Monday, February 14, 2011

2011: Hàng ngàn dân Iran xuống đường tại thủ đô Tehran

 Ảnh CNN cho thấy dân Iran đang xuống đường biểu tình

Chỉ 2 ngày sau khi tổng thống Ai Cập từ chức, hàng ngàn người dân Iran đã xuống đường tại thủ đô Tehran, Iran để phản đối chính quyền độc tài . Hiệu ứng Domino đang lan tràn tại Trung Đông làm cho các chế độ độc tài sụp đổ giống như thời 1989, hiệu ứng Domino đã lan truyền tại Đông Âu làm cho các chế độ độc tài cộng sản bị sụp đổ.


Theo bản tin của đài BBC thì ngày 14-2-2011, hàng ngàn người dân Iran đã xuống đường tại thủ đô Tehran và xô xát với cảnh sát [www.bbc.co.uk]. Trước đó vài tiếng đồng hồ, đài BBC có bản tin nói rằng hai lãnh tụ đối lập tại Iran kêu gọi người dân xuống đường để ủng hộ dân Ai Cập . Chính quyền Iran thấy thế nên cắt điện thoại di động của các lãnh tụ đối lập, bao vây nhà và đổ cảnh sát ra đứng đầy tại quảng trường trung tâm thủ đô . Mặc dù cảnh sát ngăn cản và trải người đầy, người dân Iran vẫn tụ tập và xuống đường. Ảnh hưởng Domino đang lan truyền tại Trung Đông giống như những gì đã xảy ra tại Đông Âu.

Đài CNN cũng có bản tin về cuộc biểu tình này .

 Hai lãnh tụ đối lập tại Iran ông Hossein Mousavi và ông Mehdi Karroubi đã làm đơn xin với nhà cầm quyền cho phép biểu tình để ủng hộ nhân dân Ai Cập . Đơn này bị nhà cầm quyền từ chối và hai vị lãnh đạo đối lập bị quản chế, không cho ra khỏi nhà. Mặc dù lãnh tụ bị quản chế, người ta vẫn thấy dân Iran xuống đường ngày 14-2-2011 theo lời kêu gọi được đăng trên Facebook và Youtube từ 2, 3 ngày trước.

Điều trớ trêu là mấy ngày trước đây chính quyền Iran trước đây đã lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình của nhân dân Ai Cập. Nay khi phe đối lập xin biểu tình để ủng hộ nhân dân Ai Cập thì chính quyền lại cấm.

Lý do chính quyền Iran lên tiếng ủng hộ nhân dân Ai Cập là vì chế độ của tổng thống Hosni Mubarak không phải là một chế độ giáo quyền, đặt quyền lực tối cao vào tay giáo chủ Hồi Giáo như ở Iran. Khi lên tiếng ủng hộ nhân dân Ai Cập lật đổ chính quyền Mubarak, những người cầm quyền tại Iran hy vọng là khi chính phủ Mubarak bị sụp đổ thì phe Hồi Giáo cực đoan, cụ thể là tổ chức Anh Em Hồi Giáo, sẽ nhân cơ hội cướp chính quyền mà dựng lên một chế độ giáo quyền theo mô hình của Iran. Nhưng khi phe đối lập ở Iran xin phép biểu tình để ủng hộ nhân dân Ai Cập thì những người cầm quyền Iran sợ rằng phe đối lập dùng các cuộc biểu tình để gây áp lực bắt buộc phe cầm quyền phải đi xuống, để cho phe đối lập lên thay.

Khi bị cấm đoán biểu tình như vậy, phe đối lập lên tiếng tố cáo chính quyền Iran đứng về phe Mubarak, tức là phe từ xưa đến nay vẫn thường đàn áp tổ chức Anh Em Hồi Giáo. Thật là trớ trêu, một chính quyền rất cực đoan, luôn luôn chủ trương Hồi Giáo phải nắm quyền tối thượng thì lại bị tố cáo là đứng về phe đàn áp Hồi Giáo .

No comments:

Post a Comment