứ ba nào đủ độc lập và đáng tin cậy. Trong tình trạng đó, MỌI LỜI KHAI BÁO, NHẬN TỘI CỦA NGUYỄN VĂN HOÁ ĐỀU VÔ GIÁ TRỊ.
2. Nguyễn Văn Hoá bị bắt vào ngày 11/1/2017 – và đến ngày 19/1 gia đình mới nhận được thông báo. Nghiêm trọng hơn, mãi đến ngày 6/4, truyền thông nhà nước mới đưa tin là Cơ quan An ninh Điều tra CA tỉnh Hà Tĩnh “vừa mới có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can” đối với Hoá.
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Văn Hoá đã bị bắt giữ tuỳ tiện và bị giam giữ trái phép trong ít nhất ba tháng, Cơ quan An ninh Điều tra có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thậm chí phạm tội hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự, tội “bắt, giữ, giam người trái pháp luật”, có tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ quyền hạn và bắt người có tổ chức).
3. Bình luận Chung (General Comment) số 32 của Uỷ ban Nhân quyền LHQ (năm 2007) đã khẳng định: “Không một ai phải khai báo bất kỳ điều gì không có lợi / chống lại bản thân”. Đây là một thứ quyền con người, thuộc nhóm quyền được xét xử công bằng. Điều đó cũng có nghĩa là, mọi sự bắt ép các nghi can nhận tội, rồi quay phim chụp hình để “bêu” họ lên truyền thông như một cách làm nhục họ, đều là vi phạm nhân quyền và thật ra, không có giá trị pháp lý.
Nói cách khác, clip nhận tội của Nguyễn Văn Hoá không có giá trị buộc tội Hoá. Nó chỉ có một ý nghĩa duy nhất: chứng minh sự lạm quyền, hèn hạ, tiểu nhân, chà đạp nhân quyền và bất chấp luật pháp của cơ quan an ninh và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cái gọi là báo chí.
Nhắn riêng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an Việt Nam: Này, bỏ cái trò học được từ quan thầy Trung Quốc, là ép người ta nhận tội trước ống kính máy quay rồi hể hả tung lên báo, lên đài “tuyên truyền” cho nhân dân cả nước đi. Bẩn và hèn lắm. Vi phạm pháp luật (của thế giới văn minh) đấy, hiểu không? Hiểu rồi thì nhắc lại xem nào.
Tập bỏ dần đi, nghe chưa? Tập hành xử văn minh đi, nghe chưa?
Phạm Đoan Trang
PHẠM ĐOAN TRANG ĐÃ DỐT LẠI CÒN NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI
Với các hành vi trực tiếp tham gia, kích động, lôi kéo người dân tụ tập, biểu tình, đập phá tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm đầu mối nhận tiền của các tổ chức phản động lưu vong để làm các clip, phóng sự sai sự thật, ngày 6/4/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa (SN 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.
PHẠM ĐOAN TRANG ĐÃ DỐT LẠI CÒN NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI
Ngay sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đối tượng thành khẩn khai báo và nhận ra hành vi của mình là sai trái. (http://baohatinh.vn/an-ninh-trat-tu/video-phan-tu-viet-tan-sam-hoi-muon-lam-lai-cuoc-doi/131723.htm ). Tuy nhiên, đối với đám rận chủ thì chúng nào có chịu sự thật phũ phàng này. Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra thì nhà dân chủ Phạm Đoan Trang đã thể hiện cái bản chất ngậm máu phun người, thị cho rằng: “Ép công dân nhân tội rồi quay phim, bêu lên báo, là cấu thành hành vi tra tấn và làm nhục người khác”.
Không chỉ có vậy, Pham Đoan Trang còn có một bài lên lớp về góc độ pháp luật đối với vụ án của Nguyễn Văn Hoá rằng:
“1. Nguyễn Văn Hóa nhận tội khi đang ở trong tay cơ quan an ninh, chịu sự thẩm vấn của họ, không có sự chứng kiến của luật sư hay bất cứ bên thứ ba nào đủ độc lập và đáng tin cậy. Trong tình trạng đó, MỌI LỜI KHAI BÁO, NHẬN TỘI CỦA NGUYỄN VĂN HOÁ ĐỀU VÔ GIÁ TRỊ.
2. Nguyễn Văn Hoá bị bắt vào ngày 11/1/2017 - và đến ngày 19/1 gia đình mới nhận được thông báo. Nghiêm trọng hơn, mãi đến ngày 6/4, truyền thông nhà nước mới đưa tin là Cơ quan An ninh Điều tra CA tỉnh Hà Tĩnh "vừa mới có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can" đối với Hoá.
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Văn Hoá đã bị bắt giữ tuỳ tiện và bị giam giữ trái phép trong ít nhất ba tháng, Cơ quan An ninh Điều tra có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thậm chí phạm tội hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự, tội "bắt, giữ, giam người trái pháp luật", có tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ quyền hạn và bắt người có tổ chức).
3. Bình luận Chung (General Comment) số 32 của Uỷ ban Nhân quyền LHQ (năm 2007) đã khẳng định: "Không một ai phải khai báo bất kỳ điều gì không có lợi / chống lại bản thân". Đây là một thứ quyền con người, thuộc nhóm quyền được xét xử công bằng. Điều đó cũng có nghĩa là, mọi sự bắt ép các nghi can nhận tội, rồi quay phim chụp hình để "bêu" họ lên truyền thông như một cách làm nhục họ, đều là vi phạm nhân quyền và thật ra, không có giá trị pháp lý.
Nói cách khác, clip nhận tội của Nguyễn Văn Hoá không có giá trị buộc tội Hoá. Nó chỉ có một ý nghĩa duy nhất: chứng minh sự lạm quyền, hèn hạ, tiểu nhân của cơ quan an ninh và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cái gọi là báo chí.”
Sau khi “phọt” ra những lời này để “kể tội” An ninh cộng sản thì dòng trạng thái của Phạm Đoan Trang được rất nhiều nhà dân chủ chia sẻ, tỏ vẻ thán phục tài năng của thị. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì Phạm Đoan Trang chẳng hiểu gì cả, chỉ là chém bừa cho sướng mồm và càng chém thì lại càng cho thấy sự dốt nát của thị đúng như câu người ta thường nói “đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm”. Thể hiện:
Trước hết, chúng ta đều biết rằng, trong làng dân chủ có nhiều đối tượng sau khi thực hiện hành vi phạm tội, khi bị bắt, bị xử lý mới tỉnh ngộ và nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật nên rất thành khẩn trong quá trình giải quyết vụ án. Trước Nguyễn Văn Hóa đã có một số dân chủ gạo cội cũng có lời nhận tội hết sức thành khẩn để mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật như Lê Công Định, Phạm Minh Hoàng. Việc Nguyễn Văn Hóa thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật, tỉnh ngộ và mong muốn mọi người đừng đi vào vết xe đổ của mình là điều hoàn toàn bình thường không hề có sự ép buộc gì ở đây.
(Xem thêm tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=iDZtJhU9V64 ; https://www.youtube.com/watch?v=uAv3wBHtQWI&t=164s )
Thứ hai, Đoan Trang cho rằng nếu như lời khai, lời nhận tội của Hóa tại Cơ quan điều tra là vô giá trị là điều hoàn toàn sai so với quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định:
“1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.”. Điều đó có nghĩa lời nhận tội của Hóa nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án thì có thể trở thành chứng cứ của vụ án chứ tại sao lại không có gì trị?
Mặt khác, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Điều đó có nghĩa, việc chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, còn bị can có quyền nhưng không ép buộc phải chứng minh sự vô tội của mình. Nguyễn Văn Hóa có thể khai hoặc không khai về hành vi phạm tội của mình chứ đây không phải là nghĩa vụ. Rõ ràng, Nguyễn Văn Hóa đã nhận ra hành vi phạm tội của mình, nhận ra lỗi lầm và muốn khai báo thành khẩn để mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật, đây là điều hoàn toàn phù hợp chứ ai ép buộc gì đối với Hóa.
Thứ ba, việc thị cho rằng chính quyền bắt giam Hóa từ tháng 1/2017 mà tháng 4 mới đưa tin về việc khởi tố, bắt giam đối với Nguyễn Văn Hóa. Tuy nhiên, ở luận điểm này thị chỉ nói cho sướng mồm và để cố tình mình có chút nguy hiểm thôi chứ không có tài liệu nào chứng minh chính quyền tiến hành bắt hay áp dụng biện pháp tố tụng nào đối với Nguyễn Văn Hóa từ tháng 1/2017.
Công Mẫn
No comments:
Post a Comment