Monday, March 16, 2015

Nguyễn Thái Bình, Khủng Bố Hay Anh Hùng?

Năm 2002 Bin Laden trong lá thư ngỏ gởi Hoa Kỳ (“Letter to America”) nêu rõ lý do tại sao không tặc Al Qaeda đã tấn công Tháp Đôi tại New York ngày 11 tháng 9, 2001 vì

Hoa Kỳ đã hỗ trợ Israel (Do Thái),
Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho “các cuộc tấn công chống lại người Hồi giáo” ở Somalia,
Hoa Kỳ đã hỗ trợ các “tội ác chống lại người Hồi giáo”của Nga ở Chechnya,
Các chính phủ thân Mỹ ở Trung Đông (tay sai của Mỹ) đi ngược lại lợi ích người Hồi giáo,
Hoa Kỳ đã hỗ trợ Ấn Độ “đàn áp chống lại người Hồi giáo” ở Kashmir,
Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Saudi Arabia, và Hoa Kỳ cấm vận Iraq.

Kết quả trực tiếp của cuộc khủng bố 911 năm 2001 tại New York đã là sự kiện lịch sử thế giới, nhiều người biết đến; tuy nhiên, phản ứng và phương án của chính phủ toàn cầu trước thách đố của khủng bố đến nay vẫn tiếp tục phát triển để thích ứng với biến động ở Montreal, Ottawa, Sydney, Paris, Nigeria… vì đe dọa của ISIS, Boka Haram, và của mọi loại khủng bố khác.

Ba mươi năm trước đó, 1972, ở miền Nam Việt Nam, hai phần ba lính Mỹ đã rút đi, còn lại khoảng 133.000 người tham chiến. 21 Tháng Hai, 1972 Nixon đến Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông. Mùa hè đỏ lửa 1972 ở miền Nam Việt Nam bắt đầu bằng cuộc rút quân của quân đồng minh Hoàng gia Thái Lan vào tháng Ba và chiến thắng của quân Công sản Bắc Việt ở mặt trận Quảng Trị, 30 tháng 3 đến 1 tháng 5.

Trong lúc tin chiến trường ở Việt Nam vẫn là tin tức thường ngày của giới truyền thông thế giới, một sinh viên 24 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, đã gởi một lá thư ngỏ đến “những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới”(1).

Ngày 1 tháng 7, 1972, trong lá thư ngỏ gởi đến “những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới” tác giả đã nêu ra những tội ác của chính phủ Mỹ chống lại quê hương của ông. Trong lá thư đó, ông cho rằng chính phủ Mỹ đã dùng Hiệp Định Geneva “làm bức bình phong che dấu cho sự can thiệp và sự xâm lược, cho các mục đích và tội ác của của Mỹ ở Việt Nam.” Tác giả mô tả những tội ác của quân đội Mỹ tại Việt Nam, và để ngăn chặn điều này, tác giả cho rằng người Việt Nam phải đứng lên chống lại. Tác giả viết: “Chúng tôi thà hy sinh tất cả còn hơn là để mất nền độc lập và bị bắt làm nô lệ.” Tác giả viết tiếp,

“Tôi biết tiếng nói vì hòa bình của tôi không được nghe, không thể đánh bại tiếng gầm của máy bay B-52, trong các vụ Mỹ đánh bom, trừ khi tôi có hành động quyết liệt thế này. Đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn. Tuy nhiên, quả bom duy nhất của tôi là trái tim tôi; nó có thể nổ tung để kêu gọi tình yêu, niềm tin và hy vọng.”

Tác gỉa bức thư ngỏ gởi “những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới” sinh năm 1948 tại Cần Giuộc, Long An, sau là học sinh trường trung học Petrus Trương Vĩnh ký ở Sài Gòn, đỗ Tú tài II năm 1966 và theo học ở trường Cao đẳng Nông Lâm Súc.

Tháng Ba năm 1968 tác giả “lá thư ngỏ” được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng “lãnh đạo” (Leadership Sholarship) để du học ở Mỹ. Sau một năm học tại Fresno, California, mùa hè 1969, ông chuyển đi Seattle theo học ở khoa Quản trị nghề cá tại Đại học Washington.
Sinh viên du học với học bổng Leadership của USAID. Nhóm II vừa đến phi trường Los Angeles, 28 tháng 3, 1972. Nguồn: Tổ chức Sinh viên Học bổng Leadership.

Trong thời gian du học ở Mỹ, tác giả “lá thư ngỏ” đã tham gia phong trào phản chiến, tổ chức biểu tình, hội họp, diễn thuyết, hội thảo, viết báo (Thời-báo Gà), … chống chiến tranh ở Seattle và nhiều nơi khác. Ông đã nhanh chóng trở thành một sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào chống “đế quốc Mỹ xâm lược” ngay trên đất Mỹ và là một trong những sinh viên phản chiến đã bị bắt trong cuộc chiếm đóng Tòa Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại New York vào tháng 2 năm 1972.

Về sinh viên du học ở Mỹ trước 1975, Ngô Vĩnh Long, chủ biên Thời-báo Gà – cơ quan ngôn luận của tổ chức phản chiến của người Việt Nam tại Mỹ – cho rằng(3)


    Quảng cáo Thời-báo Gà ở Bulletin of Concerned Asian Scholars. 1971.

“There are two different types of Vietnamese students working in this country. First, there are those who come here on private scholarships or on money from their families. Those on private scholarships are subjected to up to a year of investigations by the secret police in Vietnam and by the national police before they are cleared to come to this country. Those who come on their own money are usually rich people and therefore people who are working for the government, so the period of secret police investigation is much shorter.”

Lược dịch:

“Có hai loại sinh viên du học tại Hoa Kỳ, thứ nhất là những sinh viên du học tự túc bằng tiền của gia đình hay có học bổng tư nhân. Những sinh viên có học bổng tư nhân thường bị công an và cảnh sát quốc gia điều tra có khi tới cả năm. Sinh viên đi học tự túc là con cái thành phần giàu có, làm việc cho chính phủ, nên giai đoạn điều tra ngắn hơn nhiều.”

“Second are those who come here on government scholarships, mostly AID scholarships. These people are either sons or daughters of people who work for the government or people who have been in the army or for some other reason are trusted by the Saigon government. Right now, for example, you cannot get out unless you have completed your military duties, and a law passed on October 25, 1969 prohibits any male beyond the age of 18 from leaving the country. So Vietnamese students who come to this country are either from very conservative families or from governmental circles in which they cannot truly express their opinions about what’s happening in Vietnam – about the war.”

Lược dịch:

“Thứ hai là những sinh viên có học bổng của chính phủ, đa số là học bổng [Leadership] của USAID. Đây là những con em của những người làm việc cho chính phủ hay đã ở trong quân đội hay vì lý do nào đó được “chính quyền Sài gòn” tin tưởng. Thí dụ, ngay lúc này, không ai có thể xuất ngoại nếu chưa thi hành nghĩa vụ quân sự, và một đạo luật thông qua hôm 25 tháng Mười, 1969 cấm tất cả thanh niên trên 18 tuổi ra nước ngoài. Vì vậy, sinh viên Việt Nam đến đất nước này một là con nhà rất bảo thủ hay hai là thuộc thành phần trong chính phủ, do đó họ không hể thực sự bày tỏ quan điểm của họ về những gì đang xảy ra ở Việt Nam – về cuộc chiến.”

Như vậy, theo phân loại của Ngô Vĩnh Long, có phải tác giả “lá thư ngỏ” thuộc thành phần “con ông cháu cha” hay là người của “chính phủ Sài Gòn” hay ở trong quân đội và “không thể thực sự bày tỏ quan điểm của họ về những gì đang xảy ra ở Việt Nam – về cuộc chiến”?

Ngô Vĩnh Long đã đánh giá quá thấp khả năng trí tuệ và tư duy độc lập của nhóm du học sinh leadership đồng thời võ đoán về nhân thân của họ. Không phải chỉ có những người đã làm việc với Mỹ, và đã được chiếu khán sang Mỹ học nhờ cú điện thoại của bà Đại sứ Maxwell Taylor với một ông Tướng Mỹ như Ngô Vĩnh Long(4) mới có thể tự do bày tỏ quan điểm về cuộc chiến Việt Nam.

Không riêng gì trường hợp của tác giả lá thư ngỏ, hàng trăm sinh viên du học theo chương trình học bổng leadership của USAID thuộc những nhóm sinh viên xuất ngoại từ những năm 1967 đến 1970 là bằng chứng sống phủ nhận giọng điệu tuyên truyền của Ngô Vĩnh Long hồi đầu thập niên 1970.

Trở lại với tác giả “lá thư ngỏ”, sau sự kiện ở New York hồi tháng Hai năm 1972, đến tháng Tư, Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ quyết định rằng ông đã không vi phạm những điều kiện cho ông phép theo học tại Mỹ. Ngày 26 tháng 5 năm 1972, ông tốt nghiệp cử nhân Quản trị Nghề cá hạng danh dự tại Đại học Washington. Trong lúc nhận bằng tốt nghiệp tác giả “lá thư ngỏ” định cướp máy vi âm, cướp diễn đàn, nhưng không thành. Sau đó ông đã đứng trên sân khấu, cởi bỏ áo mũ tốt nghiệp dán đầy những khẩu hiểu phản chiến, chống Mỹ và đã được đưa ngay về một văn phòng riêng trong khuôn viên Đại học. Đại úy cảnh sát Đại học, Robert Ingram, nói

Việt Thái Bình phát truyền đơn phản chiến, áo mũ tốt nghiệp đính đầy khẩu hiệu chống Mỹ. Đại học Washington, ngày 26 tháng 5, 1972. Nguồn: The Skies Belong to Us

“Ông ấy có vẻ bồn chồn, căng thẳng, và nói rằng có lấy mảnh bằng Nghề cá cũng là vô nghĩa vì nhân dân của ông đang chết mỗi ngày. Và đó là lỗi của Mỹ, mà chúng tôi (Đại học Washington) là một thành phần trong đó.”(5)

Vì sợ sẽ bị trả thù vì những hoạt động phản chiến, trước khi trở về Việt Nam vào đầu tháng Bảy năm 1972 khi không còn chiếu khán du học, tác giả lá thư ngỏ đã gởi hai thùng tư liệu cá nhân lại cho một người bạn ở Seattle, Richard Carbray, cũng là một chí hữu trong phong trào phản chiến, giữ với một bức thư ngắn viết,

“Làm ơn giữ những thứ này giùm tôi. Ngày nào đó khi Thanh bình đến với quê hương tôi và [nếu] tôi vẫn còn sống, tôi sẽ nhờ anh gởi chúng về cho tôi. Trong trường hợp khác (tôi không mong thế), chúng sẽ trở thành những món quà sau cùng cho gia đình tôi.”

Tác giả bức thư ngắn ký tên là Viet Thai-Binh. Hai thùng tư liệu gởi về cho cha mẹ, em, em họ và một người chú ở Sài Gòn gồm những băng nhựa thu lại những bài diễn văn của tác giả, những bài ca, hình ảnh gia đình, thư từ và một số ấn phẩm(6).

Thứ Hai, ngày 3 tháng 7, 1972, Trung tâm Tài nguyên Đông dương ở thủ đô Washington nhận được một phong thơ, đóng dấu bưu điện Hawaii (HI), bên trong là 2 bức thư ngỏ, đánh máy, đề ngày 1 tháng 7, 1972, gởi đến Tổng thống Mỹ Richard Nixon và bức thứ hai gởi “những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới”, tác giả viết

“going home to stand in the line of Vietnamese people in the struggle of national salvation, to take part in the resistance against the U.S. aggression, to confirm the justness of our cause, to dedicate to the freedom fighters of Vietnam, living and dead, to strengthen the confidence in the eluctable victory of our people.”

Lược dịch”

“Trở về quê nhà để đứng trong hàng ngũ của người Việt trong cuộc đấu tranh cứu nước, tham gia kháng chiến chống xâm lược Mỹ, để khẳng định tính đúng đắn của chính nghĩa của chúng tôi, để hiến dâng cho các chiến sĩ tự do của Việt Nam, những người còn sống và đã chết, để củng cố niềm tin về một chiến thắng có thể giành được của nhân dân [Việt Nam] chúng tôi.”

Trong một khoảng trống đã chừa sẵn dưới đoạn văn trên là một hàng chữ viết tay bằng bút màu xanh, “I direct PANAM 841 to HANOI.” [Tôi sẽ ra lệnh cho PanAm 841 bay ra Hà Nội.”

Nguồn: “Viet Thai-Binh open letter regarding resistance to the Vietnam War, July 1, 1972”, University of Washington Libraries. Special Collections, PNW03322

Ngoài lá thư chính, tác giả còn gởi kèm bức thư ngắn nhờ Trung tâm Tài nguyên Đông dương giúp phát hành lá thư ngỏ; người phát ngôn của Trung tâm Tài Nguyên Đông dương cũng xác nhận Việt Thái Bình chính là bút danh gần đây của sinh viên Nguyễn Thái Bình.

Trung tâm Tài nguyên Đông dương theo mô tả của tờ Washington Post là “Một dịch vụ thông tin liên minh với các phong trào phản chiến” và theo tạp chí Times thì đó là “một nhóm phản chiến có ảnh hưởng … vận động với Quốc hội để ngăn chặn viện trợ cho chiến tranh” mà Fred Branfman và Gareth Porter là hai người đồng sáng lập. Một số khác cho là Indochina Resource Center đúng như định nghĩa của tờ Post và tạp chí Times, nhưng đúng hơn nữa thì đó chính là cơ quan vận động cho chính phủ Pol Pot trong giai đoạn diệt chủng ở Cambodia (1975-79)

Cả hai, Fred Branfman và Gareth Porter, không những chỉ là những người ủng hộ và biện giải cho Khmer Đỏ mà cho đến nay không bao giờ xin lỗi về quan điểm của họ về vấn đề này(7).

Chuyến bay đưa Nguyễn Thái Bình về Việt Nam, ngày 1 tháng 7, 1972 là chiếc Boeing 747 mang số 841 của hãng hàng không Pan-American (Pan-Am) với 136 hành khách và 17 nhân viên phi hành đoàn khởi hành từ San-Francisco qua những trạm Honnolulu, Guam, rồi Manila đến Sài Gòn.

Trên chặng đường sau cùng, Manila-Saigon, 45 phút sau khi máy bay rời Manila, Nguyễn Thái Bình đã bắt cô tiếp viên phi hành May Yuen, 23 tuổi, người Hong Kong làm con tin, giữ ở phần đuôi của phi cơ và gởi hai mẩu tin nhắn với phi công trưởng Eugene Vaughn hăm dọa sẽ cho bom nổ tung phi cơ nếu không bay ra Hà Nội. Ngoài những tin nhắn, Nguyễn Thái Bình đã dùng điện thoại ở cuối máy bay để nói chuyện bằng tiếng Anh lưu loát với viên phi công trưởng(8). Trưởng đoàn tiếp viên, William Wilcox, cho biết một phần trong tin nhắn gởi phi công Eugene Vaughn, Nguyễn Thái Bình viết “sự trả thù sẽ thích đáng với những gì mà người Mỹ đã làm ở Việt Nam”. William Wilcox cho biết thêm, Nguyễn Thái Bình còn đem theo khoảng 60 đến 70 tấm hình hoạt động phản chiến ở Mỹ, nhiều tấm trong đó là hình của Nguyễn Thái Bình đang đọc diễn văn(9).

Trong tin nhắn thứ nhất Nguyễn Thái Bình viết,

“Tôi làm điều này để trả thù. Máy bay ném bom của các ông đang gây thương tật và giết nhân dân của chúng tôi ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông sẽ bay tôi ra Hà Nội và chiếc máy bay này sẽ bị phá hủy khi chúng ta đến đó.”

Phi công chuyến bay vẫn không thay đổi đường bay, Nguyễn Thái Bình gởi tin nhắn thư hai vấy máu,

“Ông đã không tuân theo đòi hỏi đầu tiên của tôi. [Thư vấy] máu cho thấy tôi không đùa về việc được đưa về Hà Nội.”

Với cớ để đổ thêm nhiên liệu và phải liên lạc với giới hữu trách miền Bắc trước khi bay qua vùng phi quân sự, chuyến bay Pan-Am 841 đã đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất(10).

Một trong nhiều bản tin cướp máy bay ngày 3 tháng 7, 1972 đăng trên báo chí Mỹ cùng lúc với tin chiến trường Quảng Trị. Nguồn: Sarasota Herald-Tribune, July 3, 1972.

Đã quyết định và đã yêu cầu giới quân sự phi trường không để phi cơ cất cánh trong bất cứ trường hợp nào, phi công trưởng Eugene Vaughn rời phòng lái đi về phía đuôi máy bay để tiếp tục thương lượng với Nguyễn Thái Bình đang giữ con tin, trên tay cầm một gói bọc giấy nhôm, tay kia cầm dao. Đó là lần đầu tiên viên phi công đối diện với Nguyễn Thái Bình, một thanh niên mảnh khảnh, khoảng 1m50, chừng 50Kg. Nguyễn Thái Bình hô lên, “Không được đến gần hơn nữa. Nếu ông tiến tới, tôi sẽ cho bom nổ.” Tin rằng Nguyễn Thái Bình chỉ tháu cáy với bọc bom giả, Vaughn nói, “Chúng ta có vấn đề về ngôn ngữ; Tôi không hiểu anh rõ lắm”, và tiến đến gần Nguyễn Thái Bình hơn. Vaugh, cao khoảng 1m80, nặng hơn 90Kg, lấy cơ hội đó ra tay, với sự trợ giúp của hai hành khách khác, vật và khóa cổ, giữ Nguyễn Thái Bình, vẫn vùng vẫy, trên sàn máy bay, cùng lúc Vaugh hét lên, “Giết thằng chó đẻ đi.” Người hành khách, mà viên phi công đã trao lại khẩu súng lục 9 ly gởi ông khi lên máy bay, đứng cạnh, lúc đó mới nã 5 phát đạn vào ngực của Nguyễn Thái Bình.

Khi nghe tiếng súng, tưởng rằng bom đã nổ, nhân viên phi hành đoàn mở cửa, bung thang cấp cứu để hành khách trượt thoát ra khỏi máy bay. Người ta tin rằng người bắn súng là một cựu cảnh sát viên sang Việt Nam nhận việc giữ an ninh cho một hãng của của Mỹ. Dao của Nguyễn Thái bình không gây thương tích mà chỉ làm rách áo của Eugene Vaughn; và quả bom Nguyễn Thái Bình vẫn ôm đã không nổ vì đó chỉ là những quả chanh bọc giấy nhôm.

Sau đó Eugene Vaughn quăng xác của Nguyễn Thái Bình qua cửa sau của phi cơ xuống đường bay. “Nhìn thấy nhân vật đó trên máy bay tôi rất là bất mãn,” viên phi công trưởng chuyến bay Pan Am 841 rất tiếc vụ cướp máy bay đã phải diễn tiến như thế nhưng

“đó không phải là hành động vì giận dữ. Tình cảnh đã quá là gai mắt. Hành khách đã phải chịu đựng nỗi sợ kinh hoàng. Tôi cảm thấy đó là một sự xúc phạm với loài người và tôi phải đưa hắn ra khỏi hiện cảnh.”(11)

Ngày thứ hai, trên chuyến bay về Việt Nam, Nguyễn Thái Bình viết một lá thư khác gởi cho gia đình(12):


Lá thư sau cùng của Nguyến Thái Bình. Nguồn: Tạp chí điện tử Hồn Việt

“Guam ngày 2/7/1972,
[…]
Sự đau khổ của đồng bào, quê hương suốt mấy chục năm qua dưới bom đạn đốt phá không gì sánh nổi. Đau khổ này của ba má ví bằng sự đớn đau của bao triệu cha mẹ Việt Nam mất đi đứa con yêu hay một ngày nào đó con cũng sẽ vùi thân trong tủi nhục mà không có một chút lý tưởng, nghĩa lý cho sự hy sinh.

Hôm nay, vì chính nghĩa, vì sự sinh tồn của cả một dân tộc, vì chân lý, lẽ công bằng, nhân đạo mà con có hy sinh thì cái chết này không phải là một sự chấm dứt mà là khởi đầu cho sự hồi sinh của các thế hệ tương lai.

Đường con đi nhất định theo chân anh hùng Việt Nam đi vào thanh sử chớ không bám gót ngoại xâm làm thân tôi đòi, nô lệ. Con hy vọng ba má đặt mình vào vị trí của cha mẹ Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi thì sự mất mát này không làm sự khổ đau, thương tiếc quá lớn, mà sẽ giảm thiểu để còn vun bồi, xây dựng cho lớp đàn em kế tiếp (Vì phi cơ xóc viết không rõ, xin ba má hiểu cho).

Con yêu của ba má
Anh của các em thương.”

Trong lá thư cuối cùng, Nguyễn Thái Bình đã sánh mình với Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi.

Những sự kiện theo sau vụ cướp máy bay
Một nhóm phản chiến tổ chức lễ tang cho Nguyễn Thái Bình ở Miami Beach Convention Center. Nguồn: AP

Nhiều người phản chiến ở Mỹ công khai thương nhớ Nguyễn Thái Bình; một vài người trong số đó đã đột nhập vào nhà của phi công Eugene Vaughn để lại lời đe dọa viết bằng máu thú vật,

“Con lợn Eugene Vaughn phạm tội giết người. Sẽ bị trừng phạt sau. Nguyễn Thái Bình muôn năm. Chiến thắng cho nhân dân Việt Nam. Chết đi bọn xâm lăng Mỹ.”(13)

Tương tự, ở Canada một nhóm người trong tổ chức “Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada” đã dự định chiếm tòa lãnh sự Mỹ tại Montreal để trả thù cho Nguyễn Thái Bình. Kế hoạch này đã không thành vì bất đồng trong nội bộ(14).

Mặt khác theo tác giả cuốn “Skyjacker of the Day”, Brendan I. Koerner thì

“Khi trở về Mỹ, rất nhiều người ca ngợi Vaughn như một anh hùng, vì đây là một thời điểm mà công chúng tại Mỹ đã thực sự quá chán nản với nạn dịch cướp máy bay. Cướp máy bay đã thực sự hết thời. Nó không còn là lạ hay buồn cười khi người ta bị bắt cóc. Thực sự đã có nhiều trường hợp chết người và người ta đã phải chịu có rất nhiều khủng bố.

Đó là một bước ngoặt trong cơn đại dịch (cướp máy bay), khi nó đá quá rõ ràng là công chúng không còn chấp nhận điều này nữa.”(15)

Lể tang của Nguyễn Thái Bình ở Cần Giuộc, Long An, ngày 6 tháng 7, 1972. Nguồn: AP

Gân 38 năm sau, ngày 23 tháng 2, 2010 ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đã ký quyết định số 212/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân(16). Trong danh sách đính kèm ở phần II, “Truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Mỹ”, cùng với Nguyễn Văn Lém (Bảy Lớp), số 72 là

“Liệt sỹ Nguyễn Thái Bình, nguyên Sinh viên Việt Nam du hoc tại Mỹ. Quê: xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.”

Tuy vậy, hiện nay nước CHXHCN Việt Nam cũng đã tham gia một số công ước quốc tế trên lĩnh vực chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố như:

Công ước Tokyo về các tội danh và hành vi phạm tội trên máy bay (1963),
Công ước Lahay về chống sở hữu máy bay bất hợp pháp (1970),
Nghị định thư Montreal về ngăn chặn hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng (1971),
Nghị định thư Montreal về ngăn chặn hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các sân bay phục vụ công dân quốc tế (1988),
Công ước New York về phòng chống tội ác đối với những người được hưởng quy chế bảo vệ quốc tế, bao gồm cả nhà ngoại giao (1873),
Nghị định thư Rome về ngăn chặn hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn các công trình xây dựng đáy biển (1988),
Công ước quốc tế về ngăn chặn tài trợ cho khủng bố (1999),
Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (2000),
Công ước LHQ về chống tham nhũng (2003),
Công ước ASEAN về chống khủng bố (2007).

Trong bài “Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế” đăng Trên Tạp Chí Khoa học Pháp luật Số 8/2002, tác giả Nguyễn Thị Yên viết,

“…chúng ta có thể khẳng định rằng: Khủng bố hàng không quốc tế là các hành vi khủng bố quốc tế có liên quan tới các loại hình hoạt động của hàng không dân dụng quốc tế.

Khủng bố hàng không quốc tế được xem là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, là một trong những loại hình nghiêm trọng nhất của khủng bố quốc tế.”

Và Điều 230a. Tội khủng bố ở chương Chương XIX, Các Tội Xâm Phạm An Toàn Công Cộng, Trật Tự Công Cộng, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 15/1999/QH10, sửa đổi bổ sung 2009/QH12 ngày 19/6/2009 viết,

1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
    
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đến năm 2013 đã có “Luật phòng chống khủng bố” mã văn bản là 28/2013/QH13, ban hành ngày 12/06/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2013. Ở Điều 3, phần giải thích từ ngữ, định nghĩa “Khủng bố” có đoạn

1. “là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống […] tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, […] hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;

Như vậy, người khủng bố hàng không quốc tế, có hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, một trong những loại tội phạm nghiêm trọng nhất của khủng bố quốc tế vẫn có thể là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của nước CHXHCN Việt Nam.

© 2015 DCVOnline

(1) Viet Thai-Binh, “Viet Thai-Binh open letter regarding resistance to the Vietnam War, July 1, 1972”, University of Washington Libraries. Special Collections, PNW03322
(2) TTXVN, “Long An kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Thái Bình”, Tạp chí Cộng Sản, 1/7/2012
(3) Ngo Vinh Long, Vietnamese Students and the Center, Bulletin of Concerned Asian Scholars, Vol. 3. No. 2. February 1971, p.32-34.
(4) Chris Norlund, “The First Vietnamese To Attend Harvard”, Migration Letters, Transnational Press London, UK Vol. 2 (2005), Issue 1 (April), p.64-82
(5) Robert L. Campbell Washington (AP), “Antiwar Group Sends Letters To Nixon Allegedly From Hijacker”, The Danville Register from Danville, Virginia, July 4, 1972 · Page 6
(6) AP, Slain Hijacker Of Jet To Hanoi Quoted As Saying ‘Only Wanted Peace’”, The Danville Register from Danville, Virginia, July 4, 1972 · Page 6
(7) The Scrapbook, “Indochina Resource Center. Flacking for Polpot”, The Weekly Standard, OCT 20, 2014, Vol. 20, No. 06
(8) Tracy Wood, Ludington Daily News, Michigan, Monday, July 3, 1972; AP, Sarasota Herald-Tribune, July 3, 1972.
(9) Bangor Daily News, July 3, 1972.
(10) Brendan I. Koerner “Skyjacker of the Day”, trích từ The Skies Belong to Us: Love and Terror in the Golden Age of of Hijacking, Broadway Books, Jun 17 2014
(11) The Bulletin. Juky 3, 1972.
(12) Trầm Hương, “Những người con gái trong đời Nguyễn Thái Bình”. Tạp chí điện tử Hồn Việt. Truy cập 16/02/2015.
(13) Lewiston Morning Tribune, Phoenix, AZ, July 7, 1972.
(14) Trần Giao Thủy, “Chuyện kể trước năm Mùi”, nghe chuyện của người trong cuộc, đầu tháng Hai, 2015.
(15) Thom Patterson, “Skyjacked: A nation with no airline security”, CNN, June 24, 2013.
“Fatal Order Wins Praise”, Spokane Daily Chronicle, August 10, 1972.
(16) “Danh sách truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, Báo QĐND Online, 26/03/2010



Tác giả: Trần Giao Thủy
26-2-2015
http://dcvonline.net/2015/02/26/khung-bo-hay-anh-hung/ 

Bình Luận:

Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn nói rằng vụ không tặc là do Mỹ dàn cảnh để giết Nguyễn Thái Bình. Theo luận điệu này, Nguyễn Thái Bình không phải là không tặc. Nghĩa là đề cao Nguyễn Thái Bình không trái với việc ký kết các công ước chống khủng bố.

Nhưng bức thư cuối cùng của Nguyễn Thái Bình gửi cho gia đình viết từ Guam , nghĩa là trên đường bay về Việt Nam, có nói là "con quyết ra đi hôm nay", và "sự mất mát này không là sự đau khổ, thương tiếc quá lớn" cho thấy chính Nguyễn Thái Bình đã có ý định cướp máy bay để bay đi ra Bắc chứ không phải bị dàn cảnh để giết. Nếu bị dàn cảnh để giết thì Nguyễn thái Bình đã không viết câu "con quả quyết ra đi hôm nay".

Câu "con quả quyết ra đi hôm nay" nằm trong phần đầu của bức thư Nguyễn Thái Bình viết cho cha mẹ mà tác giả Trần Giao Thủy không trích dẫn ra trong bài. Đoạn đó như sau:

"Con biết ba má và các em con sẽ khổ nhiều trong cảnh sinh ly hay tử biệt này. Con quả quyết ra đi hôm nay vì con thấy một sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc, Tổ quốc đã đặt vào tay con. Nỗi khổ đau này của ba má và các em, con hiểu lắm. Suốt mấy năm qua khi nghĩ đến quyết định này đã làm cho con giằng co tâm não để cuối cùng chọn con đường chông gai, khổ nhọc này vì con đã thấy rõ đâu là con đường sống của dân tộc, đâu là con người tàn bạo dã man nhất. "

Khi Nguyễn Thái Bình viết câu "con quả quyết" thì anh ta không có tâm trạng là cảm thấy có thể bị dàn cảnh mà giết mà anh ta có ý định làm việc gì đó. Và nói rằng "ra đi hôm nay" có nghĩa là anh ta sẽ không về nhà mà sẽ đi đến một nơi nào đó. Anh ta tính toán viết bức thư ở đảo Guam, giữa đường bay về Sài Gòn, để khi thư được gửi đến gia đình anh thì việc cướp máy bay đã xảy ra từ nhiều ngày trước rồi.

Nguyễn Thái Bình và nhiều người khác được phong là liệt sĩ chống Mỹ cứu nước là những người tin rằng Mỹ xâm lược Việt Nam. Họ tin vào lối tuyên truyền một nửa sự thật mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn thường dùng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam trung thành với sách lược của Lê Nin, dùng bạo lực chiếm toàn thế giới. Theo sách lược này thì các đảng Cộng Sản đã chiếm được chính quyền sẽ trợ giúp cho các đảng Cộng Sản khác trên thế giới để họ cướp được chính quyền, tổ chức chính quyền và xã hội theo lối của Chủ Nghĩa Cộng Sản . Các đảng cộng sản khác, khi chiếm được chính quyền, sẽ trợ giúp các đảng cộng sản khác nữa chiếm được chính quyền ở nước họ. Cứ thế cho đến khi toàn thể thế giới sẽ được cai trị bằng các đảng cộng sản rồi các nước sẽ hợp nhau lại thành một quốc gia duy nhất theo chủ nghĩa Cộng Sản, đó là Thế Giới Đại Đồng (Thế giới vĩ đại đều giống nhau).

Vào năm 1979, sau khi Trung Quốc tấn công Việt Nam ở phía Bắc thì Lê Duẩn có nói chuyện với các cán bộ trong đó, có đoạn Lê Duẩn nói: "trong vòng 50 đến 100 nữa, chủ nghĩa Cộng Sản sẽ thành công trên thế giới". Nghĩa là Lê Duẩn tin rằng trong vòng 50 đến 100 năm nữa toàn thể thế giới sẽ biến thành các quốc gia cộng sản hết.

Với giấc mộng như vậy thì những người Cộng Sản Việt Nam không thể nào chấp nhận Việt Nam bị chia đôi. Họ đã không chấp nhận để sót lại bất cứ quốc gia nào trên thế giới không theo Cộng Sản thì có lẽ nào họ chấp nhận để cho một nửa nước không theo Cộng Sản.

Để tiến hành chiến tranh đánh chiếm miền Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra luận điệu lúc đầu là chế độ Diệm là tay sai của Mỹ, nhân dân miền Nam bị kìm kẹp, mất tự do, đói khổ nên phải giải phóng miền Nam. Sau 1965, khi quân Mỹ đổ vào miền Nam vì quân đội miền Nam lúc đó đang lúng túng thì đảng Cộng Sản Việt Nam lại càng có cớ nói là Mỹ đem quân vào để xâm lược Việt Nam. Điều Mỹ làm chỉ là muốn giữ cho miền Nam không trở thành Cộng Sản. Khi miền Nam có thể tự lực đứng vững thì Mỹ sẽ rút quân đi.

Khi tuyên truyền như vậy thì đảng Cộng Sản Việt Nam không đề cập đến việc đảng Cộng Sản Việt Nam đang theo sách lược của Lê Nin, sẽ đánh chiếm toàn thế giới. Việc đánh miền Nam chỉ là một giai đoạn trong con đường sẽ đánh chiếm toàn thế giới. Chính vì để ngăn chặn Cộng Sản chiếm toàn thế giới mà Mỹ đã ngăn chặn Cộng Sản tại miền Nam. Mỹ tất nhiên không muốn nước mình bị một đảng Cộng Sản cai trị mà đảng đó lại đi nghe lời đảng Cộng Sản ở bên Nga nên phải ngăn chặn phong trào Cộng Sản. Mà những người quốc gia chống cộng cũng không muốn Việt Nam bị cai trị bằng một đảng Cộng Sản phải nghe lời đảng Cộng Sản ở bên Nga. Trước đây, Lê Nin đã đặt ra điều lệ là đảng Cộng Sản nào muốn gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản thì phải tuyệt đối tuân lệnh Quốc Tế Cộng Sản. Mà Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản là do Liên Xô đặt ra. Nghe lời Quốc Tế Cộng Sản tức là nghe lời đảng Cộng Sản Nga.

Những người như Nguyễn Thái Bình, hay Ngô Vĩnh Long ở trong bài trên, họ không nhìn thấy toàn bộ vấn đề trong cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô mà chỉ chăm chăm nhìn vào những gì xảy ra ở miền Nam mà thôi. Vì thế họ nghĩ rằng Mỹ đang xâm lăng Việt Nam. Họ không nhìn thấy được sự thật một cách toàn bộ mà chỉ nhìn thấy một nửa sự thật. Một nửa ổ bánh mì vẫn còn là bánh mì nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa.




 Người trí thức trẻ Việt Nam kiên cường chống nhà cầm quyền Mỹ ngay trên đất Mỹ (*)

Nguồn: Cựu Chiến Binh Việt Nam, http://ccbsu9.org/contents/
Thursday, 04 December 2014 08:51

Gần 10 giờ ngày 02.7.1972, Nguyễn Thái Bình bị sát hại trên chiếc máy bay Boeing 747 mang số 841 của Hãng hàng không Liên Mỹ khi đang dần dần hạ cánh  xuống đường băng phi trường Tân Sơn Nhất. Những nhân viên CIA - Cục tình báo Trung ương Mỹ đã đê hèn  bắn 4 phát đạn vào ngực của Anh.

Người thanh niên vừa tròn 24 tuổi ấy ngã xuống như một vị anh hùng và cũng từ đó đã đưa Anh đi vào cõi bất tử. Mặc dù người trí thức trẻ không có lấy một ngày đứng trong đội ngũ kháng chiến của Việt Nam. Thế nhưng ngày 22.6.1977 Anh vẫn được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định công nhận là liệt sĩ và mới đây, ngày 21.02.2010, Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định phong tặng  danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Anh.
                             

Nguyễn Thái Bình quê ở ấp Trị Yên xã Tân Kim huyện Cần Giuộc tỉnh Long An; ra đời đêm 14.01.1948 tại nhà Bảo sanh xã Trường Bình thị trấn Cần Giuộc. Tiếng khóc chào đời của Anh cất lên hòa lẫn cùng tiếng súng vang rền của trận chiến đấu giữa lực lượng Việt Minh và quân đội thực dân Pháp ngay cạnh nhà Bảo sanh. Mẹ con Anh vẫn phải nằm trên giường vì không thể chạy tìm nơi tránh đạn như bao nhiêu người khác.

Anh là người con trai lớn trong một gia đình đông con. Có lẽ vì phải chứng kiến cảnh chiến tranh loạn lạc, dân chúng nghèo khổ điêu linh nên khi sinh ra Anh, ông bà Nguyễn Văn Hai và Lê Thị Anh đặt tên là Thái Bình để nói lên khát vọng hòa bình trong khi đất nước đang tràn ngập khói lửa binh đao.

Ảnh Nguyễn Thái Bình chụp cùng chú thím và các em

Học xong bậc tiểu học Cần Giuộc, Anh lên  Sài Gòn vào học trường trung học Pétrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong). Ở đâu Anh cũng là một học sinh hiền lành, chăm chỉ, thông minh và học rất giỏi. Năm 1966, sau khi đỗ Tú tài toàn phần, Anh lần lượt thi đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông lâm súc và cả Học viện Quốc gia hành chánh của ngụy quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Nhưng Anh chọn vào học ở trường Cao đẳng Nông lâm súc.

Tháng 3.1968, Anh được cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency For International Development – viết tắt là AID) cấp học bổng “Lãnh đạo” (Leadership). Thế là người con trai khôi ngô tuấn tú của đất Cần Giuộc, mang theo ấn tượng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vừa diễn ra Tết Mậu Thân, lên đường sang Mỹ du học khi vừa tròn 20 tuổi.

Sau một năm học ở trường Cao đẳng Fresno, Anh thi đỗ vào Viện Đại học Washington và trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất  trong các sinh viên nước ngoài theo học ở trường này. Tại đây Anh theo học một ngành “hiền lành” ít liên hệ đến chính trị nhất: Ngành kỹ nghệ thực phẩm và ngư nghiệp. Anh học rất giỏi cũng giống như khi ở Việt Nam.

Mùa hè năm 1969, Nguyễn Thái Bình là một trong hơn mười sinh viên của trường Cao đẳng Fresno được lựa chọn cho đi tham quan hầu hết các tiểu bang của nước Mỹ. Chính trong dịp này, người con trai lớn trong một gia đình nghèo khó của  quê nghèo Cần Giuộc đã nhận ra bộ mặt thật ở bề trái của cường quốc tư bản, đại diện cho “thế giới tự do”.

Mùa hè năm 1970, theo đúng thể lệ AID dành cho học bổng Leadership, Nguyễn Thái Bình được về thăm gia đình ở Việt Nam hai tháng. Trong thời gian này Anh đã đi khắp miền Nam từ Huế, Đà Lạt đến Rạch Giá, Phú Quốc v.v… Đây là cơ hội để Anh hiểu biết và yêu mến thêm đất nước, yêu mến hơn dân tộc mình. Và đó cũng là dịp tốt để Anh chứng kiến và nhận thức thêm hậu quả, tính chất tàn bạo của cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam.

Trở sang Mỹ, Nguyễn Thái Bình tích cực liên hệ với các tổ chức chống chiến tranh. Anh tham gia và tổ chức nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, diễn thuyết, hội thảo. . . chống chiến tranh không những ở Viện Đại học Washington mà còn ở nhiều nơi khác. Từ chỗ là một người ủng hộ, Anh trở thành một trong những sáng lập viên của tờ Thời báo Gà, cơ quan ngôn luận của Trung tâm tài liệu Việt Nam, một trong những tổ chức phản chiến của người Việt Nam ở Mỹ.

Vào những tháng cuối năm 1971, người ta thấy Nguyễn Thái Bình tăng cường tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân ở Mỹ phản đối chiến tranh, trong đó có nữ diễn viên điện ảnh Mỹ nổi tiếng - Jane Fonda. Anh đã dạy cho nữ minh tinh màn bạc này bài hát “dậy mà đi” do Tôn Thất Lập, sinh viên Sài Gòn sáng tác cho sinh viên học sinh hát trong những đêm không ngủ, hát cho đồng bào tôi nghe trong phong trào đòi hòa bình cho Việt Nam của sinh viên học sinh miền Nam Việt Nam.

Từ đó trở đi trong nhiều tờ báo ở Mỹ, hình ảnh của Nguyễn Thái Bình  liên tiếp xuất hiện bên cạnh những bài báo tường thuật các cuộc biểu tình phản chiến,  những cuộc diễn thuyết của Anh lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Anh nhanh chóng trở thành một nhân vật tích cực trong phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược của người Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Trở thành một biểu tượng về lòng yêu nước của sinh viên Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài.

Ngày 10.2.1972, Nguyễn Thái Bình cùng với 9 sinh viên Việt Nam khác gồm 6 nam và 3 nữ chiếm văn phòng Tòa lãnh sự của ngụy quyền Sài Gòn ở số 886 Quảng trường Liên Hiệp Quốc thành phố New York, phát đi bản tuyên bố lên án đế quốc Mỹ xâm lược và bọn ngụy quyền Sài Gòn tay sai bán nước. Bản tuyên bố này đã được truyền đi tới các nước như Pháp, Ca-na-đa v.v…

Đặng Văn Nhuận, thư ký thứ nhất Tòa lãnh sự hèn hạ nhờ tới cảnh sát Mỹ can thiệp và bắt tất cả các sinh viên. Anh Ngô Vĩnh Long, sinh viên trường Đại học Havard, đại diện chính thức của Hội sinh viên miền Nam Việt Nam ở Mỹ nói thẳng vào mặt nhân viên Tòa lãnh sự: “Chúng bây là một lũ hèn nhát. Chúng bây thể hiện sự can đảm bằng một đám cảnh sát Mỹ ở sau lưng phải không?”.

Đoán trước mình sẽ bị bắt, các sinh viên đã viết sẵn một bản tuyên bố để gởi cảnh sát:
“Xin đừng dính líu vào. Chúng tôi không chiếm đoạt tài sản của Mỹ. Chúng tôi không cưỡng hiếp phụ nữ Mỹ. Chúng tôi không buộc người Mỹ giết người Mỹ và giết người. Chúng tôi không biến hàng triệu phụ nữ Mỹ thành gái mãi dâm. Chúng tôi không biến 150 triệu người Mỹ trở thành kẻ tị nạn phải sống khốn khổ và đói khát. Chúng tôi không ủng hộ một chế độ tàn bạo và áp bức giam cầm 3 triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em Mỹ như là tù nhân chính trị. Chúng tôi không hề vi phạm bất cứ tội ác nào như chính quyền Mỹ đã vi phạm chống lại quê hương chúng tôi dưới danh nghĩa tự do và dân chủ. Chúng tôi chỉ chiếm lấy một phần tài sản riêng của chúng tôi, một tài sản đã trả giá bằng vô số mạng sống của người Việt Nam để công bố tội ác tày trời do chính quyền Mỹ gây ra để chống lại nhân dân chúng tôi. Xin đừng tham dự vào tội ác này”. 

Nhưng vì theo công ước quốc tế, văn phòng Tòa lãnh sự Nam Việt Nam ở New York là lãnh thổ Việt Nam và nhất là đang vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận tiến bộ Mỹ nên Chính quyền Mỹ không thể ghép Nguyễn Thái Bình và các bạn Anh vào tội “xâm nhập trái phép” được. Sở Ngoại kiều và Nhập tịch thành phố New York đã buộc phải đề nghị miễn tố đối với những sinh viên Việt Nam này. Tuy nhiên, từ đó trở đi chính phủ Mỹ đặt ra một chương trình giám sát chăt chẽ và đối phó mạnh hơn với các sinh viên Việt Nam yêu nước.

Tháng 5.1972, Nguyễn Thái Bình nhận bằng tốt nghiệp hạng danh dự tại Viện Đại học Washington. Trong buổi lễ trao học vị lần thứ 97 của trường này Anh đã công bố “nợ máu” của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta hãy nghe lại lời phát biểu hùng hồn đầy quả cảm tự trái tim của người thanh niên Việt Nam yêu nước mang khí phách anh hùng này trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp tại Viện Đại học Washington.

“Hôm nay, để nhận được mảnh bằng tốt nghiệp, nhiều bạn đã phải nợ trường hàng ngàn đô la; còn đối với tôi, tôi lại phải chịu một món nợ máu - xương của hàng triệu người Việt Nam. Bởi vì thời gian yên ổn của tôi để học tập nơi đây trị giá bằng cái chết, sự đau khổ của dân tộc tôi, sự tàn phá trên quê hương Việt Nam của tôi. Tất cả các bạn cũng chịu món nợ máu này như nhân dân Mỹ phải chịu trách nhiệm về quy mô của những tội ác chiến tranh mà chính phủ Mỹ đã phạm phải khi chống lại nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Đông Dương.

Một học bổng của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã đưa tôi tới quốc gia này từ 4 năm qua. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh sự tiếp thu được một số kiến thức kỹ thuật vô bổ chẳng phục vụ gì cho quê hương tôi trong tình thế chiến tranh. Tôi đã nghiên cứu sự thiệt hại to lớn về văn hóa, kinh tế, xã hội gây ra bởi chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ sự can thiệp trực tiếp của người Mỹ trong vòng 10 năm qua:

1. Hơn một triệu rưỡi người đã bị giết và hằng triệu người bị thương.
2. Khoảng một phần ba dân cư ở Đông Dương bị xô đẩy ra khỏi nhà cửa của họ.
3. Trên một vùng đất có kích thước như tiểu bang New England của nước Mỹ đã hứng chịu một lượng chất nổ gấp 3 lần tất cả bom đạn mà các bên dùng trong chiến tranh thế giới thứ II.
4. Một phần bảy vùng rừng Việt Nam đã bị khai hoang bởi chất hóa học có tác dụng gây những khuyết tật bẩm sinh và trên sáu mươi phần trăm đất màu trồng trọt bị bỏ hoang. Gây nên sự thiếu hụt lương thực, thực phẩm trầm trọng cho cư dân ở nhiều vùng.
5. Hơn hai chục triệu hố bom cày nát vùng quê của Đông Dương và hàng trăm ngàn trái bom chưa nổ, gây nguy hại cho sự phục hồi những vùng đất màu mỡ.
6. Cơ cấu làng xã ở Đông Dương đã bị tiêu diệt trên phạm vi rộng lớn  và càng ngày càng có bằng chứng hiển nhiên rằng ngay cả nền tảng gia đình cũng đang tan rã. Với phí tổn trên 120 tỷ đô la dùng vào việc hủy diệt môi sinh và diệt chủng, quy mô của sự giết chóc, hủy diệt và gia đình ly tán. Những tai họa giáng trên đầu nhân dân các nước Đông Nam Á do chính sách can thiệp của Mỹ đã vượt quá mức tưởng tượng.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: Chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về sự tàn phá này.

Trong dịp lễ tốt nghiệp hàng năm này, chúng ta có thể nghe cùng một bài diễn văn tương tự như 96 lần đã qua. Nào là của sinh viên thủ khoa, của Viện trưởng hay đôi khi của ông Thống đốc. Tuy nhiên chúng ta lại không được thấy và nghe thường xuyên về những vũ khí phi nhân nhất, kết quả của những thành tựu khoa học kỹ thuật và phương pháp tàn bạo nhất của chiến tranh hóa học, sinh học, điện tử dùng vào việc tàn phá giết chóc đang xảy ra hàng ngày tại Đông Dương.

Hôm nay hằng trăm vụ ném bom bằng B52, hàng ngàn tấn bom na pan, bom lân tinh, chất khai quang. . .tất cả đều đổ lên đầu trẻ thơ vô tội và những người già; tàn phá nhà thờ, trường học, chùa chiền, bệnh viện tại Việt Nam. Tôi tin rằng lương tâm nhân loại vẫn còn ở mỗi con người. Tôi kêu gọi tất cả các bạn hãy lên tiếng vì hòa bình, đứng về phía công lý và giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm kết thúc cuộc chiến phi nghĩa, phi nhân và tàn bạo này”.

Nguyễn Thái Bình đâu biết một vé máy bay quốc tế sẵn sàng đưa Anh về Việt Nam đã nằm trên bàn làm việc của văn phòng cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Chính CIA đề nghị trục xuất Anh về Việt Nam để sát hại theo một kịch bản đã dàn dựng sẵn: Anh là không tặc cướp máy bay và đã bị hành khách cùng chuyến bay giết chết.

Trong ngày 01.7.1972, tức trước một ngày bước lên chuyến bay định mệnh, Nguyễn Thái Bình đã viết để lại hai bức thư ngỏ. Bức thứ nhất  gửi nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới và bức thứ hai gửi Tổng thống Mỹ Nixon.

- Bức thư ngỏ thứ nhất gửi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới Anh viết rất dài, Anh tóm tắt có hệ thống âm mưu can thiệp vào Việt Nam của đế quốc Mỹ từ khi thực dân Pháp chưa thua trận. Cụ thể là từ năm 1950 đến năm 1954 Mỹ đã phải trang trải 80% chiến phí (2 tỷ đô la lúc bấy giờ) để giúp thực dân Pháp duy trì ách đô hộ tại Đông Dương.

Năm 1954 Pháp thua trận phải ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ, công nhận nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đến lúc ấy thì Mỹ công khai ra sức phá hoại việc thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ, ngăn chận cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước Việt Nam vào năm 1956. Mặt khác Mỹ trực tiếp xây dựng bộ máy chính quyền bù nhìn tai sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thẳng tay đàn áp phong trào đòi hòa bình của những người yêu nước.

Kể từ đó Mỹ càng ngày càng can thiệp sâu vào Nam Việt Nam như đưa quân đội tham chiến trực tiếp trên chiến trường. Sử dụng sức mạnh vũ khí hiện đại nhất thế giới để tàn sát dã man người dân vô tội. Tiến hành chiến tranh hóa học, sinh học tàn phá môi trường sống và gây ra hậu quả nhiều bệnh tật cho con người.

Anh khẳng định nhân dân Việt Nam và cả bản  thân Anh sẽ chiến đấu đến khi nào trên đất nước Việt Nam thân yêu không còn một tên xâm lược với niềm tin mãnh liệt rằng nhất định chúng tôi sẽ thắng. Anh tha thiết kêu gọi những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới hãy lên tiếng đòi chính phủ Mỹ phải tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Cùng với toàn thể nhân dân Việt Nam, chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh và chân thành cám ơn tình đoàn kết, ủng hộ của tất cả các bạn đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. . .

- Bức thư ngỏ thứ hai gửi Tổng thống Mỹ Nixon. Toàn văn bức thư này Anh viết:

Thưa ông Tổng thống. Tôi là người Việt Nam, tôi tên là Nguyễn Thái Bình, nghĩa là hòa bình. Một học bổng loại “ưu” của cơ quan Phát triển quốc tế  đưa tôi sang Mỹ từ 4 năm nay. Là một sinh viên Việt Nam nghiên cứu các vấn đề Việt Nam, tôi đã nghiên cứu những tổn hại to lớn về xã hội, kinh tế và văn hóa mà cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam gây ra.

Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam không hề làm một điều gì có hại cho người Mỹ. Nhưng suốt 18 năm qua chính phủ Mỹ đã vi phạm và phá hoại một cách có hệ thống hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, ngăn cản việc vãn hồi hòa bình, cản trở việc thống nhất đất nước yêu dấu của tôi.

Thưa ông Tổng thống. Với tư cách là người lãnh đạo nước Mỹ hẳn ông phải hiểu rõ hơn ai hết quy mô to lớn của những tội ác chiến tranh chống nhân loại, những tội ác chống hòa bình mà chính phủ Mỹ đã phạm phải ở Việt Nam cũng như ở Lào và Cam Pu Chia. Tôi nghĩ rằng ông và các người kế tục ông đã hiểu rất rõ:

- Bao nhiêu bom đã ném xuống Đông Dương sau khi ông nhận chức.
- Vũ khí của ông đã có tác dụng giết người đến mức nào.
- Bom đạn Mỹ đã hủy diệt đất đai, cảnh trí và sinh mạng con người đến mức nào.
- Hàng triệu người ở Đông Dương đang phải đau khổ ra sao dưới bàn tay ông, dưới chính sách diệt chủng, diệt sinh của Mỹ.

Giả thử một nước hùng mạnh, hùng mạnh hơn nước Mỹ hàng nghìn lần đang chà đạp lên nước Mỹ “tươi đẹp” trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Giả thử các tên xâm lược đế quốc đó đang cướp bóc tài sản của Mỹ, hãm hiếp phụ nữ Mỹ; ép buộc người Mỹ chém giết nhau, chém giết những người khác trong chương trình “Mỹ hóa” của chúng; biến hàng triệu phụ nữ Mỹ thành gái điếm, biến 150 triệu người Mỹ thành dân tị nạn cam chịu sống trong cảnh nghèo nàn và đói rét đáng sợ; giết hại, gây tàn phế cho 10 triệu đàn ông, đàn bà, trẻ em Mỹ; che chở cho một chế độ đàn áp man rợ và chế độ này đã ném hai triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em Mỹ vào nhà tù vì bị coi là tù chính trị. . . Trong trường hợp như thế tôi tin chắc rằng ông, với cương vị một người yêu nước Mỹ, sẽ chiến đấu chống bọn man rợ đó để cứu lấy đất nước.

May mắn thay cho người Mỹ vì nước Mỹ là một nước hùng mạnh nhất thế giới như ông đã tự hào trong nhiều bài diễn văn  đọc trên vô tuyến truyền hình, nên nước Mỹ vẫn chưa hề bị đô hộ.

Những chuyện như trên lại đang xảy ra đúng như thế với quy mô tương tự như vậy đối với Việt Nam trong mấy chục năm qua. Xin hỏi ông kẻ nào đã gây ra những tội ác ghê tởm đó? Chính là quân đội Mỹ và chư hầu của Mỹ. Chính phủ Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam.

Thưa ông Tổng thống. Nếu trong chốc lát ông hình dung ông là một người Việt Nam và chứng kiến sự kiện là 10 triệu tấn bom đã rơi xuống một đất nước khá nhỏ bé trên bản đồ thế giới thì ông sẽ nghĩ như thế nào?

Nếu ông nhìn thấy những em bé sơ sinh vừa mới chào đời bằng tiếng khóc đầu tiên, hơi thở đầu tiên trên thế giới này thì bổng dưng các máy bay B52 bay qua nhà các em đó, rồi dập tắt cuộc sống quý báu ngây thơ của các em. Nếu ông nhìn thấy các cụ già đáng được hưởng cảnh sống an nhàn của tuổi già như những cụ già ở Mỹ bị các quả bom tàn bạo sát hại. Số phận của ông còn tồi tệ hơn số phận của một tên tội phạm bị tử hình.

Hãy mở mắt nhìn vào phụ nữ của chúng tôi, họ không được như phụ nữ Mỹ, những người được cống hiến tất cả cho niềm vui sinh con đẻ cái và chăm sóc gia đình. Phụ nữ của chúng tôi phải hy sinh đời sống của mình trong những cố gắng quyết liệt để bảo vệ con cái họ.

Nếu có người nào đó bảo họ muốn chặt ông làm đôi, gọi nửa trên của ông là A và nửa dưới là B ông có chịu không? Chắc chắn ông sẽ trả lời là không. Với Việt Nam cũng thế, chúng tôi là người Việt Nam, bất kể chúng tôi sinh trưởng ở đâu, ở miền Nam hay ở miền Bắc thì chúng tôi đều phải có nhiệm vụ đấu tranh cho nền độc lập của đất nước chúng tôi – Việt Nam – phù hợp với hoàn cảnh và phương tiện, mặc dù chúng tôi ở đâu. Ông và chính phủ của ông thường tuyên truyền rằng Bắc Việt Nam xâm lược Nam Việt Nam. Nhưng chúng tôi yêu cầu ông hãy nhìn ra cái giả dối của thủ đoạn tuyên truyền đó qua các ví dụ nói trên.

Đây là cuộc đấu tranh cứu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam để giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Mỹ. Khi miền Nam bị quân đội nước ngoài xâm lược thì nhân dân miền Bắc không thể giúp đỡ đồng bào của mình hay sao? Mọi sự viện trợ và giúp đỡ của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam đều nằm trong quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

“Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Chúa cho họ những quyền bất khả xâm phạm. Trong đó có quyền được sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời tuyên bố bất hủ này nằm trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4.7.1776. Nói rộng ra điều đó có nghĩa: Mọi người trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tự do.

Thế nhưng trong suốt mấy chục năm qua, lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng và bác ái, các chính phủ Mỹ đã xâm phạm Tổ quốc chúng tôi, áp bức đồng bào chúng tôi. Họ đã hành động trái với những lý tưởng về nhân đạo và công lý.

Năm nay, ngày 4 tháng 7 đến với ông trong lúc ở Việt Nam cuộc chiến tranh đã lan khắp nước Việt Nam do chính sách của ông là leo thang lại chiến lược chiến tranh. Nếu chúng tôi – những người Việt Nam, là người Mỹ thì chúng tôi sẽ rất vui sướng đọc bản tuyên ngôn độc lập đó, nhưng với tư cách là người Mỹ. Chúng tôi sẽ hổ thẹn vì trong những năm gần đây chính phủ Mỹ đã phá hoại nền tảng độc lập của Việt Nam.

Đối với nhân dân Việt Nam, chừng nào lực lượng xâm lược của Mỹ còn ở lại trên đất nước chúng tôi thì chúng tôi sẽ kiên quyết chiến đấu chống lại đến cùng. Chúng tôi thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất độc lập và chịu nô dịch.

Thật hết sức rõ ràng là không một sức mạnh vật chất và kỹ thuật nào có thể bóp nghẹt được ý chí độc lập và tự do của một dân tộc. Chúng tôi cam kết giữ vững lời thề độc lập: “không có gì quý hơn độc lập tự do” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Đã từng trải qua trên 20 năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam tha thiết với hòa bình hơn bất cứ ai hết. Nhưng phải là một nền hòa bình thật sự, một nền hòa bình trong độc lập và tự do chứ không phải là một nền hòa bình nhục nhã, một nền hòa bình kiểu Mỹ.

Hưởng ứng lời kêu gọi của đất nước thân yêu, tôi quyết tâm chiến đấu bằng mọi biện pháp chống lại bất kỳ bọn nước ngoài nào xâm lược Việt Nam. Hiện nay, đó chính là bọn xâm lược Mỹ. Trở về Việt Nam, tôi sẽ đứng vào hàng ngũ nhân dân Việt Nam đang đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thưa ông Tổng thống. Để tàn phá giết chóc, đốt phá ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương, ông nắm trong tay tất cả vũ khí tối tân nhất, giết người hiệu nghiệm nhất (hóa học, sinh học, điện tử). Còn trong cuộc chiến đấu thì tình thương yêu, vì hòa bình và công lý, tôi chỉ có lòng tin vào nhân loại. Sự nghiệp của tôi là chính nghĩa, không một vũ khí nào, không một sự đe dọa nào có thể làm tôi run sợ. Đối với người Việt Nam, vấn đề cũng như thế mà thôi.

Để bảo vệ Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ, chống lại cuồng vọng man rợ của những tên cầm đầu một nước mạnh nhất thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đầy khó khăn gian khổ. Hiện nay quả bom duy nhất của tôi là trái tim của tôi. Trái tim này có thể nổ vì tôi chấp nhận sự hy sinh vì đại nghĩa để kêu gọi tình thương yêu, để khôi phục niềm tin của con người vào công lý, để thức tỉnh lương tâm của kẻ thù.

Nếu tôi bị giết, hàng triệu người Việt Nam sẽ thay tôi chiến đấu cho đến khi chúng tôi chấm dứt được cuộc chiến tranh bất nhân và vô luân này.

                                                                              Ký tên NGUYỄN THÁI BÌNH
                                                                                   (một người Việt Nam)

Toàn văn bức thư ngỏ trên đây của Nguyễn Thái Bình gởi cho Tổng thống Mỹ Nixon với lời lẽ đanh thép, dõng dạc kết tội đế quốc Mỹ xâm lược. Đến hôm nay đọc lại vẫn làm cho ta không khỏi bồi hồi, thán phục một tố chất anh hùng của người thanh niên Việt Nam khi đang còn ở tuổi thanh xuân.

Ngày 02.7.1972, sau khi gửi 2 bức thư ngỏ cho Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ nhờ công bố trước báo chí, mặc chiếc áo cử nhân khi nhận bằng tốt nghiệp ở Viện Đại học Washington, Nguyễn Thái Bình ung dung bước lên máy bay để trở về cố quốc theo lệnh trục xuất của Chính phủ Hoa kỳ mặc dù đã đoán trước được chúng sẽ sát hại Anh trong chuyến bay này.

Máy bay tạm dừng ở Hawai, Anh tranh thủ gửi bức thư ngỏ cho Tổng thống Mỹ Nixon qua bưu điện.Ngồi trên máy bay trên đường bay từ quần đảo Hawai về phi trường Tân Sơn Nhất, vội vã viết thư gởi cho ba má ở quê nhà bởi Anh có linh cảm rằng bọn CIA đi cùng chuyến bay sẽ hãm hại Anh trước khi đến Sài Gòn. Bức thư viết:

Ba má!

Con biết ba má và các em con sẽ khổ nhiều trong cảnh sinh ly hay tử biệt này. Con quả quyết ra đi hôm nay vì con thấy một sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc, Tổ quốc đã đặt vào tay con. Nỗi khổ đau này của ba má và các em, con hiểu lắm. Suốt mấy năm qua khi nghĩ đến quyết định này đã làm cho con giằng co tâm não để cuối cùng chọn con đường chông gai, khổ nhọc này vì con đã thấy rõ đâu là con đường sống của dân tộc, đâu là con người tàn bạo dã man nhất. Sự đau khổ của đồng bào quê hương suốt mấy chục năm qua dưới bom đạn, đốt phá không gì sánh nổi. Đau khổ này của ba má ví bằng đau đớn của bao triệu cha mẹ Việt Nam mất đi đứa con yêu (ngày nào đó con cũng sẽ vùi thân trong tủi nhục mà không chút lý tưởng, nghĩa lý cho sự hy sinh).

Hôm nay vì chính nghĩa, vì sự sinh tồn của cả một dân tộc, vì chân lý, lẽ công bằng nhân đạo mà con có hy sinh thì cái chết này không phải là một sự chấm dứt  mà là một sự khởi đầu cho một sự hồi sinh của thế hệ tương lai. Đường con đi nhất định theo chân anh hùng Việt Nam đi vào thanh sử chứ không bám gót ngoại xâm làm thân tôi đòi nô lệ. Con hy vọng ba má đặt mình vào vị trí của cha mẹ Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi thì sự mất mát này không là sự đau khổ, thương tiếc quá lớn mà sẽ giảm thiểu để con vun bồi xây dựng cho lớp đàn em kế tiếp (vì phi cơ xóc viết không rõ, xin ba má hiểu cho).

                                                                                  Con yêu của ba má
                                                                              Anh của các em thương
                                                                                NGUYỄN THÁI BÌNH

Gia đình của Anh bị bọn ngụy quyền ở Sài Gòn bắt ngay sau khi Anh bị sát hại và cha Anh không được dự lễ tang của con mình được tổ chức lặng lẽ vào ngày 6.7.1972. Trước đó, ngày 4.7.1972, ngay khi nghe tin Anh bị sát hại, Hội sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã họp báo tại San Francisco và ra tuyên bố về sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Thái Bình, đồng thời công bố hai lá thư ngỏ của Nguyễn Thái Bình gửi cho Tổng thống Nixon và gửi cho nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới. Bản tuyên bố của Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ viết có đoạn:

. . . Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ gọi cái chết của Nguyễn Thái Bình là “Cái chết của một người yêu nước. . . Là một vụ ám sát chính trị”. . . Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ yêu cầu:
1. Phải đưa kẻ giết Nguyễn Thái Bình ra trước nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới.
2. Chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu phải thả ngay tức khắc gia đình Nguyễn Thái Bình đang bị bắt giam tại Sài Gòn.
3. Chính phủ Mỹ phải thỏa mãn ngay nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam mà Nguyễn Thái Bình đã dũng cảm đấu tranh đòi:
     a. Chính phủ Mỹ phải định thời hạn cuối cùng cho việc rút hết lực lượng Mỹ và lực lượng các nước thuộc phe Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.
    b. Chính phủ Mỹ phải tôn trọng tự do, độc lập và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam, Chính phủ Mỹ phải chấm dứt “Việt Nam hóa” và chấm dứt việc ủng hộ chế độ Thiệu.
    c. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay các cuộc ném bom ở Việt Nam, đặc biệt là ném bom phá hoại đường sắt và hệ thống đê điều. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt việc phong tỏa các cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Quảng Khê, Đồng Hới.

Hội sinh viên Việt Nam ở Mỹ kêu gọi nhân dân ở khắp nơi hãy có mọi hành động ủng hộ sự hy sinh của Nguyễn Thái Bình vì hòa bình, tự do và độc lập của đất nước chúng tôi và phản đối cuộc xâm lăng tàn bạo của Chính phủ Mỹ ở Việt Nam.

Nguyễn Thái Bình bị giết tại sân bay Tân Sơn Nhất

Ngay sau ngày bi thương đó, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ - Jane Fonda, bạn tranh đấu cùng chí hướng của Nguyễn Thái Bình đã đến Hà Nội, đứng trên đê sông Hồng để nhìn nước Mỹ rõ ràng hơn. Chị đã mặc chiếc áo dài và đội chiếc nón lá bài thơ của Việt Nam để bay trở về Mỹ. Sau đó chị đã khóc. Chị bảo: "Tôi khóc không phải vì nỗi đau khổ của Việt Nam. Ở Việt Nam không còn “đau khổ” theo nghĩa bình thường của nó. Ở đó chỉ có lòng căm thù và sức mạnh vô địch của con người. Tôi khóc cho tấn thảm kịch đang diễn ra ngay trên nước Mỹ".
                                                                     
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ở Việt Nam và nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có những con đường và trường học được mang tên Nguyễn Thái Bình. Điều đó nói lên rằng người Việt Nam luôn luôn tự hào và trân trọng sự hy sinh của Anh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và đỉnh cao của sự công nhận ấy là Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Anh, một danh hiệu vô cùng cao quý của nước Việt Nam hiện nay.

NGUYỄN CỨ
Sưu tầm và biên soạn
http://ccbsu9.org/contents/index.php/l-ch-s-va-tu-li-u/tu-li-u-truy-n-th-ng/605-ngu-i-tri-th-c-tr-vi-t-nam-kien-cu-ng-ch-ng-nha-c-m-quy-n-m-ngay-tren-d-t-m

2 comments:

  1. Những thằng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản ?
    Gia đình chúng nó ,làm gì và ở đâu bây giờ ?
    Có ai liên hệ với gia đình chúng nó đang sinh sống ở nước ngoài ?
    Cũng giống như cái đám con cháu cán bộ Việt cộng chống Mỹ nhưng đang sinh sống và du học bên Mỹ ?
    Nếu quý vị là người Việt hãy định nghĩa hai chữ CHÓ và MÁ ? Sẽ thấy loâi người này chỉ được xếp vào hạng MÁ dưới cả loài chó
    vì loài chó không ăn thịt đồng chủng .

    Thằng lính NGỤY KBC 4437

    ReplyDelete
  2. Một thời của mê muội và hỗn mang. Bọn cướp Bắc Cộng, kẻ đã đánh tráo chính nghĩa, chính là bọn tội đồ đã gây ra mọi thảm cảnh trên đất Việt, kể cả cái thảm cảnh bịp bợm đưa con người vào chỗ chết.
    Nhưng tên như Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Thái Bình và bao nhiêu tên phản chiến khác, nay đã "trắng mắt ếch".
    Bọn cộng sản nay đã tan hàng trên khắp thế giới, để lòi ra bao nhiêu điều khốn nạn chúng gieo rắc xuốt gần một thế kỷ lừa bịp, dối trá.
    Ngô Vĩnh Long, ngày nay cũng trơ trẽn nương thân trên đất Mỹ. Sao hắn không cút về sống với bọn cướp Bắc cộng?
    Lừa bịp, xảo trá, ngu đần, tàn ác của cộng sản là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau trên đất Việt suốt một thế kỷ qua. Nhưng ngày tàn của chúng đã đến khi Liên Xô và bọn Cộng Đông Âu trở thành lũ chó dại, bị người ta đập chết hết rồi.
    Một thời mê muội đã qua. Tội cho nhưng kẻ ăn phải bùa mê thuốc lú của bọn cướp Cộng Sản Việt.

    ReplyDelete