Tuesday, March 5, 2013

Từ Chung và quyền tự do báo chí

Trưa ngày 31-12-1965, lái xe về đậu trước cửa nhà (số 59 đường Nguyễn Lâm), vừa bước xuống xe vòng ra sau để mở cốp xe lấy tờ báo và cây viết, Từ Chung, Tổng Thư Ký nhật báo Chính Luận, bị hai cán bộ khủng bố nội thành cộng sản, chở nhau trên một xe gắn máy, rút súng bắn năm phát liền vào lưng. Từ Chung gục chết trong tay chỉ có tờ báo và cây viết ngay trước mắt đứa con trai đầu lòng 12 tuổi.


Ảnh hưởng của cây viết của Từ Chung được tìm thấy trong một tập sách có tựa đề là "Trui Rèn Trong Lửa Ðỏ", trong đó đảng Cộng Sản đã kể lại thành tích dùng bạo lực giết hại những người dân vô tội của Miền Nam mà trong đó Từ Chung là một trường hợp. Thế nhưng Từ Chung là ai mà Việt Cộng phải ra tay giết hại như vậy?

Sơ lược tiểu sử

Từ Chung tên thật là Vũ Nhất Huy (tên khai sinh đầu tiên của ông là Vũ Mạnh Sơn Nhất Huy, nhưng sau này có lẽ thấy cái tên dài lê thê quá, ông đã ra tòa xin rút ngắn lại là Vũ Nhất Huy), bị ám sát vào ngày 30-12-1965 lúc ông 41 tuổi, như vậy là nếu còn sống, năm nay ông 73 tuổi, sinh quán ở Sơn Tây, Bắc Việt Nam. Từ Chung là anh cả trong một gia đình gồm bảy anh em trai, thế nhưng chỉ có hai người anh lớn trong nhà là Vũ Mạnh Sơn Nhất Huy và Vũ Mạnh Sơn Nhị Hoàng vào được miền Nam, năm người em phải ở lại miền Bắc với cộng sản sau năm 1954. Từ Chung mất đi để lại một vợ trẻ và bốn con thơ, cháu lớn nhất mới 12 tuổi.

Sau này đứa con trai lớn nhất của Từ Chung, Vũ Trọng Hiệp, sau khi tốt nghiệp sĩ quan Thủ Ðức đã không chịu ở lại tiểu khu, mà xin đi chiến đấu. Vũ Trọng Hiệp đã bỏ mình tại Ban Mê Thuật năm 1975, vừa đúng 22 tuổi.

Từ Chung đỗ tú tài tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết báo.

Từ Chung viết rất nhiều thể loại, từ điểm sách, văn chướng, văn hóa đến chính trị, kinh tế v.v... nhưng nổi tiếng nhất là các bài xã luận về kinh tế. Từ Chung là người Việt Nam đầu tiên đã giản dị hóa môn học khô khan khó hiểu là kinh tế học, đưa môn học này về gần với quần chúng bình dân. Những bài xã luận của Từ Chung về kinh tế được độc giả thuộc mọi trình độ khác nhau, từ các ông giáo sư đại học, các chuyên viên kinh tế thượng thặng đến các cậu sinh viên, các bà nội trợ đều thấu hiểu tường tận những biến chuyển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mình. Những bài viết xã luận về kinh tế của ông thường được một số trí thức gọi đùa là "mục kinh tế chợ" đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp giai cấp và thế hệ độc giả khác nhau. Về dịch thuật, Từ Chung có dịch cuốn "Bí Danh" (Secret Name) của Lâm Ngữ Ðường.

Lược thuật ngày Từ Chung bị ám sát

Theo tường thuật của nhật báo Chính Luận, số ra ngày 1-1-1966, một ngày sau khi Từ Chung bị ám sát, thì vào khoảng 12:20 ngày 30-12-1965, Từ Chung từ tòa soạn báo Chính Luận số 15 đường Võ Tánh trở về nhà ở số 59 đường Nguyễn Lâm thì bị hai tên khủng bổ dùng súng lục hạ sát. Từ Chung đi trên chiếc xe hơi cũ kỹ. Khu phố nhà ông lúc ấy thưa thơt người qua lại, chỉ có một số trẻ em nô đùa trên bãi cỏ.

Ðau xót và thảm thương nhất là em Vũ Trọng Hiệp, 12 tuổi, học sinh đệ thất, người con trai đầu lòng của Từ Chung, khi thấy xe bố về liền chạy ra cửa đón bố. Nhưng không ra được khỏi nhà vì cửa khóa, em Hiệp đã mục kích, đã chứng kiến từ đầu đến cuối cái chết của bố em mà đành chịu không làm gì được.

Ðứa bé kể lại cái chết của bố

Em Hiệp đã nức nở kể lại trong tiếng khóc:

Cháu nghe thấy tiếng còi ô tô của bố cháu. Cháu chạy ra đứng phía trong cửa để chờ bố, cháu thấy bố cháu xuống xe rồi mở thùng xe đằng sau để lấy cái gì đó. Thế rồi có hai người đi gắn máy dừng lại, cháu nhìn rõ xe hiệu Goebel sơn màu xanh. Một người xuống xe tay cắp cặp da, mặc quần mầu xanh màu da trời, áo xanh lạt có sọc, trạc độ 26 tuổi. Người ấy mở cặp da lấy ra một khẩu súng và tiến lại gần bố nhắm bắn luôn mấy phát liền. Bố cháu gục xuống.

Hiệp sau này lớn lên đã xung vào Thủ Ðức và em đã bỏ mình tại Ban Mê Thuộc hồi năm 1975.

Thụy Giao


Một số báo tư nhân tại miền Nam trước 1975:

Thời xua làm báo tại miền Nam ra sao, xin đọc bài Từ Chung Giữa Làng Báo







No comments:

Post a Comment