Thursday, January 28, 2016

Trung Quốc phơi bày sự yếu kém

Trung Quốc phơi bày sự yếu kém về hành chính môi trường và quản lý tài nguyên nước.

Tiết xuân kết thúc, sự ô nhiễm không khí không những không được cải thiện mà các tin tức bi thảm về đất nước và quốc dân bị khốn khổ vì ô nhiễm vẫn liên tục được truyền đi từ Trung Quốc. Có vẻ như Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc vốn có quyền hạn yếu dịp này đã lộ rõ thực tế hành chính môi trường yếu kém. Cùng với không khí, thứ không thể thiếu đối với sự sống con người là nước. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước cũng đang đối mặt với các vấn  đề. Tin tức nào cũng vậy nếu như là Nhật Bản thì phải chiếm đầu trang nhưng nó lại được truyền đi nhàn nhạt vì thế có thể thấy sự phán đoán giá trị có vẻ điên khùng.

Tin có tính mạnh mẽ là  “Chính phủ Trung Quốc công nhận nguyên nhân của “làng ung thư” với  100 địa điểm trên toàn quốc”. Các vụ xả ra ngoài với khối lượng lớn chất thơm hỗn hợp và đổ chất thải bất hợp pháp trở nên có quy mô toàn quốc, hành chính môi trường thì đổ trách nhiệm lẫn nhau làm cho thiệt hại của người dân trở nên to lớn không có gì cứu vãn được.

Theo “Kế hoach 5 năm lần thứ 12 về phòng trừ, ngăn ngừa nguy cơ môi trường từ chế phẩm hóa học” do Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc công bố, chính phủ Trung Quốc  dự định “ trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) sẽ thực thi các biện pháp phòng ngừa, cải thiện toàn diện đối với trên 3000 loại chất ô nhiễm công nghiệp, hóa học có ảnh hưởng nặng đến môi trường sinh thái và thân thể con người”, “theo bản báo cáo này thì không chỉ xuất hiện sự ô nhiễm trầm trọng nguồn nước uống ở rất nhiều khu vực do ô nhiễm môi trường mà các “làng ung thư” với vô số các bệnh nhân cũng tồn tại trên toàn quốc.



Theo tin tức từ phương tiện truyền thông Trung Quốc, số lượng các địa điểm trên lên tới trên 100. Các “làng ung thư” ban đầu tập trung tại những khu vực dọc bờ biển phía đông nơi công nghiệp phát triển sớm nhất với các ngành công nghiệp được đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên do sự tăng cường chính sách bảo vệ môi trường và điều tiết cơ cấu công nghiệp của khu vực duyên hải phía đông, các ngành công nghiệp có liên quan đến ô nhiễm môi trường đã di chuyển vào phía trong và cùng với nó là sự  mở rộng của các “làng ung thư” và khu vực ô nhiễm.

Tin tức thời sự của Trung Quốc cho biết việc  97%  đô thị đều có nguy cơ cao về ô nhiễm nước ngầm là sự việc trầm trọng tới mức làm cho cả Nhật Bản phải náo động. Các nhà máy hóa học và nhà máy giấy đã đưa nước ô nhiễm có hại vào trong lòng đất và lờ đi biện pháp xử lí chính quy.


Người ta biết rằng có khoảng 64% đô thị của Trung Quốc đang phải đối mặt với ô nhiễm nước ngầm trầm trọng. Có 118 đô thị đang trong quá trình tiếp tục điều tra, thu thập dữ liệu vì vậy  khoảng 33% đô thị ô nhiễm nhẹ do đó số đô thị “về cơ bản có nước ngầm sạch” chỉ dừng lại ở 3%. Tờ Nam Phương đô thị báo (bản điện tử)-tờ báo của Trung Quốc công bố thông tin này vào ngày 17 đã cảnh báo nguy cơ:  “sự ô nhiễm nước ngầm của Trung Quốc trước đó đã không thể làm ngơ, đã đến lúc phải có biện pháp chế ngự cơ bản”. Tài nguyên nước của Trung Quốc có đến 1/3 là nước ngầm. Bên cạnh việc nước ngầm bị ô nhiễm do các nhà máy hóa học thải ra nước ô nhiễm trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng cao là sự mở rộng của sự tổn hại sức khỏe do con người do uống phải nước ngầm bị ô nhiễm các chất có hại.

Một nhà báo lấy mẫu nước từ một dòng sông bị nhuộm đỏ

Cơ quan nghiên cứu Yamatosoken đã đưa ra “Hiện trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước trầm trọng và vấn đề môi trường nước ở Trung Quốc”. Dưới đây tôi trích dẫn “Biểu 2. Lượng tài nguyên nước theo đầu người theo sự phân chia của chính phủ Trung Quốc:

Trung Quốc mặc dù có các sông lớn như  Trường Giang và nước thì phong phú nhưng do dân số đông nên không thể nói lượng nước dành cho mỗi người là giàu có. Thêm nữa do lãnh thổ rộng nên phân bố không đều, theo như biểu đồ trên thì  các thành phố trực thuộc trung ương như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân tính trung bình lượng nước “bình quân 1 người/năm là dưới 550m3, tức là rơi vào tình trạng thiếu nước tuyệt đối”

Hãy so sánh với đoạn ghi chép của Nhật Bản trong Thông cáo thư của Bộ giáo dục, khoa học, văn hóa: “Lượng sử dụng tài nguyên nước của Nhật Bản tính trung bình trong năm  là khoảng 130m3/người, lượng cung cấp nước ngọt cho công nghiệp nếu được quy đổi sang theo đầu người thì vào khoảng 110m3/người, nước dùng cho sản xuất nông nghiệp chừng 460m3/người, tính chung khoảng 700m3/người”. Tài nguyên nước của Bắc Kinh, Thượng Hải gần với lượng nước sử dụng cho sinh hoạt ở Nhật Bản.

Nước sông ô nhiễm làm cá chết

Tỉ lệ phần trăm dựa vào nước ngầm ở Bắc Kinh khá cao trong khi mực nước ngầm thì có xu hướng suy giảm. Các đô thị khác cũng có tình hình tương tự, sự ô nhiễm do chất thải công nghiệp đã trở nên cực nguy hiểm. Mặc dù “công trình điều tiết nước từ Nam tới Bắc” với việc tạo ra đường dẫn nước từ Trường Giang ở phía nam, nơi có nguồn tài nguyên nước phong phú, lên phía bắc đang được xúc tiến nhưng việc xây dựng đang tiến hành rất chậm chạp và tương lai của đường dẫn nước tới Bắc Kinh còn mờ mịt. Tuy nhiên sự tập trung dân số ở các đô thị không hề dừng lại. Trên toàn Trung Quốc có khoảng 300 triệu người thiếu nước uống.

Trong bối cảnh đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và thiếu tài nguyên, phát biểu của người đứng đầu Bộ bảo vệ môi trường ở cấp bộ trưởng năm 2007 đã được báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Yamatosoken ghi lại. “Về lý do đưa vào chế độ xem xét trách nhiệm môi trường của cán bộ chính phủ địa phương: “Bất chấp năng lực cấp phép môi trường của khu vực, lưu vực nhiều chính quyền địa phương đang tiệm cận giới hạn năng lực của mình, vẫn tiếp tục theo đuổi mù quáng tỉ lệ tăng trưởng GDP, hi sinh lợi ích toàn quốc gia và sức khỏe của quốc dân để bảo đảm lợi ích đặc quyền của thiểu số (tác giả chú: có lẽ là chỉ cán bộ của chính quyền địa phương và xí nghiệp). Để cải thiện tình trạng này giáo dục hay khai sáng là không đủ mà cần đến cơ chế có tính sức mạnh”.

Cho dù lần này Bộ bảo vệ môi trường có tăng cường quy chế về chất lượng của nhiên liệu chạy xe ô tô do sự ô nhiễm khói độc nặng thì nó cũng không tiến triển do vấp phải bức tường tạo nên từ sự câu kết của giới lãnh đạo cao cấp và các xí nghiệp quốc doanh.

Có vẻ như Tokyo Shimbun (Báo Tokyo) đã chớp lấy cơ hội này khi bài báo “Trung Quốc: cứ 2.6 ngày có một vụ thông báo ô nhiễm, quá nửa là chất hóa học nguy hiểm” cho biết “Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc trước ngày 23 đã công bố số vụ ô nhiễm môi trường có thông báo trong vòng 4 năm từ 2008 đến 2011 là  568 vụ. Tính trung bình là 2.6 ngày có 1 vụ. Trong số đó 287 vụ (khoảng một nửa) là ô nhiễm do các chất hóa học nguy hiểm với nguyên nhân là xả thải bất hợp pháp hoặc xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hay sản xuất. Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ “làm xảy ra tổn hại sức khỏe nghiêm trọng và các vấn đề xã hội”. Cũng có trường hợp đưa tin chính thức rằng Bộ môi trường của Trung Quốc cũng tương đương cấp “bộ” của Nhật Bản.

Tham khảo: Mời tham khảo các link sau:



『中国は終わった』とメディアはなぜ言わない
日本への中国重篤スモッグ流入ぶり連続アニメ
第343回「中国大気汚染の絶望的な排出源構成と規制遅れ」
http://webronza.asahi.com/bloggers/2013022500001.html

Tác giả: Dando Yasuharu

Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

Tháng Ba 2, 2013


https://thonsau.wordpress.com/category/moi-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-phat-tri%E1%BB%83n-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng/

https://thonsau.wordpress.com/author/thonsau/

No comments:

Post a Comment