Saturday, January 2, 2021

Việt Nam mất Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc

 


(VNTB) – Mối tình thân Lào, Campuchia với Việt Nam tỷ lệ nghịch với số tiền đầu tư của Bắc Kinh đổ vào hai quốc gia này.

Tờ Diplomat nhận xét rằng Việt Nam đã mất đi hai người bạn thân vào tay Trung Quốc là Lào và Campuchia.

Lào và Campuchia dù chỉ ở cấp độ 3 trong chính sách ngoại giao của Việt Nam với mối “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt”. 

 


Campuchia trở nên trung thành với Trung Quốc

Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt của Hà Nội với Lào và Campuchia không bị gián đoạn trong hàng chục năm. Nhưng trong những năm gần đây, tận dụng các dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) Trung Quốc đã dần kéo được cả hai quốc gia này ra khỏi quỹ đạo của Hà Nội.

Tác động lớn nhất của việc này  có thể nói là việc Campuchia và Lào không ủng hộ hoàn toàn lập trường của Việt Nam trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của ASEAN ở Biển Đông, khiến cho không ít người cho rằng Lào và Campuchia là “những kẻ vô ơn”.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, thủ tướng do Hà Nội dựng nên và ủng hộ mạnh mẽ  trong suốt những năm Trung Quốc, Hoa Kỳ và các đối tác của họ trong ASEAN cấm vận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Hun Sen trở thành bạn tốt của Tập Cận Bình.

Hunsen xem  Campuchia và Trung Quốc là “những người bạn kiên định”. Hun Sen bỏ qua bất kỳ cuộc nói chuyện nào đề cập đến sự vi phạm của Trung Quốc và Hà Nội rõ ràng không còn người của mình ở Campuchia. Campuchia tham gia tích cực vào dự án Vành  đai và Con đường với quy mô ít nhất 5,3 tỷ USD và đang hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng nhưu đường xá, cầu, sân bay, đường sắt, đập thủy điện và các đặc khu kinh tế.

Ở các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như Sri Lanka, Bắc Kinh đã tận dụng các dự án BRI để đạt được lợi ích địa chính trị một khi nước nhận đầu tư nhận ra rằng họ không thể chi trả được chương trình. Hun Sen bác bỏ những lo ngại này đối với Campuchia mặc dù một số nhà quan sát tin rằng Phnom Penh đã từ bỏ một số chủ quyền của mình do các thỏa thuận BRI, đặc biệt là trong các SEZ do Trung Quốc sở hữu.

Dù không thừa nhận cho Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân và không quân tại Ream và Dara Sakor, nhưng  Bắc Kinh  lại đang rót vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại những địa điểm này cho phép Trung Quốc khả năng tiếp cận ưu đãi với những căn cứ này trong tương lai.

Bên cạnh đó Trung Quốc và Campuchia đã tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận chung bất chấp đại dịch. Mạn sườn phía tây của Việt Nam sẽ bị đe doạ nghiêm trọng nếu Bắc Kinh có thể tiếp cận cảng  Ream hoặc Dara Sakor dọc theo Vịnh Thái Lan, hoặc, trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh bất ngờ sở hữu và vận hành các căn cứ, điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sườn phía Tây của Việt Nam.

Lào: nạn nhân mới nhất của bẫy nợ Trung Quốc

Báo Nhật Nikkei nhận định  rằng chính sách ngoại giao bẫy nợ của thực dân đỏ Trung Quốc đã có thêm một nạn nhân mới nhất là Lào. Một quốc gia nhỏ bé và  giàu tài nguyên.  Lào đã trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện quốc gia vào thời điểm mà nợ của công ty điện lực quốc doanh Lào đã lên tới 26% tổng sản phẩm quốc nội vì đang mang nợ đầm đìa

Tham vọng của Lào là trở thành nơi cung cấp năng lượng của Đông Nam Á khi cho đầu tư vào phát triển thủy điện và xuất khẩu điện. Vì vậy, Lào đã đồng ý giao cho các công ty nhà nước lớn của Trung Quốc vai trò quan trọng trong việc khai thác trữ lượng thủy điện dồi dào của Lào.

Bắc Kinh hiện đã kiểm soát hiệu quả lưới điện  cũng như các nguồn tài nguyên nước của Lào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh môi trường và phát triển bền vững ở Lào khi  Lào  không có biển, trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng đập thuỷ điện lớn ở thượng nguồn sông Mekong đang góp phần làm cho mực nước sông cạn kiệt và hạn hán tái diễn ở các vùng hạ lưu.

Các công ty Trung Quốc đã và đang phát triển một khu nghỉ dưỡng tại đặc khu kinh tế Boten ở bắc Lào dọc theo biên giới Trung Quốc, và nhiều đặc khu kinh tế khác đã có hoặc sắp đi vào hoạt động với hợp đồng thuê đất dành cho Trung Quốc lên đến hàng nhiều chục năm. Lào đã đồng ý cho Trung Quốc thuê Bote 90 năm.

Những thỏa thuận thuê đất dài hạn tạo ấn tượng rằng Lào cũng nhưu Campuchia đang hoặc đã trở thành một nửa thuộc địa của Trung Quốc. Quyền lực của Bắc Kinh làm mờ tất cả khiến cho Lào không còn chỗ để nhức nhích trong khi Lào đã quay cuồng với món nợ nần chồng chất.


Muốn làm con nợ của Trung Quốc

Nhiều quốc gia trên thế giới đã dễ dàng trở thành con nợ của Trung Quốc.

Trước hết là vay tiến của Trung Quốc rất dễ dãi. Khác với IMF thường chỉ cho vay  kèm theo các điều kiện và giám sát nghiêm ngặt. Trung Quốc không đánh giá mức độ tín nhiệm của quốc gia đi vay; trong khi  IMF sẽ không cho vay nếu đánh giá thấy các khoản vay bổ sung có thể đẩy nước này vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng, Trung Quốc sẵn lòng cho vay cho đến khi các quốc gia đối mặt với khủng hoảng nợ.

Trung Quốc bắt đầu làm đối tác kinh tế của một quốc gia nào đó chỉ để dần dần trở thành chủ kinh tế của quốc gia đó. Trên thực tế, nước nào càng cần vay tiền thì mức lãi suất mà họ có thể phải trả cho Trung Quốc càng cao. Trung Quốc có thành tích khai thác lỗ hổng của các nước nhỏ, có vị trí chiến lược vay nhiều. Một ví dụ như vậy là Maldives, nơi Bắc Kinh chuyển các khoản tín dụng lớn thành ảnh hưởng chính trị, kể cả việc mua lại một vài hòn đảo nhỏ với giá rẻ trong quần đảo Ấn Độ Dương này.

Maldives đã may mắn thoát khỏi bẫy nợ của Trung Quốc. Kể từ khi cuộc bầu cử lật đổ tổng thống độc tài cách đây chưa đầy hai năm, Ấn Độ đã đứng ra bảo lãnh với gói hỗ trợ ngân sách hào phóng và một gói viện trợ gần đây.

Quần đảo Maldives nằm trong Ấn Độ Dương ở phía Nam Ấn Độ. Trung Quốc mua vài hòn đảo của Maldives có nghĩa là Trung Quốc có thể lập hải cảng quân sự và đem tàu chiến đóng ở Ấn Độ Dương. Tàu chiến của Trung Quốc hiện diện thường trực ở Ấn Độ Dương là sự uy hiếp cho an ninh của Ấn Độ. Ấn Độ có thể bị Trung Quốc phong tỏa đường ra biển ở phía Nam khi hai nước có chiến tranh. Ấn Độ bỏ tiền ra cho Maldives trả nợ Trung Quốc là để giải cứu cho an ninh của chính mình.


Trong khi hàng loạt các quốc gia khác đã không may mắn như vậy. Sri Lanka và Pakistan phải nhượng các tài sản chiến lược lại cho Bắc Kinh.  Sri Lanka phải gán nợ hải cảng Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm;  Pakistan trao cho Trung Quốc nhiều độc quyền, cùng với việc miễn thuế, để điều hành cảng Gwadar trong 40 năm tới. và hưởng 91% doanh thu của cảng. 

 

Hải cảng Hambantoto của Sri Lanka cũng nằm trong Ấn Độ Dương, ở phía Nam Ấn Độ . Trung Quốc muốn thuê hải cảng này 99 năm là để có thể hiện diện thường trực ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc hào sảng bỏ tiền ra cho các nước ở phía Nam Ấn Độ vay tiền là để có được vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương không phải chỉ là thuần túy muốn có lợi về kinh tế .


Tajikistan,gần đây đã yêu cầu Bắc Kinh giảm nợ. Kyrgyzstan  cũng đã nhờ Bắc Kinh cứu trợ vào tháng trước trước. Ở châu Phi, một danh sách dài các quốc gia muốn đình chỉ trả nợ cho Bắc Kinh trong thời kỳ đại dịch corona gồm có Angola, Cameroon, Congo, Ethiopia, Kenya, Mozambique và Zambia.

Anh Khoa biên dịch

Nguồn:

https://asia.nikkei.com/Opinion/Why-do-so-many-Asian-nations-want-to-be-in-China-s-debt

https://thediplomat.com/2020/11/vietnam-is-losing-its-best-friends-to-china/

Nhật báo Calitoday
https://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/viet-nam-mat-lao-va-campuchia-vao-tay-trung-quoc.html



No comments:

Post a Comment