Wednesday, May 16, 2018

Tên một số con vật bằng tiếng Hán Việt



Tiếng Việt - Tiếng Hán Việt

Bạch tuộc - Chương ngư
Beo, báo - Báo
Bò - Ngưu
Trâu - Thủy Ngưu (bò nước)
Bọ cạp - Hạt tử
Bọ ngựa - Đường lang
Bướm - Hồ điệp 
Cá - Ngư

Cá heo - Hải độn. Độn là con lợn con. Hải độn là lợn biển
Cá kiếm - Kiếm ngư
Cá sấu - Ngạc ngư
Cá mập - Hải sa
Cá đuối - Hải diêu ngư
Cá voi - Kình ngư
Các loài chim - Cầm
Các loài thú - Thú
Cáo - Hồ. Cũng gọi là Hồ Ly. Ly là con mèo rừng.
Con cáo khôn ngoan, hay nghi nghờ nên sự nghi ngờ cũng gọi là "Hồ Nghi", nghĩa là sự nghi ngờ của con cáo.
Chim - Điểu
Chim bồ câu - Cáp. Dã Cáp, bồ câu rừng không dạy để đưa thư được. Gia Cáp, bồ câu nhà, có thể dạy để làm việc đưa thư.

Chim cánh cụt - Xí Nga, Nga là con ngỗng, Xí là đứng cao lên, Xí Nga là con ngỗng đứng cao lên Chim sẻ - Tước
Chim ưng - Ưng
Chó - Cẩu
Chồn - Hồ, Hồ Ly
Chồn hôi - Dứu, Xú dứu. Xú là mùi hôi.
Chuồn chuồn - Tinh đình
Chuột - Thử
Chuột chù - Bát phụ
Chuột chũi - Chí
Cóc - Thiềm thừ
Công - Khổng tước
Cú mèo - Miêu đầu ưng. Miêu là mèo, miêu đầu là đầu mèo. Miêu đầu ưng là con chim ưng có đầu mèo.
Cua - Giải, Bàng Giải
Cừu, trừu - Miên Dương, Miên là cây bông có sợi để làm sợi bông, Dương là con dê. Miên Dương là con Dê Bông
Dê - Dương
Dơi - Biển bức
Đỉa - Điệt . Cùng gọi là Thủy điệt (đỉa nước).
Đỉa trâu, đỉa lớn - Mã điệt. Mã là ngựa. Mã điệt là đỉa ngựa.
Ếch - Oa. Thanh Oa, con ếch xanh, là con chẫu chuộc. Thanh là màu xanh.
Én - Yến
Yến - Hải yến (én biển)
Gà - Kê
Gấu - Hùng
Hổ, Cọp - Hổ
Kanguru, chuột túi - Đại Thử
Kiến - Nghĩ
Khỉ - Hầu
Lang - Lang
Lợn, heo - Trư
Lừa - Lư
Lươn - Thiện

Con Lửng mật ong - Mật Hoan, Mật là mật ong, Hoan là con lửng, Mật Hoan là con lửng mật ong.

Mèo - Miêu
Muỗi - Văn
Nai, hươu - Lộc
Tuần lộc - Tuần lộc. Tuần cũng đọc là thuần là hiền lành. Tuần lộc là nai hiền.
Ngỗng - Nga
Thiên Nga - Thiên Nga (ngỗng trời)
Nhện - Chu
Nhím - Hào trư. Hào là gai nhọn, trư là con lợn, con heo. Hào trư là con lợn gai, con heo gai.
Hào trư mao thích - Cái gai của con nhím. Thích là mũi nhọn, mao là lông. Mao thích là cái gai nhọn từ lông của con hào trư.
Ngựa - Mã
Ngựa vằn - Ban Mã, Ban là có vằn, có vạch ngang
Ong - Phong
Quạ - Ô nha
Rắn - Xà. Đằng Xà, đằng là đi trên cao, là bay, Đằng Xà là con rắn bay.
Đằng Vân Giá Vũ là đi trên mây, cưỡi trên mưa, nghĩa là đi trên không. Vân là mây, giá là cưỡi, vũ là mưa.
Rết - Ngô công
Rồng - Long
Ruồi - Dăng. Thương Dăng là ruồi xanh, là con nhặng. Thương là màu xanh.
Sâu, giun - Trùng
Sóc - Tùng Thử. Thử là chuột, tùng là cây thông . Tùng thử là chuột cây thông.
Sói - Lang. Tiếng Anh là "Wolf". Tiếng Pháp là "Loup".
Chó rừng - Sài, tiếng Anh là "Jackal". Tiếng Pháp là "Chacal". Có một số tự điển Hán Việt dịch "Sài" là một loại chó sói.
Vì chó sói và chó rừng gần giống nhau và đều nguy hiểm, có thể tấn công người nên người ta dùng chữ "Sài lang" để chỉ loài hung dữ.
Sứa biển - Thủy mẫu. Sứa biển cũng gọi là Hải Triết. Triết là nọc độc, vết cắn. Hải Triết là nọc độc biển.
Sư tử - Sư
Thỏ - Thố
Tôm - Hà
Tôm hùm - Long hà. Long là rồng. Long hà là tôm rồng.
Ve - Thiền
Vịt - Áp
Vẹt - Anh Vũ
Voi - Tượng


Cách ghép từ trong tiếng Hán Việt

Đôi khi chúng ta cần ghép hai từ bằng tiếng Hán Việt để có một từ mới thì theo nguyên tắc tiếng Hán Việt đặt tính từ trước danh từ, còn tiếng Việt thì đặt tính từ sau danh từ.

Thí dụ:

Con trâu tiếng Hán Việt gọi là Thủy Ngưu. Trong chữ Thủy Ngưu, thì Ngưu là chữ chính được dùng như danh từ, Thủy đứng một mình là nước, được xem là danh từ, nhưng khi ghép vào Thủy Ngưu thì Thủy được xem như là tính từ để thêm nghĩa cho chữ Ngưu. Chữ Thủy là thêm nghĩa, là tính từ nên đặt trước chữ Ngưu. Trong khi đó nếu dịch ra tiếng Việt thì Thủy Ngưu là Bò Nước. Trong tiếng Việt, Bò là danh từ là chữ chính, còn Nước là chữ để thêm nghĩa, là chữ phu, là tính từ nên đặt sau chữ Bò.

Một thí dụ khác:

Thiên Nga tiếng Việt dịch là Ngỗng Trời. Thiên là Trời. Chữ Trời ở đây dùng như tính từ, được đặt ở sau chữ Ngỗng trong tiếng Việt, Ngỗng là chữ chính, là danh từ nên đặt trước chữ Trời. Trong khi đó thì trong tiếng Hán Việt thì đặt theo thứ tự ngược lại.

 

131 comments:

  1. Mới được người giới thiệu đến đây, bài biết hữu ích lắm a, mong bạn làm thêm về sự vật, cây cối

    ReplyDelete
  2. Được một người bạn giới thiệu đến đây đọc, thất vọng khi đanh thời gian với trang vô bổ này

    ReplyDelete
    Replies
    1. M bị xàm l à vô bổ thì ấn vào lm con c j

      Delete
  3. hay rất cần thiết cho mình, chân thanh cám ơn

    ReplyDelete
  4. thiết nghĩ các từ "cọp" và "beo" đã là từ thuần Việt, tại sao lại thêm các từ "hổ" và "báo" kế bên? Rõ ràng hổ và báo là các từ Hán Việt cơ mà. Nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách dùng từ thuần Việt nhiều hơn, không nên lạm dụng từ Hán Việt hay ngộ nhận từ Hán Việt là từ thuần Việt.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người miền Bắc dùng chữ hổ báo, người miền Nam dùng chữ cọp beo. Do thói quen, người mỗi vùng dùng tiếng khác nhau để chỉ cùng một vật, có khi là chữ thuần Việt, có khi là chữ gốc Hán, có khi là chữ gốc Pháp. Người miền Bắc dùng chữ ô tô, người miền Nam dùng chữ xe hơi. Ô tô là xuất phát từ "auto" tiếng Pháp, còn xe hơi là chữ thuần Việt. "Phanh" (xe) là xuất phát từ chữ Pháp "frein". Có nhiều chữ có nguồn gốc chữ Hán hay chữ Pháp đã trở thành tiếng Việt. Các chữ "nhân dân", "đảng", "chính trị", "quốc hội", "cộng sản", "quốc gia", "sơn hà", "chiến tranh", "hòa bình", "từ"... và còn nhiều nữa, đều xuất phát từ chữ Hán. Đó là vì người Hán đô hộ Việt Nam gần 1000 năm. Cũng tương tự như nhiều chữ tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp vì có thời người Pháp đô hộ người Anh.

      Delete
  5. Cho e hỏi bọ cạp chuyển sang Hán việt là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tra trong tự điển thì thấy bọ cạp dịch là 蝎子

      Google Translate đọc là Xiēzi, tiếng Việt đọc là "Hiết", cũng có thể đọc là "Yết"

      Delete
    2. Hạt. ĐỌc Đấu la đại lục 2 sẽ thấy băng bích đế hoàng hạt là 1 con bọ cạp màu xanh

      Delete
    3. Hạt là con bọ cạp là đúng. Cám ơn bạn Hiếu. Còn trong tự điển nào đó đọc là "hiết" là chữ người Việt chẳng bao giờ dùng.

      Delete
    4. Trước 75 các dịch giả võ hiệp chuyển âm bọ cạp là "khiết", nên có bộ truyện "xà khiết mỹ nhân". Bây giờ đọc truyện tiên hiệp thấy chuyển âm là "hạt".Có khi ngươiè Tàu tuỳ theo từng vùng, từng tiếng nói, mà có cách gọi con bọ cạp khác nhau chăng ? Truyện chưởng trước 75 của Hương Cảng, Đài Loan. Còn truyện "tiên hiệp" của CHNDTQ.

      Delete
  6. Con Rết thì gọi sao nhỉ ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. vậy cho e hỏi "độg vật" là gì ạ


      Delete
    2. Động Vật, là nhưng con vật di động, nghĩa là các con vật sống. Động Vật là tiếng Hán Việt rồi.

      Delete
    3. vớ vẩn, ko có tiếng Hán Việt mà chỉ có từ Hán Việt của Tiếng Việt.

      Delete
  7. Bài viết rất hay, hy vọng bạn có thể cho ra thêm nhiều từ Hán Việt và giải nghĩa như vậy nữa ạ!

    ReplyDelete
  8. Cho em hỏi cá voi là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn câu hỏi. Sẽ thêm vào danh sách này "Cá voi - Kình ngư".

      Delete
  9. Tra trong Google Translate thì cá voi là 鯨魚 Jīngyú. Chữ Jīngyú đọc theo âm tiếng Việt là "Kình Ngư". Theo cách dùng của người Việt xưa nay thì "Kình Ngư" để chỉ loài cá lớn ngoài biển. Trong thơ văn dùng chữ "Kình Ngư" thì chỉ biết là cá lớn chư không biết hình thù ra sao. Không biết người Trung Quốc có chữ gì khác để gọi cá voi hay không.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tra trong tự điển cổ xưa của ông Đào Duy Anh thì chữ "Kình" 鯨 là "Loài cá voi". Khi tra trong Google Translate chỉ riêng chữ Kình 鯨 thì cũng được dịch là "Cá Voi". Còn "Ngư" có nghĩa là "Cá".

      Delete
    2. Thì ra câu nói của bà Triệu: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông...". Cá kình tức là cá voi.

      Delete
    3. Người ta gọi là Tính từ chứ không phải Tĩnh từ đâu ad ạ

      Delete
    4. Cám ơn bạn Tuệ Đức.

      Delete
  10. Con nhím là gì ạ có phải là chư hào ko ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Con nhím là "hào trư". Hào là gai nhọn, trư là con lợn, con heo. Hào trư là con lợn gai, con heo gai.

      Delete
    2. Cám ơn bạn đã góp ý kiến với con nhím.

      Delete
  11. Ô Nha - Con Quạ
    Tích Dịch - Thằn Lằn
    Yển Đình - Tắc Kè Hoa
    Kình Ngư - Cá Voi
    Hạt Tử - Bò Cạp
    Chu Châu ( Thiên Thù) - Nhện /Nhện độc
    Thiên Cáp - Chim Bồ Câu
    Ma Tước - Chim Sẻ
    Kiếm Ngư - Cá Kiếm
    Thiên Long - Rồng
    Phượng Hoàng - phụng
    Thố - Thỏ
    Quy - Rùa
    Biển Bức (Biển Phúc/Thiên Phúc)-Dơi
    Sài Lang - Chó Sói
    Thương Dăng-ruồi
    Đằng Xà - Rắn
    Hồ Điệp - bướm
    Thủy Mẫu - Sứa Biển
    Kim Thiền - Ve Sầu
    Tùng Thử -Sóc
    Hoán Hùng- gấu mèo
    Ngô Công - Rết
    Thiềm Thừ -cóc
    Thanh Oa -ếch
    Khổng tước - công
    Ưng - Chim ưng
    Miêu đầu Ưng -cú mèo



    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bạn đã đóng góp rất nhiều từ.

      Delete
    2. Gấu trúc là gì vậy

      Delete
    3. Gấu Trúc tiếng Hán Việt là Hùng Miêu. Miêu là con mèo, Hùng là con gấu. Hùng Miêu là con mèo gấu, phải chăng là con mèo trông giống như con gấu?

      Delete
    4. Mình có đọc truyện mà Gấu trúc tên Hán Việt gọi là Thực Thiết Thú

      Delete
    5. Thực Thiết Thú là Con Thú Ăn Sắt. Thiết là sắt, Thực là ăn, có lẽ vì con gấu này ăn măng và lá cây là những thứ cứng, khó nhai. Người Trung Quốc còn gọi gấu này với hàng chục tên khác nhau.

      Delete
    6. Cho mình hỏi Trừng linh, Quyến linh là giống linh dương gì được không ạ?

      Delete
    7. Quyến Linh là một loại Linh Dương. Theo khoa học người ta phân ra 8 loại linh dương. Trừng Linh có thể là một trong các loại linh dương. Các loại linh dương có: Quyến Linh, Mã Linh, Cửu Linh, Vi Linh, Tạng Linh, Linh Dương, Linh Dương Impala, Linh Dương Xám Sừng Ngắn.

      Delete
  12. blog của bạn rất hữu ích .Thank you!

    ReplyDelete
  13. Replies
    1. Đại bàng là con chim lớn, đại là lớn, bàng là rộng đại bàng là con chim lớn có cánh rộng có người bảo đó là chim ưng. Đại bàng đã là tiếng Hán Việt rồi thì tiếng Hán cũng là đại bàng.

      Delete
    2. đại bàng từ Hán Việt là bằng, trong sơn hải kinh có truyền thuyết côn bằng, côn là con cá lớn, nuốt vạn vật mà lớn, lớn lên hoá bằng, giương cánh trời cao.

      Delete
    3. truyện Thạch Sanh có kể Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa, hang này là hang chim bằng, chú giải của truyện viết rằng: chim bằng là chim đại bàng

      Delete
  14. Công Ty Thu Mua Phế Liệu Giá Cao TOÀN QUỐC chuyên thu mua các loại phế liệu tận nơi tại nhà, công ty, xưởng sản xuất. Thu mua phe lieu đồng,sắt, nhôm, chì, kẽm, tôn cũ, thiếc, gang, mũi khoan, thép gió, hợp kim, bạc phế liệu, phế liệu sắt, inox, thiết bị điện tử, vải …tại Hà Nội, Đà Nẵng, thu mua phế liệu tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An và 31 tỉnh thành trên cả nước với số lượng lớn.
    Trụ sở chính: 186 Quốc Lộ 1A – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP. Hồ Chí Minh
    Điện thoại : 096 341 25 21 - 0932 061 845
    http://phelieu.pro/

    ReplyDelete
  15. cho mình hỏi con 'hoàng bì tử ' là con gì nhể

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng là màu vàng, bì là da, tử là con gì hay là người nào đó. Hoàng bì tử là con thú có da màu vàng. Đó là một loài giống như chồn có lông vàng

      Delete
  16. Cho mình hỏi chó cảnh tiếng hán việt gọi là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thật tình là cũng không biết chó cảnh tiếng Hán Việt là gì.

      Delete
    2. Khuyển kiễng

      Delete
  17. ủa nghe hay đấy bạn ạ hiii
    tôi là một thần tượng yêu game và đã làm rất nhiều game. rất vui được làm quen với mội người
    game đổi thưởng uy tín
    game nổ hũ
    game bài slot đổi thưởng
    làm cavet xe uy tín

    ReplyDelete
  18. kangaroo là Đại Thử (con chuột túi), đại ở đây là chữ (袋)nghĩa là cái túi, không phải (大) nghĩa to, lớn

    ReplyDelete
  19. Replies
    1. Bọ Rùa là Biều Trùng 瓢蟲, Biều là bầu, là tròn, trùng là con bọ. Biều Trùng là Bọ Tròn.

      Delete
  20. Anh ơi còn con Cò thì sao ạ?

    ReplyDelete
  21. Long miêu là con gì vậy ạ ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Long Miêu: Long là con rồng, miêu là con mèo. Long Miêu là con mèo rồng. Con mèo rồng không phải là con vật có thật mà chỉ là con vật đặt ra trong trò chơi.

      Delete
  22. Bạn ơi Dạ Hiêu có phải là con Cú ko ạ? Mình xem thấy có chỗ dịch vậy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phải chăng đó là chữ Dạ Điểu? Điểu là chim, Dạ là ban đêm. Dạ Điểu là loài chim ăn đêm. Con cú là loài chim đi săn mồi ban đêm.

      Delete
  23. Cho tôi hỏi sói trắng nhỏ hán việt gọi là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tiểu bạch lang, chắc vậy

      Delete
  24. Tiểu Bạch Lang, tôi cũng nghĩ như thế.

    ReplyDelete
  25. bạn ơi cho mình hỏi, mình nghe được câu "nhất phẩm huyền hồ, nhị phẩm điêu, tam phẩm hồ điêu" không biết có nghĩa là gì nhỉ? mình tìm trên google mãi không ra được =(((

    ReplyDelete
    Replies
    1. Huyền Hồ là loại dược thảo có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Phải chăng Điêu và Hồ Điêu cũng là tên loại cây cỏ dùng làm thuốc?

      Delete
  26. Hữu ích lắm, thích cho người viết tiểu thuyết

    ReplyDelete
  27. cho mình hỏi gấu là gì vậy ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gấu là Hùng. Món bàn tay gấu gọi là Hùng Chưởng. Chưởng là bàn tay. Đánh một chưởng là đánh một bàn tay.

      Delete
  28. Cho mình hỏi con cá lóc với con ốc gọi là gì vậy?

    ReplyDelete
  29. Chồn cáo cũng còn gọi là "điêu". Áo lông điêu là áo lông ....chồn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. điêu là chồn cáo là hồ, ly thôi

      Delete
  30. Replies
    1. Chim cánh cụt: Xí Nga, Nga là con ngỗng, Xí là đứng cao lên. Xí Nga là con ngồng đứng.

      Delete
  31. Replies
    1. Thật tình cũng không biết con lửng là con gì nên cũng không biết tiếng Hán Việt gọi là gì. Con này có còn tên nào khác không?

      Delete
    2. chắc bạn ý nói con lửng ấy ad ơi :v

      Delete
    3. lửng thuộc chồn nên gọi là điêu cũng đc

      Delete
  32. cho em hỏi con mao có phải con chuột ko ạ hay chữ 'mao' ko có nghĩa :v

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mao là con chuột nhưng chữ mao là đọc từ tiếng Anh "mouse". Trong tiếng Anh, "mouse" là con chuột, nếu là số nhiều, nhiều con chuột thì là chữ "mice" (mai sờ).

      Delete
    2. mao là lông loài thú, vũ là lông loài chim

      Delete
  33. con mao là con cặc nha bạn

    ReplyDelete
  34. Con lửng mật ong tiếng Hán Việt gọi là Mật Hoan. Mật là mật ong, Hoan là con lửng. Mật Hoan là con lửng mật ong.

    ReplyDelete
  35. ''dang rộng đôi cánh'' tiếng hán việt là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dang Rộng Đôi Cánh có thể nói là "Trương Khai Xí Bàng". Trương là dơ lên, Khai là mở, Xí là cánh, Bàng là rộng.

      Delete
    2. Song Dực Bàng Khai

      Delete
  36. ''nhẹ tự lông hồng'' là gì ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhẹ Tựa Lông Hồng = Khinh Vu Hồng Mao. Khinh là nhẹ, Vu là bay, Hồng là con chim hồng, Mao là lông. Khinh Vu Hồng Mao là nhẹ như lông con chim hồng bay qua. Cây này được dùng trong câu trong Chinh Phụ Ngâm "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Đây là ý lấy từ câu nói là mạng sống của mình là quan trọng, là nặng, nhưng cũng có lúc mình xem nó nhẹ như lông hồng. Ý nói mạng sống của người ta ai cũng xem là trọng, là nặng nhưng khi cần hy sinh cho đất nước thì xem mạng sống mình nhẹ như lông hồng. Ý nói là không tiếc mạng sống của mình khi phải hy sinh cho đất nước.

      Delete
  37. Cho em hỏi Cá chim trong Hán Việt gọi như thế nào vậy ạ?

    ReplyDelete
  38. À, sẵn bạn cho mình hỏi "cương thường biến họa" là gì? Mình cảm ơn!

    ReplyDelete
  39. Cho mình hỏi "con hạt" trong Hán Việt gọi như thế nào vậy?

    ReplyDelete
  40. Cho em hỏi con sứa Trong Hán Việt gọi là gì ạ?

    ReplyDelete
  41. Cám ơn trang web của bạn. Rất hữu ích.

    ReplyDelete
  42. Con lươn là gì vậy ạ

    ReplyDelete
  43. Con nhum biển là gì ạ

    ReplyDelete
  44. Sao biển với nhím biển là gì vậy bạn?

    ReplyDelete
  45. Góp ý nhỏ là không tồn tại Tiếng Hán Việt mà chỉ có từ Hán Việt là từ mượn Tiếng Việt

    ReplyDelete
  46. Cho hỏi chim cút tiếng Hán Việt?

    ReplyDelete
  47. Thố là con thỏ.. Ngọc Thố là thỏ ngọc còn Xích Thố là thỏ gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xích Thố là tên con ngựa của Quan Vân Trường. Xích là màu đỏ. Con ngựa này toàn thân màu đỏ. Còn Thố có lẽ người ta gọi như vậy chứ không liên quan gì đến con thỏ. Có loài ngựa gốc từ Turmekistan khi chạy toát mồ hôi đỏ được người ta gọi là Hãn Huyết Bảo Mã. Phải chăng đó là loại ngựa này?

      Delete
  48. Cho mình hỏi tý Cát Cùng là con gì vậy

    ReplyDelete
  49. "Cùng" là con dế. "Cát" có nghĩa là tốt. Chữ Cát Cùng ở trong truyện gì?

    ReplyDelete
  50. Truyện tiên nghịch

    ReplyDelete
  51. Con Cát Cùng nó làm gì ở trong truyện đó? Nó là điều tốt hay điều ác?

    ReplyDelete
  52. con đom đóm là tên gì vậy bạn

    ReplyDelete
  53. cho mình hỏi chim gõ kiến thì tiếng Hán Việt là gì ạ?

    ReplyDelete