Sunday, August 23, 2020

Mùa Xuân Praha

Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn có những cải cách đưa đến tự do hơn về chính trị và có những cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc. Thời đó, nước Tiệp Khắc gồm hai nước Cộng Hòa Séc và Cộng Hòa Slovak. Cuộc cải cách để có cởi mở hơn bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi người có tinh thần cởi mở là một người Slovak, ông Alexander Dubček, được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất (Tổng Bí Thư) của đảng Cộng Sản Tiệp Khắc. Cuộc cải cách này không được Liên Xô tán thành nên ngày 21 tháng 8 năm 1968 Liên Xô huy động quân đội các nước trong Khối Hiệp Ước Warszawa đem quân vào Tiệp Khắc, bắt giam ông Dubček, đưa người khác lên thay để hủy bỏ cuộc cải cách.

Saturday, August 22, 2020

Năm mươi năm Mùa Xuân Praha 1968

Dân chúng Thủ đô Praha bao quanh xe tăng Liên Xô, khi quân đội nước này và khối Vác Xa Va tràn vào dập tắt Mùa xuân Praha. 25/8/1968.
Dân chúng Thủ đô Praha bao quanh xe tăng Liên Xô, khi quân đội nước này và khối Vác Xa Va tràn vào dập tắt Mùa xuân Praha. 25/8/1968.
  

Cách đây đúng 50 năm, lực lượng cộng sản phát động một chiến dịch quân sự lớn nhắm vào các thành thị miền Nam Việt Nam gọi là Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu thân 1968, thì tại Đông Âu diễn ra một sự kiện có chiều hướng ngược lại gọi là Mùa xuân Praha 1968, nhằm cải cách nước cộng sản Tiệp Khắc theo chiều hướng dân chủ hơn.

Sự kiện 1968 tại Tiệp Khắc

 

Những sự kiện làm chấn động thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh: Sự kiện 1968 tại Tiệp Khắc: Chiến dịch làm lụi tàn “Mùa xuân Praha” (Kỳ 4)  

Đến tháng 11/1967, tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, phái “cải cách” đứng đầu là Dubcek đòi tách Đảng khỏi chính quyền và tiến hành các cải cách kinh tế – chính trị. Bí thư Thứ nhất kiêm Chủ tịch nước Novodnui đã không đủ sức ngăn cản trào lưu này. Tháng 3/1968, chức Bí thư Thứ nhất của Novodnui bị mất về tay Dubcek; chẳng bao lâu sau chức Chủ tịch nước cũng chuyển giao cho tướng Svoboda.

Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

Ngày 21/8/1968, hàng chục người bị giết chết trong cuộc trấn áp quân sự của quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw.

Xe tăng Liên Xô kéo vào thành phố, nghiền nát cuộc thử nghiệm "chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người".

Một số thành viên lãnh đạo của phong trào tự do Tiệp Khắc bị bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Alexander Dubcek.

Hãng thông tấn Liên Xô, Tass, nói rằng việc "kháng cự" được thực hiện theo yêu cầu của các thành viên trong chính phủ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhằm chống lại "các lực lượng phản cách mạng".

Friday, August 21, 2020

Mùa xuân Prague 1968 và cuộc chiếm đóng của Liên Xô

 Ivana Dolezalova hồi 1968 và hiện nay

 Người phụ nữ trẻ trong bức hình giờ hai tay ra sau gáy, trông như đầu hàng. Trán cô nhăn lại, cặp mắt tỏ vẻ mệt mỏi kiệt lực.

"Rất tiếc, đó là tất cả những gì tôi tìm được," Ivana Dolezalova nói, vuốt cho phẳng tấm hình đen trắng trên bàn.

Saturday, August 15, 2020

Mỹ: Tách biệt đảng và chính quyền

Chuyện người Mỹ cũng có quan tâm đến sự tách biệt sự hoạt động của đảng phái và sự hoạt động của chính quyền đã nổi lên khi tổng thống Mỹ Donald Trump định chọn Tòa Bạch Ốc làm nơi đọc diễn văn chấp nhận sự đề cử của đảng Cộng Hòa để ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm 2020.

Sunday, August 9, 2020

Tiền ảo Bitcoin hoạt động ra sao?

Thông thường một dịch vụ tài chính điện tử có sự tham gia của một cơ quan đứng ngoài hai bên, gọi là trusted third party (bên thứ ba tin cậy). Bên thứ ba này có thể là một nhà băng, có nhiệm vụ kiểm nhận danh tính của người gửi, gửi dữ liệu một cách an toàn và chứng nhận là đã gửi tới đúng người nhận.

Saturday, August 8, 2020

Lê Khả Phiêu qua đời, dư luận nhắc lại vết nhơ ‘nhượng đất cho Trung Quốc'


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sáng 7 Tháng Tám, khi các báo nhà nước đồng loạt đăng tin cựu Tổng Bí Thư CSVN Lê Khả Phiêu qua đời, thọ 89 tuổi, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến “không tiếc thương” mà thay vào đó là một số bình luận chỉ trích.

Vì sao nói là Donald Trump theo chủ nghĩa dân túy, populism?

Khi Donald Trump ra tranh cử năm 2016, được nhiều người kéo nhau đi nghe ông ta nói. Và Donald Trump đắc cử. Người ta nhận thấy những người ủng hộ Donald Trump có người thuộc cả hai đảng. Donald Trump đã đưa ra chính sách lôi kéo người của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ không như đường lối các đảng từ xưa đến nay là nhận ra ai là người ủng hộ đảng mình và tìm cách lôi kéo họ. Đường lối lôi kéo quần chúng không phân biệt ranh giới giữa các đảng được gọi là Populism, tiếng Việt dịch ra là Chủ Nghĩa Dân Túy.

Saigon xưa… cái thời xé tiền để.. thối lại !

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Saturday, August 1, 2020

Nho Giáo: Nhân Nghĩa, Lễ Trí, Tín


Nhân Nghĩa, Lễ Trí, Tín là năm điều mà Nho Giáo khuyên mọi người phải thường noi theo hằng ngày. Đó là năm điều gọi là Ngũ Thường, nghĩa là năm điều thường phải giữ .