Thursday, May 28, 2020

Cộng sản vỡ mộng

Bản chất của cs là che giấu sự thật, lường gạt và tàn bạo kể cả với đồng bọn. Trong hàng ngũ cs, sự thật là xa xí phẩm, người nói ra có khi mất mạng, bị giam cầm, gia đình bị trù ếm. Sự thật dù che giấu, sớm muộn cũng bị phơi bày và lan truyền.

Xin gởi đến bạn đọc những chuyện tuy không mới, nhưng nhiều người chưa biết. Thông tin góp nhặt qua tài liệu, sách vở, thông tin riêng do quen biết trong gia đình có nói ở bài Việt cộng nằm vùng, hoặc kinh nghiệm cá nhân.

1/ Huỳnh Tấn Phát: kiến trúc sư, dân miền Nam, theo vc được cho làm Thủ tướng của bọn "Giải phóng miền Nam", chẳng qua là chức vụ bù nhìn của một tổ chức bù nhìn. CS Bắc Việt đứng sau lưng điều khiển hoạt động của bọn nầy qua cục R (vc đọc là cục rờ), cục R nhận chỉ thị trực tiếp từ Hà Nội quấy phá VNCH quân sự, chính trị, tuyên truyền...

Ông Nguyễn Văn Gần là công chức VNCH, ngành Bưu điện ở Sài Gòn, ông bà có sáu người con, anh Lộc trạc lứa với người anh kế tôi. Hai anh khá thân vì nhà ở cạnh nhau, bà Gần và mẹ tôi cũng hay qua lại nói chuyện. Không nhớ chính xác năm nào, bà Gần nói anh Lộc về quê ngoại ở Mỹ Tho đi học và không thấy anh xuất hiện nữa.

Sau khi cs vào Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát ghé thăm bà Gần, anh Lộc bây giờ là cận vệ cho cậu ruột, mang K59 đi sát Huỳnh Tấn Phát, đám lâu la súng AK lăm lăm đầy sát khí. Sau khi Huỳnh Tấn Phát ra về, bà Gần mới cho mẹ tôi hay bà là chị ruột của Huỳnh Tấn Phát, bà dấu tông tích rất kỹ trong nhiều năm. Bà hãnh diện và hễ hả vì có em "làm lớn" trong chính quyền cs.

Hơn 5 năm sau, anh tôi ở tù cs về, có gặp anh Lộc trong tù khi chuyển từ bọn quân đội cs sang bọn công an. Anh Lộc nay là công an coi tù và có vẻ không hào hứng với công việc.

Ngày cuối trước khi được thả, anh Lộc gặp riêng anh tôi và nói chuyện Huỳnh Tấn Phát - sau khi chiếm miền Nam, ngại miền Nam muốn tách ra thành một quốc gia riêng, Hà Nội nhanh chóng xoá sạch bọn gọi là "giải phóng miền Nam" qua chiêu bài "thống nhất". Bọn gốc Bắc được giao chức vụ then chốt, nắm đảng cs và vai trò chỉ huy các đơn vị quân sự, an ninh. Bọn Nam, một số hùa theo bọn gốc Bắc để hưởng lợi. Phần còn lại giữ chức vụ phó số 2, phó số 3, im lặng chấp nhận vai trò thứ yếu hầu được yên thân.

Bọn chóp bu của cái gọi là "Cộng hòa miền Nam Việt Nam" được triệu hồi ra Bắc với lý do hội họp thảo luận thủ tục thống nhất.

HT Phát và đám cận vệ đi máy bay xuống Đà Nẵng, đợi máy bay khác đi Hà Nội, Huỳnh tấn Phát được đưa vào phòng khách riêng nhận chỉ thị mật. Đám cận vệ ở phòng bên cạnh, chờ quá lâu mới hay HT Phát đã bay đi Hà Nội với toán cận vệ mới. Sau mới biết toán cận vệ mới toàn dân Bắc, luôn luôn kề cận với HT Phát, theo sát không cho Phát liên lạc với bạn bè, đồng chí cũ.

Từ đó về sau HT Phát chỉ giữ chức vụ ngang phó Thủ Tướng thứ 3, thứ 4 chuyên xây cất nhà cửa, thiết kế đô thị. Chưa bao giờ HT Phát có thực quyền, hoặc trực tiếp điều hành đất nước Việt Nam. Bù nhìn và tay sai hoàn bù nhìn và tay sai.

Anh Lộc bị loại vì là cháu HT Phát, anh than "nếu" biết trước, anh không tội gì bỏ gia đình theo cs, chẳng được gì, kể cả một tiếng cám ơn. Chưa kể còn bị bọn gốc Bắc hạch sách, làm khó đổi đi làm cai tù, xa gia đình và thiếu thốn.

Tay cs non nớt vỡ mộng sau khi va chạm thực tế với đám cs rặt nòi lừa bịp.

2/ Công ty IBM WTC (word trade corporation) trụ sở 26 đường Gia Long, quận Nhứt Sài Gòn.

Dương Kỳ Ngà đến tiếp nhận công ty IBM ngày 1 tháng 5, 1975 cùng với vợ tên Sương (không nhớ họ), cả hai đều là dân miền Nam "tập két" ra Bắc. Ngà có học ở Tiệp khắc, nhưng không liên quan gì đến ngành khai thác dữ kiện điện toán (data processing).

Gặp Ngà lần đầu khi đến mượn máy để hoàn tất bao cáo điện toán, Ngà mập, bụng bự như có bầu 3 tháng, dáng đi chậm chạp, Sương vợ của Ngà tương đối lanh lẹ hơn, chồng làm "Giám đốc", vợ nắm "Công đoàn", nhân viên IBM chỉ biết cuối đầu làm việc trong uể oải và chán nản.

Cô Mai Tố Anh (SE System Engineer) gặp tôi, vẫn bạo gan mỉa mai: "Bây giờ nhân viên làm chủ, phải chùi cầu tiêu, nhưng Giám đốc và vợ được miễn!".

Năm sau gặp lại, Sương ăn mặc chải chuốt hơn với áo bà ba bó sát người (cho thêm sexy chăng?) thêu bông hoa sặc sỡ. Không còn bà ba đen bạc thết như lúc đầu. Nhưng không thoát khỏi nét quê mùa, dù tập tễnh học theo kiểu Sài Gòn.

Hơn một năm sau, Dương Kỳ Ngà mất chức, Nguyễn Văn Ngô răng hô mã tấu vào thay. Theo lời bà Sìm quét dọn ở IBM, vợ chồng Dương Kỳ Ngà dọn vào ở luôn trong văn phòng của General Manager trước đây, dĩ nhiên có máy lạnh, đủ tiện nghi và trang trí rất đẹp, có bức tranh sơn mài dài 2m của hãng Thành Lễ, do ông Barkson, General Manger mua treo tường, Barkson rất thích sơn mài Việt Nam.

Vợ chồng Dương Kỳ Ngà gỡ bức tranh lén lút đem bán.

Ngà ra lệnh anh Trần nhân viên giữ kho ban Engineering, giao nộp hết phụ tùng electronic đắt tiền của máy điện toán, tẩu tán kiếm tiền riêng. Khi ấy Hoa Kỳ phong tỏa, không cho vc mua hàng điện tử đặc biệt là phụ tùng máy điện toán. Ngà kiếm nhiều tiền vụ này.

Dương Kỳ Ngà bị vc bắt và kết tội cướp đoạt tài sản của cs, mất chức, vô tù. Vợ Ngà nhờ gia đình gốc dân miền Nam rất khá giả, tìm cách trốn đi bằng đường biển. Sương hiện sống ở Pháp (When Big Blue Went to War của Dan E. Feltham 2012, trang 314 và 322).

Sương quá sáng mắt trước cảnh sung túc ở miền Nam, gia đình của Sương sống sung sướng, Sương tức tối bị cs lừa gạt cả đời. Kết thúc của cặp "trai tài gái sắc" cs là như thế. Bài học cần suy nghĩ cho những ai thích và muốn theo cs.

3/ Nguyễn Tấn Phục, dân Huế, du học Canada ngành điện toán bằng tiền của VNCH. Lần đầu gặp anh này vào 1977, nổi tiếng vì là Việt kiều "yêu nước", yêu cs từ Canada hồi hương, mang theo vợ về luôn. Trú ngụ gần ngã tư Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng, cạnh hẻm cây Điệp.

Thoạt đầu anh ta rất xông xáo trong hoạt động ngành điện toán, hội thảo kỹ thuật, viết báo kỹ thuật. Nhân đại hội điện toán tại Sài Gòn năm 1977, Việt kiều "yêu nước", yêu cs kéo nhau về dự, từ Pháp, từ Bỉ và Canada, lẻ tẻ một hai người từ Úc về tham dự. Du lịch Việt Nam miễn phí, tiền máy bay do vc đài thọ, tội gì không đi.

Một mặt về thăm gia đình sau nhiều năm trốn lính VNCH tại hải ngoại, nhiều năm không trở lại Việt Nam vì đã lỡ hô hào chống chính phủ VNCH, ủng hộ cs Bắc Việt, nhưng vẫn ngửa tay lảnh tiền VNCH chuyển ngân ăn học. Quân súc vật bám đít cs không biết nhục.

Lý do ẩn: có tên về kiếm vợ dân Sài Gòn xinh đẹp, dịu dàng (còn lâu mới rớ gái Bắc quê mùa, mập, lùn, mông to phát sợ, lại thô lỗ, giọng nói the thé như phèn la bể). Có tên về Việt Nam chơi gái Việt cho đã thèm, chưa kể được vc đón rước, khen tặng "yêu nước", chúng về Việt Nam buôn lậu, lo lót vc cho mang đi hàng sơn mài đắt tiền, hoặc nữ trang gia bảo đắt giá qua Pháp, Bỉ…

Nguyễn thành Châu ở Malakoff, Pháp thăm gia đình và vớt luôn cô bán hàng kiosk trên đuờng Nguyễn Huệ, cô này là cháu Trần Công Trọng thương gia, buôn bán ở Pháp lâu đời, Trọng có người chị/em là vợ của Quận trưởng quận Nhất VNCH, nhà ở đường Đồn Đất, gần cục Xã Hội QLVNCH. Trần Công Trọng đi về Việt Nam nhiều lần với Châu chuyển tiền mặt cho người chị/em nói trên, đồng thời lươn lẹo bán máy IBM 370/135 cũ của Pháp cho vc năm 1983.

Pháp thỏa thuận (với Mỹ) không bán kỹ thuật điện toán của Mỹ cho vc, ngay từ tháng 5, 1975 IBM France đã từ chối giao dịch với vc, kể cả giúp bảo trì sửa chữa 24 trung tâm điện toán của VNCH có từ trước.

IBM 370/135 mua của Pháp năm 1983 (ảnh tài liệu riêng)

Tình báo quốc nội Pháp DGSI (Direction Générale de la Sécurité Intérieure) hạch hỏi TC Trọng vài lần, áp lực Trần Công Trọng ngưng bán vật dụng kỹ thuật của Mỹ cho vc.

Tin cuối cùng về Trần công Trọng: hắn về hưu ở luôn tại Sài Gòn, sau khi mua căn nhà to đủ tiện nghi, có cả hồ bơi.

Trở lại chuyện đại hội điện toán 1977 với Nguyễn Tấn Phục.

Một số Việt kiều đi thăm "các" trung tâm điện toán ở Hà Nội: Máy của Ủy ban khoa học kỹ thuật, máy tính của quân đội và máy của trường đại học Bách khoa thuộc bộ Đại học và kỹ thuật chuyên nghiệp. Hai máy Minsk1, Minsk22 của Nga, một máy Odra của Ba lan (trong bài Các Trung Tâm Điện Toán của VNCH, chúng tôi có nói sai số máy miền Bắc, kiểm chứng lại nhiều lần, Hà Nội chỉ có 3 máy).

Vào Sài Gòn, bọn Việt kiều thấy tận mắt 24 giàn máy IBM lớn nhỏ của VNCH, chúng mới biết đã đánh giá sai trình độ kỹ thuật của VNCH. Trong thâm tâm biết đã bị cs tuyên truyền lừa gạt về tình hình miền Nam dốt nát kỹ thuật.

Tờ báo kỹ thuật điện toán Nguyễn Tấn Phục có chân trong ban biên tập gồm Nguyễn Văn Ngô giám đốc IBM vc (răng hô mã tấu), Trần Trọng Quyết giám đốc điện toán Điện lực (Quảng Trị, tập két), Nguyễn Văn Bảy giám đốc điện toán Bưu điện (hồi hương từ Pháp về Hà Nội 1954, gốc Nam) và một số tay chân răng hô mã tấu khác. Trong buổi họp kiểm duyệt bài vở, BBT loại ra hai bài quá dài và không hay (tác giả là hai đàn em của Nguyễn Văn Ngô).

Khi in ra, hai bài viết vô duyên và chán ngắt nằm ngay trang hai và trang ba. Phục bực tức hỏi Ngô tại sao không theo quyết định đa số của BBT, Ngô trả lời: "Đó là quyết định của Ngô".

Theo Phục: "Đa số quyết định là tối hậu", và nói toẹt chuyện này trước mặt một số người. Có lẽ chỉ là một trong nhiều chuyện làm Nguyễn Tấn Phục thấy mình đã phạm sai lầm khi về sống với cs.

Năm 1979, phong trào vượt biển nổi lên rầm rộ ở miền Nam, nghe tin Nguyễn Tấn Phục và vợ Hoàng Thị Vĩnh Thủy trốn ra đi.

Nhiều năm về sau, tôi mới biết thêm chi tiết - vợ chồng Phục vượt biên đến Mã Lai và nhờ hai đứa con tại Canada bảo lãnh.

(Hồ sơ đen về những kẻ bội phản chính trị - Châu Xuân Nguyễn 2020)

Tin vợ chồng Phục vượt biên và trở về Canada che giấu mãi rồi cũng bị lộ, nhiều hội viên hội Việt kiều cs chất vấn hội trưởng trong các buổi họp, giải thích không ra lý do tại sao Nguyễn Tấn Phục và Hoàng Thị Vĩnh Thủy chạy trốn vc,

Hội Việt kiều "yêu nước" Montreal thất vọng chuyện về sống với vc. Nội bộ phân tán, tranh chấp tiền bạc làm ăn gởi tiền, gởi quà về Việt Nam, chia ra hai ba phe chống lẫn nhau. Bọn này yêu tiền chứ làm sao biết "yêu nước".

Hiện vợ chồng Phục sống im lặng ở Montreal, Canada, tránh hoạt động gây chú ý. Không rùm beng "yêu nước, yêu vc" như trước, cũng tránh né đám thân cộng "Hội Việt kiều yêu nước" Montreal.

Chúng tôi nêu ra ba trường hợp của những kẻ theo cs, sau cùng thú nhận đã sai lầm khi nghe theo tuyên truyền, phí phạm cả đời cho thứ lý thuyết đầy thù hận, lường gạt.

Trương như Tảng từng là bộ trưởng của vc, cũng phải bỏ trốn cs, đến Indonesia và xin đi Pháp. Còn rất nhiều kẻ phản bội và đau đòn vì cs, xin tham khảo thêm qua các link dưới đây.

Tham khảo thêm:

- https://chauxuannguyen2020.wordpress.com/2015/12/19/ho-so-den-ve-nhung-ke-boi-phan-chinh-tri-1-2/

- https://lehung14.wordpress.com/linh-tinh-miscellaneous/danh-sach-viet-gian-hai-ngoai/

- http://dcvonline.net/2015/06/22/ho-so-den-ve-nhung-ke-boi-phan-chinh-tri-i/

2020.05.18

 VNCH Ngọc Trương
 danlambaovn.blogspot.com

No comments:

Post a Comment