Thursday, December 17, 2015

Pinochet tác động gì đến kinh tế Chile?

Agusto Pinochet
(1915 -2006)
Chính là một thành viên trong ủy ban kiểm duyệt phim của Chile đã là người đầu tiên nhắc tôi nhớ cái bóng của Tướng Pinochet tại đất nước ông.

Đó là năm 1996 và tôi đang phỏng vấn ông ta quanh quyết định bất ngờ của ủy ban, tức là đảo ngược lệnh cấm ban đầu đối với phim Sự cám dỗ cuối cùng của Chúa, của đạo diễn Martin Scorsese.

Phim này thực ra vẫn không được chiếu tại vì vào năm 1997, một nhóm cánh hữu đã thành công khi vận động Tòa án đưa ra lệnh cấm chiếu.

Toàn bộ chuyện này chứng tỏ sự bảo thủ trong xã hội Chile vẫn tiếp diễn, khác với nhiều nước láng giềng Nam Mỹ.

Tuy nhiên, khi microphone đã tắt, thì điều mà người trả lời phỏng vấn nói với tôi sau đó mới làm tôi nhớ mãi đến giờ.

Ông ta nói cuộc đảo chính năm 1973 của Tướng Pinochet đã là 'thuốc kháng sinh to lớn' cho Chile.

Thay đổi kinh tế

Nhiều người ở Chile vẫn xem Pinochet là người cứu chữa bệnh tật của đất nước.

Dĩ nhiên, người thân của hơn 3000 người bị giết hay 'mất tích' trong giai đoạn cai trị 17 năm sẽ phản đối cái nhìn ấy.

Nhưng mặc dù Pinochet khiến xã hội Chile trở nên phân hóa về chính trị, thì có lẽ di sản kinh tế của ông ta là di sản khá hơn.

Khác với nhiều chính thể quân sự ở châu Mỹ Latin, thời kì cai trị của Pinochet được đánh dấu bằng việc giải phóng nền kinh tế, bao gồm đợt sóng tư nhân hóa.

Một số người gọi đây là 'chế độ phát xít thị trường tự do', và dĩ nhiên nó để lại các phí tổn xã hội, như thất nghiệp cao và giảm sức mua của công nhân.

Nhưng nó cũng giúp giảm lạm phát, từ 1000% một năm xuống còn 10%.

Con cọp

Những cải cách này sau đó được tiếp tục bởi liên minh trung tả Concertacion, đã cai trị Chile từ khi Chile trở lại dân chủ năm 1990.

Ngoại trừ năm 1998 và 1999, còn lại thì Chile có mức tăng trưởng tốt từ 5% đến 7%.

Năm ngoái (2005) theo IMF, nước này có tỉ lệ GDP đầu người cao thứ hai ở châu Mỹ Latin và có thể vượt qua Mexico trong năm nay.

Chile cũng có vài thành công trong việc giảm nghèo.

Năm 2003, tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo chỉ còn 19%, so với 46% của năm 1987.

Một số người gọi Chile là con cọp kinh tế, khá hơn Brazil và Argentina.

Trợ cấp về đồng

Nhưng người ta vẫn tranh luận là liệu thực ra thì Pinochet có vai trò đến mức nào cho sự phát triển kinh tế sau này của Chile.

Có hai yếu tố lớn trong nền kinh tế mà có nguồn gốc từ thời kì cai trị quân sự.

Một là hệ thống lương hưu khu vực tư nhân được đánh giá cao, bắt đầu từ năm 1981.

Theo hệ thống này, mọi người lao động góp 10% lương vào một trong các quỹ tư nhân.

Một yếu tố khác, gây tranh cãi hơn, và từ lâu bị các lãnh đạo Concertacion chống đối.

Theo luật năm 1987, quân đội Chile được hưởng 10% thu nhập của công ty đồng Codelco.

Số tiền được chia đều cho quân đội, hải quân và không quân, được dùng để mua vũ khí và không chịu sự kiểm tra của chính phủ.

Codelco là nhà khai thác đồng lớn nhất thế giới, và dự đoán giá trị xuất khẩu năm nay của họ lên tới 58.1 tỉ đôla.

Kết quả là lần đầu tiên có thể năm nay quân đội được nhận tới một tỉ đôla, khiến chính phủ Chile sẽ càng muốn chấm dứt chuyện này và tìm cách chi tiền cho quân đội theo cách thức minh bạch hơn.

12 Tháng 12, 2006, Robert Plummer

 Phóng viên kinh tế của BBC

http://www.bbc.com/vietnamese/business/story/2006/12/061212_pinochet_economy.shtml


Biểu đồ GDP tính theo đầu người của Chile (màu xanh) so với GDP bình quân của toàn thể Châu Mỹ La Tinh (màu đỏ)



Did Pinochet kill or cure Chile?

BBC News business reporter Robert Plummer was the BBC's correspondent in Chile 10 years ago. In this analysis, he looks at Augusto Pinochet's legacy and its impact on the Chilean economy.

It was a member of Chile's board of film censors who first brought home to me how long a shadow General Pinochet had cast over his country.

The year was 1996 and I was interviewing him about the board's unexpected decision to reverse its ban on Martin Scorsese's controversial film, The Last Temptation of Christ.

The movie still failed to reach Chile's cinemas, because the following year, a right-wing pressure group successfully petitioned the High Court to prohibit its screening.

The whole episode speaks volumes about Chile's continuing social conservatism, which sets it at odds temperamentally with many of its South American neighbours.

But it was what my interviewee said once the microphone was switched off that has remained with me to this day.

He said that the 1973 coup by Gen Pinochet, who was still commander-in-chief of the Chilean army at the time of our conversation, had been necessary as "a massive antibiotic" for Chile.

Economic change

Like the faces of Pinochet supporters on Chilean television weeping for the death of their former military ruler, it's a reminder that many people in Chile see the ex-general as the man who saved their country from a great sickness.

Of course, relatives of the more than 3,000 people who were killed or "disappeared" during his 17-year rule will angrily attest that from their point of view, the cure was far worse than the disease.

Although Gen Pinochet leaves Chilean society politically polarised, his economic legacy is arguably a more fortunate one.

Unlike many other military regimes in Latin America, the general's rule was marked by wide-ranging economic liberalisation, including a wave of privatisations.

This "free-market fascism", as some called it, undoubtedly brought social costs in its wake, including a big rise in unemployment and an erosion of workers' purchasing power.

But it also curbed Chile's rampant inflation, slashing rates from 1,000% a year to about 10%.

Chilean 'tiger'

The reforms were continued and deepened by the centre-left Concertacion, the coalition that has governed Chile since it returned to democracy in 1990.

Apart from a dip in 1998 and 1999, when the so-called "Asian contagion" sparked a worldwide financial crisis, Chile has enjoyed healthy growth rates in recent years, ranging from 5% to 7%.

Last year, according to the International Monetary Fund, it had the second-highest GDP per head in Latin America ($7,124) and is likely to have overtaken Mexico once this year's figures are finalised.

Chile has also had some success in reducing rates of poverty.

In 1987, 46% of the population were defined as having incomes below the poverty line, but by 2003, that had shrunk to about 19%.

The country's performance has led observers to see it as South America's tiger economy, outperforming sluggish Brazil and crisis-prone Argentina.

Even so, supporters and opponents of Pinochet argue fiercely over how much credit he should receive for the country's subsequent economic boom.

Copper subsidy

Whatever your views on that, there are two notable features of Chile's economic landscape that clearly have their roots in the years of military rule.

One is the country's widely-admired private sector pension system, which was introduced in 1981.

Under this system, all workers pay 10% of their salary into one of a number of privately-managed funds, known as AFPs.

Former camp for workers at Chile's El Teniente mine, the world's biggest subterranean copper mine
Copper is Chile's main export

The other is more controversial and has long been opposed by Concertacion leaders. Under a 1987 law, the Chilean armed forces are entitled to 10% of the earnings of the state-owned copper company, Codelco.

This money is divided equally between the army, navy and air force and is used to buy weapons. It is not subject to any government scrutiny.

As world copper prices have soared, Codelco - the world's biggest copper miner - has seen the value of its exports rise from $40.6bn last year to a projected $58.1bn for 2006.

As a result, the armed forces' share of the proceeds could top $1bn for the first time this year, increasing the government's determination to end the subsidy and fund the military on a more transparent basis.

Monday, 11 December 2006, 12:36 GMT

http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/6167941.stm

No comments:

Post a Comment