Friday, December 18, 2015

Nhân Chuyện Pinochet Nói Về Hai Thể Chế

Tống thống Chile Michelle Bachelet, 54 tuổi, từng bị tù và tra tấn thời độc tài Pinochet

Nhân chuyện nhà cựu độc tài Chile, tướng Augusto Pinochet vừa qua đời (2006), cũng cần nhắc lại bài học về di sản của chế độ độc tài cánh hữu so với độc tài cánh tả.

Các nền độc tài cánh hữu, như của tướng Augusto Pinochet (1915-2006) ở Chile, hay nguyên soái Francisco Franco (1892-1975) ở Tây Ban Nha có điểm chung là sự tàn bạo, bệnh chống cộng, bảo thủ, tệ phân biệt đối xử và đàn áp những trí thức thiên tả.

Chile: Agusto Pinochet (1915 - 2006)

Tây Ban Nha: Francisso Franco (1892 - 1975)


Nhưng chỉ sau khi họ qua đời, Chile và Tây Ban Nha đã nhanh chóng phát triển nền dân chủ và có mức tăng trưởng kinh tế đáng nể.

Bài học Tây Ban Nha thì hơi cũ vì nền dân chủ đã được phục hồi từ thập niên 70 nhưng với Chile thì mọi chuyện còn rất mới và đáng tìm hiểu.

Sau khi chế độ độc tài Pinochet chấm dứt hồi cuối thập niên 1980, kinh tế Chile bắt đầu tăng trưởng đều, và dù bị chậm lại một thời gian (1999), mức tăng vẫn là 6% trong năm 2005.

Hiện nay Chile là một trong những nước thịnh vượng nhất Nam Mỹ, với xã hội dân chủ và nền dân chủ mạnh mẽ.

Tại sao lại có sự kỳ diệu như vậy, trong khi cùng thời gian, các nước gốc cộng sản ở châu âu lại vừa rất vất vả trong việc xây dựng nền dân chủ, vừa gặp nhiều vấn đề kinh tế?

Các nước ‘khoẻ mạnh’ nhất trong vùng như CH Czech, Hungary và Balan cũng còn xa mới có được mức tăng kinh tế như của Chile.

Tất cả đến từ sự khác biệt của hai dạng thể chế và di sản chúng để lại.

GDP tính theo đầu người của Chile (xanh) so với bình quân của toàn thể Châu Mỹ La Tinh (đỏ)

Kinh tế, gia đình và văn hóa

Độc tài cánh hữu ở mọi nơi, và kể các thể chế độc đoán châu Á như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Malaysia hồi trước, đều không tàn phá kinh tế tư nhân, không muốn biến đổi gia đình và tôn giáo như các chế độ độc tài cánh tả.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đài Loan, ông Trương Cảnh Lâm từng là đảng viên Quốc Dân Đảng nhưng thực chất là một công chức chuyên nghiệp

Trung Hoa: Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975)
Tổng Thống Đài Loan từ 1950 đến 1975
Các nhà độc tài thiên hữu chỉ nắm quyền và lạm quyền, nhưng không theo một chủ nghĩa nào cụ thể.

Chính trị không len vào kiểm soát con người mọi nơi mọi chỗ và sở hữu tư nhân phần nhiều được tôn trọng.

Hạt nhân của xã hội là gia đình thường không bị các đoàn thể của chính quyền lấn át dù có sự đàn áp của chính quyền ở mức độ khác nhau, tuỳ từng nước, từng thời kỳ.

Dù có kiểm duyệt văn hóa và báo chí, đời sống tâm linh, các giá trị tôn giáo không bị biến dạng vì ý thức hệ.

Trái lại, ở các chế độ theo mô hình toàn trị kiểu Leninist hay Maoist, cả kinh tế, gia đình và tôn giáo đều bị đảo lộn nặng nề, thậm chí có gia đoạn bị triệt tiêu nhân danh chế độ tập thể.

Các xã hội đó cũng có quá nhiều người sống bằng 'nghề chính trị' mà đơn thuần là kiểm soát những người khác.

Cũng vì thế, hậu quả để lại cho xã hội sau thời kỳ độc tài quả là tai hại hơn nhiều.

Chỉ sự thay đổi quyền lực trên cao không thôi không đủ để tái thiết các tế bào xã hội.

Quan trọng hơn, tại các nước Chile, Tây Ban Nha, hay Hàn Quốc, Đài Loan, toà án và hệ thống tư pháp cùng chế độ công chức chuyên nghiệp luôn có mặt theo luật kiểu Anh hay Mỹ chứ không phải kiểu Liên Xô.

Đời sống tâm linh của họ cũng ổn định hơn nên các cú shock của cải cách kinh tế không gây ra hậu quả đạo đức và môi sinh trầm trọng như ở Trung Quốc ngày nay chẳng hạn.

Bởi thế với các xã hội đã trót theo mô hình Liên Xô và Trung Quốc thì việc chuyển hóa cơ chế từ kiểm soát toàn bộ, toàn diện sang dân chủ đại nghị và kinh tế tư nhân khó hơn nhiều so với các chế độ cánh hữu.

GDP tính theo đầu người giữa Đài Loan (đen) và Trung Quốc (xanh)


Ý Kiến

Nhân Dân
Áp bức nhân quyền và gây ra cái chết của ba ngàn người dân trong thời gian 17 năm cai trị của một lãnh tụ độc tài, đối với bất cứ dân tộc nào cũng là cái giá quá đắt phải trả cho sự "ổn định". Tuy nhiên dân tộc Chile vẫn không thể thấu hiểu hoàn cảnh lịch sử đầy máu và nước mắt của các dân tộc bị chìm đắm trong chế độ cai trị bởi các phần tử theo chủ thuyết Marxist, để hiểu rằng dân tộc họ đã không phải chung số phận với "khoảng 30 triệu người chết vì chủ thuyết cộng sản" gây ra tại Cuba và Liên xô. Chính vì thế mà ngày nay sau cái chết của nhà độc tài chống Marxist, dân Chile có người mang ơn ông và cũng có người oán trách ông. Nhưng nếu cái tội tham nhũng hàng chục triệu đô la của ông là sự thật, thì ông cũng khô! ng xứng đáng được vinh dự tang lễ theo nghi thức quân đội dành cho cựu lãnh tụ quân sự.

Minh Đức, Montreal
Những người Mác xít thường nói rằng các biện pháp giết chóc tàn bạo của họ rồi đây sẽ được tha thứ khi nhân loại tiến được đến cái xã hội CS rất là tốt đẹp. Đó gọi là cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Nhưng các nước CS đã không tiến được mục tiêu mà họ hứa hẹn với quần chúng. Ngày nay, khi đánh giá chế độ Pinochet, nhiều người phân vân không biết nên khen hay chê vì các biện pháp của ông Pinchet quả thật là tàn bạo, nhưng kết quả đưa đến là nền kinh tế thịnh vượng, mạnh mẽ.

Thế thì cái câu cứu cánh biện minh cho phương tiện đã đúng với chế độ của ông Pinochet, một chế độ bị các nhà Mác xít lên án, chứ không đúng với các chế độ Mác xít trong đó có Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

Nguyễn Phát, San Jose
Rất đồng ý với nhận xét của bài này. Tôi có đọc một bài viết về Taiwan đăng trên tờ National Geographic khoảng năm 1960. Trong đó nói về mấy ông địa chủ ở Đài Loan bị chính phủ lấy đất trong những năm 1940s & 1950s vì dân số tăng lên do dân từ TQ sang. Nhưng những nhà địa chủ này được đền bù rất xứng đáng. Những người này dùng số tiền này đễ làm vốn và họ đả trở thành Đại Tư Sản mới ờ Taiwan sau vài năm.

Nhờ những người này mà kinh tế Taiwan trở thành một con rồng Á Châu. Không giống như ở VN, dân bị tịch thu đất như là bị đuổi đi, không được đền bù gì, giống như là bị ăn cướp. Bởi vậy VN không có một tần lớp tư sản mới như ỡ Taiwan. Tôi thấy báo National Geographic là tài liệu tốt tiềm hiễu về một đất nước nào đó. Báo đăng hàng tháng trong hơn suốt 120 năm. Mỗi lần tôi đi tới nước nào mà tôi muốn tiềm hiễu thêm, tôi đọc lại những bài đăng trên tờ National Geographic về nước này từ những nằm 1890s cho tới nay.

Tôi thấy có những người trên BBC Vietnamese thật ra không hiểu Việt Nam thời xưa ra sao. Khi tôi nói với họ là ngày xưa Việt Nam rất khá xo với láng giềng. Saigon là hòn ngọc Viễn Đông thì họ không tin.

Mai Ninh
Sống ở VN tôi chỉ biết Pinochet là nhà độc tài đã thẳng tay đàn áp và giết hại cánh tả, tập trung vào những người và những tổ chức Macxit.

Nay tôi vẫn phân vân: Nếu chủ nghĩa Mác là tốt đẹp, được nhân loại thừa nhận và noi theo thì việc làm của Pinochet là phản tiến bộ, đáng lên án. Nếu ngược lại, chủ nghĩa Mác là xấu thì Pinochet chỉ có một cách là dùng độc tài để ngăn cản thảm hoạ cho đất nước. Cái "nếu" nào là đúng, có lẽ còn phải chờ thực tế làm cho ngã ngũ. Dẫu sao, ta cũng hiểu vì sao các đảng và các chính quyền macxit lên án Pinochet dữ dội đến vậy.

An Danh, Houston, Hoa Kỳ
Hoàn toàn đồng ý với bài viết. Gần đây tôi có đọc hồi ký của Ông Nguyễn Hữu Hanh (đăng trên Talawas), tôi càng hiểu thêm tại sao mà dưới chính thể độc tài cực hữu Phác Chung Hy Đại Hàn đã kinh nghiệm một phép lạ kinh tế. Hay ngay cả một chế độ như chế độ Ông Diệm đi nữa, kinh tế cũng phát triển được.

No comments:

Post a Comment