Friday, July 29, 2016

Bờ biển Việt Nam bị ô nhiễm diện rộng

9322. Quỹ bảo vệ biển Đức: Bờ biển Việt Nam bị ô nhiễm diện rộng – Không hề có giải pháp làm sạch môi sinh

Lời dịch giả: Ngày 17-7-2016, Quỹ bảo vệ Biển Đức Deutsche Stiftung Meereschutz (DSM) đã có thông cáo báo chí về việc Formosa gây ra nạn cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Sau đó DSM và một số tổ chức môi trường khác đã trao đổi với Tiến sỹ Friedhelm Schroeder, nhà khoa học thuộc trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức). Ông Schroeder đã từng được chính phủ Việt Nam mời làm tư vấn cho quá trình điều tra vụ cá chết Vũng Áng trong những tuần vừa qua.

Sau cuộc trao đổi với Tiến sỹ Schroeder, hôm nay DSM đã đưa ra bản tuyên bố báo chí thứ hai về nạn cá chết ở Việt Nam.

Nạn cá chết: Bờ biển Việt Nam bị ô nhiễm diện rộng. Không hề có giải pháp làm sạch môi sinh

Một vụ cá chết diện rộng ở Việt Nam từ tháng 4 năm nay đã gây bàng hoàng. Dọc theo bờ biển dài hơn 200 cây số, trải qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, tổng số 277 tấn cá chết từ ngoài khơi, từ đáy biển và từ các trại nuôi cá đã được xác định.

Cuối tháng sáu vừa qua, đã bị xác định thủ phạm là nhà máy thép Formosa

Do một sự cố mất điện kéo dài vài ngày nên hệ thống lọc nước thải đã không hoạt động nghiêm chỉnh, điều này được công bố trong một cuộc họp báo. Theo truyền thông Việt Nam, nuớc thải không tinh lọc đã làm nước biển nhiễm độc Phenol, Cyanid và Hydroxit sắt.

Điều tra không đầy đủ

Chính phủ Việt Nam đã nhờ một số chuyên gia quốc tế tư vấn cho quá trình điều tra thảm họa môi sinh này. Nhưng đáng tiếc nhiệm vụ của họ lại chỉ hạn chế trong việc đọc và góp ý kiến cho bản báo cáo của một số nhà khoa học trong nước, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam (VAST) đưa ra, cũng như một chuyến tham quan cưỡi ngựa xem hoa (oberflächlich) tại chỗ, như chuyên gia Đức, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder cho biết. Nhà hóa học từng có 25 năm thâm niên tại trung tâm nghiên cứu Helmholtz Geesthacht, hiện là cố vấn khoa học của viện này lấy làm tiếc là ý nguyện được tự lấy mẫu (mang về Đức) đã không được chấp thuận.

Hủy hoại môi truờng ít nhất 50 năm nữa

Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cần phải mất ít nhất 50 năm nữa thì hệ sinh thái bị phá hủy dọc theo bờ biển mới có thể phục hồi được. Tiến sỹ Schroeder cũng không loại trừ một thời gian hồi phục dài như vậy, ít ra là cho các vỉa san hô ngầm. Có điều ông không coi đây là nguyên nhân duy nhất của thảm họa hiện nay, mà phải nói đến chính sách bảo vệ môi truờng trong thực tế là không hoạt động ở Việt Nam.

“Toàn bộ vùng bờ biển bị ảnh hưởng bao gồm vô số nhà máy mà hầu hết đều thải thẳng nước không lọc xuống biển”, ông giải thích, đồng thời phê phán rằng, trong quá trình điều tra, người ta đã bỏ qua tất cả các thủ phạm tiềm năng khác. Ngoài ra cũng có thể tưởng tượng được rằng, hệ miễn dịch của cá đã bị suy giảm nhiều bởi môi truờng độc hại kéo dài, nay chỉ gặp một “tác nhân nhỏ” là chúng chết hàng loạt.

Vấn đề cơ bản:

“Ở Việt Nam, nước thải công nghiệp và đô thị phần lớn được đổ thẳng vào môi trường không qua tinh lọc. Phần lớn sông hồ bị nhiễm độc nặng bởi chất độc và thực phẩm thải”. Đó là kết luận buồn rầu của nhà khoa học Đức.

Không có hệ thống lọc hoặc có nhưng không hiệu quả, đó chẳng phải là chuyện hãn hữu ở Việt Nam. Thực tế phổ biến là có hai đường nước thải, một đường để giới thiệu khi kiểm tra định kỳ và một đường cho hoạt động hàng ngày, khi không sợ bị kiểm tra, như Michael Zschiesche, cán bộ Viên nghiên cứu độc lập về môi trường đã viết trong chuyên khảo “Bảo vệ môi truờng ở Việt Nam 2012”(*). Tuy hiện nay đã có nhiều quy định về bảo vệ môi trường, nhưng việc thực thi thì rất lỏng lẻo.

Liệu Formosa có làm như vậy không?

Trong khi một số bạn Việt Nam sống ở Đức, những người đang liên hệ với chúng tôi cho biết là Formosa Steel hiện đang đổ nước thải không lọc qua một hệ thống đường ống dài 2 km cách bờ biển, ở độ sâu 17 m thì Tiến sỹ Schroeder cho biết, ông tận mắt được xem một hệ thống lọc nước thải rất hiện đại, có cả máy đo tự động.

Tuyên bố cứu trợ và bồi thường?

Theo truyền thông thì bên cạnh việc tuyên bố sẽ đầu tư thêm vào thiết bị môi trường và tăng sự minh bạch, Formosa cũng hứa sẽ bồi thường khoảng 500 triệu USD cho việc cứu trợ dân chúng và để làm sạch môi trường.

Chính phủ Việt Nam cũng hứa giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bằng biện pháp hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm mới. Nhưng đáng tiếc vẫn còn mối lo rằng, những người cùng đường vẫn phải tiếp tục kiếm ăn bằng cá nhiễm độc, chừng nào các biện pháp cứu trợ cụ thể chưa đem lại kết quả.

Điều hành thảm họa một cách thảm họa (Katastrophales Katastrophenmanagement)

Đáng lẽ phải thông tin cho công luận về thảm họa môi sinh và cảnh báo dân chúng về các mối đe dọa sức khỏe, chính phủ Việt Nam lại đàn áp các cuộc phản kháng, có nơi rất tàn bạo, và bắt giữ những người biểu tình. Lẽ ra phải coi trọng việc bảo vệ môi sinh và con người, cũng như tìm cách áp dụng nghiêm túc các điều luật hiện hành thì hiện nay các biện pháp nửa vời đang được tìm kiếm.

Theo Tiến sỹ Schroeder thì vấn đề hiện tại không thể giải quyết nhanh được, vì muốn vậy thì trước tiên phải tìm ra nguyên nhân thực. “Không có các số liệu đo đạc tiếp theo thì việc đi tìm nguyên nhân chỉ là chuyện đoán mò”, ông than phiền. Bởi vì các giải pháp làm sạch chỉ có ý nghĩa, khi người ta tìm ra đúng nguyên nhân.

Dù sao trong tháng 6 vừa qua, người ta đã thống nhất lập ra một hệ thống theo dõi (Monitoring-System) dọc theo bờ biển để thường xuyên cập nhật số liệu môi trường.

Thay đổi tư duy triệt để là điều cần thiết

Để bảo vệ được môi trường, nhân dân, các cá nhân và cơ quan hữu trách cần phải thay đổi cách suy nghĩ một cách triệt để.

Do vậy, chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam

– Điều tra chi tiết sự vụ này với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế

– Tiến hành các biện pháp làm sạch biển trên cơ sở các kết quả điều tra

– Trừng phạt thủ phạm

– Bồi thường thích đáng cho người dân bị ảnh hưởng

– Áp đặt các hệ thống lọc nuớc thải hiện đại trong toàn quốc

– Kiểm tra nghiêm ngặt các quy định về môi truờng và xử phạt các vi phạm

Ulrike Kirsch Juli 2016


Posted by adminbasam on 27/07/2016

Stiftung Meeresschutz

Dịch giả: Xuân Thọ

26-7-2016

(*) http://www.ufu.de/media/content/files/Fachgebiete/Umweltrecht/Publikationen/Zschiesche%202013_Umweltschutz%20in%20Vietnam.pdf



Meeresverschmutzung - Müll

Fischsterben: Vietnamesische Küste großflächig verseucht

Ein massives Fischsterben in Vietnam sorgte Anfang April für Entsetzen. Auf einem über 200 km langen, sich über die vier vietnamesischen Provinzen Ha Tinh, Quang Binh, Thua Thien-Hue, Quang Tri erstreckenden Küstenabschnitt wurden schätzungsweise 277 Tonnen Fische angeschwemmt bzw. starben in den zahlreichen Fischfarmen, wie vietnamesische Medien berichteten.

Als Verursacher wurde Ende Juni das Stahlwerk Formosa Steel ausgemacht
Aufgrund eines mehrtägigen Stromausfalls habe die Kläranlage nicht ordnungsgemäß funktioniert, gab man auf einer Pressekonferenz bekannt. Die ungeklärten Abwässer sollen das Meer mit den Umweltgiften Phenol und Cyanid sowie mit Eisenhydroxid verseucht haben, wie vietnamesische Medien berichten.

Mangelhafte Untersuchungen

Zur Untersuchung der Umweltkatastrophe hatte die vietnamesische Regierung auch internationale Experten zu Rate gezogen. Doch leider wurde deren Aufgabe darauf eingeschränkt, zu den von einheimischen Wissenschaftlern der Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) erstellten Berichten Stellung zu nehmen und eine oberflächliche Besichtigung vor Ort vorzunehmen, wie der beteiligte deutsche Experte Dr. Friedhelm Schroeder berichtet. Eigene Probenentnahmen oder Untersuchungen waren nicht möglich, bedauert der Chemiker, der 25 Jahre Mitarbeiter des Helmholtz-Zentrums Geesthacht war und jetzt als wissenschaftlicher Berater tätig ist.

Umweltschäden für mindestens 50 Jahre

Fischsterben in Vietnam.Vietnamesische Wissenschaftler gehen davon aus, dass es mindestens 50 Jahre dauern wird, bis sich das zerstörte Ökosystem an der Küste wieder erholt hat. Eine derart lange Regenerationszeit hält auch Dr. Schroeder – zumindest für die geschädigten Korallenriffe - nicht für ausgeschlossen, ursächlich dafür allerdings sieht er nicht den Einzelfall der jetzigen Katastrophe, sondern generell den praktisch nicht vorhandenen Umweltschutz in Vietnam.

"Das gesamte betroffene Küstengebiet steht voller Fabriken, die ihre Abwässer größtenteils ungeklärt ins Meer leiten", erklärt er und kritisiert, dass man bei der Ursachenerforschung andere mögliche Verursacher völlig außer Acht gelassen habe. Vorstellbar sei auch, dass das Immunsystem der Fische durch die dauernde Umweltbelastung schon so geschwächt ist, dass nun ein "kleinerer" Auslöser genügt habe, an dem sie dann starben.

Grundsätzliches Problem

"In Vietnam werden industrielle und kommunale Abwässer größtenteils ungeklärt in die Umwelt geleitet. Die meisten Gewässer sind stark mit Schad- und Nährstoffen belastet", ist das traurige Fazit des deutschen Wissenschaftlers.

Fehlende oder mangelhafte Kläranlagen sind in Vietnam keine Ausnahme. Übliche Praxis sei es, zwei Abwasserleitungen zu betreiben – eine offizielle zum Vorzeigen bei Routinekontrollen und eine für den alltäglichen Betrieb, wenn keine Kontrollen zu befürchten sind, wie Michael Zschiesche vom Unabhängigen Institut für Umweltfragen e.V. in seiner Studie "Umweltschutz in Vietnam" aus dem Jahr 2012 [1] erläutert. Inzwischen gibt es zwar umfangreiche Umweltschutzregularien, doch anscheinend nur eine lasche Umsetzung.

Passt Formosa Steel ins selbe Bild?

Während in Deutschland lebende Vietnamesen, die sich Hilfe suchend auch an uns wandten, erfahren haben wollen, dass Formosa Steel seine Abwässer ungeklärt über ein 2 km langes Rohrsystem in 17 m Tiefe ins Meer einleitet, bestätigt Dr. Schroeder Formosa eine moderne Kläranlage mit automatischer Messstation, er habe sie selbst in Augenschein nehmen können.

Hilfe und Entschädigung angekündigt?

Medienberichten zufolge soll Formosa neben umwelttechnischer Aufrüstung und Transparenz eine Entschädigung von umgerechnet etwa 500 Millionen USD für die Betroffenen sowie für Säuberungsmaßnahmen versprochen haben.

Auch die vietnamesische Regierung verspricht Hilfe für die Geschädigten durch Umschulungen und Arbeitsbeschaffungsmaßnahmen. Doch leider steht zu befürchten, dass die Menschen in ihrer Not auch weiterhin mit vergiftetem Fisch Handel betreiben, solange keine konkreten Hilfsmaßnahmen ergriffen werden.

Katastrophales Katastrophenmanagement

Folgen der Polizeigtewalt gegen Demonstranten in Vietnam.Anstatt die Öffentlichkeit von der Umweltkatastrophe zu informieren und die Bevölkerung vor den Gesundheitsgefahren zu warnen, zerschlug die vietnamesische Regierung Proteste mitunter brutal und ließ Demonstranten festnehmen. Anstatt den Schutz von Umwelt und Bevölkerung ernst zu nehmen und entsprechende existierende Gesetze in der Praxis umzusetzen, wird wieder nur nach halbseidenen Lösungen gesucht.

Eine schnelle Lösung des derzeitigen Problems wird es nach Meinung von Dr. Schroeder jedoch nicht geben, denn dafür müsste als erstes die wirkliche Ursache herausgefunden werden. "Ohne weitere Messdaten bleibt die Feststellung der Ursache weiterhin im Reich der Spekulation", bedauert er. Zumal Lösungen zur Säuberung natürlich auch nur einen Sinn ergeben, wenn man die genaue Ursache kennt.

Immerhin beschloss man im Juni, an der Küste ein Monitoring-System einzurichten, mit dem kontinuierlich Umweltdaten erfasst werden sollen.

Radikales Umdenken erforderlich

Um Umwelt und Bevölkerung besser zu schützen, muss ein radikales Umdenken bei den Verantwortlichen stattfinden.

Daher fordern wir von der vietnamesischen Regierung:

  • detaillierte Untersuchungen des Vorfalls unter Einbeziehungen ausländischer Experten    
  • Ergreifung von Säuberungsmaßnahmen auf Grundlage der Untersuchungsergebnisse
  • Bestrafung des oder der Verursacher
  • angemessene Entschädigung für die betroffene Bevölkerung
  • landesweite Einführung moderner Kläranlagen
  • strenge Kontrollen von Umweltvorgaben und Ahndung von Verstößen

Ulrike Kirsch, Juli 2016

Foto Polizeigewalt gegen Demonstranten:

Bei der jungen Mutter im Bild oben handelt es sich um die in Vietnam sehr bekannte Aktivistin Hoang My Uyen aus Saigon, die nach diesem Gewaltakt der Polizei von staatlichen Medien beschimpft wurde: sie habe ihre 6-jährige Tochter für politische Zwecke missbraucht. Ursprünglich engagierte sie sich für arme Menschen, stellte täglich gratis Brötchen für Obdachlose vor ihren Laden.

Weitere Informationen

Formosa Steel verursacht Umweltkatastrophe in Vietnam

[1] Umweltschutz in Vietnam – Eine vorläufige Bilanz und Herausforderungen, Michael Zschiesche, Leiter des Fachgebietes Umweltrecht & Partizipation sowie Vorstandsvorsitzender des Unabhängigen Instituts für Umweltfragen e.V., ufu themen und informationen Heft 72, 2/2012

Video auf YouTube: Mother's Day Protests Vietnam - Compilation of various footage taken by people attending the rallies around Vietnam on May 8, 2016.

http://www.stiftung-meeresschutz.org/themen/verschmutzung-muell/103-fischsterben-vietnamesische-kueste-grossflaechig-verseucht

No comments:

Post a Comment