Các cô gái Afghanistan, thập niên 1960 |
Ở Afghanistan, cũng như nhiều nước khác, người dân ở thành thị tiếp xúc với các nền văn hóa khác nên cởi mở hơn, trong khi người dân ở nông thôn thì trung thành với văn hóa cổ truyền của mình.
Thế hệ muốn canh tân như Tây Phương là thế hệ được vua Afghanistan cho đi du học các nước Tây Phương vào thập niên 1960, 1970. Khi cộng sản cướp chính quyền vào năm 1978, rồi Liên Xô đem quân sang, chiến tranh nổ ra thì những người đi du học không trở về nước. Năm 2001, khi Mỹ đem quân vào đánh đuổi Taliban và Al Qaeda thì những người này về nước phục vụ trong chính quyền và trong các tổ chức dân sự.
Một số hình ảnh về phụ nữ Afghanistan vào thập niên 1960 . Thời đó, phụ nữ không phải đội khăn chùm đầu như một số nước Hồi Giáo khác, được đi học đại học, ra làm việc và xã hội Afghanistan sinh hoạt giống như các nước Tây Phương.
Một nhóm nữ giáo sư, chụp năm 1965 |
Những
người Taliban là những người ở miền Nam Afghanistan, giáp giới với
Pakistan. Khi chiến tranh với Liên Xô xảy ra, hàng triệu người phải tỵ
nạn chiến tranh ở trong các trại tỵ nạn ở miền Nam. Một số giáo sĩ Hồi
Giáo thấy các trẻ em trong trại tỵ nạn không có trường học, không ai dạy
dỗ nên họ mở trường dạy học. Họ dạy các em giáo lý của Hồi Giáo và đào
tạo lên một thế hệ nhiệt thành tin tưởng vào Hồi Giáo và nếp sống của xã
hội Hồi Giáo đã có từ hàng trăm năm nay. Vì cộng sản chủ trương tiêu
diệt tôn giáo nên các giáo sĩ xem việc đánh đuổi Liên Xô là để bảo vệ
văn hóa của Afghanistan . Đến khi người Mỹ đem quân vào thì những người
Taliban nhìn người Mỹ cũng như là người Liên Xô, mặc dù Mỹ không chủ
trương tiêu diệt tôn giáo .
Taliban là người đã
chiến đấu để bảo vệ nếp sống văn hóa Hồi Giáo đã có hàng trăm năm. Vì
vậy họ sẽ cai trị theo lối đó, nghĩa là phục hồi lại việc áp dụng luật
Sharia. Mà cai trị theo lối cổ thì sẽ có các hình phạt mà ngày nay nhiều
nước không làm nữa. Chẳng hạn như ngoại tình bị ném đá cho chết, ăn
cắp, ăn trộm bị chặt ngón tay, phụ nữ không được đi học, không đi làm.
Minh Đức
2021.09.25
No comments:
Post a Comment