Sunday, March 24, 2013

Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau?

Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có giới thiệu bài viết của học giả Lê Hồng Hiệp mang tựa đề "The rise of Chinese contractors in Vietnam" (Sự trỗi dậy của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam). Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị.

Đến cuối năm 2009 các công ty kỹ thuật của Trung Quốc đã tham gia vào các dự án trị giá 15,4 tỷ USD tại Việt Nam, đưa thị trường Việt Nam trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.


Đôi khi các nhà thầu Trung Quốc thậm chí còn chiếm tới 90% các hợp đồng Kỹ thuật, Thuê mua, Xây dựng, gọi tắt là EPC (Engineering / Procurement /Construction) cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.

Hai yếu tố chính dẫn tới mức gia tăng đáng kể các nhà thầu kỹ thuật của Trung Quốc tại Việt Nam, đó là: các điều kiện đi kèm với các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của bên mua mà Trung Quốc dành cho Việt Nam, và các chiến lược kinh doanh 'linh hoạt' của các nhà thầu Trung Quốc.

Trong khi các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho Việt Nam đã bị hạn chế từ năm 1991, thì các khoản cho vay ưu đãi lại lên tới 500 triệu đô la Mỹ tính tới cuối năm 2010.
Các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi từ bên mua của Trung Quốc dành cho Việt Nam cũng tăng lên, đạt 1 tỷ USD vào cuối năm 2008.

Nhưng để Việt Nam được nhận các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc, cũng như các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của người mua, thì họ phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ và thiết bị cũng như dịch vụ Trung Quốc cho các dự án có liên quan.

Những điều kiện như vậy chắc chắn đã góp phần dẫn tới sự gia tăng các công ty kỹ thuật Trung Quốc tại Việt Nam.

Kẽ hở trong luật

Nhà thầu TQ tham gia nhiều dự án hạ tầng tại Việt Nam

Trong khi đó, đối với các dự án tài trợ theo những cách khác và mở ra cho cả các nhà thầu quốc tế, thì lại có những kẽ hở trong Luật Đấu thầu của Việt Nam mà theo đó giá thành thấp sẽ được lợi hơn so với các khía cạnh kỹ thuật.

Trong khi các nhà thầu Trung Quốc có thể đưa ra mức giá thấp hơn đáng kể so với các nhà thầu khác nên họ được hưởng một lợi thế khi cạnh tranh.

Vấn đề là sau khi được nhận đồng các công ty Trung Quốc thường cố tìm cách tiết kiệm chi phí bằng cách thuyết phục các chủ dự án thay đổi các điều khoản ban đầu của hợp đồng, hoặc thậm chí không đếm xỉa gì tới chúng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự thống trị của các công ty Trung Quốc đã sản sinh ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho Việt Nam.
Trước hết là có nhiều tin tức trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam viết về hoạt động yếu kém của các nhà thầu Trung Quốc.

Vấn đề phổ biến nhất là việc các nhà thầu đã không đảm bảo được chất lượng, không có khả năng làm theo đúng thời hạn hoặc vi phạm các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Những chi phí phụ trội cho các chủ dự án Việt Nam đã cản trở sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Thứ hai là chính điều kiện đòi hỏi các dự án được tài trợ bởi các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu của người mua từ Trung Quốc thì phải nhập khẩu công nghệ, thiết bị và dịch vụ từ Trung Quốc nên điều này đã góp phần vào thâm hụt thương mại kéo dài của Việt Nam với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, ví dụ, tăng từ 9 tỷ USD năm 2007 lên thành 16,4 tỷ USD vào năm 2012.

Và cuối cùng là các nhà thầu Trung Quốc muốn sử dụng lao động Trung Quốc, và nó cũng có nghĩa là người lao động Việt Nam bị thiệt.

Các nhà thầu Trung Quốc giải thích việc chọn công nhân Trung Quốc là vì rào cản ngôn ngữ, thiếu tin tưởng vào lao động Việt Nam, và công nhân Trung Quốc có kỹ năng tiên tiến hơn.

Phụ thuộc lẫn nhau

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã gây nhiều phản ứng tại Việt Nam

Những vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ kinh tế và chính trị của Việt Nam với Trung Quốc.

Trước hết là việc Việt Nam phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc đã gây ra quan ngại về an ninh quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là an ninh năng lượng.

Tình trạng chậm trễ và chất lượng kém của các nhà máy điện do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng đã tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện tại Việt Nam.
Kế đến là sự hiện diện của công nhân Trung Quốc, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đã gây ra tâm lý bất mãn trong dân chúng ở Việt Nam.

Ngoài việc thổi bùng thêm cách nhìn nhận rằng người lao động địa phương bị đặt vào thế bất lợi, thì sự hiện diện của công nhân Trung Quốc còn gây ra các quan ngại về an ninh.

Đã có tin tức về việc công nhân Trung Quốc vi phạm luật, gây rối trật tự xã hội, hoặc thậm chí dính dáng vào các cuộc đối đầu bạo lực với cộng đồng dân cư địa phương.
Sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc làm việc cho nhà thầu Chalieco tại nhà máy nhôm ở Tây Nguyên đã dẫn tới những phản đối từ các nhân vật cao cấp tại Việt Nam - trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người lập luận rằng một số lượng lớn lao động Trung Quốc ở Tây nguyên sẽ tạo một chỗ đứng cho Trung Quốc trong lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam.

Lập luận của Tướng Giáp là một trong những lý do cơ bản đằng sau những phản đối mạnh mẽ được xã hội dân sự tại Việt Nam lên tiếng nhằm chống lại việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Và thứ ba là chất lượng kém của một loạt các dự án của Trung Quốc họ đã tạo ra nhận thức tiêu cực trong một bộ phận lớn dân chúng ở Việt Nam về các nhà thầu Trung Quốc và khiến nảy sinh phản ứng chính thức từ các tổ chức và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

Giải pháp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang sửa đổi Luật Đấu thầu để cho phép các chủ dự án loại bỏ các nhà thầu không đủ điều kiện, những người đưa ra mức giá thấp nhưng dường như không có khả năng cung cấp một dịch vụ có chất lượng.

Luật được sửa đổi cũng quy định rằng các nhà thầu đã trúng thầu không được phép sử dụng lao động nước ngoài cho công việc mà công nhân Việt Nam có thể làm được. Luật cũng đặt ra các giới hạn về nhập khẩu hàng hóa và thiết bị nào đã sẵn có tại địa phương.

Những quy định như vậy, một khi được thông qua, sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam.

Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, có thể thấy tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước gia tăng [4], và đây là nền tảng quan trọng cho một mối quan hệ hòa bình và ổn định giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên, phải trả giá cho sự phụ thuộc lẫn nhau này. Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong công chúng nước này và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối ngờ vực của người Việt đối với Trung Quốc.

 BBC _ Cập nhật: 15:35 GMT - thứ ba, 19 tháng 3, 2013


Lê Hồng Hiệp là giảng viên tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và làm bằng tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, tại Canberra, Úc.


Bình luận:

Vấn đề dùng nhà thầu Trung Quốc kém khả năng không phải chỉ có thể giải quyết bằng luật lệ. Có những trường hợp nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ rồi không tôn trọng hợp đồng mà bên chủ thầu vẫn chấp nhận thì vấn đề là lương tâm của những người ngồi cầm quyền. Dù không có luật lệ bắt phải xét về chất lượng nhà thầu thì người cầm quyền có lương tâm cũng thấy phải đặt việc chất lượng của công trình lên trên hết khi gọi thầu và chọn nhà thầu. Cũng như luật lệ xây dựng tuy có đầy đủ mà các hiện tượng cầu, đường kém phẩm chất, thi công cẩu thả mà vẫn được nghiệm thu... vẫn xảy ra thì vấn đề không phải là thiếu luật lệ, mà là thiếu lương tâm.


The rise of Chinese contractors in Vietnam


Author: Le Hong Hiep, VNU and UNSW@ADFA
By the end of 2009 Chinese engineering companies were involved in projects worth US$15.4 billion in Vietnam, making the Vietnamese market their largest in Southeast Asia.

On occasion, Chinese contractors have even accounted for up to 90 per cent of EPC (Engineering/Procurement/Construction) contracts for thermal power plants in the country. Two major factors account for the spectacular rise of Chinese engineering contractors in Vietnam: the conditions attached to the concessional loans and preferential export buyer’s credits that China provides Vietnam, and the ‘flexible’ business strategies of Chinese contractors.

While Chinese grants to Vietnam since 1991 have been limited, concessional loans reached as much as US$500 million by the end of 2010. China’s preferential export buyer’s credits for Vietnam have also been increasing, reaching US$1 billion by the end of 2008. But for Vietnam to receive China’s concessional loans, as well as preferential export buyer’s credits, it has to use Chinese contractors, technology, equipment and services for related projects. Such conditions have undoubtedly contributed to the rise of Chinese engineering companies in Vietnam.

Meanwhile, for projects funded in other ways and that are open to international bidders, there are loopholes in Vietnam’s Law on Tendering that favour low prices over technical aspects. As Chinese contractors are able to offer a markedly lower price than competing bidders they enjoy a competitive advantage. The problem is that after being awarded the contract Chinese companies often try to save costs by persuading project owners to change the contract’s original terms, or even by just ignoring them.
It’s not surprising, then, that the dominance of Chinese companies has produced a number of serious problems for Vietnam.

First, there have been numerous reports in the Vietnamese media of poor performance by Chinese contractors. The most common problems come from the contractors’ failure to ensure quality, their inability to keep deadlines, or the violation of contractual terms and conditions. These additional costs for Vietnamese project owners have hindered the sustainable development of Vietnamese infrastructure.

Second, the condition that projects funded by Chinese preferential loans and export buyer’s credits must import technology, equipment and services from China has contributed to Vietnam’s perennial trade deficit with China. Vietnam’s trade deficit with China, for example, increased from US$9 billion in 2007 to US$16.4 billion in 2012.

Finally, Chinese contractors prefer to use Chinese labourers, which means Vietnamese workers miss out. Chinese contractors explained their preference for Chinese workers by referring to the language barrier, their lack of trust in Vietnamese labourers, and Chinese workers’ more advanced skills.

These problems have significant implications for Vietnam’s economic and political relations with China. First, Vietnam’s dependence on Chinese contractors has generated concerns about Vietnam’s national security, especially energy security. The delays and poor quality of power plants constructed by Chinese contractors have further exacerbated the country’s power shortage.

Second, the presence of Chinese workers, whether legal or illegal, has caused public resentment in Vietnam. As well as fuelling perceptions that local labourers are at a disadvantage, the presence of Chinese workers has caused security concerns. There have been reports of Chinese workers breaking laws, causing social disorder, or even engaging in violent confrontation with local communities. The presence of hundreds of Chinese labourers working for the contractor Chalieco at aluminum plants in the Central Highlands has elicited objections from high-profile figures in Vietnam — including war hero General Vo Nguyen Giap, who argued that the large numbers of Chinese working in the Central Highlands would give China a foothold in this strategically important area of the country.His argument was one of the rationales behind strong protests mounted by Vietnamese civil society against bauxite mining in the Central Highlands.

Third, the poor quality of a number of their projects has created a negative perception of Chinese contractors among a large segment of the Vietnamese population and triggered official responses from Vietnamese organisations and policy makers.

The Ministry of Planning and Investment is revising the Law on Tendering to allow project owners to disqualify bidders who offer low prices but seem unlikely to provide a quality service. The revised law also provides that the winning contractors not be allowed to use foreign workers for jobs that can be done by Vietnamese. It also puts restrictions on imports of goods and equipment that are locally available. Such provisions, once passed, will undermine Chinese contractors’ competitiveness in Vietnam.

Since the normalisation of relations between Vietnam and China there has been growing economic interdependence between the two countries, which is a key foundation for a peaceful and stable relationship between them. But interdependence has come at a cost. The dominance of Chinese contractors has generated hostility in the Vietnamese public and further deepened its distrust of China.

Le Hong Hiep is a lecturer at the Faculty of International Relations, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, and is a PhD candidate at the University of New South Wales, Australian Defence Force Academy, Canberra.

A version of the article was first published here by the Institute of Southeast Asian Studies.


 Trao dự án cho nhà thầu nước ngoài: Đừng ham rẻ
(LĐ) - Thứ hai 22/08/2011 11:12


Nhiều dự án lớn đã rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc, vì họ chào giá rất rẻ nhưng thi công ì ạch, không bảo đảm chất lượng, lại sử dụng nhiều lao động phổ thông, thậm chí lao động không phép.

Tình trạng này đã khá phổ biến. Khắc phục bằng cách nào? PV đã đặt vấn đề này với chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng.

Ông Nguyễn Văn Thụ (chủ tịch Hiệp hội Cơ khí): Không thể để mặc doanh nghiệp Việt

Tình trạng rất nhiều công trình lớn nhà thầu ngoại trúng làm tổng thầu đã khiến nhiều doanh nghiệp VN khó khăn. Doanh nghiệp cơ khí trong hiệp hội chúng tôi nhiều người đã đầu tư cả ngàn tỉ đồng nhưng hiện đang lâm vào cảnh không có việc làm. Trong khi đó các công trình của nhà thầu ngoại lại không muốn dùng hàng VN, họ ý thức rất cao kích cầu hàng của họ.

Chúng ta không có tiền làm nhà máy, phải đi vay nên đôi lúc phải nhượng bộ. Nhưng vốn vay đó phải hiểu chúng ta sẽ phải trả, họ đâu cho không, nên phải kiên quyết để kích nội lực mình lên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà thầu Trung Quốc được hỗ trợ, cả về thuế, tỉ giá... có thể khiến giá của họ giảm được khoảng 30%. VN nếu cứ để mặc doanh nghiệp của mình tự cạnh tranh thì ta không bao giờ thắng nổi.

Doanh nghiệp đang khó khăn, công nhân thiếu việc làm, ông Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng - cho rằng nên sửa lại Luật đấu thầu để có cơ chế cụ thể hơn, giúp nhà thầu trong nước có cơ hội để trưởng thành trước các nhà thầu nước ngoài.

Nhiều dự án rất lớn dùng vốn trong nước, có giá trị hàng tỉ USD nhưng nhà thầu nước ngoài lại thắng thầu. Khả năng về vốn, công nghệ, trình độ quản lý... của doanh nghiệp VN chưa mạnh nhưng cũng có một số doanh nghiệp VN đã đảm nhận thành công vai trò tổng thầu EPC như tại nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhơn Trạch...

Cẩn thận rẻ mà... rất đắt

* Thưa ông, nhiều dự án do ta thiếu vốn, phải chọn nhà thầu nước ngoài bỏ thầu giá rẻ nhất. Nhưng so với tuổi thọ dự án, tiêu hao nhiên liệu thì cuối cùng “nhà máy giá rẻ” lại thành rất đắt?

- Đúng là yếu tố rất quyết định với một dự án là xuất xứ và chất lượng thiết bị. Ví dụ đơn giản là một lò nung trong nhà máy ximăng, nếu chiều dày đúng chuẩn 28mm, chất liệu thép tốt sẽ hoạt động được 30 năm. Nhưng cũng lò ấy, chất liệu thép bình thường, trình độ công nghệ trong nước chế tạo không cao, chỉ hoạt động được 20 năm. Khấu hao trong 20 năm đẩy giá thành cao lên. Đặc biệt, nhà máy tiêu thụ nhiên liệu cao thì gánh nặng chi phí sẽ đeo đẳng suốt cả đời nhà máy...

* Vừa rồi có sự kiện Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ đã yêu cầu đền bù, phạt nhà thầu Trung Quốc vì chậm tiến độ, chất lượng sản phẩm ra không đúng thiết kế. Dù phạt được nhưng có vẻ thiệt hại lâu dài lại là phía VN?

- Chúng ta còn nghèo, đôi khi phải chọn cái rẻ, nhưng nếu không cẩn thận thì cộng các chi phí sửa chữa, nhiên liệu, thời gian dừng nhà máy để chỉnh sửa lại thành  ra đắt. Đã có một ví dụ khi ta chọn công nghệ khoan đường hầm tự động hóa. Nhật Bản chào công nghệ tiên tiến, giá rất đắt. Dùng công nghệ này không phải làm “lô cốt” nên có dự án ở TP.HCM chọn, nhưng lại chọn công nghệ Trung Quốc. Cuối cùng chết mất mũi khoan, việc chưa thành mà trước mắt tốn vài triệu USD...

* Nhiều chủ đầu tư cho rằng chất lượng thiết bị của Trung Quốc không thấp. Nhiều sản phẩm châu Âu sản xuất tại Trung Quốc cũng phải theo tiêu chuẩn châu Âu. Nên chọn sản phẩm Trung Quốc vừa rẻ, chất lượng lại tốt?


- Tôi công nhận không phải sản phẩm Trung Quốc nào cũng không tốt. Nhiều mặt hàng Trung Quốc không kém gì châu Âu. Nhưng phải cụ thể là nhà máy nào, ở đâu? Chúng ta đưa ra yêu cầu về lò hơi, về kết cấu nếu chỉ chung chung thì không thể so sánh được. Ví dụ chiếc xe hơi thôi, một chiếc Toyota sản xuất ở Trung Quốc không khác gì sản xuất tại Nhật với các tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng có thể sẽ khác nhau về độ tinh tế trong vận hành, độ bền...

Chúng ta cần cảnh giác vì ngay một chiếc máy bơm tôi thấy có trường hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật ghi trên sản phẩm y hệt nhau, nhưng khi vận hành chỉ khác một điều: sản phẩm sản xuất tại nước châu Á... tốn điện hơn. Chỉ khác một chi tiết rất nhỏ ấy nhưng đấy chính là vấn đề. Đôi khi trình độ, công nghệ để kiểm định thiết bị của ta còn hạn chế, chỉ khi sử dụng mới biết. Họ cũng biết điều đó và họ cứ đưa vào, chúng ta đã bị hớ. Cuối cùng sản phẩm của chúng ta chất lượng và giá cả sẽ khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của nước họ xuất khẩu sang. Đây có thể chính là cái “đắt” nhất, đặc biệt là khi chúng ta cắt giảm thuế quan theo hiệp định thương mại tự do.

* Nhà thầu nước ngoài đem vốn, công nghệ vào, nhưng nếu cứ như thế doanh nghiệp VN sẽ bị khó khăn, đây sẽ là giá đắt trong lâu dài?

- Không phải tự dưng doanh nghiệp VN đủ ngay năng lực được. Họ phải được tạo điều kiện để lớn dần. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều dự án bị cắt giảm, đình hoãn thì nhiều doanh nghiệp xây dựng phải nói là khó khăn, thiếu công ăn việc làm. Trong khi đó, nhiều dự án lớn nhà thầu nước ngoài làm. Đó là ảnh hưởng về cơ hội phát triển, có thể tỉ lệ không lớn nhưng chắc chắn có ảnh hưởng.

* Có hiện tượng nhiều chủ đầu tư cho rằng lao động Trung Quốc năng suất cao, giá rẻ, không cho họ vào sẽ chậm tiến độ nên đã “ngả mũ” âm thầm mặc nhà thầu đưa công nhân vào?

- Vấn đề mà theo tôi dứt khoát phải tìm hiểu là mức lương nhà thầu trả cho công nhân nước ngoài có thật sự chỉ 2-4 triệu đồng/tháng như họ nói không. Tôi ngờ rằng lương mà nhà thầu trả cho công nhân nước ngoài ở VN thấp chỉ là cớ để họ vin vào đó không sử dụng công nhân VN. Sau khi về nước, công nhân của họ rất có thể được trả thêm một khoản dưới dạng tiền phụ cấp xa nhà... Đây cũng là cách khiến công nhân nước ngoài không phải nộp thuế thu nhập tại VN. Trong khi đó nếu sử dụng lao động trong nước, cái được của chúng ta không chỉ là doanh nghiệp VN phát triển, lao động có việc làm mà thuế thu nhập chúng ta cũng thu được nhiều hơn.

Sửa Luật đấu thầu

* Theo nhiều chủ đầu tư hiện nay, nếu không “ngả mũ” trước nhà thầu nước ngoài thì đất nước sẽ được lợi rất nhiều?


- Tôi nghĩ rằng nếu ta chú trọng phát huy nội lực, chủ đầu tư có thể ưu tiên được nhà thầu nội, bằng việc đưa ra yêu cầu phù hợp với trình độ của VN hơn, thậm chí họ có thể chia dự án ra nhiều gói thầu để nhà thầu nội có cơ hội. Bài toán chào thầu hoàn toàn có thể ghi rõ điều kiện thực hiện, như phải sử dụng vật tư thiết bị trong nước sản xuất được. Ví dụ kết cấu thép, công nhân trong nước... đáp ứng thì phải được ghi rõ trong hợp đồng là dùng hàng trong nước. Chứ gạch lát nền, sứ vệ sinh VN sản xuất tốt, không lý gì cứ để họ đưa từ nước họ sang. Nếu chúng ta kiên quyết ngay từ khi đưa ra bài toán gọi thầu thì nhiều doanh nghiệp Việt sẽ được lợi, ngay cả khi nhà thầu nước ngoài thắng thầu.

* Nhiều chuyên gia cho rằng nhà thầu Trung Quốc được chính quyền của họ hỗ trợ lớn. Nên nếu cứ để mặc nhà thầu VN thì chúng ta sẽ tự đẩy mình vào cuộc cạnh tranh không cân sức?

- Nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu khắp nơi chứ không chỉ ở VN. Châu Phi, Thái Lan, thậm chí mới đây cả Mỹ họ cũng trúng... Tôi được biết tại Trung Quốc, nhà nước có chính sách rất tốt đối với các nhà thầu khi trúng thầu tại nước ngoài, như cơ chế thuế thu nhập doanh nghiệp. Chúng ta đang thiếu vốn nghiêm trọng, không có lý gì Trung Quốc đưa vốn sang ta không nhận. Nhưng vấn đề là tận dụng tối đa nguồn lực nước ngoài nhưng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp VN vươn lên dần dần.

* Nghĩa là cơ chế hiện nay vẫn cần chỉnh sửa?

- Chúng tôi vừa có kiến nghị với Bộ Kế hoạch - đầu tư sửa một số nội dung của Luật đấu thầu để tạo điều kiện cho nhà thầu nội, nhất là các nguồn vốn từ ngân sách, từ doanh nghiệp nhà nước... Thứ nhất, chúng ta phải chọn thầu không chỉ ở giá mà còn cả ở chất lượng thiết bị và tiến độ. Thứ hai, những gói thầu trong nước làm được thì chỉ cho đấu thầu trong nước. Thứ ba là cần quy định rõ hơn để cấm ngặt không đưa lao động nước ngoài không có trình độ vào VN. Ngoài ra trong các gói thầu, ngay cả khi đấu thầu quốc tế, thiết bị nào trong nước sản xuất được, bắt buộc phải đưa vào, không để tình trạng nhà thầu nước ngoài đến cái đinh, cái ốc cũng nhập chứ kiên quyết không dùng hàng VN.

Theo Tuổi Trẻ

No comments:

Post a Comment