Nguyễn Vũ Bình
Những bản án "gián điệp" liên tiếp được gán cho những người tranh đấu cho dân chủ ở trong nước tạo ra luồng sóng công phẫn ở hại ngoại. Có người gọi đây là "dịch vụ án gián điệp". Điều ai cũng biết rõ là Nguyễn Vũ Bình không hề có hành động làm gián điệp thế mà chế độ CSVN vẫn ngang nhiên gán cho tội gián điệp và xử tù. Chuyện chế độ cộng sản vu tội gián điệp không phải đến ngày nay chế độ CSVN mới làm mà nó đã xảy ra trước đây. Mà chẳng riêng gì chế độ CSVN mà các chế độ tổ chức theo lối Liên Xô đều có thói như vậy.
Văn hóa Bôn Sê Vích chuyên vu tội “gián điệp”
Minh Đức, 16-5-2004
Ảnh: Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Thanh Giang
Những bản án "gián điệp" liên tiếp được gán cho những người tranh đấu cho dân chủ ở trong nước tạo ra luồng sóng công phẫn ở hại ngoại. Có người gọi đây là "dịch vụ án gián điệp". Điều ai cũng biết rõ là Nguyễn Vũ Bình không hề có hành động làm gián điệp thế mà chế độ CSVN vẫn ngang nhiên gán cho tội gián điệp và xử tù. Chuyện chế độ cộng sản vu tội gián điệp không phải đến ngày nay chế độ CSVN mới làm mà nó đã xảy ra trước đây. Mà chẳng riêng gì chế độ CSVN mà các chế độ tổ chức theo lối Liên Xô đều có thói như vậy.
Video chiếu phiên tòa trình diễn xử Nicolai Bukharin, lý thuyết gia của đảng Cộng Sản Nga, bị Stalin vu cho tội âm mưu ám sát Lenin, Stalin, cắt đất dâng cho Đức, Nhật, Anh, rồi đem xư bắn.
Vu khống cho tội gián điệp để làm tội người mình không ưa không phải là truyền thống văn hóa Á Đông. Các ông vua Việt Nam thời xưa chẳng thấy ai làm chuyện ngang ngược như vậy. Đây là truyền thống văn hóa Bôn Sê Vích được ông Hồ Chí Minh nhập cảng về Việt Nam.
Dưới thời Stalin và các triều đại các ông tổng bí thư kế tiếp của Liên Xô, người ta vẫn thường thấy chế độ vu cho người mình ghét tội gián điệp để đem bỏ tù hoặc xử bắn. Trong bản Báo Cáo Mật Của Kruchev về Stalin, Kruchev cũng đã hài tội Beria, trùm mật vụ của Stalin lúc đó đã bị Kruchev bắn rồi, là gián điệp.
Kruchev đã mở đầu đoạn kể tội Beria bằng câu: "Tên Beria, tay sai của tổ chức gián điệp ngoại bang..."
Thật sự, Beria chẳng hề làm gián điệp cho nước nào cả nhưng Kruchev vẫn cứ ngang nhiên gán cho tội gián điệp (sau khi đã bắn Beria). Mà các đảng viên đảng CS dưới quyền của Kruchev cứ thế chấp nhận chẳng ai dám phản đối. Một tay Beria vu khống cho biết bao nhiêu là đảng viên và dân thường tội gián điệp để đem bỏ tù hoặc bắn rồi chính bản thân mình cũng bị bắn và bị vu cho tội gián điệp, trong khi thực tế thì chẳng có bao nhiêu nạn nhân thật sự làm gián điệp. Đó là cái thói văn hóa Bôn Sê Vích.
Lavrenty Beria, người đứng đầu tổ chức an ninh, mật vụ NKVD, dưới thời Stalin
Các nước Tây phương khi nói về Beria đã coi cái tội của Beria là chuyên vu cáo cho những người mà Stalin không ưa để đem bỏ tù và xử bắn. Đáng lẽ tội của Beria phải là tội lạm dụng chức quyền vu cáo đảng viên đảng CS, công dân Xô Viết và giết hại họ. Nhưng trong chế độ Liên Xô thì tất cả các đảng viên đảng CS đều ngoi lên địa vị lãnh đạo bằng cách vu cáo cho kẻ tranh giành quyền lực với mình và đem xử bắn hoặc bỏ tù. Vì thế Kruchev không thể kết án Beria tội vu cáo và giết người được vì chính Kruchev cũng làm việc vu cáo Beria và các kẻ trung thành với Stalin rồi đem bỏ tù và bắn để ngoi lên địa vị tổng bí thư. Vì thế mà phải bịa ra chuyện làm gián điệp.
Ông Hồ Chí Minh cũng bắt chước đám Bôn Sê Vích đó gán cho những người CS Đệ Tứ như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... tội tay sai đế quốc, gián điệp rồi sai thủ hạ thủ tiêu những người nàỵ
Tạ Thu Thâu (1906 - 1945)
Phan Văn Hùm (1902 - 1946)
Nguyễn Hữu Đang
Cũng dưới thời ông Hồ Chí Minh, khi đám văn nghệ sĩ của Nhân Văn Giai Phẩm phản đối cách chỉ đạo văn nghệ của đảng CSVN thì Nguyễn Hữu Đang, lúc đó bị coi là đứng đầu đám Nhân Văn, cũng bị gán cho tội gián điệp và đem bỏ tù. Dĩ nhiên là tất cả những người thời đó đều biết là Nguyễn Hữu Đang chẳng hề làm gián điệp cho nước nào cả nhưng ai dám lên tiếng phản đối việc làm của ông Hồ đều bị coi là có tội, chẳng những thế bao nhiêu người còn hùa vào chửi bới Nguyễn Hữu Đang. Đáng lẽ tội của Nguyễn Hữu Đang là tội đám đòi tự do tư tưởng. Nhưng nếu ông Hồ dùng đúng tội danh thì lại tự tố cáo với thế giới mình là kẻ độc tài. Văn hóa Bôn Sê Vích đem về Việt Nam áp dụng là như thế.
Báo Nhân dân ngày 21 tháng giêng năm 1960 có đoạn nói về phiên tòa xử những người trong Nhân Văn Giai Phẩm như sau:
“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”
Ảnh chụp phiên tòa tại Hà Nội xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm
Ngày nay chế độ CSVN cũng vẫn hành xử như thế, vu cho Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình tội gián điệp để đem bỏ tù. Nhưng thời nay thì có một số người có lương tâm ở trong nước lên tiếng. Dĩ nhiên là vẫn có kẻ vô lương tâm cũng hùa theo mà nói xấu Nguyễn Vũ Bình và những người bị vu khống khác. Đáng lẽ tội của Nguyễn Vũ Bình là tội đám phát biểu ý kiến riêng và tội dám xin lập đảng khác. Nhưng kết án như vậy thì chế độ CSVN tự tố cáo với thế giới là mình bỏ tù những kẻ khác chính kiến. Vì thế mà phải bịa ra tội gián điệp.
Người Việt lưu lạc khắp năm châu bốn biển khi nhìn vào những bản án "gián điệp" không khỏi so sánh cách xử án của chế độ CSVN với cách xử án tại các nước mà mình sinh sống và thấy ngay là tại các nước mà mình sinh sống việc xử án công bằng, văn minh hơn cách xử án của chế độ CSVN nhiều. Điều này làm hiện thấy rõ sự tương phản giữa cách hành xử mọi rợ của chế độ CSVN và cách hành xử văn minh của các nước trên thế giới. Đó là hình ảnh mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã tả về chế độ CSVN trong thơ của mình:
"Đảng thực sự chỉ là đảng cướp
Lập triều đình mông muội giữa văn minh".
Minh Đức
No comments:
Post a Comment