Các nhà lãnh đạo Nhật cộng tác với nhà cầm quyền Chiếm Đóng để thực hiện cải cách ruộng đất là là một phần trong việc dân chủ hóa nước Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến. Cuộc cải cách ruộng đất này được xem như một trong những cải cách thành công nhất của thời Chiếm Đóng và đã trở thành mầu mực cho cải cách ruộng đất tại các nước khác.
Mục đích của cải cách ruộng đất là để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa chủ ruộng, tuy làm chủ nhưng không tư cày cấy, và những người thuê đất để cày, phải trả cho chủ ruộng một phần lớn hoa lợi mà họ thu hoạch được. Cuộc cải cách ruộng đất nhắm vào giảm số ruộng đất mà một gia đình có thể làm chủ xuống mức đủ để cho gia đình đó tự cày cấy mà không phải thuê mướn người ngoài. Chính quyền bắt chủ ruộng không tự cày cấy phải bán tất cả số ruộng dư cho nhà nước. Nông dân được quyền giữ một số ruộng nhỏ đủ để mướn người khác cày hộ (một hecta tại phần lớn các vùng ở Nhật và 4 hecta tại đảo Hokkaido), và phải bán số ruộng trên mức đó cho nhà nước. Thường thì nhà nước bán số ruộng này cho người đang cày thuê trên chính mảnh đất đó. Kết quả của cuộc cải cách là đã cải thiện đời sống của nông dân một cách đáng kể.
Vì sao Cải Cách Ruộng Đất tại Nhật thành công?
Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Nhật năm 1946, chủ ruộng có nhiều ruộng hơn mức cho phép phải bán ruộng cho nhà nước với giá định sẵn. Nhà nước bán lại cho nông dân cùng giá, ưu tiên cho người đang cày thuê trên mảnh ruộng đó. Cải Cách Ruộng Đất ở Nhật thành công vì hai lý do. Thứ nhất là lực lượng Chiếm Đóng có đủ quyền lực để làm ra luật cải cách ruộng đất và thi hành luật đó, một đạo luật vốn đụng chạm đến lợi ích của giai cấp rất có quyền lực, đó là các địa chủ, để đem lại sự thay đổi về xã hội và kinh tế. Điều thứ hai thì phức tạp hơn. Vào thời kỳ đạo luật cải cách ruộng đất được ban hành vào tháng Mười năm 1946, chủ ruộng được bồi thường một món tiền tương đối thỏa đáng. Nhưng từ năm 1946 đến 1948, Nhật bị lạm phát rất mạnh, làm giảm giá trị của đồng yen. Kết quả là phần lớn người mua ruộng có thể trả hết tiền sau sau hai hay ba năm, trong khi đó, chủ ruộng nhận được món tiền bán ruộng lúc đó đã kém giá trị hơn trước.
Thời khởi đầu cơ giới hóa nông nghiệp
Máy cấy nhỏ đẩy tay |
Vào cuối thập niên 1960, máy cấy chạy bằng xăng cỡ như máy cắt cỏ trong vườn được sáng chế. Máy này dùng để cấy các cây mạ cao khoảng chừng một tấc, để lúa được mọc sớm và lớn nhanh hơn. Máy nông nghiệp nhỏ chạy xăng cũng được dùng để gặt và đập lúa cùng một lúc. Các máy này được thiết kể nhỏ để một người có thể đẩy đi và dùng trong các mảnh ruộng nhỏ. Các máy nông nghiệp nhỏ tương tự khác cũng được sáng chế để xới đất trồng rau hay các hoa màu khác. Các máy này thay thế cho công việc mà trước đây nông dân phải làm bằng tay hay dùng bò kéo. Lúc đầu, mỗi làng mua một hay hai máy cho toàn thể nông dân trong làng dùng chung. Về sau, khi các gia đình nông dân đã khá giả hơn, họ tự sắm máy riêng mà không cần phải lệ thuộc vào láng giềng nữa. Vào năm 1970 có 29 ngàn máy cấy được dùng trên toàn thể nước Nhật. Đến năm 1980, có 1.740.000 máy.
Sắp xếp lại ruộng đất
Ruộng được sắp xếp lại vuông vắn. Đây là cánh đồng ở Đồng Bằng Shonai, nằm ở Đông Bắc nước Nhật |
Ở Nhật, có nhiều miếng ruộng quá nhó để có thể cày cấy bằng máy cày và thường thì nông dân làm chủ nhiều mảnh ruộng nhỏ ở rải rác nhiều chỗ hơn là làm chủ một mảnh ruộng lớn. Một gia đình có ruộng thường có thể mua bán các mảnh ruộng nhỏ đó riêng rẽ và làm chủ các mảnh ruộng có điều kiện canh tác khác nhau để làm giảm nguy cơ bị thiệt hại vì thời tiết. Vào thập niên 1970, các làng nông nghiệp ở Nhật bắt đầu tổ chức lại cách sở hữu ruộng và làm lại bờ ruộng cũng như ranh ngăn các mảnh đất vườn để có thể sử dụng máy kéo nhỏ và các máy nông cụ khác một cách hữu hiệu hơn. Trong một làng, các nông dân đổi ruộng cho nhau để có thể có một mảnh ruộng duy nhất rộng hơn. Họ định lại ranh ruộng đất để có miếng đất khá vuông vắn để có thể canh tác một cách hữu hiệu bằng máy móc.
No comments:
Post a Comment