Hình bên: ông Hữu Thọ
"Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã" đó là tựa đề của bài báo trên mạng của BBC nói sự lo ngại của ông Hữu Thọ, đã từng là Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi ông bàn đến việc đảng viên đảng Cộng Sản Nga đã không làm gì khi đảng Cộng Sản bị mất quyền và các khiếm khuyết trong cách cai trị ngày nay của đảng Cộng Sản Việt Nam.
"Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã" đó là tựa đề của bài báo trên mạng của BBC nói sự lo ngại của ông Hữu Thọ, đã từng là Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi ông bàn đến việc đảng viên đảng Cộng Sản Nga đã không làm gì khi đảng Cộng Sản bị mất quyền và các khiếm khuyết trong cách cai trị ngày nay của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyên do ông Hữu Thọ lo ngại là sự suy giảm niềm tin của dân và thiếu cơ chế giám sát trong hệ thống chính trị ngày nay và các đảng viên làm bậy.
Đảng theo kiểu Bôn Sê Vích
Cần đi ngược lịch lại để tìm do đâu mà chế độ Cộng Sản có mô hình như ngày hôm nay. Đó là lúc khởi đầu của đường lối độc tài khi những người Cộng Sản Nga họp đại hội năm 1903 chia làm hai phe, một phe chủ trương cứ duy trì đảng Cộng Sản như các đảng phái khác tại Tây phương lúc đó là việc gia nhập tự nguyện và việc đóng góp là tự nguyện, còn phe kia thì chủ trương phải biến đảng thành một tổ chức cách mạng chuyên nghiệp, hễ ai gia nhập thì phải bỏ toàn thời gian hoạt động cho đảng và phải tuân theo kỷ luật sắt của đảng. Khi biểu quyết thì phái chủ trương phải hoạt động với kỷ luật chặt chẽ là đông hơn. Do đó phái chủ trương để cho tự do trong hoạt động được gọi là phái Thiểu Số, tức là Men Sê Vích, còn phái chủ trương phải thắt chặt kỷ luật được gọi là phái Đa Số, tức là Bôn Sê Vích.
Từ đó đảng Cộng Sản Nga được gọi là đảng Bôn Sê Vích. Mãi sau này, đến thời Stalin, năm 1952, Stalin mới bỏ cái tên Bôn Sê Vích mà đổi tên đảng thành đảng Cộng Sản Xô Viết, lấy lý do là vì không còn phái thiểu số nên không cần thiết phải giữ tên là đảng Đa Số, tức là Bôn Sê Vích.
Các đảng viên tham dự Đại Hội 9 của đảng Bôn Sê Vích |
Từ việc xem đảng Bôn Sê Vích là đảng cách mạng chuyên nghiệp, Lê Nin đề là đường lối là đảng Cộng Sản phải có đường lối huy động được tất cả quần chúng tham gia hoạt động phục vụ cho mục tiêu của đảng Cộng Sản. Đường lối này không phải là điều bình thường với sinh hoạt chính trị đa đảng vì trong chế độ đa đảng, những người cùng quyền lợi và cùng tư tưởng chính trị kết hợp với nhau thành đảng để tranh đấu chính trị, phục vụ cho quyền lợi của mình thì mỗi đảng có một số quần chúng nhất định ủng hộ. Thí dụ công nhân, giới lao động thì ủng hộ đảng có đường lối xã hội vì đảng này chủ trương nâng đỡ người nghèo. Những người kinh doanh, có tiền thì ủng hộ đảng có khuynh hướng tranh đấu làm luật pháp thuận lợi cho giới kinh doanh. Những người cùng gốc văn hóa như cùng một tôn giáo thì ủng hộ cho đảng nào có đường lối bảo vệ các giá trị đạo đức phù hợp với tôn giáo của mình. Còn việc một đảng được tất cả các nhóm lợi ích trong xã hội ủng hộ là điều ít có vì đường lối của các đảng khi làm lợi cho nhóm này thì có thể không quan tâm đến quyền lợi của nhóm khác.
Để có được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, đảng Bôn Sê Vích, và các đảng Cộng Sản theo cách thức của đảng Bôn Sê Vích, dùng cách thức tuyên truyền đặt ra các chiêu bài phù hợp với các nhóm khác nhau trong xã hội để câu nhử họ. Chẳng hạn với công nhân thì đương nhiên là dùng chiêu bài chống lại sự bóc lột của chủ nhân. Nhưng với nông dân, vốn chẳng hề bị giới chủ nhân bóc lột thì đảng Cộng Sản đưa ra chiêu bài cơm no áo ấm, hoặc Người Cày Có Ruộng. Mặc dù người Cộng Sản thừa biết là mục tiêu của đảng Cộng Sản là xóa bỏ tư hữu thì khi đảng Cộng Sản nắm quyền sẽ chẳng còn nông dân nào có quyền sở hữu ruộng của mình nữa. Đối với các nước bị ngoại bang đô hộ thì đảng Cộng Sản dùng chiêu bài Độc Lập Dân Tộc để lôi kéo quần chúng mặc đảng người Cộng Sản thừa biết là mục tiêu của đảng Cộng Sản là xóa bỏ ranh giới quốc gia, nghĩa là lúc đó chẳng còn dân tộc nào độc lập nữa mà toàn thể thế giới là một quốc gia lớn theo chủ nghĩa Cộng Sản. Với cách thức lôi kéo bằng chiêu bài như vậy các đảng Cộng Sản theo lối của Lê Nin đã lôi kéo được nhiều thành phần phục vụ cho đảng Cộng Sản mà nhiều người khi tham gia hoạt động không hề biết là mình đang đóng góp vào việc giúp cho đảng Cộng Sản thực hiện mục tiêu của đảng là tiến đến xây dựng xã hội theo chủ nghĩa Cộng Sản.
Sinh viên Sài Gòn dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam biểu tình lấy máu viết lên tường "Tự do hay là chết", nhưng sau khi đảng Cộng Sản chiếm chính quyền thì tước bỏ hết các quyền tự do của người dân. Tự Do chỉ là chiêu bài để các sinh viên này biểu tình quấy rối xã hội miền Nam
Thí dụ cụ thể là vì muốn đảng Cộng Sản Việt Nam nắm toàn quyền tại Việt Nam rồi đưa cả nước đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô, chứ không chỉ là một nửa nước tại miền Bắc, thì đảng Cộng Sản đưa ra chiêu bài Chống Mỹ Cứu Nước để huy động toàn dân chống lại Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Để lôi kéo những người tại miền Nam chống lại chính quyền miền Nam lúc đó đang nhận sự viện trợ của Mỹ thì đảng Cộng Sản đưa ra chiêu bài Quyền Dân Tộc Tự Quyết, nghĩa là đòi Mỹ phải rút đi, đừng viện trợ cho chính quyền miền Nam nữa mà để cho dân miền Nam tự quyết định với nhau. Khi Mỹ đã rút đi rồi thì dân miền Nam cũng không có quyền tự quyết định mà bị bắt buộc phải đi con đường của đảng Cộng Sản. Để lôi kéo nông dân cầm súng chiến đấu cho đảng Cộng Sản thì đảng Cộng Sản dùng chiêu bài Người Cày Có Ruộng, hứa hẹn là tiến lên xã hội chủ nghĩa thì người nông dân nào cũng làm chủ một mảnh ruộng. Đến khi đảng Cộng Sản Việt Nam thành công trong việc chiếm miền Nam thì tịch thu tất cả ruộng đất, xóa bỏ quyền tư hữu ruộng đất khiến cho một số nông dân trước đây vì tin vào chiêu bài Người Cày Có Ruộng mà hy sinh chiến đấu tỏ ra thất vọng vì xã hội chủ nghĩa mà không ai làm chủ ruộng riêng nữa không phải là điều họ đã từng mơ ước.
Những chiêu bài mà đảng Cộng Sản Việt Nam trước đây dùng để lôi kéo quần chúng ngày nay không còn tác dụng nữa vì không còn hợp thời. Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có thể hô hào Chống Mỹ Cứu Nước. Cùng chẳng thể dùng chiêu bài Người Cày Có Ruộng mà lôi kéo sự ủng hộ của nông dân vì nông dân đã trải qua giai đoạn bị lấy mất đất, rồi lại được trả đất, rồi lại bị lấy đất lại để nhà nước thực hiện các dự án, nên nhiều người phẫn uất trở thành dân oan. Chiêu bài Người Cày Có Ruộng thời xưa chẳng có tác dụng gì với những người dân oan đang tranh đấu đòi lại đất. Ngay cả mục tiêu thực sự của đảng Cộng Sản là chống sự bóc lột của giai cấp tư sản cũng không thể lôi kéo được giới công nhân vì đảng Cộng Sản không thực sự chống lại sự bóc lột của tư sản ngoại quốc lẫn trong nước và một số đảng viên lại còn trở thành tư sản đi bóc lột giới công nhân. Ngay cả công nhân Việt xuất khẩu lao động cũng không được đảng Cộng Sản Việt Nam bênh vực khi bị chủ bóc lột, quịt lương, không tôn trọng hợp đồng. Đảng Cộng Sản Việt Nam thường cho mình là kẻ vô địch chống xâm lăng thì ngày nay chiêu bài Chống Xâm Lăng không được mặn mà cho lắm khi đảng Cộng Sản Việt Nam né tránh việc chống Trung Quốc lấn chiếm biển, đảo.
Nếu để tự nhiên thì các nhóm quần chúng sẽ tự tập họp với nhau thành các nhóm tranh đấu cho quyền lợi của mình. Công nhân sẽ tập hợp lại để thành lập đảng đòi quyền được lập công đoàn, đòi lập ra các điều luật bảo vệ quyền lợi công nhân. Những nông dân bị mất đất có thể tập hợp lại ủng hộ những người tranh đấu đòi tái lập quyền tư hữu ruộng đất để cho có sự rõ ràng trong việc sử dụng đất đai. Những người bất mãn với nạn tham nhũng có thể thành lập đảng hay tổ chức để giám sát các viên chức nhà nước, đòi hỏi phải thực thi pháp luật cho nghiêm chỉnh. Giới tư sản có thể tập hợp lại thành đảng để tranh đấu chống lại các hành vi lạm quyền của nhà nước gây khó khăn hay thiệt hại cho việc kinh doanh của mình. Nói tóm lại, nếu để tự nhiên thì sẽ có những đảng phái sinh ra giống như các đảng phái tại các nước dân chủ đa đảng. Trong đó có đảng xã hội, các đảng thiên tả bênh vực giới lao động, có đảng thuộc phái hữu bảo vệ quyền lợi của giới nhà giàu, có đảng có màu sắc tôn giáo để bảo vệ giá trị đạo đức xã hội... Trong đó, những người Cộng Sản mơ một thế giới mà mọi người không ai còn sở hữu gì nữa, mọi ngượi sẽ bình đẳng như nhau, không còn giai cấp, không còn giàu nghèo cũng có quyền thành lập đảng cho mình và số người theo đảng Cộng Sản đó nhiều hay ít là do trong xã hội có nhiều hay ít người mơ rằng xã hội không ai sở hữu gì cả là thích hơn là xã hội để cho mọi người được sở hữu nhà cửa, đất đai, xe cộ. Thực tế cho thấy là số người muốn không ai sở hữu gì cả thường là ít hơn những người muốn của cải mình được gia tăng thêm.
Nếu đảng Cộng Sản Việt Nam bị tan rã thì đó cũng là quá trình tự nhiên vì các chiêu bài của đảng Cộng Sản đưa ra ngày nay không còn có tác dụng nên quần chúng có khuynh hướng kết hợp với nhau theo lợi ích riêng của mình. Mà việc đảng Cộng Sản Nga bị tan rã cũng là điều tự nhiên vì chế độ Xô Viết đã không tiến lên được chủ nghĩa Cộng Sản mà lại còn thất bại trong việc đem lại cơm no áo ấm cho dân Nga. Người dân Nga không ủng hộ đảng Cộng Sản Nga vì trong thời gian ông Breznev làm Tổng Bí Thư, chính quyền đã dồn ngân sách vào việc chế tạo vũ khí và bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới trong khi để cho đời sống người dân đi xuống. Chính sách như vậy không phải là chính sách xã hội chủ nghĩa, nó cũng không đưa đến xã hội Cộng Sản no ấm mà Kác Mác hứa hẹn, mà nó kém cả chính sách của các nước tư bản trong việc đem lại sự no ấm cho người dân. Đó là chính sách phục vụ cho tham vọng làm bá chủ thế giới của một nhóm đảng viên Cộng Sản Nga.
Đảng phái được thành lập do quá trình các người cùng quyền lợi, cùng khuynh hướng chính trị kết hợp với nhau. Đảng phái không phải là tình trạng một nhóm người đặt ra đủ mọi chiêu bài để lôi kéo các nhóm lợi ích khác nhau phục vụ cho mình và cấm các nhóm này được có tiếng nói, cấm họ tập họp lại để tranh đấu cho quyền lợi của họ. Đảng Cộng Sản Việt Nam hay đảng Cộng Sản Xô Viết có bị tan rã cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên vì sự hình thành và cách hoạt động của các đảng này trái với qui luật tự nhiên của xã hội.
Thiếu cơ chế giám sát
Việc thiếu cơ chế giám sát trong hệ thống chính trị là do chủ ý của Lê Nin khi chủ trương đảng Bôn Sê Vích có kỷ luật chặt chẽ và đảng phải nắm xã hội một cách chặt chẽ để đưa xã hội đi lên chủ nghĩa Cộng Sản. Dó cách suy nghĩ chủ quan, Lê Nin và nhiều người Cộng Sản theo chủ nghĩa Mác Lê cho rằng người Cộng Sản là tinh hoa của giai cấp công nhân, có phẩm chất trong sạch, là những người giác ngộ chủ nghĩa Cộng Sản, là những người xứng đáng dẫn dắt toàn nhân loại đi lên chủ nghĩa Cộng Sản. Những người Cộng Sản đã là những người tiến bộ nhất thì có lẽ nào họ lại để cho quần chúng hay các tổ chức độc lập với đảng, vốn toàn những người lạc hậu hơn người Cộng Sản, phê phán hay giám sát họ. Đó là lối suy nghĩ chủ quan phát xuất từ niềm tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn không kém là nền chính trị Nga có truyền thống rất độc đoán, cấm dân có tư tưởng khác với người cầm quyền. Bên phía Tây phương, dù là thời vua chúa, các cai trị nói chung vẫn cởi mở hơn tại Nga, người dân vẫn có thể cãi lời chính quyền ở mức độ nào đó.
Việc thiếu cơ chế giám sát phát xuất từ ý nghĩ chủ quan ngây thơ của người Cộng Sản vào thời xa xưa và cũng là do ảnh hưởng nền văn hóa độc đoán của Nga. Ngày nay sự thiếu cơ chế giám sát làm ung thối đảng Cộng Sản và chính quyền. Nhưng những người Cộng Sản ngày nay vì sợ mất quyền và vì vẫn còn ảnh hưởng của lối suy nghĩ của chủ nghĩa Mác Lê nên vẫn không chịu chấp nhận một hệ thống chính trị có cơ chế giám sát độc lập với đảng Cộng Sản.
BBC - Cập nhật: 16:06 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013
Một đảng viên cộng sản cao cấp và kỳ cựu trong ngành truyền thông Việt Nam kêu gọi ‘mở rộng dân chủ hóa’ngay trong Đảng để tránh tình trạng “thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng” như đã từng xảy ra ở Liên Xô cũ.
Cùng lúc, một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội cũng lên tiếng đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn quyền của dân với Đảng.
Nhắc lại ví dụ Liên bang Xô Viết tan rã mà không đảng viên nào cứu, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản mà ông là một thành viên cao cấp trong nhiều năm qua.
Dân không cứu Đảng?
Trả lời Bấm báo Việt Nam, nhà báo nổi tiếng Hữu Thọ, sinh năm 1932, tự hỏi khi nhắc lại chuyện Liên Xô:
“Tôi vẫn băn khoăn, vì phân tích như thế thì đông đảo đảng viên vô can ư? Tình trạng thụ động của gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trước tình trạng tan rã của Liên bang và sự sụp đổ của Đảng nói lên điều gì?”
Có vẻ không đồng ý với cách nhìn hiện nay ở Nga và châu Âu rằng sự tan rã của Liên Xô đã mở đường cho một nước Nga mới quay trở về các giá trị truyền thống của họ, ông Hữu Thọ chú ý nhiều hơn đến số phận của Đảng Cộng sản “có truyền thống vẻ vang suốt tám thập kỷ”:
“Và vì sao hơn 200 triệu dân Xô Viết không bảo vệ Đảng trong lúc nước sôi lửa bỏng?”
Nhưng ông cũng nêu ra bài học đó để nhân dịp Năm Mới Quý Tỵ cảnh báo các đảng viên ở Việt Nam hiện nay:
“Phân tích sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta lại nhớ tới lời cảnh báo của Lênin đại ý, không ai có thể đánh đổ chúng ta nếu ta không mắc sai lầm…”
Về thực trạng trong Đảng ở Việt Nam, ông thừa nhận giai đoạn đồng cam cộng khổ đã qua đi và nói:
“Tôi nhận thấy quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào”.
Ông cũng lấy kinh nghiệm hàng chục năm tuổi Đảng ra để nhận xét rằng cơ chế quyền lực tại Việt Nam không thể hiện được hết quyền làm chủ của dân và của chính đảng viên:
“Chúng ta là đảng viên, không ít người là cán bộ có vị trí kha khá, có khi là đại biểu dự mấy kỳ đại hội Đảng, được tham gia thảo luận và biểu quyết đường lối và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, nhưng sau đó không còn có cơ chế thực tế có hiệu lực nào để tiếp tục đóng góp, kiểm tra ngay cơ quan lãnh đạo do mình bầu ra.”
Ông Hữu Thọ cũng vẫn tiếp tục kêu gọi góp ý kiến chống tham nhũng, suy thoái nhưng cũng thừa nhận rằng “người tích cực thì gửi thư góp ý nhưng không mấy khi có hồi âm”.
Nhắc lại các bài học thời phong kiến đã qua từ lâu để nói về trách nhiệm của bầy tôi trung ‘can gián’ vua chúa không làm bậy, ông Hữu Thọ cũng nhấn mạnh đến góc độ luân lý, đạo đức của vấn đề suy thoái mang tính hệ thống hiện nay tại Việt Nam.
Ông đề nghị “ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao” và lên án “những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội”.
Nhiều tiếng nói
Trong đợt lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho tới hết tháng 3 năm nay ở Việt Nam, nhiều trí thức, nhân sỹ và cựu quan chức theo các xu hướng khác nhau đã lên tiếng với truyền thông về quan điểm của họ, chủ yếu nói về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Các báo đầu năm ở Việt Nam cũng vừa đưa tin ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.
Ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời nói, theo ông, điều 4 cần có nội dung theo trình tự sau:
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân; việc giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, do luật định.”
Ông Vũ Mão tin rằng viết như vậy có nghĩa là, sau Hiến pháp sẽ tiến hành xây dựng Luật về sự lãnh đạo của Đảng, văn bản hiện cũng chưa có tại Việt Nam.
Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư Bấm Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
Giáo sư Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học nói rằng "khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo".
'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã'
BBC - Cập nhật: 16:06 GMT - thứ ba, 12 tháng 2, 2013
Một đảng viên cộng sản cao cấp và kỳ cựu trong ngành truyền thông Việt Nam kêu gọi ‘mở rộng dân chủ hóa’ngay trong Đảng để tránh tình trạng “thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng” như đã từng xảy ra ở Liên Xô cũ.
Cùng lúc, một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội cũng lên tiếng đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn quyền của dân với Đảng.
Nhắc lại ví dụ Liên bang Xô Viết tan rã mà không đảng viên nào cứu, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản mà ông là một thành viên cao cấp trong nhiều năm qua.
Dân không cứu Đảng?
Trả lời Bấm báo Việt Nam, nhà báo nổi tiếng Hữu Thọ, sinh năm 1932, tự hỏi khi nhắc lại chuyện Liên Xô:
“Tôi vẫn băn khoăn, vì phân tích như thế thì đông đảo đảng viên vô can ư? Tình trạng thụ động của gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trước tình trạng tan rã của Liên bang và sự sụp đổ của Đảng nói lên điều gì?”
Có vẻ không đồng ý với cách nhìn hiện nay ở Nga và châu Âu rằng sự tan rã của Liên Xô đã mở đường cho một nước Nga mới quay trở về các giá trị truyền thống của họ, ông Hữu Thọ chú ý nhiều hơn đến số phận của Đảng Cộng sản “có truyền thống vẻ vang suốt tám thập kỷ”:
“Và vì sao hơn 200 triệu dân Xô Viết không bảo vệ Đảng trong lúc nước sôi lửa bỏng?”
Nhưng ông cũng nêu ra bài học đó để nhân dịp Năm Mới Quý Tỵ cảnh báo các đảng viên ở Việt Nam hiện nay:
“Phân tích sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta lại nhớ tới lời cảnh báo của Lênin đại ý, không ai có thể đánh đổ chúng ta nếu ta không mắc sai lầm…”
Về thực trạng trong Đảng ở Việt Nam, ông thừa nhận giai đoạn đồng cam cộng khổ đã qua đi và nói:
“Tôi nhận thấy quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào”.
Ông cũng lấy kinh nghiệm hàng chục năm tuổi Đảng ra để nhận xét rằng cơ chế quyền lực tại Việt Nam không thể hiện được hết quyền làm chủ của dân và của chính đảng viên:
“Chúng ta là đảng viên, không ít người là cán bộ có vị trí kha khá, có khi là đại biểu dự mấy kỳ đại hội Đảng, được tham gia thảo luận và biểu quyết đường lối và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, nhưng sau đó không còn có cơ chế thực tế có hiệu lực nào để tiếp tục đóng góp, kiểm tra ngay cơ quan lãnh đạo do mình bầu ra.”
Ông Hữu Thọ cũng vẫn tiếp tục kêu gọi góp ý kiến chống tham nhũng, suy thoái nhưng cũng thừa nhận rằng “người tích cực thì gửi thư góp ý nhưng không mấy khi có hồi âm”.
Nhắc lại các bài học thời phong kiến đã qua từ lâu để nói về trách nhiệm của bầy tôi trung ‘can gián’ vua chúa không làm bậy, ông Hữu Thọ cũng nhấn mạnh đến góc độ luân lý, đạo đức của vấn đề suy thoái mang tính hệ thống hiện nay tại Việt Nam.
Ông đề nghị “ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao” và lên án “những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội”.
Nhiều tiếng nói
Trong đợt lấy ý kiến nhân dân cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho tới hết tháng 3 năm nay ở Việt Nam, nhiều trí thức, nhân sỹ và cựu quan chức theo các xu hướng khác nhau đã lên tiếng với truyền thông về quan điểm của họ, chủ yếu nói về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Các báo đầu năm ở Việt Nam cũng vừa đưa tin ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.
Ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời nói, theo ông, điều 4 cần có nội dung theo trình tự sau:
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân; việc giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, do luật định.”
Ông Vũ Mão tin rằng viết như vậy có nghĩa là, sau Hiến pháp sẽ tiến hành xây dựng Luật về sự lãnh đạo của Đảng, văn bản hiện cũng chưa có tại Việt Nam.
Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư Bấm Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
Giáo sư Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học nói rằng "khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo".
Hay tuyêt
ReplyDeleteYou make so many great points here that I read your article a couple of times.Your views are in accordance with my own for the most part.This is great content for your readers. du học Nhật
ReplyDelete