Nguyễn Đình Đăng dịch
Lời giới thiệu của người dịch:
Trong cuộc nội chiến Nga sau cách mạng tháng 10, chính quyền bolshevik, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lenin, đã tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ (1918–1923). Vào mùa thu năm 1919 hàng loạt trí thức tại Petrograd (tên của Saint Petersburg thời đó) đã bị cáo buộc âm mưu phản loạn và đã bị bắt. Nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị Lenin ngừng khủng bố trí thức. Lenin đã viết bức thư trả lời dưới đây, trong đó ông gọi các trí thức thân Hiến Dân là cứt (Xem chú giải[1] về Đảng Hiến Dân).
Vậy những trí thức bị Lenin liệt vào loại “thân Hiến Dân” và bị Lenin gọi là cứt là những ai? Theo nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (1918–2001) thì đó là 80% giới trí thức Nga. A. Solzhenitsyn từng bị giam 11 năm (1945–1956) trong các nhà tù và tại tập trung Xô-Viết. Được trao giải Nobel văn chương năm 1970 nhưng không thể đi nhận, ông nhận giải thưởng này năm 1974 tại Thụy Điển sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm đó. Ông quay trở lại tổ quốc năm 1994 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Trong tác phẩm “Quần đảo GULAG”, A. Solzhenitsyn viết: “Thân Hiến Dân có nghĩa là gì? Đó không phải là những người về phe chủ nghĩa quân chủ cũng chẳng phải những người của phe chủ nghĩa xã hội, mà đó là toàn bộ giới khoa học, đại học, văn nghệ sĩ, và tất nhiên là toàn bộ giới kỹ nghệ. Ngoài các nhà văn cực đoan, những nhà thần học và các lý thuyết gia chủ nghĩa xã hội, toàn bộ giới trí thức còn lại, 80% của giới này, là những người thân Hiến Dân.” (Xem A. Solzhennitsyn, Quần đảo GULAG, Tập 1, trang 44, khổ thứ 3, từ dòng thứ 6).
Trong thư, Lenin lấy Korolenko làm mẫu người của trí thức tư sản. Chú giải[4] giải thích Korolenko là ai.
Trong tác phẩm “Quần đảo GULAG”, A. Solzhenitsyn viết: “Thân Hiến Dân có nghĩa là gì? Đó không phải là những người về phe chủ nghĩa quân chủ cũng chẳng phải những người của phe chủ nghĩa xã hội, mà đó là toàn bộ giới khoa học, đại học, văn nghệ sĩ, và tất nhiên là toàn bộ giới kỹ nghệ. Ngoài các nhà văn cực đoan, những nhà thần học và các lý thuyết gia chủ nghĩa xã hội, toàn bộ giới trí thức còn lại, 80% của giới này, là những người thân Hiến Dân.” (Xem A. Solzhennitsyn, Quần đảo GULAG, Tập 1, trang 44, khổ thứ 3, từ dòng thứ 6).
Trong thư, Lenin lấy Korolenko làm mẫu người của trí thức tư sản. Chú giải[4] giải thích Korolenko là ai.
Thư V.I. Lenin gửi A.M. Gorky
15/IX[1]
Alexei Maximưch thân mến,
Tôi đã tiếp Tonkov, và ngay cả trước khi tiếp ông ta và trước khi nhận được thư của Ông chúng tôi trong Trung Ương đã quyết định bổ nhiệm Kamenhev và Bukharin kiểm tra việc bắt các trí thức tư sản loại thân Hiến Dân[2] và để thả những ai có thể thả được. Bởi đối với chúng tôi rõ ràng là đã có những sai lầm trong việc này.
Và cũng rõ ràng rằng, việc bắt đám Hiến Dân (và thân Hiến Dân) là cần thiết và đúng đắn.
Khi tôi đọc quan điểm thẳng thắn của Ông về việc này, tôi đặc biệt nhớ lại câu nói của Ông đã in sâu vào đầu tôi trong những cuộc trò chuyện giữa chúng ta (tại London, ở Capri và sau đó):
“Giới nghệ sĩ chúng tôi là những người vô trách nhiệm.”
Chính thế đấy! Vì chuyện gì mà Ông lại nói những lời lẽ cực kỳ giận dữ như vậy? Vì chuyện vài chục (hoặc ngay cả vài trăm) ông kễnh Hiến Dân và thân Hiến Dân ngồi tù vài ngày để tránh âm mưu kiểu vụ đầu hàng Đồi Đỏ,[3] những âm mưu đe dọa cái chết của hàng chục ngàn công nhân và nông dân.
Thật là thảm hoạ, cứ thử nghĩ mà xem! Thật là bất công! Cho bọn trí thức ngồi tù vài ngày hoặc thậm chí cả vài tuần đi nữa để tránh cho hàng chục ngàn công nhân và nông dân bị giết hại!
“Giới nghệ sĩ là những người vô trách nhiệm.”
Trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản là sai. Tôi lấy Korolenko[4] làm mẫu người của bọn trí thức tư sản: Gần đây tôi có đọc cuốn sách mỏng hắn viết vào tháng 8 năm 1917 nhan đề “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại.” Korolenko trên thực tế là một kẻ thân Hiến Dân nhất, gần như là một tên menshevik. Thật là một kiểu chủ chiến đê tiện, xấu xa, kinh tởm, được che đậy bằng những lời lẽ đường mật! Một con buôn bị cầm tù bởi những thành kiến tư sản. Đối với các ông kễnh này thì 10 triệu người bị giết trong cuộc chiến tranh đế quốc là việc đáng ủng hộ (bằng những việc trong các câu chữ đường mật “chống” chiến tranh), còn sự hy sinh của vài trăm ngàn người trong cuộc nội chiến chân chính chống bọn địa chủ và lũ tư bản thì lại gây nên những “ối”, “oái”, những tiếng hổn hển, và những cơn động kinh.
Không. Chẳng có gì là tội lỗi khi cho những “tài năng” như thế ngồi tù vài tuần, nếu đó là việc phải làm để tránh các âm mưu (kiểu vụ Đồi Đỏ) và cái chết của hàng chục ngàn người. Chính chúng tôi đã lật tẩy các âm mưu này của bọn Hiến Dân và thân Hiến Dân. Và chúng tôi biết bọn giáo sư thân Hiến Dân luôn luôn giúp đỡ bọn âm mưu phản loạn. Đó là sự thật.
Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.
Đối với “các lực lượng trí tuệ” mong muốn đem khoa học cho nhân dân, chứ không phải làm tôi tớ cho tư bản, chúng tôi trả tiền công trên mức trung bình. Đó là sự thật. Chúng tôi giữ gìn họ. Đó là sự thật. Chúng ta có hàng chục ngàn sĩ quan phục vụ Hồng quân và chiến thắng cho dù có hàng trăm tên phản bội. Đó là sự thật.
Còn về tâm trạng của Ông, “hiểu” thì tôi có hiểu (một khi Ông đã bắt đầu nói không biết liệu tôi có hiểu Ông không). Khi ở Capri và sau đó tôi đã nhiều lần nói với Ông: Ông quây quần với các phần tử xấu nhất của giới trí thức tư sản và nghe theo tiếng rên rỉ của chúng.
Ông nghe thấy và nghe theo tiếng kêu la của vài trăm trí thức nhân vụ bắt bớ “khủng khiếp” trong vài tuần lễ, còn tiếng nói của quần chúng, của hàng triệu công nông, đang bị bọn Denikin, Kolchak, Liazonov, Rodzianko, bọn Đồi Đỏ âm mưu phản loạn, (và những tên Dân Hiến khác) đe doạ – tiếng nói đó thì Ông không nghe thấy và không nghe theo. Tôi hiểu lắm chứ, hiểu lắm chứ, rằng có thể sa đà không chỉ tới mức, kiểu như “Hồng quân cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn Bạch Vệ” (các chiến sĩ đấu tranh lật đổ bọn tư bản và địa chủ cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn địa chủ với bọn tư bản), mà còn tới mức tin vào Chúa Trời và bố già Sa Hoàng. Tôi hiểu lắm chứ.
Này, này, Ông sẽ chết đấy*) nếu không tự rứt ra khỏi bọn trí thức tư sản đó. Tôi chân thành mong Ông thoát ra mau mau.
Gửi Ông những lời chào tốt đẹp nhất!
Lenin của Ông
*) Bởi vì đúng là Ông không viết gì! Đối với một nghệ sĩ, phung phí bản thân mình cho tiếng rên rỉ của bọn trí thức thối nát và lại không viết thì thật chẳng phải là cái chết, là một sự nhục nhã hay sao?
Viết ngày 15/9/1919
Gửi đi Petrograd
Nguyên văn tiếng Nga: В.И. Ленин, А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года, Полное собрание сочинений, т. 51, стр. 48-49
____________________
[1]Vào năm 1919, Lenin 49 tuổi, Gorky 51 tuổi.
[2]Hiến Dân: кадет (đọc là “ka-điet”), tên viết tắt của Đảng Hiến pháp Dân chủ (Конституционно-демократическая партия), còn được gọi là Đảng Tự Do Nhân Dân (Партия Народной Свободы), thành lập năm 1905, chủ trương cải cách triệt để Nhà nước Nga thành nhà nước quân chủ lập hiến. Vào năm 1906, lúc đầu Đảng Hiến Dân chiếm đa số ghế trong Nghị viện Nga (Дума). Sau khi Sa Hoàng thoái vị sau cách mạng tháng 2/1917, Nghị viện Nga và Xô-Viết Petrograd (do Đảng Bolshevik – tức đảng cộng sản do Lenin đứng đầu – lãnh đạo) tranh giành quyền lực. Sau cách mạng tháng 10 Nga, những người bolshevik tuyên bố Đảng Hiến Pháp Dân chủ là “kẻ thù của nhân dân”, Lenin đã ra lệnh bắt và thủ tiêu các lãnh tụ Đảng Hiến Dân.
[3]Ngày 13/6/1919, khi cánh quân Bạch Vệ phía bắc của tướng A.P. Rodzyanko tấn công Petrograd, đội quân bảo vệ pháo đài Đồi Đỏ (Красная Горка) đã nổi dậy chống lại những người bolshevik. Nhưng 3 ngày sau cuộc nổi dậy đã bị những người bolshevik dập tắt. Quân Bạch Vệ không kịp ứng cứu vì khi được tin về cuộc nổi dậy thì đã quá muộn.
[4]Vladimir Galaktionovich Korolenko (Влaдимир Галактионович Короленко) (1853-1921) – nhà văn, nhà báo, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người theo chủ nghĩa nhân đạo. Ông là người phê phán mạnh mẽ chế độ Sa Hoàng và chế độ bolshevik (cộng sản). Ông sinh tại Zhitomir, Ukraina, là con của một quan tòa địa phương. Do tham gia phong trào Dân Tuý, ông bị đuổi học khỏi cả hai trường đại học công nghệ Saint Petersburg (1871) và viện nông lâm Petrov tại Moscow (1874). Năm 1876 ông bị bắt đi đày tại Kronstadt. Ông còn bị chế độ Sa Hoàng đày ải thêm 2 lần nữa (1879, 1881 – 1884). Ông nổi tiếng về các truyện ngắn viết trong những năm 1879, 1885, 1892 – 1900. Từng là viện sĩ viện Hàn Lâm Văn học Nga, nhưng ông đã ly khai năm 1902 sau khi Maxim Gorky bị khai trừ khỏi viện Hàn Lâm vì tham gia cách mạng. Nhà văn Anton Chekhov cũng ly khai vì lý do này. Korolenko lúc đầu hoan nghênh cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nhưng chẳng bao lâu sau khi những người bolshevik lộ rõ bản chất chuyên quyền bạo ngược, Korolenko đã lên tiếng chống lại họ. Trong cuộc nội chiến ông đã phê phán cả Khủng bố Đỏ (do chính quyền bolshevik tiến hành) và Khủng bố Trắng (của phe Bạch Vệ). Ông cổ vũ cho nhân quyền và chống lại những bất công và khủng bố của đấu tranh giai cấp. Ông mất tại Ukraina ngày 25/12/1921.
Nguồn: Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt. Lenin, Vladimir Ilyich – Nguyễn Đình Đăng dịch. Bản quyền Tiền Vệ © 2002 – 2013.
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=14206
DCVOnline minh hoạ. Thư Lenin gởi Gorky bản tiếng Anh
http://www.dcvonline.net/2013/05/07/tri-thuc-la-cut-thu-v-i-lenin-gui-a-m-gorky/#more-1543
Bình Luận:
Lê nin viết "Trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản là sai."
Lê Nin cùng với các trí thức gọi là "lực lượng trí tuệ của nhân dân" và các trí thức gọi là "trí thức tư sản" cũng chỉ là trí thức với các suy nghĩ khác nhau. Chẳng qua là Lê Nin tự đặt ra cái ranh giới giữa các người trí thức rồi tự cho loại này là cao quí, loại kia là xấu xa, phản động. Các suy nghĩ của trí thức, hay bất cứ suy nghĩ nào của con người có thể là bênh vực có lợi cho một thành phần nào đó trong xã hội, hoặc có thể không bênh vực riêng một thành phần nào mà nhắm vào làm tốt cho xã hội nói chung. Vì cớ gì chỉ những trí thức nhằm vào quyền lợi của giới lao động mới được xem là cao quí hơn những trí thức khác? Vì họ đúng hơn chăng?
Sau khi nắm quyền, Lê Nin thực hiện các biện pháp kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản thì kinh tế đi xuống. Nhà nước thâu hoa lợi của nông dân quá đáng nên nông dân không muốn làm việc. Lê Nin "đổi mới" bằng cách chia cho nông dân nhiều hơn để cải thiện tình trạng sản xuất. Cái lối suy nghĩ của trí thức như Lê Nin đưa đến sai lầm về kinh tế khiến cho Lê Nin phải "đổi mới" để trở lại giống thời Nga Hoàng thì Lê Nin đâu có đủ tư cách mà phán đoán các trí thức khác là đúng hay sai, ai là tiến bộ ai là phản động vì chính Lê Nin cũng sai bét nhè ra. Lê Nin cho "trí thức tư sản" là xấu nhưng Lê Nin cũng bóc lột nông dân đấy thôi. Bóc lột nông dân nhân danh nhà nước hay bóc lột nông dân cho lợi cá nhân cũng đều làm nông dân chán không muốn làm việc.
Sau khi Lê Nin chết thì Stalin với biện pháp tàn bạo, xóa bỏ tư hữu ruộng đất, bắt nông dân làm thuê cho chính quyền, khiến cho tổng sản lượng nông nghiệp sụt xuống 40% so với trước đó. Mặc dù nông nghiệp tập thể năng suất thấp, Stalin không đổi chính sách. Có cái lợi trong thực tế là tịch thu hết ruộng thì nông dân phải tuyệt đối nghe lời nhà nước. Xóa bỏ tư hữu ruộng đất làm giảm năng suất nhưng làm gia tăng quyền lực của chính quyền. Điều mà Stalin làm không phải là phát suất của suy nghĩ của một trí thức bênh vực quyền lợi của giới lao động mà do lòng tham quyền lực, muốn biến toàn thể quốc gia phải tuyệt đối phục tùng mình .
Lý do là bởi vì có nhiều nhà tri thức hoặc không hiểu về chính trị hoặc trực tiếp đứng về phía chủ nghĩa tư bản nên cũng bị coi là phản bội.
ReplyDelete