Friday, December 4, 2015

Giám Đốc Công An Đồng Nai Bị Đàn Em Tố Cáo

Huỳnh Tiến Mạnh, Giám Đốc Công An Đồng Nai

(***Ghi chú: Tố cáo hơi dài nhưng hãy đọc vì nhiều điều rất chi tiết)

Bản chất thật của CSGT Công an tỉnh Đồng Nai chúng tôi là như thế nào????

Kính thưa: Cộng đồng quần chúng nhân dân

Kính thưa: các lãnh đạo cao cấp nhà nước, Chỉ tịch nước, thủ tướng chính phủ, Tổng bí thư, Trưởng ban nội chính, bộ trưởng bộ công an, Bộ Trưởng bộ nội vụ....

Tôi xin lỗi vì phải sử dụng cách này để tố cáo, nói lên sự thật của lực lượng cảnh sát giao thông công an tỉnh Đồng Nai. Tôi Đại diện cho tất cả cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông công an tỉnh Đồng Nai bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ vừa qua, buộc thôi giữ chức vụ, chuyển đơn vị không lý do, xin nói lên bản chất thật của CSGT Đồng Nai.


Hơn 15 năm trong nghề cảnh sát giao thông, tôi và anh em giao thông chịu nhiều tủi nhục, để dư luận xem thường, bị báo chí soi mói, từng chay mặt đi quỳ lạy phóng viên báo chí khi bị quay phim tiêu cực. Tất cả là vì ai, vì cái gì???????

Điều này chính ông Huỳnh Tiến Mạnh - đại tá - giám đốc công an tỉnh Đồng Nai biết rõ nhất. Người thích người khác gọi là "Đại ca".

Từ cán bộ trạm CSGT, lên chỉ huy trạm, rồi lên lãnh đạo phòng giao thông, rồi lên phó giám đốc, đến giờ là giám đốc công an tỉnh Đồng Nai. Tôi xin hỏi ông Mạnh: Ông biết được gì? Ông giỏi như thế nào ngoài việc ônng không khác chúng tôi là chỉ biết lập biên bản vi phạm giao thông. Ngoài ra ông biết gì??????????

Ông đã từng sống với chúng tôi, ăn chung, ngủ chung, ông dạy chúng tôi những gì???????? ông dạy chúng tôi ăn hối lộ, bảo kê xe, nhận tiền xe hàng tháng. Ông dạy chúng tôi cách ăn giang xăng nhà nước, ông dạy chúng tôi cách chung chi cho ông, cho lãnh đạo trên ông, cho ban giám đốc, và giờ ông là người đứng đầu công an tỉnh, tất cả các nguồn chung chi tập trung vào ộng.

Vụ thằng Duy đông báo pháp luật bị bắt, chúng tôi bị bộ công an mời hơn 30 người, ông dặn dò chúng tôi như thế nào? Ông kêu chúng tôi né tránh khai báo gian dối như thế nào? ông kêu chúng tôi bỏ tiền chạy chọt như thế nào? Chúng tôi đã tốn bao nhiêu tiền ông nhớ không? đổi lại chúng tôi được gì? được như bây giờ là bị buộc thôi chức vụ vô cớ, bị chuyển công tác không lý do.

Ông được gi??????? Chính ông cũng là đối tượng bị tình nghi và bị Bộ Công an triệu tập trong vụ này. Nhưng rồi chúng tôi phải hy sinh để ông được an thân, yên ổn, rồi ông leo cao lên giám đốc. Dư luận có biết việc này không? Ông có thể dùng tiền mà ông có được từ chúng tôi để ông mua sự thật, nhưng tôi nghĩ dư luận không mù quán đồng tiền của ông đâu.

- Ông dạy chúng tôi cách ăn giang nhân dân, lừa dối nhà nước. Mỗi tổ tuần tra ngoài đường đều có chỉ tiêu phải lập biên bản bao nhiêu trường hợp. Thưa mọi người, ông Mạnh dạy chúng tôi cách như thế này: Ra đường thổi xe vi phạm, không lập biên bản mà nhận tiền mãi lộ trực tiếp, sau đó về viết biên bản khống cho đủ chỉ tiêu số lượng biên bản trong 1 ca công tác. Ra quyết định phạt, lấy tiền mãi lộ đi đóng phạt. Số tiền còn lại thì chia nhau. Mỗi ca như vậy mỗi người kiếm được vài chục triệu là bình thường,Hầu hết quyết định phạt hành chính vi phạm giao thông nộp tiền vào kho bạc nhà nước trong khoảng 10 năm nay toàn là thông tin người vi phạm khống, không có người thực tế, vì chính cán bộ giao thông dưới quyền ông Mạnh tự lập nên. Chỉ khi nào bị động thì mới lập biên bản thật.

Thanh tra chính phủ, thanh tra nhà nước có thể thanh tra lại tất cả các quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông có tại kho bạc tỉnh Đồng Nai trong các năm sẽ thấy, toàn là thông tin về người vi phạm khống, không có thật họ tên, năm sinh, nơi thường trú thật.

- Mỗi trạm giao thông trên tỉnh Đồng Nai đều có ê kip bảo kê xe, chung chi theo tháng. Tôi khẳng định 100% xe tải, xe khách đường dài, xe ben.... đều chung chi tiền tháng cho các trạm, phòng giao thông và chủ trương này do ông Mạnh triển khai từ khi còn làm lãnh đạo phòng CSGT. Thu nhập mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai mỗi tháng ít nhất là 300 triệu đồng, chỉ huy ít nhất là 700 triệu đồng, sau khi đac chung chi cho cấp trên. Mỗi tháng thu nhập của ông Mạnh từ các tổ, trạm chung lên là hơn 5 tỷ đồng. Chưa kể đến việc ông trực tiếp bảo kê các tập đoàn xe ben khủng phá nát đường xá đồng Nai bị dân Tân Cang phản đối thời gian qua. Tổ, trạm nào không chung chi là bị chuyển. Như cái chợ. Tôi sẽ công khai việc này khi thấy đến thời điểm.

- Vụ chị Hoàng anh bị CSGT trạm 51 đánh, tung clip lên mạng, Bản chất không như thanh tra Công an tỉnh nêu. Chẳng có thằng bán sữa nào ở đây cả. Có bao nhiêu “anh nhân viên tiếp thị sữa” giống như kết luận của thanh tra Công an tỉnh Đồng Nai trong vụ chị Đỗ Vũ Hoàng Anh, SN: 1993 ở quận 9-TP-Hồ Chí Minh bị tổ tuần tra trạm CSGT 51 đánh gây bức xúc dư luận? Nếu như Thanh tra Công an tỉnh gọi thằng Trí trong vụ này là nhân viên tiếp thị sữa thì xin báo với tất cả mọi người toàn bộ lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Đồng Nai có đến khoảng 300 thằng nhân viên tiếp thị sữa như vậy, và hơn 300 nhân viên này không hề nhận lương từ một công ty sữa nào mà chính Cảnh sát giao thông Đồng Nai trả lương hàng ngày với mức lương cao hơn lương của Đại tá giám đốc Công an tỉnh.

Ở đâu ra mà nhiều tiếp thị sữa đến thế? Nói thì không ai tin, nó có từ lâu rồi, có từ thời anh “Đại Ca Mạnh” còn làm chỉ huy trạm Cảnh sát giao thông 51. Và đây cũng chính là sản phẩm của Đại Ca Mạnh của chúng tôi. Vậy nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị sữa này là gì? Nhiều lắm: chạy việc cho cán bộ giao thông, dọn dẹp, sắp xếp vị trí đứng chốt tuần tra kiểm soát, giúp cán bộ ghi chép biên bản, giúp cán bộ đặt vấn đề và nhận tiền mãi lộ từ những người vi phạm, cảnh giới đề phòng phóng viên báo chí theo dõi.... và đánh người vi phạm khi thấy họ có biểu hiện chống đối.

Còn đối với những người ngồi trong văn phòng làm công việc xử lý tai nạn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký xe có nhân viên tiếp thị sữa không? Ai cũng có, mỗi bộ phận trong lực lượng Cảnh sát giao thông Đồng Nai đều có nhân viên tiếp thị sữa cho riêng mình và trả lương xòng phẳng hàng ngày. Người mới đeo cấp hàm thiếu úy nhưng trả lương cho nhân viên tiếp thị sữa của mình với mức lương cao hơn Đại tá. Tiền ở đâu ra mà trả lương như thế?!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trong vụ này, chị hoàng anh bị đánh, Đại ca đã chỉ đao trạm giải quyết êm, anh em chúng tôi đã mời chị Hoàng anh về trụ sở để hòa giải, nan nỉ, chị Hoàng anh đồng ý nhận 2 triệu đồng bồi thường sau khi nghe chúng tôi nan nỉ cho thằng "nhân viên sữa ". trong cuộc nói chuyện chị Hoàng anh đã bí mật ghi âm và đúng như báo chí đã phản ánh. Phản ánh của chị Hoàng Anh trên báo chí là hoàn toàn đúng. Thanh tra công an tỉnh đã bóp méo sự thật, ai chủ trương việc này?????? tôi chỉ biết chính đại ca kêu chúng tôi giải quyết êm. Chúng tôi đã làm theo, vậy mà giờ đây chúng tôi bị chơi như thế này. Quá đau.

- Có một ông Giám đốc Công an nào mà vượt biên sang campuchia đánh bài, đá gà với giang hồ không hả "Đại ca". Tôi nghĩ việc này xã hội biết khá rõ về Đai ca. Từ khi Đại ca còn ăn chung ở chung với chúng tôi, đến giờ Đại ca là giám đốc rồi, Đại ca bao nhiêu lần vược biên sang Campuchia đánh bài đá gà Đại ca có nhớ không????????? Chắc đại ca nhớ. Em nghĩ vậy. Đại ca thắng thì đại ca vui, Đại ca buồn thì đại ca chửi chúng em như con chó. Giờ Đại ca lên giám đốc Công an tỉnh rồi, Đại ca quên bọn này, Đại ca xem bọn này là thứ rác, bỏ đi, thứ chó mà đại ca thích thì vuốt ve, không thích thì quăng ra đường. Đâu có được đại ca, bọn này là chó thì bọn này biết cắn đó đại ca ơi.

- Đại ca, em nói đại ca nghe, chúng em biết nhiều vè đại ca mà, đại ca hiểu mà, em mong đại ca xem lại các quyết định của mình, xem lại chữ ký của mình, Bọn em có sai phạm gì đâu, bọn em cố gắn lắm mới được vào vị trí đó. Cũng như đại ca thôi.

- Lý do vì sao tước bỏ chức vụ các chỉ huy trạm 51 cho về làm lính cảnh sát cơ động????????????????? lên chỉ huy thì có quy trình, miễn nhiệm thì cũng có lý do, cũng có quy trình chứ. có sai pahjm thì mới bị xử lý chứ??????????????????????????????? Đại ca làm như vậy có lạm quyền không???????? cho chúng tôi biết lý do???????????? hay đại ca không hiểu cách làm việc của giám đốc - vị trí đại ca đang ngồi????????? Chúng tôi đâu có xin đi, khi nào chisng tôi xin đi chổ khác mà chổ đó không còn vị trí tương đương thì chúng tôi chấp nhận làm lính. Còn đằng này chúng tôi không xin đi, tại sao chuyển chúng tôi làm lính????????????????????????????????

- Tại sao các trường hợp khác giám đốc Nguyễn Văn Khánh mới ký quyết định điều động trước đó khoảng 1 tháng, bỗng dưng đại ca lên thay xếp Khánh làm giám đốc,Đại ca ký thay đổi quyết định là như thế nào????????????????








Vụ phóng viên Duy Đông của báo Pháp Luật


Cựu phóng viên báo Pháp luật TP.HCM bị xử 10 năm tù

- Lợi dụng các tư liệu đã thu thập được Tùng đã uy hiếp chủ quán bar MTM và một số cán bộ CSGT, cảnh sát trật tự (thuộc CA tỉnh Lâm Đồng và CA H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) để chiếm đoạt tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.

Ngày 22/1 và 23/1, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm và tuyên phạt Võ Thanh Tùng (SN 1982, bút danh Duy Đông, nguyên phóng viên báo Pháp luật TPHCM, ngụ H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) 10 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Tài (SN 1992, ngụ H.Định Quán) 5 năm tù cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”

Bị cáo Dương Văn Minh (SN 1989, ngụ TP.Biên Hòa) mức hình phạt 1 năm 5 tháng 16 ngày tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” (mức hình phạt bằng thời gian tạm giam, trả tự do tại toà

Riêng bị cáo Nguyễn Kim Cương (SN 1979, nguyên phóng viên báo Thanh Niên thường trú Đồng Nai) bị xử phạt 5 tháng 12 ngày tù về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi” (mức hình phạt bằng thời gian tạm giữ).

Trước đó vào ngày 7/8/2013, Cơ quan CSĐT – Bộ CA đã bắt quả tang Võ Thanh Tùng đang nhận tiền của anh Trần Thế Duy Thanh (chủ quán bar MTM).

Cùng ngày, công an bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Tài, Dương Văn Minh về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”. Tiếp đó ngày 2/10, bắt tạm giam Nguyễn Kim Cương.

Theo cáo trạng, trong tháng 4, tháng 5 và tháng 7/2013, Võ Thanh Tùng cùng Nguyễn Văn Tài, Dương Văn Minh (là các cộng tác viên của Võ Thanh Tùng) được phân công thu thập tư liệu tại các quán bar, điểm đá gà, nơi kiểm tra giao thông để viết bài.

Lợi dụng các tư liệu đã thu thập được Tùng đã uy hiếp chủ quán bar MTM và một số cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự  (thuộc CA tỉnh Lâm Đồng và CA H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) để chiếm đoạt tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.

Số tiền này Tùng đã chia cho Tài 21 triệu đồng, Minh 1 triệu đồng.

Cùng thời gian này, Tùng đã lợi dụng ảnh hưởng nghề nghiệp của mình liên hệ với Nguyễn Kim Cương để “bảo kê” cho 28 lượt xe tải chở rau, thức ăn gia súc, gạch qua địa bàn Đồng Nai. Với hành vi này, Tùng đã nhận 144 triệu đồng và chia cho Cương 19,5 triệu đồng.

Tại phiên xét xử, các bị cáo Võ Tùng, Tài, Minh đã thành khẩn khai nhận hành vi của mình. Kim Cương khai, sau nhiều lần từ chối chuyện Tùng nhờ nhưng do nể nang là xe của một người cũng là chỗ quen biết của Cương nên mới nhận giúp Tùng.

Tại phiên tòa, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên HĐXX xem xét và tuyên mức án nhẹ hơn so với khung hình phạt.

Hùng Anh

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/218249/cuu-phong-vien-bao-phap-luat-tp-hcm-bi-xu-10-nam-tu.html


BBC: Phóng viên báo Pháp luật TP HCM 'bị bắt'

    8 tháng 8 2013


Phóng viên tờ Pháp luật TP HCM, ông Võ Thanh Tùng, bút danh Duy Đông, vừa 'bị bắt', theo một số nguồn tin .

Đại diện tờ báo này không xác nhận thông tin với BBC mà nói còn chờ thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.

Trong bài đăng sáng 8/8, báo Tuổi Trẻ nói ông Tùng bị bắt ngày 7/8, tại một khách sạn ở Biên Hòa, khi đang gặp một người đại diện một quán bar ở Đồng Nai.

Tờ này cũng dẫn lời một nhân viên nhà hàng khách sạn nói ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp tiền đôla của quán bar. Tuy nhiên, không rõ tổng trị giá số tiền này là bao nhiêu.

Trong khi đó, trang VietnamNet cho biết lực lượng công an tiến hành bắt ông Tùng sau đó đã lập biên bản hành vi phạm tội quả tang đối với ông và thực hiện lệnh khám xét nhà, thu giữ một số giấy tờ, ổ cứng và hiện vật khác.

Cùng bị bắt với ông Tùng còn có hai người được cho là cộng tác viên của ông Tùng trong nhiều bài phóng sự điều tra.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/8, ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn của Pháp luật TP HCM, nói cho đến nay tờ báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.

'Nội dung khó đoán'

Theo tin đăng trên trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam, việc bắt giữ ông Tùng được phối hợp thực hiện bởi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) và công an Đồng Nai.

Bình luận về điều này, ông Lợi cho biết ông thấy "ngạc nhiên vì C45 của Bộ Công an phải vào bắt người trong một vụ án hình sự bình thường" vì "thường thì công an cấp huyện, cấp tỉnh người ta đã có thể xử lý rồi.

"Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán," ông nói.

Ông Lợi cho biết ông Tùng đã công tác tại Pháp luật TP HCM được khoảng một năm, và là phóng viên thường trú của tờ báo tại tỉnh Đồng Nai.

Phóng viên này gần đây đã có loạt bài về những sai phạm tại các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng từng đạt giải thưởng báo chí nhờ loạt bài "Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20"

Đại diện của tờ báo đặt nghi vấn trước tin nói ông Tùng bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ.

"Báo Tuổi Trẻ ghi là "được cho là bắt quả tang", tức là các phóng viên viết bài cũng không chứng kiến việc ấy. Họ cũng chỉ dẫn nguồn từ một người nhìn thấy việc bắt."

"Trong một tình huống sinh hoạt bình thường, người ta có thể có tiền trên tay, nhưng tại sao lại có tiền. Đấy là những cái mà tôi nghĩ là quá trình điều tra phải làm rõ, tiền đấy là của ai, tại sao lại đưa," ông Lợi nói.

"Loạt bài của Tùng đã đăng rồi, chứ không phải chưa đăng. Nếu chưa đăng thì có thể người ta đưa tiền để đưa ra đề nghị nào đó, nên tôi cũng rất băn khoăn về độ xác thực của những thông tin trên báo," ông nói.

Thông cáo ngắn trên trang web báo Pháp luật TP HCM ngày 8/8 nói tờ báo "đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý cụ thể", ngoài ra không bình luận gì thêm.

Ông Mai Phan Lợi cho biết sẽ đăng tải thêm thông tin về vụ việc liên quan đến ông Tùng trên mặt báo sau khi có thêm thông báo chính thức.

Loạt bài"Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20" hồi tháng 12 năm ngoái của ông Võ Thanh Tùng đã dẫn ra nhiều trường hợp nhận hối lộ của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20, với bình luận "CSGT coi việc các tài xế xe tải “đóng hụi chết” cho mình là điều đương nhiên."

Sau loạt bài này, công an tỉnh Lâm Đồng đã phải điều chuyển 26 cán bộ CSGT khỏi lực lượng. Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã phải thay thế toàn bộ ban chỉ huy trạm CSGT Phú Túc.

Trước đó, một phóng viên khác trong nước từng có loạt bài về nạn nhân hối lộ của cảnh sát giao thông, ông Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, cũng bị kết án bốn năm tù vì tội đưa hối lộ trong phiên tòa ngày 7/9 năm ngoái.

Hai bị cáo khác có cùng tội danh bị mức án lần lượt là bốn năm (Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của Hoàng Khương) và một năm (Trần Anh Tuấn, người nhờ ông Khương giải cứu xe đua). Ba người còn lại bị kết tội môi giới hối lộ và nhận hối lộ, với mức án năm năm và hai năm.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/12 giữ nguyên bản án này.

Mặc dù thừa nhận thiếu sót về nghiệp vụ, cựu nhà báo của Tuổi Trẻ nói hành động của ông chỉ nhằm đưa việc nhận hối lộ của công an ra trước công luận.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/08/130807_phapluattphcm_reporter_arrested


Nhức nhối nạn "đóng hụi chết" cho CSGT

Thứ ba, 11/12/2012

Không có trạm, chốt CSGT nào từ chối “tiền hụi” vì theo lý giải của các tài xế xe tải là: Đôi bên cùng có lợi!

Vào tận nơi làm việc của CSGT ở các chốt, trạm, chúng tôi ngỡ ngàng vì các CSGT coi việc các tài xế xe tải “đóng hụi chết” cho mình là điều đương nhiên.

“Họ chịu nhận tiền là may!”

Ngày 15/10, theo chân tài xế H., chuyên chở hàng từ TP.HCM lên Đà Lạt, chúng tôi tiếp cận một loạt các điểm thu “hụi chết” mà giới tài xế xe tải tuyến đường này phải ngoan ngoãn đóng tiền.

Trên xe, tài xế H. nói: “Xe của tôi chung định kỳ vào giữa tháng và việc chung tiền phải đúng ngày. Có tháng lỡ chuyến hàng tôi không chung kịp, lập tức bị ăn biên bản ngay”.

Sáng 15/10, khi vừa đến địa phận tỉnh Lâm Đồng, H. nhắc tôi: “Ông chuẩn bị máy quay đi, vô địa phận Lâm Đồng có nhiều chốt, trạm phải chung, ông chuẩn bị không kịp đâu”. Khi chúng tôi loay hoay chuẩn bị dụng cụ tác nghiệp, người tài xế lâu năm này bồi thêm: “Ông đừng bất ngờ, tụi tui đóng riết quen rồi, cũng may là tôi chung tháng được chứ họ mà chê, mình chịu không nổi việc bị lập biên bản của mấy ổng đâu!”.

Cảnh nhận phong bì của một CSGT tại chốt kiểm soát giao thông Madagui

10 giờ 10 ngày 15/10, chúng tôi đến chốt kiểm soát giao thông Madagui giáp ranh với địa phận tỉnh Đồng Nai, H. móc dưới ghế ra một xấp phong bì lấy ra một cái rồi ghi biển số xe bên ngoài, xong H. nhét vào đó 500.000 đồng. Chuẩn bị xong, H. đưa cho phụ xe tên M. giữ. Khi đến sát chốt kiểm soát giao thông này, H. dừng xe. Như một thói quen lặp đi lặp lại, M. mở cửa xe, chạy nhanh vào trạm. Sau khi lọt vào sau cánh cổng cơ quan này, M. xăm xăm tiến thẳng vào phòng làm việc của chốt này mà không cần phải hỏi thăm người nào. Lúc này có một CSGT đang ngồi ở phòng làm việc. M. tiến thẳng lại nói cụt lủn: “Sếp ơi, cho em gửi tháng”. CSGT này nhanh tay lấy bì thư từ tay M. rồi đưa xuống gầm bàn mở ra đếm. Vừa đếm tiền CSGT này vừa hỏi: “Xe mấy tấn?”. “Dạ năm tấn” - M. đáp rồi quay ra xe, tiếp tục cuộc hành trình.

Hướng về Đà Lạt, 11 giờ 35, chiếc xe tải do H. điều khiển dừng chân giữa đèo Bảo Lộc để tiếp tục thực hiện “nghĩa vụ đóng hụi” cho Trạm kiểm soát giao thông 320.

Tại trạm này, H. cũng chuẩn bị phong bì, bỏ vào đó 500.000 đồng và không quên ghi biển số xe bên ngoài. Lần này, phụ xe M. xăm xăm vào trong và la lớn: “Sếp ơi!”. Một CSGT vừa nhận phong bì vừa hỏi: “Xe gì đây?”. Sau khi kiểm tra phong bì thấy số tiền phù hợp với “xe năm tấn” mà M. trả lời, vị thiếu úy CSGT nhét phong bì vào túi quần rồi quay đi.

14 giờ 5 phút, sau bữa cơm trưa ở thị trấn Di Linh, chúng tôi đến chốt kiểm soát giao thông Phú Hiệp (địa bàn huyện Di Linh). vẫn bài cũ nhưng lần này H. nhét vào phong bì 400.000 đồng cho người phụ xe đi “làm luật”. Lúc này, trạm vẫn đang đóng cửa nên phụ xe phải gọi to: “Sếp ơi!”. Gọi đến lần thứ ba, từ trên lầu vọng xuống một tiếng “ơi” rõ to không kém. Chưa đầy 1 phút sau, một CSGT mặc đồ ngành hé cửa, nhận phong bì rồi trở nhanh vào trong mà không nói tiếng nào.

Ra đến xe, phụ xe M. nói: “Trong các chốt, chỉ có chốt này là hiền nhất vì chịu lấy 400.000 đồng chứ mấy chỗ khác mà đưa bấy nhiêu sẽ bị nhắc nhở ngay”.

Tiếp xúc với phóng viên, hầu hết giới tài xế xe tải chở hàng ở Lâm Đồng đều dè dặt vì “lỡ CSGT mà biết làm nội gián cho phóng viên thì chỉ có nước bán xe đi làm việc khác”. Theo một tài xế, nếu muốn theo xe tải để chứng kiến CSGT nhận tiền thì một số xe tải ở TP.HCM chịu giúp chứ xe ở Lâm Đồng “có cho tiền cũng không dám” vì vào mùa, cánh xe tải từ TP.HCM mới lên Lâm Đồng chở thuê, chung tháng cho CSGT. Bình thường họ không chạy tuyến này nên họ không sợ các chốt CSGT ở quốc lộ này “đập”…

Nguồn : Pháp Luật Thành Phố
 

No comments:

Post a Comment