Friday, December 30, 2011

Putin đánh mất sự nhạy cảm chính trị

Lời người dịch: Nhiều người ngờ rằng, một cuộc cách mạng đang diễn ra ở Nga khi người dân bất chấp giá lạnh, hết lần này tới lần khác, xuống đường biểu tình. Lần sau đông hơn lần trước. Cuộc biểu tình hôm thứ Bẩy vừa qua theo một số đánh giá khác nhau, khoảng từ 80 tới 120 ngàn người đã tham dự.

Monday, December 26, 2011

Bình luận: Khóc như mưa

Ông Kim Jong Il chết trên chuyến xe lửa đặc biệt vì cơn đau tim. Cậu con thứ ba Kim Jong Un mới 27 tuổi lên nối ngôi. Theo tiếng Việt, ông “Ủn” nối ngôi ông “Ỉn”. Quả thật, hai cha con đều nặng cân, ủn ỉn …

Đây là kiểu cha truyền con nối 3 đời liền trong một triều đình phong kiến cộng sản. Ông, cha và con đều là chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS, tổng tư lệnh quân đội.

Monday, December 19, 2011

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Il qua đời

SEOUL (NV)  - Kim Jong Il, người đứng đầu hệ thống đảng và nhà nước cộng sản Bắc Hàn, qua đời, theo tin từ truyền hình nhà nước Bắc Hàn loan báo hôm thứ Hai, phát đi từ thủ đô Pyongyang.

Ông Kim thọ 69 tuổi. Thông tấn xã AP đã xác nhận tin này. Tới nay chưa rõ ông Kim mất ngày nào.

Bầu cử hạ viện Đuma lần thứ 6 ở Nga: sự kiện và những vấn đề tranh cãi


 Điều bất hợp lý lớn nhất của hệ thống bầu cử Nga hiện nay là các nhà lãnh đạo ở Nga không coi bầu cử là một phương tiện thay đổi chính quyền hòa bình mà họ coi nó như một cuộc trưng cầu dân ý về lòng tín nhiệm của dân chúng đối với chính quyền, nên họ không muốn và không chấp nhận có thể bị thua trong cuộc bầu cử này. Vấn đề chỉ là họ thắng với con số tín nhiệm là bao nhiêu mà thôi.

Thursday, December 15, 2011

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc chụp từ vệ tinh

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc

Vào ngày 8 tháng 12, 2011, một vệ tinh thương mại của công ty Mỹ DigitalGlobe chụp được ảnh chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Quốc ngoài khơi Hoàng Hải, biển phía Đông của Trung Quốc. Chiếc hàng không mẫu hạm này đang trong thời gian chạy thử, có căn cứ ở hải cảng Dalian, một cảng ở phía Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Monday, December 12, 2011

Bình luận: Nhà báo 'gài bẫy' CSGT phải nghỉ việc

Bình luận:

Đáng lẽ ra chính cảnh sát phải tung người ra gài bẫy các cảnh sát giao thông để bắt những cảnh sát ăn hối lộ.

Saturday, December 10, 2011

Moscow đối diện cuộc biểu tình lớn


BBC _ Cập nhật: 11:22 GMT - thứ bảy, 10 tháng 12, 2011 

 Người biểu tình tụ tập tại Moscow và Vladivostok để phản đối kết quả kỳ bầu cử quốc hội mới đây.

Monday, December 5, 2011

Ông Putin có còn được dân chúng ủng hộ như xưa?

Vào tháng 9 năm 2011, tin tức về việc ông Vladimir Putin sẽ ra tranh cử tổng thống chính thức được xác nhận . Đây là sự xác nhận một điều mà mọi người đều đoán trước được mấy năm trước đây khi ông Dmitri Medvedev, người cùng đảng với ông Putin ra tranh cử tổng thống . Lúc đó ai cũng biết là ông Dmitri Medvedev làm công việc giữ chỗ cho ông Putin để ông Putin ngưng một thời gian vì theo Hiến Pháp Nga, không ai được làm tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tiếp . Nhưng nếu người đó làm hai nhiệm kỳ liên tiếp rồi ngưng, sau đó lại ra ứng cử lại và được bầu thì người đó lại có quyền làm tổng thống .

Bảng xếp hạng sự trong sạch của các chính quyền 2011

Dưới đây là bảng xếp hạng mức độ trong sach, ít tham nhũng của các chính quyền năm 2011 do tổ chức Transparency International, một tổ chức tư nhân độc lập tại Đức, đặt trụ sở ở Berlin. Tổ chức này đánh giá mức độ trong sạch của các chính quyền qua việc đặt câu hỏi thăm dò ý kiến các doanh nghiệp về việc phải hối lộ chính quyền, thu thập dữ kiện của các tổ chức đánh giá độc lập khác. Theo tổ chức Transparency International, vì tham nhũng là hành vi được che dấu nên rất khó tìm tài liệu liệt kê cho hết các vụ tham nhũng tại các quốc gia nên phương pháp đánh giá là thăm dò ý kiến người dân và doanh nghiệp về việc phải hối lộ cơ quan chính quyền, phải đút lót để làm ăn, nạn viên chức lấy cắp công quĩ, sự vững mạnh của các tổ chức chính quyền trong việc chống tham nhũng... Qua các đánh giá như vậy có thể thấy mức độ chính xác chỉ là tương đối. Một nước chỉ trên nước khác một vài hạng về mức độ trong sạch có thể không khác nước kia là bao nhiêu. Nhưng dù sao, cũng có sự khác biệt giữa những nước đứng đầu bảng và những nước cuối bảng.



Friday, November 25, 2011

Vinashin và Singapore Airlines

 Singapore Girls, nữ tiếp viên hàng không của Singapore Airlines

Vụ tổng công ty Vinashin bị lỗ vốn làm cho nhiều người Việt vốn có thành kiến là công ty quốc doanh làm ăn không khá lại càng tin tưởng rằng lãnh vực quốc doanh là lãnh vực không nên để chiếm phần quá lớn trong kinh tế quốc gia mà nên để cho lãnh vực tư nhân lớn mạnh hơn. Nhưng trường hợp thành công của Singapore Airlines, một hãng hàng không đã hoạt động từ nhiều chục nay làm cho người ta không để ý là Singapore Airlines cũng là một công ty quốc doanh của Singapore.

Saturday, November 12, 2011

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975

 Nữ sinh trường nữ trung học Nha Trang cùng thày hướng dẫn đi cứu trợ nạn lụt miền Trung năm 1970

Cho đến năm 1975, thì tại miền Nam Việt Nam, ít có ai nói hay viết gì về chuyện “Xã hội Dân sự” (the civil society = XHDS). Tuy nhiên, từ mấy chục năm gần đây, thì khái niệm XHDS đã trở thành rất thông dụng phổ biến trong các sách báo, trong lãnh vực truyền thông khắp nơi trên thế giới. Và như ta đã thấy XHDS chính là cái khu vực thứ ba (the third sector) bên cạnh khu vực chính quyền nhà nước (the state) và khu vực thị trường kinh doanh (the marketplace). Cả ba khu vực này khác biệt với nhau, nhưng cùng sinh họat chung với nhau trong tư thế cộng đồng sinh tồn (co-existence) để tạo thành cái không gian xã hội (the social space) do tập thể con người chúng ta sinh sống hợp quần trong xã hội mà tạo lập ra. Để tóm tắt cho gọn cái định nghĩa về XHDS, ta có thể biểu thị bằng một phương trình đơn giản như sau đây:

“Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường + Xã Hội Dân Sự”.

Tuesday, October 25, 2011

Cuộc đổi đời: Cát Hanh Long, nhũ danh Bà Nguyễn Thị Năm


Khi nhìn tấm ảnh bên, ai cũng có thể nói đó là ảnh chụp một gia đình có người mẹ là người đàn bà Việt Nam với đứa con. Ảnh chụp trong một tiệm chụp hình có "phông" ảnh vẽ cảnh vườn hoa có nhà thủy tạ, có dàn hoa leo. Đây là ảnh của một gia đình có người mẹ hiền đứng bên các con dễ thương. Chắc chắn là ảnh của một gia đình hạnh phúc và hình như gia đình cũng khá giả, bà mặc áo dài vải mỏng có hình gấm hoa trên áo trong kín đáo! Ảnh đẹp! Tuy nhiên sao ảnh có ghi thêm mấy chữ "haylentieng.vn"?

Bình luận: Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp‏

Trong một bài viết của đại tá Nguyễn Văn Quang đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân có đưa ra cách suy nghĩ của người Cộng Sản về chữ "nhân dân". Cách suy nghĩ này cho thấy tại sao chế độ Cộng sản hiện nay không thể nào chuyển biến thành chế độ dân chủ, đa đảng được .

Monday, October 24, 2011

Hang Ngu Công và ỷ mạnh hiếp yếu

Sách Cổ Học Tinh Hoa có câu chuyện Hang Ngu Ông như sau :

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?

Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".

- Tại làm sao mà đặt tên như thế?

- Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ

Friday, October 21, 2011

Ai đang chống đỡ cho Gaddafi?

Frank Gardner
Phóng viên an ninh BBC
Thứ năm, 24 tháng 2, 2011 
 Gaddafi thường có vệ sĩ vây quanh

Không giống như ở Ai Cập hay Tunisia, lực lượng giữ cân bằng quyền lực ở Libya không phải là quân đội chính qui.
Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các binh đoàn tự vệ, các "ủy ban cách mạng" của những thành viên đáng tin cậy, các lãnh đạo sắc tộc và lính đánh thuê nhập khẩu.

Saturday, October 15, 2011

Nguyễn Thái Học và hai khuynh hướng phát triển quốc gia

Nguyễn Thái Học
Tân Phong

Ông Nguyễn Thái Học ngày nay được biết đến như là người đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và khởi nghĩa chống Pháp. Các nhà viết sử xem ông Nguyễn Thái Học thuộc về thế hệ Tây học hoạt động chống Pháp kế tiếp thế hệ các nhà Nho chống Pháp sau khi người Pháp bãi bỏ Nho học tại Việt Nam.

Tuesday, October 11, 2011

Bình luận: Tam dân chủ nghĩa vẫn còn thời sự với VN

Quốc Phương
Cập nhật: 15:42 GMT - thứ sáu, 7 tháng 10, 2011
Một trăm năm sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Quốc (10/10/1911), các sử gia Việt Nam nhận xét tư tưởng cách mạng và dân túy của lãnh tụ cách mạng tư sản Tôn Trung Sơn, tiếp tục giữ nguyên giá trị không chỉ với Trung Quốc mà còn với Việt Nam.

Saturday, October 8, 2011

Tìm xương lính Mỹ được sao không tìm xương lính VNCH?

Ngày 30-9-2011, Thượng Nghị Sĩ Mỹ Jim Webb tuyên bố khoản tiền 1 triệu đô la để dùng cho chương trình tìm kiếm hài cốt lính mất tích của cả hai bên Việt Mỹ trong chiến tranh chỉ nên được dùng khi bên phía Việt Nam bao gồm cả việc tìm kiếm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải chỉ tìm hài cốt lính Mỹ và bộ đội, du kích bên phía Cộng Sản mà thôi .

Friday, October 7, 2011

Steve Jobs và và nước Mỹ trong cuộc cách mạng tin học

Sự qua đời của Steve Jobs, người phát minh ra iPod, iPad chẳng khỏi làm cho mọi người nhắc đến các sáng kiến của ông đã áp dụng cho máy computer Apple và nhiều phát minh khác. Nhắc đến Steve Jobs cũng làm liên tưởng đến địa danh Silicon Valley, tại vùng San Jose, tiểu bang California, Mỹ, nơi tập trung nhiều công ty công nghệ cao đã sinh ra như nấm trong thập niên 1980, 1990.

Phỏng vấn Hoàng Xuân Sơn về Trịnh Công Sơn

Bùi văn Phú phỏng vấn Hoàng Xuân Sơn, damau.org, 6.05.2011.

http://damau.org/archives/19866

 Hoàng Xuân Sơn thời trẻ là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn từ những năm giữa thập niên 1960. Khởi sự làm thơ năm 1963 và đã có sáng tác đăng trên Văn, Nghiên cứu văn học, Khởi Hành trước năm 1975 và trên nhiều mạng văn học, tuyển tập văn chương tại hải ngoại. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và cao học chính trị kinh doanh, ông từng làm công chức và dạy học ở Việt Nam trước khi qua định cư tại Montréal cuối năm 1981. Một số tác phẩm của ông gồm Viễn phố (thi tập, 1988), Huế buồn chi (thi tập, 1993), Lục bát Hoàng Xuân Sơn (2004). Trong tương lai ông sẽ phát hành phóng bút “Cũng cần có nhau” ghi lại sinh hoạt của Quán Văn và của thanh niên, sinh viên miền Nam trong giai đoạn 1965-75.

Quán Văn, 1967, với Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Giang, Trần Đại Lộc, Hoàng Xuân Sơn

Ảnh chụp Quán Văn, là một cái chòi lụp xụp nằm trong khuôn viên đại học Văn Khoa, Sài Gòn (Ảnh của http://damau.org)


Wednesday, October 5, 2011

Lời phát biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên đài phát thanh Sài Gòn 30-4-75

Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này.

Tuesday, October 4, 2011

Bắc Hàn không cần thức ăn cho trẻ chỉ cần xi măng

Bản tin từ BBC cho biết chính phủ Nam Hàn dự định gửi phẩm vật cứu trợ cho Bắc Hàn để giúp đỡ nạn nhân bão lụt tại Bắc Hàn do trận bão hồi tháng sáu và tháng bảy năm 2011. Trị giá số phẩm vật khoảng 4,700,000 đô la gồm chăn, chiếu và thức ăn trẻ em. Lời đề nghị gửi thức ăn trẻ em cho Bắc Hàn đã không nhận được hồi âm từ phía Bắc Hàn mặc dù trước đó Bắc Hàn đã đề nghị Nam Hàn trợ giúp bão lụt bằng cách gửi xi măng và một số máy móc trang bị.


Những người căm ghét giai cấp trung lưu

David Brooks – Giang lược dịch
Tại sao châu Âu và Ả Rập ghét Hoa Kỳ và Do Thái

Khoảng năm 1830, một nhóm nghệ sĩ và trí thức Pháp nhìn ra thế giới chung quanh và bỗng nhận ra cái bọn kém trí tuệ hơn mình đang điều khiến thế giới. Bỗng dưng những chủ tiệm, nhà quản lý, và nhà buôn làm ra hàng khối tiền, sống trong những ngôi nhà rộng lớn và nắm giữ những chức vụ quan trọng. Họ không có phong cách của giới quí tộc hay sự chất phác của nông dân. Thay vào đó trông họ thật đáng tởm. Họ là những người chạy theo vật chất một cách thô bỉ, gió chiều nào xoay chiều ấy, thiếu văn hóa nhưng tự mãn, những kẻ ít khi nào chịu thừa nhận sự kém cỏi về đời sống tinh thần so với những nghệ sĩ và trí thức. Đã thế, chính sự tầm thường ấy lại mang đến thành công. Không hiểu tạo hóa đã lầm lẫn như thế nào mà sự tham lam nhỏ mọn của họ lại mang đến tài sản khổng lồ, quyền lực vô biên và cả những sự trọng vọng của xã hội.

Monday, October 3, 2011

Bức thư của Joan Baez phản đối chính quyền CHXHCNVN vi phạm nhân quyền

 Joan Baez 1963

Dưới đây là nguyên văn bức thư cô ca sĩ phản chiến Mỹ Joan Baez và 81 người khác cùng ký tên gửi đăng ngày 30 tháng 5 năm 1979, trên năm nhật báo lớn của Mỹ là New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, San Francisco Examiner và San Francisco Chronicle để phản đối chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vi phạm nhân quyền:


Sự Hình Thành Hệ Thống Lưỡng Đảng Ở Mỹ

VOA – BS Phạm Hồng Sơn chuyển ngữ

(LÊN MẠNG Thứ sáu 19, Tháng Mười Hai 2008)

Khi lên làm Tổng thống, George Washington không thuộc đảng phái chính trị nào và vào thời điểm đó, nước Mỹ cũng chưa có đảng phái chính trị. Điều đó không có nghĩa là mọi người Mỹ lúc đó đều có cùng một chính kiến. Nước Mỹ lúc đó có nhiều quan điểm chính trị khác nhau, nhưng chưa có một tổ chức nào được lập ra để đưa người ra ứng cử.

Sau đó có hai tổ chức dần dần được hình thành trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của George Washington. Một tổ chức có tên là Người Liên bang, do bộ trưởng tài chính Alexander Hamilton lãnh đạo. Tổ chức thứ hai có tên là Người Cộng hòa, đứng đầu là bộ trưởng ngoại giao Thomas Jefferson. Mỗi tổ chức đều bày tỏ quan điểm chính trị của người đứng đầu.


Saturday, October 1, 2011

Ðại sứ Mỹ mua cà phê làm dân Trung Quốc xúc động



 SEATTLE (AP) – 17-8-2011 – Tấm hình tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc mang ba lô và tự đứng mua cà phê tại một phi trường, khiến người dân Trung Quốc xúc động.



Tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc đứng mua cà phê trong phi trường Seattle, lúc trên đường sang nhận nhiệm sở tại Bắc Kinh. (Hình: AP/Zhaohui Tang)
 

Friday, September 30, 2011

Chủ nghĩa Cộng Sản trong mắt người Ba Lan

 1. Mua xe



Dưới thời cộng sản, một khách hàng tới nhà máy sản suất xe ô tô FSO:

- Tôi có phiếu mua một chiếc ô tô Maluch (loại ô tô phổ thông dưới thời XHCN ở Ba Lan – người dịch), khi nào thì tôi sẽ nhận được ô tô?
- Thời hạn gần nhất là 10 năm nữa.
- Buổi sáng hay buổi chiều?
- Sáng hay chiều thì khác gì nhau?!
- Dạ, thưa…vì… bưu điện hẹn 10 năm nữa sẽ lắp điện thoại cho tôi vào buổi sáng.

Monday, September 26, 2011

Phan Kiến Quốc: Thế nào cũng phải đổi !

Truyền hình Sài Gòn cuối tháng 6 có trình chiếu một vở kịch xã hội nói lên đời sống của một gia đình có công với “cách mạng”. Sau những tình tiết bình thường, vở kịch chấm dứt bằng lời than thở của người vợ với ông chồng cách mạng : “Tôi tiếc lại cái thời nghèo khó ngày xưa, nghèo nhưng mà sống với nhau có cái tình”.

Wednesday, August 10, 2011

Lá thư hè Singapore

Tháng 7, 2011
 
Thưa các Anh Chị,
Đầu tháng 7 vừa qua tôi (và gia đình) vừa đi chơi ở Singapore một tuần nhân con chúng tôi nghĩ hè. Đây là lần đến thăm Singapore sau hơn 10 năm. Chúng tôi được gặp các anh Vũ Minh Khương và Giáp Văn Dương tại nhà riêng trong một buổi cơm tối và trò chuyện thân mật. Những ngày còn lại cả gia đình đi “ta bà” để tham quan, đi đến rã cả chân. Singapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế.
 

Phan Kiến Quốc: Xóa bỏ hận thù: tại sao không?

Một trong những điều người ta cảm nhận được trên truyền thông trong hai tuần đổ lại đây là những bài viết kêu gọi sự hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Dễ có đến hơn chục bài, thậm chí còn có cả những cuộc giao lưu giữa những người có tiếng tăm trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta đang bước sang năm thứ 35 ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.


Friday, July 22, 2011

Hồi ức một nữ thuyền nhân: ’10 năm vẫn mơ; 20 năm còn nhớ’

Westminter (Nhật báo Người Việt) – 31 năm trôi qua từ ngày lênh đênh trên chiếc ghe chết máy, và gần 20 năm những kỷ niệm đau thương được lấp kín, chôn vùi. Vậy mà giờ đây, trong một khoảnh khắc bất chợt, câu chuyện gian nan của một người con gái vượt biển đã những tưởng mình “chết đi sống lại” sau hành trình 40 ngày đi tìm tự do, lại sống dậy, ùa về, miên man cảm xúc.

Vừa đứng nhìn những bức hình trưng bày tại triển lãm “Thuyền nhân Việt Nam: 35 năm nhìn lại,” cô Ngoan Trần, cư dân thành phố Irvine, vừa đưa tay lau vội dòng nước mắt cứ tuôn xuống, trong khi trên sân khấu, lời bài hát “Ðêm chôn dầu vượt biển” của nhạc sĩ Châu Đình An được cất lên.

Monday, July 18, 2011

Chế Độ Miền Nam Trong Mắt Trịnh Công Sơn

Ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Điều này ai cũng biết. Như thế là Trịnh Công Sơn vui mừng vì đã hết chiến tranh, hòa bình đã đến và đất nước được thống nhất. Có lẽ là lúc đó Trịnh Công Sơn không sợ chế động cộng sản sắp đến tại miền Nam như những người lúc đó đang tìm đường bỏ nước ra đi. Thế còn Trịnh Công Sơn nghĩ gì về chế độ miền Nam? Sau 1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài phỏng vấn Trịnh Công Sơn và trong các câu trả lời, Trịnh Công Sơn nói rằng không bao giờ quên được việc cha ông xe cảnh sát đến bắt đi đến nhà lao Thừa Phủ, Huế, và đó là lý do Trịnh Cộng Sơn không muốn đi lính cho chế độ miền Nam. Trả lời như thế thì cũng không nói được gì nhiều là Trịnh Công Sơn nghĩ gì về chế độ miền Nam. Nhưng đọc trong bài Đi tìm sự thật Thư gửi Ngô Kha của Trịnh Công Sơn, có đăng nguyên văn lá thư Trịnh Công Sơn viết giả như là gửi cho Ngô Kha với mục đích hô hào, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh thì chúng ta có thể thấy chế độ miền Nam trong mắt Trịnh Công Sơn ra sao .

Friday, July 8, 2011

Cách thức mớm cung, ép cung của công an cộng sản

Trong những năm gần đây có những người nói thẳng, nói thật hoặc hoạt động tranh đấu cho dân chủ bị chế độ Cộng Sản tại Việt Nam bắt. Có người được đưa ra đọc bài thú nhận tội lỗi, có người kể lại khi bị công an bắt thẩm vấn thì bị công an gán ghép cho là gia nhập các tổ chức khủng bố như đảng Việt Tân, nhóm 8406… Khi những người này nói là mình chỉ tranh đấu bất bạo động và các tổ chức Việt Tân, 8406 không phải là tổ chức khủng bố vì cũng tranh đấu bất bạo động thì công an không nghe, vẫn bắt là họ phải nhận là hoạt động khủng bố và bắt phải ngưng hoạt động. Những câu chuyện như vậy cho thấy những người bị công an bắt thường chịu áp lực nặng nề với nhiều kỹ thuật mớm cung, ép cung bắt họ phải thú nhận là mình có tội. Đoạn dưới đây trích trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, do ông Hoàng Văn Chí viết, xuất bản tại Sài Gòn năm 1964 kể lại một số kỹ thuật mớm cung, ép cung của công an đã dùng từ 1953 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tìm cách bắt những người có thể chống đối để chuẩn bị cho Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất và bây giờ công an vẫn còn dùng.

Wednesday, July 6, 2011

Các mô hình chính quyền.


Dẫn nhập

Một chính quyền hợp pháp phải là một chính quyền được tạo nên từ sự ưng thuận của toàn dân. Lịch sử hình thành quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Mỹ, đều trải qua các giai đoạn từ phong kiến đến quân chủ. Sau chế độ quân chủ các nước đều trải qua một giai đoạn chuyển hóa, hoặc sang các chế độ độc tài như quân phiệt, phát-xít, đảng trị, hoặc sang thể chế dân chủ cộng hòa hay quân chủ lập hiến.

Friday, July 1, 2011

Tập nhạc Kinh Việt Nam của Trịnh Công Sơn


Trịnh Công Sơn đã soạn xong Kinh Việt Nam. Nhưng kế hoạch đảo chính được chuẩn bị từ năm 1968, nhiều lần tưởng đã sắp nổ ra lại phải hủy bỏ. Tướng Nguyễn Văn Thiệu biết có một cuộc đảo chính đang rập rình quanh mình nên rất cảnh giác. Phương tiện, giờ giấc đi lại của tường Thiệu luôn thay đổi bất ngờ. Những người phục vụ chung quanh có dấu hiệu bất thường liền bị điều động đi nơi khác ngay.


Monday, June 27, 2011

Đi tìm sự thật thư gửi Ngô Kha của Trịnh Công Sơn

Đi tìm sự thật thư gửi Ngô Kha của Trịnh Công Sơn

Nguyễn Đắc Xuân

Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, là bạn thân với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1959 và sau đó đi dạy học. Anh cùng với Trịnh Công Sơn, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn, Thái Ngọc San chủ trương tập san Tự Quyết. Từ năm 1972, anh chủ trương tập san Mặt trận Văn hóa Dân tộc miền Trung do Thành ủy Huế chỉ đạo. Trong thời gian hoạt động trong phong trào đấu tranh tại đô thị miền Nam, Ngô Kha đã bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ba lần vào các năm 1966, 1971 và lần cuối cùng bị thủ tiêu bí mật sau Hiệp định Paris, 1973.


Friday, June 24, 2011

Shinshin: chiến đấu cơ tàng hình của Nhật




Samurai đấu kiếm



Xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-06-22

Theo Cục Quản Lý Lao Động ngoài nước thì nhu cầu tiếp nhận lao động từ Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á đang gia tăng đáng kể. Tuy nhiên việc tuyển dụng nhân lực để gởi ra nước ngoài làm việc đang gặp khó khăn, vì không tìm đủ số ứng viên, như đòi hỏi của các doanh nghiệp trong khu vực, đang cần lao động Việt Nam. Đỗ Hiếu xin gởi đến quý vị các thông tin liên quan.

Friday, June 17, 2011

Trung Quốc: cán bộ lấy hơn 120 tỉ đô la của nhà nước rồi trốn ra nước ngoài

Theo tin đài BBC, ngân hàng Trung Ương Trung Quốc vừa công bố báo cáo rằng đã có hàng ngàn cán bộ lấy của nhà nước số tiền tổng cộng hơn 120 tỉ đô la (74 tỉ Euro) rồi bỏ trốn ra nước ngoài, phần lớn là trốn qua Mỹ.

Monday, June 13, 2011

Nhiều người bị bắt giữ vì biểu tình

 


Có những người chỉ bị giữ vài chục phút, hoặc vài tiếng, nhằm cách ly với đoàn biểu tình rồi sau đó được thả ra, song có nhưng người vẫn tiếp tục bị giữ. Ngoài việc bắt giữ, đưa lên xe bít bùng chở đi, công an đã dùng một xe phun nước để giải toán đoàn biểu tình. Các nhân chứng có mặt đều nói họ đã tuần hành ôn hòa, không có bất kỳ hành động khiêu khích nào.

Saturday, June 11, 2011

Mối liên quan giữa Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đệ Tam Quốc Tế




“Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc”. (Lê Nin)

Samurai



Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học

Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Sau đây là bài viết của một tác giả người Trung Quốc về nền giáo dục tiểu học Mỹ cộng với các câu chuyện để bạn đọc tiện so sánh hai nền giáo dục Mỹ – Trung Quốc.
Học sinh Mỹ và học sinh Trung Quốc


Tuesday, June 7, 2011

Thuần Vu Khôn thử tài Trâu Kỵ

Sách Đông Châu Liệt Quốc chép:

Thuần Vu Khôn vốn là một biện sĩ (biện sĩ: Người biện bác giỏi) lỗi lạc nhất của Tề, nghe Trâu Kỵ uốn ba tấc lưỡi mà được phong làm Tướng quốc, có ý không phục, bèn dẫn bọn tay chân đến yết kiến Trâu Kỵ.


Monday, May 30, 2011

Hình ảnh tàu tuần tra TQ cắt cáp chụp từ tàu BM 02


Liên Xô có giống nước Tần hay không?


Chế độ Liên Xô và chế độ nhà Tần giống nhau ở chỗ cùng là chế độ độc tài toàn trị, cùng đặt dân vào cái thế không thể cưỡng lại chính quyền. Nhưng hai chế độ khác nhau ở đường lối kinh tế, khác nhau ở chỗ một bên dùng luật pháp để cai trị còn bên kia dùng guồng máy đảng, căn cứ vào niềm tin của người trong tổ chức mà cai trị.


Friday, May 20, 2011

Đảng Cộng Sản Ấn Độ thất cử tại Tây Bengal


Những người cộng sản Ấn Độ lên cầm quyền tại tiểu bang Tây Bengal từ năm 1977 tại nay đang bị dân đổ lỗi là đã làm cho kinh tế đi xuống, tuyên bố nhận là mình đã thua trong vụ bầu cử.


Monday, May 9, 2011

Biểu tình Ðiện Biên có tới 8,500 người Hmong

...một lực lượng lớn quân đội Việt Nam có chiến xa yểm trợ đã được điều động tới đàn áp các người Hmong biểu tình từ ngày 3 tháng 5, 2011 đến nay.


Bình luận: Sự thật về cái gọi “Đạo Vàng Chứ” ở Điện Biên




Chính những điều kiện xã hội bất công, cách cai trị thiếu luật pháp, các hành vi thiếu đạo đức của chính quyền đã khiến các người dân tìm đến tôn giáo. Những điều thiếu đạo đức đó khiến cho người dân xứ cộng sản theo tôn giáo nhiều. Họ vào tôn giáo để gặp những người cũng tin vào các điều đạo đức giống như họ, những người mà họ tin được là sẽ không lừa dối họ, hễ giúp họ là giúp vì tình người chứ chẳng vì thủ đoạn để lợi dụng.

Sunday, May 8, 2011

Không phải là người H'mông muốn đòi lập nước riêng

 

 Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi. Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.

Sunday, April 24, 2011

Tượng Khổng Tử biến mất khỏi Thiên An Môn


Theo các bản tin của hãng thông tấn Reuters, hãng AP và báo New York Times ngày thứ bảy 23-4-2011 thì tượng Khổng Tử đã bị dời đi khỏi quảng trường Thiên An Môn vào đêm thứ năm 21-4-2011


Tuesday, April 19, 2011

Phân tích điều 88 Bộ Luật Hình Sự


Vì thế báo chí, truyền thông của các chế độ Cộng Sản theo khuôn mẫu của Liên Xô, Trung Quốc đầy những luận điệu dối trá. Những người làm truyền thông không ngần ngại bịa đặt, dối trá miễn là làm cho dân tin tưởng tuyệt đối vào đảng Cộng Sản. Để bảo vệ cho việc bịa đặt, dối trá cốt để có lòng tin của dân, nhà nước làm ra điều 88, cấm phao tin tâm lý chiến gây hoang mang trong quần chúng.

Thursday, April 14, 2011

Ghép nhạc Trịnh với Bob Dylan

Trong buổi trình diễn của Bob Dylan tại Sài gòn, ngày 10-4-2011, trước phần trình diễn của Bob Dylan là phần trình diễn nhạc Trịnh Công Sơn. Thử hỏi hai phần trình diễn này có ăn nhập vì với nhau?

Tuesday, April 12, 2011

Ngô Bảo Châu _ Về sự sợ hãi


Nhưng trong phiên tòa của Cù Huy Hà Vũ không có phần đưa ra các điểm vi phạm điều luật 88 Luật Hình Sự để có thể đi đến kết luận mà quan tòa đi đến kết luận ngay là có tội . Xét xử như thế thì chỉ có xử mà không có xét . Xét xử như thế là không đúng cách. Lời kết án của quan toàn trong phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ không có giá trị vì cách xét xử không đúng.

Monday, April 11, 2011

Bob Dylan bị tổ chức nhân quyền chỉ trích


Tuy nhiên, danh mục các bài hát trong đêm diễn của ca sỹ 70 tuổi thiếu vắng những giai điệu phản chiến và nhân quyền lừng lẫy thập kỷ 1960 như Blowin' in the Wind và The Times They Are A-Changin'... Lãnh đạo Human Rights Watch tuyên bố: "Dylan cần phải tự xấu hổ". Trong bài hát nổi tiếng Blowin' in the Wind (1963) mà cho tới tận ngày nay vẫn được nhiều ca sỹ chọn để hát lại, Bob Dylan viết: "Một số người phải tồn tại bao nhiêu năm trước khi có thể được tự do?" Bài The Times They Are A-Changin' (1964) thì có câu "Trật tự cũ đang nhanh chóng lụi tàn".


Wednesday, April 6, 2011

Vài dòng về tính đúng giờ của người Nhật.

 

Người Nhật cũng đã từng bị chê bai là làm việc không tôn trọng tính đúng giờ. Vào thời đó xã hội Âu châu đã sớm phát triển, đã hình thành ra những quy tắc đúng giờ và được coi như là một giá trị đạo đức của xã hội.


Monday, April 4, 2011

Bình luận: video Bác Hồ trả lời phỏng vấn phóng viên Pháp 6.1964


- Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

- JAMAIS (không bao giờ)


Wednesday, March 30, 2011

Khoa học Trung Quốc ‘sẽ vượt Mỹ’ trong hai năm tới

 Các số liệu này dựa trên những nghiên cứu được ấn hành trên các tạp chí được quốc tế công nhận, được liệt kê trên dịch vụ Scopus của nhà xuất bản Elsevier.

Sunday, March 20, 2011

Cuộc khởi nghĩa ở Hungarie năm 1956


Sau đại hội 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô, trong Đảng Cộng Sản Hungarie (tên chính thức là Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Hungarie) cũng đã diễn ra đấu tranh nội bộ cực kỳ căng thẳng. Cuối cùng, các lực lượng tiến bộ đã hạ bệ Rakoshi, người đứng đầu đảng có nhiều tội ác và là tay sai đắc lực của Liên Xô. Ngày 6.10.1956, có cuộc cải táng các nạn nhân bị giết oan dưới chế độ cộng sản, nhân dân căm phẫn biểu tình đông đảo với 200 ngàn người tham gia ngay giữa thủ đô Hungarie.

Tuesday, March 15, 2011

Mao giúp Việt Nam thống nhất tùy theo lợi ích từng lúc


Minh Đức

Ngày nay có người oán Trung Quốc là Trung Quốc không muốn cho Việt Nam thống nhất nên sau khi đã bắt tay với Mỹ năm 1972, Mao Trạch Đông nói với các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam là đừng vội thống nhất, đồng thời Mao giảm bớt viện trợ cho miền Bắc.


Monday, March 14, 2011

Trận Vũng Rô qua cái nhìn cả hai bên


Dưới đây là bốn bài viết, hai bài đầu do bên phía Cộng Sản Việt Nam và và hai bài sau, một do một chiến sĩ thuộc Lực Lượng Người Nhái Việt Nam Cộng Hòa và bài kế tiếp tổng hợp nhiều nguồn thuật lại vụ Vũng Rô, cùng một sự kiện, cùng một trận đánh.


Friday, March 11, 2011

Đại tá Gadhafi không cần dân chủ Tây phương


Gadhafi vẫn nắm trong tay quyền lực vô biên vì những kẻ chỉ huy quân đội, công an nghe lệnh của Gadhafi, là người có quyền ban phát bổng lộc, chức tước cho họ, và cũng là người ra hình phạt khủng khiếp cho họ nếu họ phản bội Gadhafi chứ họ không nghe lời những người tuy mang tiếng là có chức vị trong chính quyền nhưng không có khả năng thưởng phạt họ.


Monday, February 28, 2011

Lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước


 Chúng ta muốn một xã hội công bằng, ai cũng được hưởng những Nhân Quyền căn bản như tự do thông tin, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do nghiệp đoàn, tự do hội họp, tự do sinh họat chính trị đa nguyên đa đảng để người dân chọn người tài đức lãnh đạo quốc gia.

Saturday, February 26, 2011

Số liệu tăng trưởng của Trung Quốc nhiều sai lệch?

 

Các chuyên gia kinh tế nước ngoài cũng bày tỏ sự nghi ngờ. “Các nguồn tài liệu thì rất hạn chế, nền kinh tế Trung Quốc thì năng động và phức tạp, vậy mà Tổng cục thống kê của nước này chỉ dành ra 15 ngày để tiến hành điều tra và đưa ra kết luận về GDP của đất nước có 1,3 tỉ dân! ”

Monday, February 21, 2011

Bình luận: Hội thề, tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử?


Bàn về bài phê bình Hội Thề của Trần Mạnh Hảo:

Qua những đoạn trích trong bài này thì Ng Quang Thân không viết truyện này để bôi bác những tướng sĩ theo Lê Lợi mà chỉ muốn mô tả lịch sử trần trụi và tàn nhẫn, không tô vẽ, màu mè. Trong lịch sử, vào thời loạn thì những kẻ ít học thức, nhưng gan dạ, nhiều mưu kế, sảo quyệt là những kẻ dám đứng ra đánh nhau chứ không phải là hạng Nho sĩ, trí thức trói gà không chặt. Thời xưa có câu “Tú Tài tạo phản tam niên bất thành”, cho thấy trong tình trạng nhiễu nhương, hạng trí thức bất lực lại không bằng những kẻ thất học dám tuốt gươm đánh nhau.

Friday, February 18, 2011

Đại học miền Nam trước 1975: hồi tưởng và nhận định

Trụ sở Viện Đại Học Sài Gòn cạnh bên Hồ con rùa (góc đường Duy Tân - Trần Quý Cáp). Trước 1975, các trường ĐH công lập như Luật khoa, Văn khoa, Kiến trúc, Dược khoa và Y khoa v.v... đều là các Phân khoa thuộc Viện ĐH Sài Gòn

 Xin trân trọng giới thiệu một bài viết đặc sắc của Gs Lê Xuân Khoa về nền giáo dục đại học ở miền Nam trước 1975.

Dựng tượng Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa thời xưa không làm

 Tượng Tần Thủy Hoàng, mới được dựng lên sau này tại Trung Quốc

Nhưng luật lệ của nhà Tần quá khe khắt khiến cho người dân trở thành công cụ của quốc gia. Luật lệ khe khắt bất chấp tâm tư, hạnh phúc của người dân. Như thế quốc gia không còn phục vụ cho hạnh phúc của người dân mà toàn thể người dân phải hy sinh hạnh phúc của mình để phục vụ cho quốc gia, mà quốc gia ở đây tức là cho bản thân Tần Thủy Hoàng, giòng họ nhà Tần và tầng lớp quan lại cai trị bên trên.


Monday, February 14, 2011

2011: Hàng ngàn dân Iran xuống đường tại thủ đô Tehran

 Ảnh CNN cho thấy dân Iran đang xuống đường biểu tình

Chỉ 2 ngày sau khi tổng thống Ai Cập từ chức, hàng ngàn người dân Iran đã xuống đường tại thủ đô Tehran, Iran để phản đối chính quyền độc tài . Hiệu ứng Domino đang lan tràn tại Trung Đông làm cho các chế độ độc tài sụp đổ giống như thời 1989, hiệu ứng Domino đã lan truyền tại Đông Âu làm cho các chế độ độc tài cộng sản bị sụp đổ.

Sunday, February 13, 2011

Chế độ phát xít thâu tóm quần chúng vào các tổ chức của mình

Việc các tổ chức quần chúng bị đặt dưới sự lãnh đạo, hay đúng hơn - dưới sự kiểm soát của đảng phát xít, không tránh khỏi biến chúng thành những tổ chức quốc gia (vì đảng thống nhất với nhà nước). Từ đó suy ra rằng, các tổ chức này bảo vệ quyền lợi cho nhà nước phát xít, chứ không phải cho những thành viên của mình


Saturday, February 12, 2011

Giống và khác nhau giữa Việt Nam và Ai Cập


Sự khác nhau giữa tình hình Trung Đông và tình hình Việt Nam, Trung Quốc là tại Trung Đông có những nhóm người cuồng tín Hồi giáo muốn dùng bạo lực chiếm chính quyền, còn tại Việt Nam và Trung Quốc thì đã có nhóm người cuồng tín Cộng Sản chiếm được chính quyền và đang đi đến chỗ bị dân chán ghét luận điệu cuồng tín, muốn có tự do, dân chủ .