Friday, February 11, 2011

Tổng Thống Ai Cập Mubarak từ chức vì sự phản kháng của dân



Theo tin đài BBC ngày 11-2-2011 thì tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã từ chức và người dân Ai Cập vui mừng trên đường phố Cairo. Các xe hơi bóp còi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110211_mubarak_resign.shtml




Việc tổng thống Mubarak từ chức chỉ mới một ngày sau khi ông đọc diễn văn tuyên bố sẽ tiếp tục cầm quyền cho thấy quyết định từ chức có thể có trong đầu ông khi ông nhìn thấy phản ứng tiêu cực của người dân về bài diễn văn mà ông vừa đọc. Nhờ truyền thông mau chóng nên trên toàn thế giới và người dân Ai Cập lẫn ông Mubarak có thể thấy được là người dân có hài lòng về quyết định tiếp tục ngồi lại của ông Mubarak hay không. Sự thông tin mau chóng tạo ra tình trạng đối thoại giữa người cầm quyền và dân. Người cầm quyền có thể thấy ngay là quyết định tiếp tục ngồi thêm của mình không làm dân hài lòng. Có lẽ ông Mubarak hy vọng rằng khi mình đọc diễn văn thì người dân sẽ bớt phẫn nộ nhưng lại có tác dụng ngược lại. Trước đây khi chính quyền có thể đàn áp tiếng nói người dân thì chính quyền không thể đo lường được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Cũng có thể có áp lực từ phía những người thân cận có quyền lực của ông Mubarak khuyên ông nên từ chức. Họ áp lực ông từ chức có thể là vì họ thấy ý muốn của dân quá mạnh, không thể đi ngược lại được mà nên tuân theo thì mới tránh được tình trạng hỗn loạn mà chính bản thân và địa vị của họ cũng bị đe dọa. Tại Rumania năm 1989, khi người dân phẫn nộ phản đối lãnh đạo đảng Cộng Sản là Caucescu thì chính là người nắm an ninh của chế độ Rumania đã bắt và bắn cả hai vợ chồng Caucescu để rồi sau đó họ tiếp tục nắm quyền và có thể nói với dân họ là những người đứng về phía nhân dân.

Ngày 22-12-1989, hai vợ chồng Caucescu bỏ trốn khỏi thủ đô Bucarest bằng trực thăng trước cuộc biển tình phẫn nộ của người dân Rumania 

Chế độ tại Ai Cập đã tồn tại nhiều năm, chỉ đến bây giờ khi kinh tế bị lạm phát, giá thực phẩm gia tăng 15% thì nhiều người dân mới bất mãn xuống đường cùng một lúc. Tương tự, vụ khủng hoảng kinh tế tại Indonesia khiến cho giá cả gia tăng làm cho sinh viên xuống đường khiến cho Suharto từ chức. Tại Phillipines, khi Phillipines không có tiền để trả nợ nên phải vay của IMF. IMF bắt chính phủ Phillipines cắt giảm ngân sách, và cắt giảm việc tài trợ giá gạo. Khi chính phủ cắt giảm tài trợ gạo thì giá cao tăng lên, làm cho dân Phillipines xuống đường biểu tình khiến cho vợ chồng tổng thống Ferdinand Marcos phải bỏ trốn.

Ai cập sẽ đi hướng nào? Phe dân chủ kiểm soát được tình hình thì Ai Cập sẽ lo việc dân chủ hóa và lo cho đời sống người dân. Phe Hồi Giáo cực đoan thắng thì Ai Cập sẽ chống Mỹ, chống Do Thái và có thể sẽ gây chiến với Do Thái. Phe quân nhân cực đoan thắng thì họ có thể đi theo con đường chống Mỹ, chống Do Thái và gây chiến với Do Thái như Nasser đã làm. Còn phe đàn em của Mubarak nếu tiếp tục kiểm soát được tình thế thì đường lối vẫn như cũ và các cải cách dân chủ tuy có nhưng sẽ hạn chế và chậm chạp hơn.

No comments:

Post a Comment