Nguyễn Thái Bình |
Vì sao một số sinh viên miền Nam trước 1975 khi đi du học các nước Mỹ, Pháp, Đức... trở thành phản chiến? Người được nhiều người biết đến là Nguyễn Thái Bình, du học tại Mỹ, hoạt động phản chiến và khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị bắn chết trên máy bay vì tội cướp máy bay. Các sinh viên này đã chịu ảnh hưởng cách nhìn về chiến tranh Việt Nam của những người phản chiến Tây Phương.
Theo cách nhìn của những người phản chiến Tây Phương thì không phải là Mỹ đem quân đến miền Nam để ngăn chận cộng sản tại miền Nam mà thật ra thì trước khi Mỹ can thiệp vào miền Nam chẳng có miền Bắc và miền Nam mà chỉ toàn dân Việt Nam nổi lên kháng chiến chống Pháp để toàn thể Việt Nam được độc lập. Mỹ lấy cớ ngăn chận cộng sản để dựng lên Việt Nam Cộng Hòa do đó gặp phải sự chống cự của nhân dân Việt Nam. Vì thế Mỹ là kẻ gây ra chiến tranh tại Việt Nam chứ không phải là miền Bắc. Nếu Mỹ rút ra khỏi miền Nam, không tham chiến ở Việt Nam nữa thì hai miền sẽ thống nhất và sẽ yên vui sống trong thanh bình. Cách nhìn này cũng được trình bày trong cuốn sách và phim "Vietnam a history" của Staley Karnow. Cuốn sách này cũng được dùng để dạy trong trường học Mỹ về chiến tranh tại Việt Nam.
Điều các trí thức phản chiến Mỹ không nói ra hoặc không thấy là cuộc kháng chiến chống Pháp mà họ nói là do nhân dân Việt Nam nổi lên giành độc lập là do đảng Cộng Sản lãnh đạo. Điều không được nói đến trong lập luận của những người phản chiến là cuộc chiến tranh chống Pháp cũng nằm một phần trong chủ trương của người cộng sản Nga. Từ năm 1898, phái Bôn Sê Vích (có nghĩa là "đa số" trong tiếng Nga) đã thắng trong vụ bỏ phiếu trong đảng Cộng Sản Nga và có chủ trương phải dùng vũ lực để lật đổ các chế độ tư bản, tiến đến toàn thể các nước trên thế giới trở thành cộng sản. Đến năm 1920, trong đại hội II Quốc Tế Cộng Sản, Lê Nin đã đưa ra "Sơ thảo thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề giải phóng thuộc địa", trong đó nói rằng các đảng cộng sản tại các nước dùng chiêu bài giành độc lập để lôi kéo người dân đánh đuổi thực dân, giành độc lập rồi đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, gia nhập khối cộng sản do Nga lãnh đạo, rồi sau đó tiến đến xã hội cộng sản, xóa bỏ ranh giới các nước, để toàn thể thế giới thành một nước cộng sản duy nhất. Như vậy giành độc lập chỉ là một giai đoạn trong con đường đi của các đảng cộng sản . Cái đích đến cuối cùng là toàn thể các nước trên thế giới đều trở thành cộng sản. Chừng nào toàn thể các nước trên thế giới chưa thành cộng sản hết thì các đảng cộng sản vẫn tiếp dụng con đường dùng vũ lực để lật đổ các chế độ chưa phải là cộng sản.
Một khi những người cộng sản tin tưởng vào điều Kác Mác và Lê Nin nói là chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ toàn thắng trên thế giới và phải dùng vũ lực để đi đến thắng lợi thì họ sẽ tiếp tục dùng vũ lực, chiến tranh để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản dù Mỹ có ngăn cản hay không. Nếu không bị Mỹ ngăn cản thì Cộng Sản sẽ làm chủ toàn thể Việt Nam rồi tiếp tục viện trợ vũ khí, tiền bạc cho các đảng Cộng Sản Thái Lan, Mã Lai để các đảng này cướp được chính quyền ở nước mình. Rồi sau đó, các đảng Cộng Sản Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan sẽ đi giúp các đảng cộng sản tại các nước khác. Nếu nước nào chưa có đảng cộng sản thì họ sẽ đem người của các nước này về để huấn luyện cách tổ chức đảng, cách lôi kéo quần chúng rồi đưa họ về nước của họ để gây dựng phong trào cộng sản.
Một khi những người cộng sản tin tưởng vào điều Kác Mác và Lê Nin nói là chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ toàn thắng trên thế giới và phải dùng vũ lực để đi đến thắng lợi thì họ sẽ tiếp tục dùng vũ lực, chiến tranh để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản dù Mỹ có ngăn cản hay không. Nếu không bị Mỹ ngăn cản thì Cộng Sản sẽ làm chủ toàn thể Việt Nam rồi tiếp tục viện trợ vũ khí, tiền bạc cho các đảng Cộng Sản Thái Lan, Mã Lai để các đảng này cướp được chính quyền ở nước mình. Rồi sau đó, các đảng Cộng Sản Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan sẽ đi giúp các đảng cộng sản tại các nước khác. Nếu nước nào chưa có đảng cộng sản thì họ sẽ đem người của các nước này về để huấn luyện cách tổ chức đảng, cách lôi kéo quần chúng rồi đưa họ về nước của họ để gây dựng phong trào cộng sản.
Những người Mỹ chủ trương ngăn chặn cộng sản tại miền Nam muốn ngăn chặn cộng sản từ xa, trước khi cộng sản chiến được nhiều nước trên thế giới rồi tấn công nước Mỹ. Nếu để phần lớn thế giới trở thành cộng sản thì phe cộng sản sẽ rất mạnh, Mỹ sẽ bị cô lập, yếu hơn và sẽ bị thua.
Trong số nhiều người Tây Phương phản chiến có nhiều người nghĩ rằng Cộng Sản cũng không có gì đáng sợ. Theo họ xã hội cộng sản tại Liên Xô và Trung Quốc rất là tốt đẹp. Người dân tại hai nước này sống no ấm, không sợ bị nạn thất nghiệp như tại các nước tư bản, không bị tư bản bóc lột mà ai cũng lãnh lương đủ để sống. Một số nhà trí thức Tây Phương viết sách nói là từ khi Trung Quốc theo xã hội chủ nghĩa thì nhân dân Trung Quốc sống no ấm, không còn bị nạn đói làm chết nhiều người như trong lịch sử Trung Quốc. Họ ca tụng Mao Trạch Đông có "phương thức sản xuất Á Đông" qua việc lập ra các công xã, mọi người không ai có ruộng riêng, mà làm ruộng tập thể của công xã, làm cho năng suất tăng cao đem lại đầy đủ gạo cho toàn dân. Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GNP) của Trung quốc và Liên Xô luôn luôn tăng trưởng cao từ 6% đến 15% mỗi năm. Vào tháng 5 năm 1968, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn tại Paris kéo dài cả tuần lễ với sự tham gia của hàng triệu trí thức thiên tả Pháp. Các trí thức này cho rằng chế độ tư bản tại Pháp và các nước Tây Phương là xấu xa, chế độ xã hội chủ nghĩa lại Liên Xô, Trung Quốc là tốt đẹp, nên họ biểu tình phản đối chế độ tư bản.
Điều mà các trí thức thiên tả Tây Phương lúc đó không biết là về thực chất, các chế độ tại Liên Xô, Trung Quốc được tổ chức để thành một guồng máy quân sự tối ưu để thực hiện đường lối của người cộng sản là dùng vũ lực đánh chiếm toàn thế giới. Tuy cộng sản tịch thu hết tài sản của tư sản, không còn tư nhân kinh doanh nhưng toàn thể người dân phải làm việc cho một ông chủ duy nhất là nhà nước. Vì nhà nước phát cho mỗi người dân một số lương thực và vật dụng đủ để sống nên Trung Quốc được nói là không còn nạn đói như xưa. Cái lợi cho nhà nước khi dùng cách phân phối lương thực theo tiêu chuẩn là ai cũng chỉ được ăn trong giới hạn lương thực được phát mà thôi, không ai có thể mở tiệc tùng ăn uống thoải mái làm phung phí lương thực. Như thế nhà nước sẽ tiết kiệm được nhiều lương thực. Nếu còn thừa gạo thì sẽ đem xuất cảng để lấy ngoại tệ. Hoặc nhà nước dùng gạo để viện trợ cho các nước cộng sản anh em đang có chiến tranh.
Thật ra dưới thời cộng sản, Trung Quốc đã bị nạn đói làm chết hàng chục triệu người khi Mao Trạch Đông thực hiện chiến dịch Bước Tiến Nhảy Vọt sai lầm năm 1958. Nhiều sai lầm trong suy nghĩ của Mao Trạch Đông làm thất thu mùa màng khiến dân bị thiếu lương thực. Tuy dân đang bị chết đói vì thiếu lương thực thì Mao vần ra lệnh phải tận thu lúa gạo để xuất cảng để chính quyền có tiền mà sản xuất vũ khí và viện trợ cho các nước cộng sản đàn em.
Thật ra dưới thời cộng sản, Trung Quốc đã bị nạn đói làm chết hàng chục triệu người khi Mao Trạch Đông thực hiện chiến dịch Bước Tiến Nhảy Vọt sai lầm năm 1958. Nhiều sai lầm trong suy nghĩ của Mao Trạch Đông làm thất thu mùa màng khiến dân bị thiếu lương thực. Tuy dân đang bị chết đói vì thiếu lương thực thì Mao vần ra lệnh phải tận thu lúa gạo để xuất cảng để chính quyền có tiền mà sản xuất vũ khí và viện trợ cho các nước cộng sản đàn em.
Trên lý thuyết và kế hoạch là nhà nước sẽ phát cho dân mỗi tháng phần lương thực và vật dụng đủ để sống nhưng trên thực tế khi lao vào việc dùng vũ lực để tấn công phe tư bản thì khi Mỹ gia tăng hoạt động quân sự để chống lại cộng sản thì phe cộng sản cùng phải gia tăng hoạt động quân sự của mình. Vì nền kinh tế của mỗi nước chỉ có hạn nên các nước cộng sản muốn gia tăng quân sự phải cắt bớt tiêu chuẩn mỗi tháng cho dân. Thay vì là 15 ký gạo mỗi tháng thì có khi chỉ còn 5 ký gạo và phần còn lại là ngô, khoai, sắn. Có khi chỉ toàn là ngô, khoai, sắn mà không có gạo. Số gạo thay vì phát cho dân thì nhà nước đem xuất cảng để lấy ngoại tệ rồi dùng ngoại tệ cho các nhu cầu phục vụ chiến tranh. Thay vì mỗi người dân được hai mét vải mỗi năm thì nhà nước cấp vốn cho nhà máy dệt ít đi, để dành tiền cho chiến tranh. Thiếu vốn, nhà máy dệt làm ra ít vải thì mỗi người dân có khi chỉ được một mét hay ba, bốn tấc mỗi năm vải thay vì hai mét.
Các nhà thiên tả Tây Phương nghĩ răng đời sống ở các nước ở các nước xã hội chủ nghĩa là no đủ, công nhân hăng hái làm việc để xây dựng xã hội chủ nghĩa thì trên thực tế công nhân các nước xã hội chủ nghĩa làm việc uể oải, không hăng hái vì làm nhiều hay làm ít thì cũng lãnh lương bằng đó. Chế độ xã hội chủ nghĩa tránh dùng cách tăng lương hay thưởng bằng tiền để công nhân hăng hái hơn vì như thế là gợi ra lòng ham lợi nhuận, ham tiền của người dân. Người cộng sản cho rằng lòng ham tiền là nguyên nhân đưa đến chế độ tư bản, là nguyên nhân khiến cho chủ nhân bóc lột công nhân. Vì thế ai có lòng mong muốn giàu sang thì bị lên án là còn đầu óc bóc lột, là người xấu, chưa gột bỏ được thói xấu để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong khi các trí thức thiên tả Pháp biểu tình ngoài đường phố thì họ không biết là các nước xã hội chủ nghĩa cai trị không theo luật pháp mà chỉ theo ý muốn của lãnh tụ, được truyền xuống cho hệ thống đảng và chính quyền. Điều này đã khiến cho hàng chục triệu người tại Liên Xô, Trung Quốc bị đi tù và bị giết vì người cộng sản cho rằng họ là người xấu là đủ, không cần biết là có phải là vi phạm luật pháp gì hay không. Điều các trí thức thiên tả lúc đó không biết là cách quản lý kinh tế, xã hội rất kém cỏi tại các nước xã hội chủ nghĩa. Họ không biết điều này vì khi họ đọc các sách báo của các nước xã hội phát hành ra để tuyên truyền đều nói là xã hội rất là tốt đẹp, người dân ai nấy đều rất hài lòng. Các trí thức này thấy tại các nước xã hội chủ nghĩa không hề có bài báo nào than phiền về nạn lạm quyền, bắt người, đánh người oan thì họ nghĩ là mọi điều đều tốt đẹp. Trong khi đó trên mặt báo các nước tư bản, các nước độc tai thân Mỹ thì thường có các bài báo nói lên cái xấu của người cầm quyền, việc bắt người, tra tấn tại các nước độc tài thân Mỹ.
Những người thiên tả Tây Phương cũng không thấy có bài báo nào nói lên sự kém cỏi trong quản lý kinh tế, xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa nên họ nghĩ đời sống tại Liên Xô, Trung Quốc là thiên đường. Họ không nghĩ đến chuyện tại các nước xã hội chủ nghĩa, báo chí là của đảng Cộng Sản và nhà nước cả, thì báo của đảng và nhà nước không bào giờ đăng các bài nói xấu mình. Chỉ đến khi tại các nước Đông Âu xảy ra việc đông đảo người dân biểu tình phản kháng và hàng loạt chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ thì lúc đó nhiều người Tây Phương mới thấy rõ bên trong lòng xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa thật sự là thế nào, không như họ đã đọc trên sách báo.
Những người thiên tả Tây Phương cũng không thấy có bài báo nào nói lên sự kém cỏi trong quản lý kinh tế, xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa nên họ nghĩ đời sống tại Liên Xô, Trung Quốc là thiên đường. Họ không nghĩ đến chuyện tại các nước xã hội chủ nghĩa, báo chí là của đảng Cộng Sản và nhà nước cả, thì báo của đảng và nhà nước không bào giờ đăng các bài nói xấu mình. Chỉ đến khi tại các nước Đông Âu xảy ra việc đông đảo người dân biểu tình phản kháng và hàng loạt chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ thì lúc đó nhiều người Tây Phương mới thấy rõ bên trong lòng xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa thật sự là thế nào, không như họ đã đọc trên sách báo.
Một phần sự chống chiến tranh của nhiều người Mỹ là cách tiến hành chiến tranh với chiến thuật không thích hợp của chính phủ Mỹ. Những người lãnh đạo Mỹ nghĩ rằng chỉ cần có quân đội với hỏa lực mạnh là Mỹ sẽ thắng như đã thắng trong các cuộc chiến tranh thời Đệ Nhị Thế Chiến, tại cuộc chiến tranh tại Đại Hàn mà xem nhẹ phần tư tưởng và xem nhẹ việc kiểm soát không cho cán bộ cộng sản len lỏi hoạt động tuyên truyền, phá hoại. Vì chỉ chú trọng về sức mạnh vù khí nên khi những người lãnh đạo quân đội Mỹ báo cáo là cộng sản đã bị thiệt hại nặng và không còn sức chiến đấu thì vụ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân năm 1968 xảy ra. Nhiều người dân Mỹ thấy thế lên án chính phủ Mỹ nói dối với họ và cho họ rằng không thể nào thắng được cuộc chiến này vì Mỹ đã dùng hết sức mà vẫn không tiêu diệt được cộng sản. Do đó họ biểu tình chống chiến tranh.
Trên đây là những cái thiếu sót trong cách nhìn của những người phản chiến Tây Phương. Tuy có một số người nhìn ra sự thật sau khi các chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, sau khi hàng loại các nước xã hội chủ nghĩa phải "đổi mơi" mà đi theo con đường tư bản nhưng nhiều người Mỹ phản chiến ngày nay vẫn cho mình là có suy nghĩ đúng khi phản đối chiến tranh. Một số người vẫn cho rằng đời sống tại Liên Xô trước đây là tốt đẹp hơn chế độ tư bản.
Minh Đức
2020-01-05
No comments:
Post a Comment