Quản Trọng |
Sách Cổ Học Tinh Hoa có câu chuyện Hang Ngu Ông như sau :
Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?
Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".
- Tại làm sao mà đặt tên như thế?
- Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ
- Coi hình dáng lão, không phải là người ngu cớ gì lại đặt cái tên như thế?
- Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".
Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!
Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".
Bàn:
Quản Trọng nghe chuyện thấy ông lão phải chịu mất ngựa và chấp nhận cái lập luận rất vô lý là bò không để được ra ngựa nên phải để cho người khác lấy ngựa mình thì biết ngay là trong xã hội có hiện tượng ỷ mạnh hiếp yếu. Mà nguyên nhân của nạn ỷ mạnh hiếp yếu là pháp luật không ra gì.
Nhìn vào một xã hội thấy có những lập luận vô lý mà người dân cứ phải chấp nhận thì người giỏi nhận xét thấy ngay trong xã hội đó có kẻ mạnh ngang ngược và kẻ yếu bị ức hiếp.
Nhìn vào chế độ Libya dưới sự cai trị của ông Muammar Gaddafi thấy ông này tự nhận là không hề giữ một chức vụ nào trong chính quyền. Ấy thế mà trên thực tế thì ông ta nắm toàn thể quân đội, an ninh, mật vụ, có toàn quyền quyết định về kinh tế, văn hóa. Ông Gaddafi lại còn nói rằng ông chỉ lãnh lương của một đại tá, 975 dinar một tháng, tương đương với 792 đô la Mỹ, nghĩa là khoảng 9500 đô la một năm. Nhưng trên thực tế thì con cái ông ta đi du học tại các trường đại học có tiếng tại Anh. Mỗi khi xuất ngoại các con ông đều ở các khách sạn sang trọng, đắt tiền. Trong khi đó người ta ước lượng của chìm của nổi của gia đình ông ta phải vào bạc tỉ.
Một người không có chức vụ gì trong chính quyền mà lại có quyền sinh sát với toàn dân, đi đâu cũng có vệ sĩ ôm súng vây quanh thì luận điệu « không có chức vụ » là một luận điệu vô lý. Cũng như việc lương thì thấp mà tiêu xài thì xa hoa thì cái luận điệu lương thấp là vô lý. Một dân tộc phải chấp nhận luận điệu vô lý là dấu hiệu trong nước đó có bọn người ỷ mạnh mà thâu tóm hết quyền hành, tiền bạc vào trong tay rồi ngang ngược nói những điều giả nhân giả nghĩa, dối trá đến mức vô lý mà người dân cứ phải im lặng, cúi đầu chấp nhận. Cái luận điệu càng huyênh hoang vô lý thì sự dùng sức mạnh áp bức kẻ yếu càng lớn.
Tại các nước có phong trào người dân nổi dậy người ta thường nhìn vào tầng lớp dưới trong xã hội xem đời sống của họ nghèo khốn đến đâu mà họ phải nổi loạn. Nhưng trong trường hợp Libya nhờ tiền bán dầu hỏa mà chính phủ biết ban phát tiền cho dân nên đời sống người dân cũng không đến nỗi nào. Ấy thế mà người dân vẫn nổi dậy. Nhìn vào luận điệu huyênh hoang, dối trá của Gaddafi người ta có thể thấy được rằng hơn bốn chục năm qua, người dân Libya phải nghe những lời dối trá vô lý mãi cũng có nghĩa đó là một xã hội chênh lệch về quyền lực, kẻ có quá nhiều quyền tha hồ khoác lác, giả nhân giả nghĩa, người không có quyền phải cúi đầu mà nghe, không được quyền có ý kiến, không được quyền phản đối, dù trong thâm tâm thừa biết đó là luận điệu vô lý.
Sự chênh lệch về quyền lực đó sinh ra những cách đối xử ngang ngược bất công trong đời sống hàng ngày gây ra sự uất hận trong lòng người dân. Ngày này qua ngày khác, mỗi người gặp phải những cảnh bị đối xử ngang ngược, bất công khác nhau khiến cho ngày càng đông người mang nỗi uất hận trong lòng. Lâu ngày các nỗi uất hận tích tự lại rồi nổ tung ra thành một cuộc nổi dậy làm cho Gaddafi phải mất mạng.
- Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".
Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!
Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".
Bàn:
Quản Trọng nghe chuyện thấy ông lão phải chịu mất ngựa và chấp nhận cái lập luận rất vô lý là bò không để được ra ngựa nên phải để cho người khác lấy ngựa mình thì biết ngay là trong xã hội có hiện tượng ỷ mạnh hiếp yếu. Mà nguyên nhân của nạn ỷ mạnh hiếp yếu là pháp luật không ra gì.
Nhìn vào một xã hội thấy có những lập luận vô lý mà người dân cứ phải chấp nhận thì người giỏi nhận xét thấy ngay trong xã hội đó có kẻ mạnh ngang ngược và kẻ yếu bị ức hiếp.
Nhìn vào chế độ Libya dưới sự cai trị của ông Muammar Gaddafi thấy ông này tự nhận là không hề giữ một chức vụ nào trong chính quyền. Ấy thế mà trên thực tế thì ông ta nắm toàn thể quân đội, an ninh, mật vụ, có toàn quyền quyết định về kinh tế, văn hóa. Ông Gaddafi lại còn nói rằng ông chỉ lãnh lương của một đại tá, 975 dinar một tháng, tương đương với 792 đô la Mỹ, nghĩa là khoảng 9500 đô la một năm. Nhưng trên thực tế thì con cái ông ta đi du học tại các trường đại học có tiếng tại Anh. Mỗi khi xuất ngoại các con ông đều ở các khách sạn sang trọng, đắt tiền. Trong khi đó người ta ước lượng của chìm của nổi của gia đình ông ta phải vào bạc tỉ.
Một người không có chức vụ gì trong chính quyền mà lại có quyền sinh sát với toàn dân, đi đâu cũng có vệ sĩ ôm súng vây quanh thì luận điệu « không có chức vụ » là một luận điệu vô lý. Cũng như việc lương thì thấp mà tiêu xài thì xa hoa thì cái luận điệu lương thấp là vô lý. Một dân tộc phải chấp nhận luận điệu vô lý là dấu hiệu trong nước đó có bọn người ỷ mạnh mà thâu tóm hết quyền hành, tiền bạc vào trong tay rồi ngang ngược nói những điều giả nhân giả nghĩa, dối trá đến mức vô lý mà người dân cứ phải im lặng, cúi đầu chấp nhận. Cái luận điệu càng huyênh hoang vô lý thì sự dùng sức mạnh áp bức kẻ yếu càng lớn.
Tại các nước có phong trào người dân nổi dậy người ta thường nhìn vào tầng lớp dưới trong xã hội xem đời sống của họ nghèo khốn đến đâu mà họ phải nổi loạn. Nhưng trong trường hợp Libya nhờ tiền bán dầu hỏa mà chính phủ biết ban phát tiền cho dân nên đời sống người dân cũng không đến nỗi nào. Ấy thế mà người dân vẫn nổi dậy. Nhìn vào luận điệu huyênh hoang, dối trá của Gaddafi người ta có thể thấy được rằng hơn bốn chục năm qua, người dân Libya phải nghe những lời dối trá vô lý mãi cũng có nghĩa đó là một xã hội chênh lệch về quyền lực, kẻ có quá nhiều quyền tha hồ khoác lác, giả nhân giả nghĩa, người không có quyền phải cúi đầu mà nghe, không được quyền có ý kiến, không được quyền phản đối, dù trong thâm tâm thừa biết đó là luận điệu vô lý.
Sự chênh lệch về quyền lực đó sinh ra những cách đối xử ngang ngược bất công trong đời sống hàng ngày gây ra sự uất hận trong lòng người dân. Ngày này qua ngày khác, mỗi người gặp phải những cảnh bị đối xử ngang ngược, bất công khác nhau khiến cho ngày càng đông người mang nỗi uất hận trong lòng. Lâu ngày các nỗi uất hận tích tự lại rồi nổ tung ra thành một cuộc nổi dậy làm cho Gaddafi phải mất mạng.
No comments:
Post a Comment